Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương A430 tim hieu chu trinh hang ton kho_ gia thanh_ giavon...

Tài liệu A430 tim hieu chu trinh hang ton kho_ gia thanh_ giavon

.DOC
6
473
121

Mô tả:

CÔNG TY A430 1/6 Tên khách hàng: Tên Ngày khóa sổ: Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH HTK, GIÁ THÀNH VÀ GIÁ VỐN Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: (1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng; (2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này; (3) Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; (4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN: 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới HTK, giá thành và giá vốn Các thông tin khía cạnh kinh doanh liên quan chủ yếu tới HTK, giá thành và giá vốn bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: thông tin về HTK, các loại HTK quan trọng phân theo nguyên vật liệu, dở dang, thành phẩm, công cụ dụng cụ; phương pháp kiểm soát lượng HTK (ABC, EOQ); kho chứa hàng; tính chất mùa vụ của HTK; tình trạng hiện tại của HTK; thị trường cho HTK bị mất cắp; các biện pháp an ninh đối với HTK giá trị cao dễ mất cắp; các thông tin về sản xuất: năng lực sản xuất của DN, các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng và duy trì sản xuất; quy mô và tần suất đơn hàng, thời gian từ khi đặt hàng đến xuất hàng, số sản phẩm và bán thành phẩm; ảnh hưởng của lao động tới sản xuất (lao động kỹ thuật cao, đào tạo...), phương pháp sản xuất, các thủ tục kiểm soát chất lượng… Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A430 2/6 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng Chính sách kế toán áp dụng đối với HTK, giá thành và giá vốn cần tìm hiểu như sau: phương pháp kế toán và tính giá HTK; các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng như tỷ lệ hoàn thành, ước tính dự phòng giảm giá HTK, ước tính sản phẩm dở dang; phương pháp đối chiếu doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán; các thủ tục chia cắt niên độ cho HTK; Phương pháp tính giá thành, dòng lưu chuyển vật lý của quá trình sản xuất, phương pháp phân bổ chi phí nhân công và chi phí quản lý chung, các ghi chép phục vụ quá trình tính giá thành; so sánh chính sách kế toán áp dụng có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán; chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán; các thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán có được trình bày phù hợp… 3. Mô tả chu trình “HTK, giá thành và giá vốn” Chu trình “HTK, giá thành và giá vốn” được mô tả như sau: sử dụng phương pháp trần thuật (narrative) hoặc sơ đồ (flowchart) để mô tả lại chu trình HTK, giá thành và giá vốn của DN. Khi mô tả chu trình, cần lưu ý các thông tin sau cần được trình bày: (1) các loại nghiệp vụ trọng yếu của chu trình từ giai đoạn thực hiện nghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ và bảo vệ các tài sản liên quan, (2) các thủ tục kiểm soát chính của DN đối với chu trình này; (3) thẩm quyền phê duyệt của các bộ phận, phòng ban đối với các khâu trong chu trình; (4) các tài liệu và báo cáo chính được sử dụng cho mục đích kiểm soát trong chu trình (5) lưu ý về việc phân công phân nhiệm trong chu trình, đảm bảo ghi nhận việc một người đảm nhiệm nhiều khâu trong một chu trình (nếu có). Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A430 3/6 4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính Lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra (Key controls) Các sai sót có thể xảy ra (What can go wrong?) Đánh giá về mặt thiết kế Kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được thực hiện Tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra (1) Thủ tục kiểm soát đã được thực hiện.1.1 HTK, giá vốn hàng bán là không có thật (2) Thủ tục kiểm soát chưa được thực hiện 1. Mục tiêu kiểm soát: Tất các HTK và giá vốn hàng bán đã ghi sổ là có thật. 1.2 Sai sót về số lượng HTK có thể xảy ra khi nhận hàng(1) Thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp để đạt mục tiêu kiểm soát  Kiểm kê HTK định kỳ, đối chiếu giữa thẻ kho, sổ kế toán và thực tế. (2) Thủ tục kiểm soát chưa được thiết kế phù hợp để đạt mục tiêu kiểm soát.  Thực hiện kiểm tra lại đối với kiểm kê HTK  Đối chiếu phiếu nhập/xuất kho với hóa đơn để đảm bảo rằng việc nhập hoặc xuất kho không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần Hàng phải được khi kiểm tra trước khi nhận  Đối chiếu độc lập giữa phiếu nhập hàng, đơn đặt hàng và hóa đơn của nhà cung cấp   Các thủ tục khác (mô tả): Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A430 Các sai sót có thể xảy ra (What can go wrong?)  Lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra (Key controls) Đánh giá về mặt thiết kế Kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được thực hiện 4/6 Tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra Các thủ tục khác (mô tả): 2. Mục tiêu kiểm soát: Tất các HTK mà doanh nghiệp sở hữu đều được phản ánh trên BCTC. Giá vốn hàng bán là chi phí thực tế của hàng bán. 2.1 HTK, giá vốn hàng bán có thể chưa được ghi nhận vào BCTC  Đối chiếu phiếu nhập và hóa đơn trước khi ghi sổ  Liệt kê toàn bộ phiếu nhập để có thể dùng để đối chiếu  Phát hiện kịp thời và điều tra các hàng nhập mà không có hóa đơn.  Thực hiện kiểm kê HTK theo hướng dẫn bằng văn bản về kiểm kê; đối chiếu số liệu trên sổ và thực tế   Các HTK phải có mã số định trước Các thủ tục khác (mô tả): Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A430 Lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra (Key controls) Các sai sót có thể xảy ra (What can go wrong?) Đánh giá về mặt thiết kế Kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được thực hiện 5/6 Tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra 3. Mục tiêu kiểm soát khác (tính đánh giá): Số dư HTK được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán áp dụng 3.1 HTK bị đánh giá sai (cao, hoặc thấp) do việc xác định sai dự phòng giảm giá HTK  Các hàng kém mất phẩm chất được để riêng và xác định định kỳ khi kiểm kê.  Định kỳ phân tích số lượng, tuổi của HTK theo từng loại, giá trị thuần có thể thực hiện được, xác định HTK có giá gốc thấp hơn giá trị thuần để có thể đưa ra dự phòng hợp lý  Các thủ tục khác (mô tả): C. TỔNG HỢP VÀ KẾT LUẬN 1. Các rủi ro phát hiện KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên vào bảng dưới đây: Mô tả rủi ro Cơ sở dẫn liệu TK ảnh hưởng Thủ tục kiểm toán cần thực hiện Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A430 6/6 2. Kết luận về KSNB của chu trình (1) Hệ thống KSNB đối với chu trình HTK, giá thành và giá vốn nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện?   Có Không (2) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này không?   Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C310] Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao] Lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB: Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan