Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên h...

Tài liệu 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên hải đồng bằng bắc bộ có đáp án

.PDF
119
9042
120

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG Thời gian làm bài: 180 phút NĂM 2015 (Đề này có 01 trang gồm 02 câu) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1. (8 điểm) Theo anh (chị), có phải lối sống thực dụng đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội? Câu 2 (12 điểm) Trong một cuộc đàm đạo về văn chương, nhà văn Nguyễn Khải phát biểu: "Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng." Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm văn học. --------------------------------Hết------------------------------Người ra đề Lê Thị Phi Yến ĐT: 0947949899 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BG NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Hướng dẫn chấm gồm 5 trang) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CÂU 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT Ý Theo anh (chị), có phải lối sống thực dụng đang có nguy cơ gia ĐIỂM 8..0 tăng trong xã hội? a.Giải thích, cắt nghĩa: - Thực dụng: Lối sống vụ lợi, cá nhân, ích kỷ, nặng về vật chất coi nhẹ mọi giá trị tinh thần, chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích trước mắt, ngoài ra không quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. 2.0 - Biểu hiện của lối sống thực dụng + Tôn thờ vật chất, lấy tiền tài, danh vọng làm mục đích sống + Luôn so đo, tính toán hơn thiệt, được mất khi làm bất cứ việc gì. + Chỉ làm những việc, quan hệ với những người có thể đem lợi cho bản thân (Tục ngữ Việt Nam gọi đó là lối sống: trông giỏ bỏ thóc) b.Thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp + Vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm, đạo lí, bất chấp, phớt lờ những hậu quả mà mình gây ra, sẵn sàng bằng mọi cách để đạt được mục đích của mình b.1. Thực trạng: lối sống thực dụng đang ngày càng có nguy cơ gia 1.5 tăng trong xã hội: * Nó xuất hiện ở mọi ngành, mọi giới, mọi mối quan hệ: - Quan hệ xã hội: những bon chen, xu phụ, bất chấp trên dưới, bất chấp thủ đoạn... để đạt mục đích. - Quan hệ gia đình: Cha mẹ hết lòng vì con nhưng không hiếm những đứa con luôn tính toán thiệt hơn, được, mất với cha mẹ. - Tình yêu: vốn là thứ tình cảm trong sáng thiêng liêng, giờ đây cũng bị vẩn đục, tầm thường hóa bởi những toan tính, kiểu như: "Nhà mặt phố, bố làm to"...; đi xe SH; dùng điện thoại Iphone; "Không có tiền thì cạp đất mà ăn..." * Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở giới trẻ (việc chọn bạn, chọn người yêu, chọn nghề - những nghề hót, kiếm ra nhiều tiền, không bận tâm đến năng lực và niềm đam mê của bản thân...; những kiểu quan hệ: đại gia - chân dài... b.2. Hậu quả: 1.5 - Lối sống thực dụng làm mất đi những giá trị tinh thần quý giá của cuộc sống, làm đảo lộn mọi giá trị, lẫn lộn tốt - xấu; thật - giả... - Lối sống thực dụng làm cho tâm hồn con người trở nên lạnh lùng, vô cảm, hủy hoại nhân cách, làm mất đi chất người, tính người trong con người (thực dụng và cơ hội bao giờ cũng đi liền với nhau) - Lối sống thực dụng là con đường ngắn nhất dẫn đến hưởng thụ, hưởng lạc và những hệ lụy khôn lường cho bản thân và xã hội do nó gây ra. => Cùng với những thói xấu khác, lối sống này đang bào mòn những giá trị nhân văn, bào mòn đạo đức xã hội, làm cho đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. b.3. Nguyên nhân 1.0 * Khách quan (gia đình, nhà trường, xã hội) - Gia đình: buông lỏng giáo dục, nuông chiều, thương con không đúng cách. - Nhà trường: chú trọng dạy kiến thức hơn dạy người, thậm chí còn dung túng những điều xấu (ví dụ: bệnh thành tích) - Xã hội: xã hội càng hiện đại càng có nhiều cám dỗ, mặt trái của nó càng tinh vi phức tạp. * Chủ quan: người thực dụng không nhận thức đúng về những giá trị của cuộc sống; không có lý tưởng mục tiêu và động cơ đúng đắn, bị mờ mắt trước những cám dỗ tầm thường. b.4. Giải pháp: nguyên nhân ở đâu thì giải pháp ở đó. Cả yếu tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, lối sống của 1.0 c. Lật con người... nhưng chủ quan luôn đóng vai trò quyết định (Một người đã có khát vọng sống đẹp, sống tử tế thì rất khó để trở thành kẻ thực dụng) - Cần phân biệt thực dụng và thực tế (thực tế là coi trọng ý nghĩa thiết lại vấn thực của việc làm, đối lập với thực tế là viển vông...) đề, rút - Cần khích lệ những thái độ sống vô tư, trong sáng "người với người ra bài sống để yêu nhau", "để gió cuốn đi"... học, - Hãy làm những "Việc tử tế" cho dù chỉ là những việc rất nhỏ. 1.0 liên hệ thực tiễn: Trong một cuộc đàm đạo về văn chương, nhà văn Nguyễn Khải 2 12.0 phát biểu: "Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng." Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm văn học. I. Bày tỏ quan điểm 1. Giải thích, cắt nghĩa: - Tác phẩm văn học: có thể bao gồm cả thơ và văn xuôi, nhưng trong phạm vi của nhận định, nó phù hợp với văn xuôi hơn, đặc biệt là với truyện ngắn. - Lõi (bên trong): nội dung, ý nghĩa. Lõi dày có nghĩa là nội dung, ý nghĩa của tác phẩm bề thế, sâu xa - Vỏ (bề ngoài): hình thức của tác phẩm. Vỏ mỏng đồng nghĩa với dung lượng gọn nhẹ. - Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng. - Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành mãnh 2.0 liệt. => Với những tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, nhà văn Nguyễn Khải bày tỏ quan điểm của cá nhân ông về một tác phẩm hay. Một tác phẩm văn học hay, theo ông phải đạt tới những yêu cầu về độ hàm súc (có sức chứa lớn - lõi dày, vỏ mỏng); Tư tưởng của nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch và quan trọng nhất là nó phải được viết ra từ trái tim nóng bỏng của người nghệ sỹ. 2. Bàn luận: a. Cơ sở lí luận: * Tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng (Đây là yêu cầu về tính hàm súc của tác phẩm) - Một tác phẩm đạt đến độ hàm súc là tác phẩm có thể đem lại cho người đọc một lượng thông tin lớn nhất trong một dung lượng ngôn ngữ ít nhất, là tác phẩm mà ở đó mỗi câu chữ, hình ảnh đều lấp lánh nhiều ý nghĩa, gợi lên trong lòng người đọc những liên tưởng sâu xa (giống như nước hoa quả cô đặc - Trương Hiền Lương). Không đạt được yêu cầu đó, tác phẩm sẽ chỉ là tràng giang đại hải những lời lẽ vô bổ, rông dài. Sự ít ỏi về thông tin sẽ đưa đến cho người đọc cảm giác vô cùng nhạt nhẽo (HS lấy ví dụ làm sáng tỏ lí lẽ). * Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng (Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch) - Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng "Một tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra hoặc không trả lời những câu hỏi đó" (Bilinxki) - Tư tưởng của nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch... bởi mỗi nhà văn, mỗi nghệ sỹ chân chính đều là một nhà tư tưởng, một người chiến sỹ kiên cường dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, cho những lý tưởng cao đẹp. Mọi thái độ giấu mặt, trung lập hay sự bạc nhược đớn hèn đều không phải là phẩm chất của người nghệ sỹ chân chính (HS tự lấy ví dụ) * Những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt 3.0 của cảm xúc) - Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim nóng bỏng của người nghệ sỹ bởi đó mới là tình cảm thật, chân thành, Mọi thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, những tình cảm hời hợt, giả dối không thể "đánh lừa" được trái tim người đọc. - Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng thì cái tài của nhà văn mới có thể phát lộ, tỏa sáng phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần (HS lấy dẫn chứng minh họa) b. Cơ sở thực tiễn: những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của thế giới (Người trong bao của A.Sê khốp; Số phận con người của Sôlôkhôp; Thuốc của Lỗ Tấn; Ông già và biển cả của Hêminguây) và Việt Nam (Chí Phèo của Nam Cao; Mùa lạc; Một người Hà Nội của Nguyễn Khải; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành...) đều là những tác phẩm đã đạt được những yêu cầu trên. * Học sinh có thể chọn một tác phẩm (Văn học Việt Nam hoặc nước ngoài) đạt tới những yêu cầu mà nhà văn Nguyễn Khải nêu ra II. Vận dụng vào tác * Học sinh có thể phân tích tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau nhưng phẩm không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận (Tác phẩm được viết với dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề tác phẩm đặt ra là gì? Chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm? Thái độ, tình cảm của nhà văn được bộc lộ trong tác phẩm ra sao? Để đạt tới chiều sâu đó, tác giả đã sử dụng kỹ thuật viết (bút pháp miêu tả; xây dựng tình huống, lựa chọn chi tiết...), sử dụng ngôn ngữ như thế nào? Điểm toàn bài 7.0 20 Lưu ý khi chấm bài: - Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. - Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,... - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Người làm đáp án Lê Thị Phi Yến (ĐT: 0947949899) HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2015 VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài: 180 phút TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH (Đề này có 1 trang, gồm 2 câu) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm) “Nếu một người được gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-kenlăng-giơ vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-tô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Sếch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới độ các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian phải dừng lại và nói rằng: “Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình”. (Mục sư Martin Luther King) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm) B.Pastexnac đã phát biểu: “Nghệ thuật sinh ra từ nhu cầu được đền bù của con người.” Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ bằng hiểu biết về một số truyện ngắn của Nam Cao. --------- Hết --------Người ra đề Phạm Thị Ngọc An Sđt: 0984982270 HƯỚNG DẪN CHẤM THI Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn thuyết phục. - Biết chọn và kết hợp nhiều thao tác lập luận phù hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, giải thích, chứng minh, bình luận. B. Yêu cầu về kiến thức: bài viết có thể linh hoạt trong cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Giải thích: - “ Nếu một người gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-kenlăng-giơ vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-tô-ven soạn nhạc, và hãy quét đường như Sếch-xpia đã làm thơ” -> Câu nói không có ý nghĩa thực so sánh người phu quét đường với Mi-ken-lănggiơ, Bet-to-ven, Sếch-xpia. -> Mi-ken-lăng-giơ là họa sĩ vẽ tranh nổi tiếng người Ý, tác giả của những kiệt tác tranh và tượng; Sếch-xpia là nhà viết kịch, nhà thơ thiên tài người Anh; Bet-to-ven là nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức, người đã sáng tạo cho đời những bản giao hưởng bất tử. Họ không quét đường như người phu, họ vẽ tranh, làm thơ, soạn nhạc. Họ là những người đam mê nghệ thuật, hết mình trong sáng tạo, những con người vĩ đại. ->Người phu quét đường được so sánh với những người nghệ sĩ ấy là ở thái độ trong lao động và kết quả thực hiện công việc của mình để khẳng định: Trong bất kì công việc gì, một người dù lĩnh nhận bất kể việc nào cũng phải tận tình, say mê, yêu quý công việc mình đang thực hiện và hiểu được ý nghĩa của công việc đó đối với xã hội. - “Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới độ các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian phải dừng lại và nói rằng: “Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình” ” Câu nói khẳng đinh: Nếu người phu quét đường thực hiện công việc của mình với lòng yêu nghề, với hiệu quả công việc tốt, có đóng góp cho xã hội thì dù là một người lao động rất nhỏ bé với công việc giản dị, thầm lặng của mình cũng xứng đáng là người vĩ đại, xứng đáng được mọi người tôn trọng, ngợi ca. => Ý nghĩa khái quát của câu nói: Mỗi con người dù là ai, dù làm bất kì công việc nào cũng đều phải hoàn thành tốt công việc của mình bằng lòng nhiệt huyết, sự say mê cống hiến. Khi mỗi con người đã làm thật tốt công việc của mình họ đều xứng đáng là những con người vĩ đại, đáng được tôn trọng ngợi ca. 2. Lí giải, chứng minh: Ý kiến bất ngờ, đầy thú vị: So sánh người phu quét đường người lao động bình dị với những người nghệ sĩ vĩ đại. a. “Nếu một người gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-kenlăng-giơ vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-tô-ven soạn nhạc, và hãy quét những con đường như Sếch-xpia đã làm thơ”: Mỗi con người dù là ai, dù làm bất kì công việc nào cũng đều phải hoàn thành tốt công việc của mình bằng lòng nhiệt huyết, sự say mê cống hiến. Bởi lẽ: + Chỉ khi say mê, hết mình cống hiến người lao động mới dồn tâm huyết cho công việc của mình và tìm thấy tình yêu, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời trong mỗi công việc mình làm dù là công việc nhỏ bé. + Say mê, tâm huyết là một trong những động lực cơ bản để người lao động hoàn thành tốt nhất công việc của mình thậm chí nhận thức mỗi việc mình làm là một hành động sáng tạo để nỗ lực hoàn thành trách nhiệm, cống hiến, làm đẹp cho đời. + Khi người lao động thiếu say mê, tâm huyết, không có ý thức trách nhiệm thì dù làm bất kể công việc gì cũng thờ ơ, vô trách nhiệm điều ấy không những đem lại bất hạnh cho bản thân anh – không tìm thấy niềm vui trong lao động hơn thế còn gây tác hại đối với xã hội. Cần lên án những con người như thế. b. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới độ các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian phải dừng lại và nói rằng: “Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình” . + Bản thân con người dù ở cương vị nào nhỏ bé hay lớn lao cũng là con người theo đúng nghĩa thiêng liêng vẫn luôn đáng trân trọng. + Hơn thế nữa, càng đáng ngợi ca, tôn trọng hơn nếu người lao động bình thường với những công nhỏ bé nhưng cống hiến hết mình và có được những đóng góp nhất định thậm chí tốt nhất cho xã hội, làm đẹp cho cuộc đời. Họ cũng vĩ đại như những người nghệ sĩ lớn. Không có nghề gì là hèn mọn, chỉ có những kẻ lười biếng là đáng xấu hổ. + Nếu không tận tâm trách nhiệm trong công việc anh không tạo được điều gì có ích cho đời dĩ nhiên là sẽ trở thành người sống cuộc đời thừa, vô nghĩa. Cần phê phán. Lưu ý: Học sinh sử dụng các dẫn chứng để chứng minh: nêu những chân dung người lao động bình thường trong đời sống với những công việc thầm lặng đang làm việc tận tâm, nhiệt huyết, say mê và trách nhiệm để đóng góp cho xã hội. Có thể lấy thêm một vài ví dụ trong văn học để làm cho bài viết phong phú. Ví dụ câu chuyện về anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chị lao công trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu. 3. Bài học - Ý kiến hợp lí, thể hiện một tư tưởng nhân văn tiến bộ tôn vinh, ngợi ca con người: Bất kì ai, bất kì công việc nào trong cuộc sống đều đáng trân trọng nếu đó là những lao động góp sức mình đóng góp cho cuộc sống, làm đẹp cuộc đời. Ý kiến của mục sư Luthơ Kinh khiến mọi người có quan niệm và thái độ đúng đắn về con người và có thái độ làm việc tích cực trong cuộc sống. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học. C. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn mạch lạc, ít mắc lỗi. - Điểm 3-4: Đáp ứng được ½ các yêu cầu trên, còn một số lối về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. ( Điểm hình thức trong điểm nội dung) Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng: thí sinh cần làm bài nghị luận văn học với bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận và diễn đạt lưu loát, giàu chất văn. B. Yêu cầu về kiến thức: thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: 1. Giải thích: - Ý kiến của Pastexnac đề cập đến vai trò, chức năng của văn học đối với đời sống con người. Nói: “nhu cầu được đền bù của con người từ văn học” là nói ý nghĩa, giá trị mà văn học mang lại cho con người, là khả năng bù đắp cho con người về tinh thần. Đó là những chức năng riêng của văn học nghệ thuật. - Vì sao nghệ thuật lại sinh ra từ “nhu cầu được đền bù của con người” ? + Vì cuộc đời của mỗi con người là chật hẹp. Cuộc đời mỗi con người là một thực thể bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hiểu biết, những mối quan hệ,…Mỗi con người bị định vị trong không gian và thời gian cụ thể. Mỗi con người chỉ sống một lần, một cuộc đời,…Vì vậy văn học bù đắp cho con người những cái thiếu hụt mang tính chất định mệnh + Vì văn học nghệ thuật đền bù cho con người những cái mà triết học, đạo đức học, khoa học,…không đền bù được. Hay nói cách khác văn học bù đắp cho ta những thiếu hụt mà các bộ môn khoa học và xã hội khác không bù đắp được.  Đó là toàn bộ ý nghĩa, giá trị, sứ mệnh cao cả và chức năng to lớn của văn học. 2. Bình luận: - Văn học đền bù cho con người những gì? Con người có những thiếu hụt gì cần văn học bù đắp? + Văn học đền bù cho con người sự hiểu biết. Văn học mở rộng sự hiểu biết của con người về thế giới, cuộc sống, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đặc biệt văn học giúp ta hiểu biết về chính mình, giúp cuộc đời ta, tâm hồn ta trở nên “thâm trầm” và “rộng rãi” hơn. + Văn học làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người dựa trên hiểu biết về cuộc sống. Việc thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ là lý do trực tiếp nhất của sự tồn tại văn học. Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu tinh thần của con người, nhu cầu con người khám phá những bình diện của cái đẹp. Nó bao gồm cái bi, cái hài, cái cao cả, cái đẹp,… Văn học làm phong phú đời sống tinh thần, mài sắc các giác quan, làm tâm hồn chúng ta tinh tế, nghĩa là nâng cao năng lực cảm nhận cái đẹp của cuộc sống. Sec-nư-sep-ski cho rằng mục đích, ý nghĩa của văn học là “giúp cho những ai không có khả năng cảm thụ được cái đẹp thì có thể tìm hiểu và làm quen với cái đẹp.” + Văn học bù đắp cho con người ở chỗ thiếu hụt về nhân cách, giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Nhất là trong thời đại ngày nay – kinh tế thị trường, văn chương sinh ra là để kéo con người gần người hơn, khôi phục tính người trong sự lũng đoạn của tiền bạc. - Tại sao văn chương có khả năng “đền bù cho con người” ? Vì thế giới của văn học là thế giới cuộc sống con người được kết tinh từ trải nghiệm của người cầm bút. Thế giới đó rất rộng lớn. Nó bao gồm nhiều cảnh ngộ, số phận và cuộc đời khác nhau ở nhiều thời, nhiều nơi khác nhau. Chúng ta chỉ sống một cuộc đời nhưng sống với tác phẩm chúng ta được sống với nhiều cuộc đời, nhiều con người, số phận, cảnh ngộ,… Văn học đem đến cho ta nhiều trải nghiệm, giúp ta vượt qua giới hạn bản thân. Chúng ta được sống một lần nữa qua một tác phẩm văn học. Lưu ý: ở mỗi ý thí sinh cần có những dẫn chứng tiêu biểu minh họa. 3. Chứng minh: Thí sinh cần dựa vào những hiểu biết về một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao như: Chí Phèo, Một đám cưới, Đời thừa, Giăng sáng, … song tập trung ở Chí phèo và Đời thừa để chứng minh rằng: tác phẩm của Nam Cao thực hiện được sứ mệnh đền bù cho con người về nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ và hoàn thiện nhân cách. - Tác phẩm của Nam Cao nới rộng nhận thức hiểu biết về cuộc sống con người trong xã hội cũ, giúp ta được sống với nhiều cảnh ngộ, nhiều loại người (nông dân, trí thức) ... Đọc Chí phèo, Đời thừa ta hiểu được về nỗi đau của con người đâu chỉ đói cơm rách áo mà là nỗi đau bị xói mòn về nhân phẩm, nỗi đau bị tha hóa do nghèo đói. Nam Cao cho ta hiểu được rằng :Con người là một tồn tại không bao giờ bất biến. Nó luôn thay đổi. Và sự thay đổi của nó đến từ xã hội, từ môi trường xung quanh(Chí Phèo, Hộ). Nên sự thay đổi của mỗi con người, nhân cách của một con người, hạnh phúc của một con người là nằm trong sự tương quan với người khác. Tác phẩm của Nam Cao cung cấp cho người đọc hiểu biết thế nào là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ sĩ chân chính . - Tác phẩm của Nam Cao thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, thức tỉnh taam hồn, làm nay sinh những xúc cảm đẹp đẽ: Niềm xót thương, cảm thông với những nỗi đau của con người; trân trọng và tin tưởng ở bản chất lương thiện,tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị tha hóa. Nam Cao giúp ta tin rằng con người có thể bị hủy hoại nhưng phần nhân tính thì không thể bị hủy diệt, giúp ta biết phẫn nộ trước sự phi nhân tính… - Tác phẩm của Nam Cao đưa đến cho người đọc thông điệp: tình người cứu vớt tính người, kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình,tình thương sẽ giúp con người không trở thành “con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ”…Từ đó con người tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân. 4. Mở rộng: - Khẳng định tính đặc thù của văn học trong việc thực hiện sứ mệnh đền bù cho con người mà các bộ môn khoa học và nghệ thuật khác không vươn tới được. - Suy nghĩ đến thiên chức và vị trí của người cầm bút, suy nghĩ về yêu cầu đối với người đọc. C. Biểu điểm: - Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, chính xác, có sức thuyết phục. - Điểm 8-10: Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng có chọn lọc, chính xác. Có thể mắc những lỗi nhỏ. - Điểm 6-7: Tương đối đủ các ý lớn tuy còn sơ sài, biết chọn và phân tích dẫn chứng, còn mắc một số lỗi. - Điểm 4-5: Chưa thật hiểu yêu cầu của đề. - Điểm 1-3: Hiểu sai đề, diễn đạt yếu. (Điểm hình thức trong điểm nội dung) ~ Hết ~ HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN HÀ NỘI ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 1 trang, gồm 2 câu) Câu 1 (8 điểm): Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Hạ Nhiên, báo Dân Việt tại địa chỉ danviet.vn, truy cập ngày 13.3.2015, Quốc Anh, người Việt Nam duy nhất lọt vào top 100 người có cơ hội tham gia chuyến du hành lên Sao hỏa vào năm 2024, đã nói về “cái mất lớn nhất” của chuyến đi này: - Nếu được lên sao Hỏa, cái được lớn nhất của anh là thỏa mãn ước mơ chinh phục vũ trụ, nhưng rời xa Trái đất mãi mãi, vậy cái mất lớn nhất của anh là gì ? - Đó là “personal touch” - gặp gỡ trực tiếp. Công nghệ ngày càng hiện đại giúp con người có thể liên lạc với nhau qua internet, từ châu lục này qua châu lục khác và ngay cả khi ở trên sao Hỏa, song việc gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp, bắt tay nhau, vẫn có giá trị tinh thần gấp nhiều lần mà chưa gì có thể thay thế được. Anh/chị suy nghĩ gì về tâm sự của Quốc Anh. Câu 2 (12 điểm): “Hình tượng nghệ thuật không chỉ khơi dậy sự đồng cảm mà còn có khả năng cuốn hút ta vào những cuộc đối thoại: đối thoại giữa các nhân vật trong truyện, đối thoại với tác giả và đối thoại với chính bản thân mình”. (Trích Giáo trình lí luận văn học - Nxb ĐHSP - tr. 219 - 220) Bằng những hiểu biết về văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết ------------------------------------Người ra đề Nguyễn Thị Hương Thủy 0973217667 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Câu 1 (8 điểm): Yêu cầu chung: A. Kiến thức: - Bàn luận được về vấn đề đưa ra: Khi phải rời bỏ Trái đất mãi mãi, điều Quốc Anh thấy mất mát lớn nhất không phải là sự sống, công việc, gia đình mà là một điều vừa cụ thể vừa rất “con người”: giao tiếp trực tiếp. Điều này được nhấn mạnh hơn khi Quốc Anh đặt trong mối tương quan với sự phát triển của công nghệ giúp con người có thể liên lạc với nhau dễ dàng vượt qua khoảng cách không gian và thời gian, nhưng rõ ràng máy móc và công nghệ không thể thay thế được con người. Có những điều rất bé nhỏ nhưng thật thiêng liêng. - Biết bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, thái độ... của bản thân về nhiều khía cạnh có liên quan đến vấn đề được đưa ra: + Câu trả lời chứng tỏ Quốc Anh là người thực sự sâu sắc. Anh hiểu rõ ý nghĩa của cuộc sống này, hiểu rõ giá trị thực của việc được sống. Vì thế, quyết định tham gia chuyến du hành mạo hiểm này của anh không phải là một sự bồng bột, một sự vô trách nhiệm hay một sự ích kỉ. Một mặt, nó thể hiện ước mơ mãnh liệt của con người muốn thử thách, chinh phục đối mặt với những bí ẩn của vũ trụ, mặt khác chính điều này sẽ giúp Quốc Anh trân quí những ngày tháng còn lại bên gia đình, người thân ở Trái Đất. Từ đó ta nhận ra những điều đặc biệt phi thường và dũng cảm thường xuất phát từ những con người ý thức rất rõ những giá trị bé nhỏ mà vô giá trong cuộc đời. + Bàn luận về vai trò và thực trạng “giao tiếp trực tiếp” trong thế giới công nghệ ngày nay: Người ta biết nhiều hơn nhưng đôi khi lại không biết gì, con người vừa gần lại vừa quá xa nhau. Con người càng nhiều phương tiện hỗ trợ càng có nguy cơ giảm khả năng của các giác quan... Vì thế, mất “giao tiếp trực tiếp” là đánh mất năng lực sống dù giao tiếp trực tiếp có đôi khi khiến chúng ta buộc phải sống chậm lại. Mất “giao tiếp trực tiếp” khiến chúng ta có được những điều ta muốn nhanh hơn nhưng ta cũng rất dễ đánh mất nó, thậm chí chà đạp nó. + Làm thế nào để cân bằng giữa “giao tiếp trực tiếp” và ứng dụng công nghệ: có thể liên hệ đến chuyến đi của Quốc Anh.... - Liên hệ, mở rộng, rút ra những trải nghiệm riêng của bản thân. B. Kĩ năng: - Biết xác lập luận điểm rõ ràng, chính xác, tập trung, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Vận dụng một cách hợp lí các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề đáp ứng các yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội có dung lượng phù hợp, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, hành văn chuẩn xác, mạch lạc, truyền cảm. - Bài làm phải thể hiện được những kiến giải riêng của người viết, biết phân tích những biểu hiện, hiện tượng gần gũi trong đời sống, thậm chí là từ chính cuộc sống của mình để lập luận làm rõ vấn đề. Tránh cách viết hô hào, sáo rỗng. Biểu điểm cụ thể: Điểm 7 - 8: Hoàn thành tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sâu sắc, thể hiện những kiến giải độc đáo của người viết, có những liên hệ cụ thể và thiết thực trong cuộc sống và với bản thân, hành văn trôi chảy. Điểm 5 - 6: Hoàn thành cơ bản những yêu cầu của đề bài, nhưng bài viết chưa có điểm nhấn, ví dụ còn quá quen thuộc, hành văn trôi chảy, kết cấu bài chặt chẽ. Điểm 3 - 4: Bài làm đã chạm đến yêu cầu của đề bài (vai trò của giao tiếp trực tiếp trong cuộc sống mà công nghệ thông tin bùng nổ) nhưng còn chung chung, chưa gắn với hoàn cảnh của câu chuyện, hoặc lại quá sa vào câu chuyện, chưa khái quát được vấn đề. Lập luận đôi chỗ còn lúng túng. Điểm 1 - 2: Định hướng bài chưa rõ, kiến thức, kĩ năng lập luận chưa chắc chắn. Điểm 0: Xác định sai yêu cầu, bỏ giấy trắng hoặc hầu như chưa làm bài. Câu 2: Yêu cầu chung: A. Kiến thức: - Học sinh giải thích và bàn luận được về các vấn đề cơ bản sau đây: + Hình tượng nghệ thuật và hai mức tác động của nó: Mức 1: gợi sự đồng cảm, tức là nhà văn thuyết phục người đọc tin vào, nhập thân vào những điều mình nói; Mức 2: cuốn hút ta vào những cuộc đối thoại, tức là tạo ra những tranh luận, những chất vấn trong người đọc để người đọc tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Từ đó, hình tượng nghệ thuật là tấm gương để con người tự soi mình, tự đối chiếu và phán xét về người khác cũng như về chính bản thân mình. Bằng cách đó văn học nâng đỡ cho nhân cách phát triển, khơi gợi khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện của con người. + Phân biệt những cấp độ đối thoại: Đối thoại với nhân vật là khi ta đồng tình hay phẫn nộ, phản bác lại... trước hành động, lời nói của nhân vật. Đối thoại với tác giả là ta suy ngẫm về những vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm, nhận ra những nét sáng tạo của tác giả trong một hệ thống các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, tranh luận và có kiến giải riêng của mình về vấn đề ấy, Đối thoại với chính mình là khi ta không thể thờ ơ trước cuộc đời khi ta đọc một tác phẩm, tiếp xúc với một tác phẩm khiến trong lòng ta diễn ra cuộc đấu tranh, sự vật lộn gay gắt giữa phần thánh thiện và tội lỗi, giữa lí trí cao cả và dục vọng thấp hèn, buộc ta phải đối diện với con người sâu thẳm trong chính mình, buộc ta dám lộn trái chính mình.... + Những yêu cầu cho cả nhà văn và người đọc để tạo ra những tác phẩm có tính đối thoại như thế. - Phân tích tác phẩm và chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: + Học sinh lựa chọn được những ví dụ tiêu biểu để phân tích làm sáng rõ tính đối thoại của tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật. + Việc lựa chọn ví dụ cần linh hoạt, có những ví dụ lướt qua, có những ví dụ xoáy sâu phân tích, nên có cả văn cả thơ, cả văn học trong nước và văn học nước ngoài, văn học trung đại và hiện đại...Tránh việc rơi vào phân tích thuần thúy một tác phẩm. Khuyến khích cách kiến giải riêng của học sinh, miễn là học sinh lí giải thấu đáo và trúng vấn đề. + Học sinh có thể kết hợp giữa lí luận và phân tích ví dụ làm sáng tỏ, có thể tách riêng phần lí luận và phân tích làm sáng tỏ. B. Kĩ năng: - Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học với dạng đề: bàn về một nhận định. - Bố cục bài viết rõ ràng, có lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Biết lựa chọn dẫn chứng hợp lý, biết cách sắp xếp, phân bố dẫn chứng phù hợp, tránh hai trường hợp: hoặc quá ôm đồm dẫn chứng hoặc quá ít dẫn chứng. Biểu điểm cụ thể: 10 - 12: Hoàn thành tốt những yêu cầu của đề bài, bài viết thể hiện kiến thức lí luận vững vàng, khả năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng sắc sảo, kĩ năng phối hợp lí luận và phân tích chứng minh nhuần nhuyễn. Thông qua bài làm, người viết thể hiện được cá tính riêng của mình trong việc nhìn nhận vấn đề. Văn viết hay, độc đáo. 7 - 9: Cơ bản hoàn thành các yêu cầu của đề bài. Các vấn đề được giải quyết thấu đáo nhưng chưa có nét độc đáo. Hành văn trôi chảy, chặt chẽ. 4 - 6: Giải quyết được yêu cầu của đề bài nhưng chưa trọn vẹn, hoặc vấn đề lí luận chưa sâu, hoặc lựa chọn dẫn chứng còn ít nhiều lúng túng, quá ít hoặc quá ôm đồm. 1 - 3: Định hướng bài chưa rõ, kiến thức, kĩ năng lập luận chưa chắc chắn. TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------o0o-------- ĐỀ NGUỒN THI HSG DUYÊN HẢI Môn thi: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 180 phút; đề gồm 02 trang) Câu 1 (8 điểm): “Bạn làm nghề gì, điều đó không thành vấn đề. Vấn đề là cách bạn thực hiện công việcvới sự tự nguyện của bạn, với cách nhìn của bạn, với tình yêu của bạn. Thế thì bất kỳ thứ gì bạn chạm vào cũng biến thành vàng”. (Osho- Sách về hiểu biết sáng tạo ra con đường của chính bạn đến tự do-NXBThời đại, HN, 2011, tr 201 ). Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Câu 2: (12 điểm) MƯA XUÂN Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như cây lụa trắng, Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: thôn Đoài hát tối nay. Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh. Hình như hai má em bừng đỏ, Có lẽ là em nghĩ đến anh. Bốn bên hàng xóm đã lên đèn, Em ngửa bàn tay trước mái hiên. Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh Trang 1 Thế nào anh ấy chả sang xem! Em xin phép mẹ vội vàng đi Mẹ bảo: xem về kể mẹ nghe. Mưa bụi nên em không ướt áo Thôn Đoài cách có một thôi đê. Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm, Em mải tìm anh chả thiết xem. Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh, Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em. Chờ mãi anh sang anh chả sang, Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn, Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! Mình em lầm lụi trên đường về, Có ngắn gì đâu một dải đê! Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya. Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay, Hoa xoan đã nát dưới chân giày. Hội chèo làng Đặng về qua ngõ, Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày. Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày! Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ, Để mẹ em rằng hát tối nay? (Nguyễn Bính- Lỡ bước sang ngang- 1936) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ trên. -----------------Hết-------------- Trang 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan