Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 3 trò vui dạy con học số

.PDF
10
122
149

Mô tả:

3 trò vui dạy con học số Để dạy con học số, mẹ đã nghĩ ra một số trò chơi đơn giản từ những vật liệu sẵn có trong nhà. Chỉ trong 10 ngày, con đã thuộc các số từ 0 - 9 và thích thú với việc học. Có những trò chơi đơn giản để dạy con học số. Ảnh minh họa: Internet. Khi con hai tuổi, mẹ bắt đầu nhận thấy sự “quan tâm” của con đối với các con số và ngay ập tức mẹ hướng cho con chơi các trò liên quan đến số đếm. 1. Trò chơi với tờ lịch Chuẩn bị: - Một bộ thẻ số (bán rất nhiều ở các hiệu sách, giá chỉ khoảng 10 000/ 1 bộ) - Một quyển lịch treo tường có số to Cách chơi: Mỗi ngày mẹ cho con học 1,2 số. Chẳng hạn học số 1, mẹ đưa con thẻ số 1 và hướng dẫn: "Đây là thẻ số 1 con nhé. Con nhìn kỹ số và hai mẹ con cùng thi tìm số." Mẹ bút đỏ, con bút xanh, hai mẹ con thi nhau xem ai tìm được nhiều số 1 hơn, tìm được số nào thì gạch vào số đó. Sau khi 2 mẹ con gạch hết khoảng 5 tờ lịch (mỗi tờ in 3 tháng liên tiếp), con đã nhớ số 1. 2. Trò chơi với bộ thẻ số Chuẩn bị: 1 bộ thẻ số, thêm một bộ bài Tú lơ khơ (nếu có) Cách chơi: Trong trò chơi này, mẹ trộn bộ thẻ số và bộ bài tú lơ khơ để có nhiều số cho con tìm kiếm. Hai mẹ con ôn tập số 1, số 2 bằng cách thi xem ai tìm được nhiều thẻ hơn. Sau khi tìm xong, mẹ lại dạy con số 3, số 4 bằng các tờ lịch. 3. Trò chơi tìm số trên giấy Đây là trò chơi chắc hẳn nhiều bố mẹ cũng từng chơi hồi đi học. Với các bé lớn, các mẹ có thể hướng dẫn bé khoanh tròn. Với các bé khoảng 2, 3 tuổi, con có thể gạch chân vào số. Chuẩn bị: 1 tờ giấy A4, mẹ viêt tay lên các con số, chữ cái (nhằm mục đích tạo nhiều ký tự lẫn lộn để con phải tìm kiếm) Cách chơi: Mẹ cũng cho con ôn tập số 1 số 2 nhưng bài tập khó hơn. Con phải tìm các số đó trên tờ giấy A4 mẹ đã viết sẵn. Vì các con số viết bằng tay nhỏ và nhiều nên bé phải rất chăm chú mới tìm được. Trò chơi khó hơn cũng kích thích sự hào hứng của con hơn. Mẹ cho con chơi liên tục các trò chơi đó và học các số từ 0 đến 9. Các trò chơi thường được diễn ra vào buổi tối khoảng 20-30 phút. 4. Tìm số khắp mọi nơi Ngoài thời gian học số ở nhà, mẹ tranh thủ đố con tìm các con số ở tất cả mọi nơi. Mỗi buổi chiều đón con về, hai mẹ con lại dạo khắp bãi xe để con tìm các con số trên biển xe, khi hai mẹ con đi chơi quanh xóm, mẹ đố con đọc biển số các nhà, hoặc đơn giản là đọc các số điện thoại quảng cáo các loại dịch vụ (thông cống, sửa điện thoại, gas…) mà họ dán trên cột điện hoặc tường các nhà. Sau khi con thuộc mặt số, mẹ đưa ra rất nhiều câu đố với các con số. Mẹ đưa cho con cái điều khiển ti vi và mẹ đọc số để con bấm, hoặc mẹ đưa cho con điện thoại cố định, mẹ đọc số điện thoại của bố, mẹ cho con tự gọi (kết quả sau khi con học số con cũng thuộc luôn số điện thoại của bố mẹ ). Tiện thể việc học số điện thoại của con, mẹ tranh thủ dạy luôn con là khi nào có việc gì thì con gọi cho mẹ theo số A, hoặc gọi cho bố theo số B, nếu gọi bố mẹ không được thì con gọi cho ông/bà theo số C. Các mẹ lưu ý chỉ nên dạy bé thuộc không quá 3 số điện thoại, vì dù bé có trí nhớ tốt nhưng trong các trường hợp khẩn cấp, bé thường cuống lên dễ nhớ lung tung, mẹ có thể chọn 3 số điện thoại quan trọng nhất để con thuộc "nằm lòng". Chúc các mẹ và các bé thành công! Học từ vựng lý thú cùng bạn Chuột Bông Thứ tư, 07/08/2013, 16:30 GMT+7 Điểm đặc biệt của bộ sách Chuột Bông là mỗi từ thay bằng một hình. Mỗi lần đến hình, mẹ dừng lại, con đọc to, khuôn mặt rạng rỡ và hào hứng. Bộ truyện Chuột Bông kể về những câu chuyện thường ngày của bạn Chuột Bông đáng yêu. Bộ truyện Chuột Bông gồm 10 cuốn. Trong truyện, nhiều từ được thay bằng hình ảnh đơn giản, sinh động, dễ hiểu, chỉ cần nhìn vào hình các con có thể đọc ra từ đó, mặc dù con chưa hề biết chữ. Ví dụ: Con chuột thì vẽ hình con chuột, bánh gato thì vẽ hình bánh gato, cái áo thì vẽ hình cái áo….. Nhờ thế mà dù chưa biết chữ nhưng vẫn tham gia vào việc đọc sách cùng với bố mẹ thông qua hình vẽ. Điều đó bước đầu tạo cho con cảm giác hứng thú với đọc sách vì mình đã có “sự thành công” nho nhỏ, con cảm thấy rất hãnh diện và phấn khởi với thành quả này. Khi mẹ đọc, cứ đến chỗ có hình, mẹ dừng lại, con đọc to từ đó lên. Không chỉ tạo cho con cảm giác “biết đọc sách” mà cách kể chuyện bằng hình giúp con phát triển vốn từ vựng tiếng việt. Có rất nhiều từ bình thường ít khi sử dụng như: kính thiên văn, tấm ván, người tuyết… thì qua bộ truyện Chuột Bông, con trai mẹ đã biết thêm khá nhiều từ vựng, mà mẹ không phải mất công giải thích nhiều cho con rằng từ đó có nghĩa là gì. Ngoài ra, việc con cùng tham gia đọc truyện qua tranh giúp con có cảm giác đang được cùng sống với nhân vật Chuột Bông của mình, được tham gia vào những chuyến phiêu lưu qua đó giúp phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của con. Đây là lợi ích rõ ràng khi con tham gia đọc thay vì chỉ ngồi nghe như các bộ truyện khác. Sự thay thế các từ bằng hình ảnh giúp trẻ phát huy trí nhớ và khả năng tưởng tượng. Ảnh: Internet. Cách đọc vô cùng đơn giản, mẹ vừa đọc, ngón tay vừa lướt qua các từ (đây cũng là cách hay để con quan tâm và có hứng thú với việc học chữ), đến chỗ nào có hình ảnh thì mẹ dừng lại để con đọc. Ví dụ: Mẹ : Chuột bông là một ... Con: con chuột (trong truyện vẽ hình con chuột rất ngộ nghĩnh) Mẹ: rất thích Con: ăn bánh nếp (trong truyện vẽ hình cái bánh nếp) Mẹ: và rất thích đọc... Con: những cuốn sách (trong truyện vẽ hình quyển sách) Dù có rất nhiều sách truyện nhưng Huy vẫn thích bộ này nhất. Con đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn không chán. Ban đầu là mẹ đọc, sau đó là hai mẹ con cùng đọc, sau một vài lần thì người đọc là con còn người nghe là mẹ mặc dù con chưa hề biết đọc chữ. Việc thay thế ngôn từ bằng hình ảnh đã giúp con có thể nhớ và kể lại những câu chuyện về bạn Chuột Bông đáng yêu và càng yêu thích việc đọc sách, học từ vựng. Chuột Bông là bộ truyện mà mẹ và anh tặng con nhân ngày sinh nhật. Với mẹ, tặng sách là một việc rất ý nghĩa, vừa tạo cho con thói quen đọc sách từ sớm, vừa dạy cho con các bài học hay, vừa là cách giải trí lành mạnh, lại kinh tế nữa. Tuy nhiên, để chọn được những quyển sách hay, có giá trị, bổ ích với các con, nhất là trong thời buổi sách truyện tràn lan khắp nơi như hiện nay không phải là một việc đơn giản. Nguyên tắc chọn sách truyện của mẹ là bao giờ cũng xem qua một lượt từ đầu tới cuối để kiểm duyệt về chất lượng giấy in và màu sắc. Với lứa tuổi của con màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đối với đôi mắt, nếu giấy in kém và nhòe thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới thị lực của con. Nội dung, ngôn từ dùng trong truyện phải phù hợp với lứa tuổi, dễ hiểu và trong sáng, có ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan