Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 của các trường chuyên khu vực duyên h...

Tài liệu 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 của các trường chuyên khu vực duyên hải đồng bằng bắc bộ có đáp án

.PDF
110
16572
139

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG - BG Thời gian làm bài 180 phút ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu) Câu 1. (8.0 điểm) Quan điểm của anh/chị về việc đài truyền hình Việt Nam tổ chức nhiều Gameshow truyền hình (trò chơi trên truyền hình) hiện nay? Câu 2. (12.0 điểm) Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên và chứng minh bằng tác phẩm của thi hào dân tộc Nguyễn Du. ………………………………Hết……………………………… Người ra đề: Phạm Thị Thanh Bình Số điện thoại: 0912.310.870 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) CÂU Câu 1 Ý a (8.0 điểm) b c d ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM Gameshow truyền hình (trò chơi truyền hình) là gì? Là một dạng hoạt động văn hóa, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng. Trò chơi truyền hình gồm rất nhiều loại hình như trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm,... nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại và phát triển nhờ sức mạnh thu hút của truyền hình. Những Gameshow được thực hiện trên truyền hình hiện nay: - Phần lớn các Gameshow là các cuộc thi âm nhạc: Sao mai điểm hẹn, Vietnam Ido (Thần tượng Việt Nam), The Voice (Giọng hát Việt), The Remix (Hòa âm ánh sáng),… - Những Gameshow phiên bản nhí: Đồ rê mí, Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí,… - Các Gameshow giải trí có tính chất hài hước gây cười: Ơn giời! Cậu đây rồi, Vui ơi là vui, Thách thức danh hài,… - Ngoài ra còn có các cuộc thi ở nhiều lĩnh vực khác: + Nhảy: Vũ điệu đam mê, Thử thách cùng bước nhảy, Âm nhạc và bước nhảy,… + Người mẫu: Vietnam’s Next Top Model + Thiết kế thời trang: Prject Runway + Đầu bếp: Master Chej Việt Tác dụng của những Gameshow truyền hình: - Đời sống tinh thần của người dân trở nên phong phú, giàu có hơn. - Nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi phương diện của cuộc sống. - Mang lại hiệu quả giải trí, giảm bớt căng thẳng trong điều kiện cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay. - Đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của tất cả mọi đối tượng xem truyền hình. Những hạn chế của các Gameshow truyền hình hiện nay: - Những chương trình truyền hình thực tế, phần lớn được xây dựng theo kịch bản, mô hình có sẵn, mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng đến khi áp dụng vào Việt Nam có độ chênh do đặc trưng văn hóa. Những chương trình ấy được thực hiện trong môi trường văn hóa còn nhiều điều chưa chuẩn mực, thậm chí hỗn loạn, nên các yếu tố tiêu cực có 0.5 1.0 2.0 3.0 d e cơ hội phát triển mạnh mẽ, kích thích giá trị tầm thường, nhu cầu tầm thường và tầm nhìn hạn hẹp. - Số lượng các Gameshow tăng nhưng chất lượng không tăng, thậm chí giảm sút do không tìm kiếm được tài năng… nhiều chương trình nhanh chóng bị “bỏ rơi”, không tạo được sức hút. - Đưa vào quá nhiều những chương trình và không kiểm duyệt cẩn thận dẫn đến sự phản cảm, bức xúc: người chơi ăn mặc hở hang, trẻ em giả gái, trẻ em hát những bài người lớn, giám khảo nhận xét thô thiển, MC mắc lỗi liên tục,… - Nhiều khi để “lôi kéo” người xem, các nhà sản xuất còn cố tình tạo ra scandal, sử dụng những chiêu trò,… Việc cần làm hiện nay của các nhà sản xuất các chương trình trò chơi trên truyền hình: Với niềm tin tưởng của người dân truyền hình là chính thống, chuẩn mực, nhất là đối với các kênh truyền hình Quốc gia. Vì vậy các nhà sản xuất nên chú ý: - Lựa chọn các chương trình phù hợp với thẩm mĩ, văn hóa của người Việt. Có thể mua bản quyền chương trình của nước ngoài nhưng cần điều chỉnh ở mức độ cho phép hoặc nên lựa chọn hợp lí. Sáng tạo các phiên bản thật sự thuần Việt, rồi sáng tạo ra chương trình của riêng mình, từ đó lôi cuốn khán giả bằng tính nhân văn và giá trị nghệ thuật. - Xây dựng các chương trình truyền hình thực tế như là sự tổng hòa các yếu tố cơ bản: văn hóa tổ chức chương trình, văn hóa giám khảo và văn hóa thí sinh. - Khi phát sóng phải có đơn vị kiểm duyệt để đảm bảo về nội dung và hình thức. - Không để cho một số người sử dụng các chương trình trò chơi trên truyền hình để tạo cơ hội đánh bóng tên tuổi… - Cần tôn trọng khán giả xem truyền hình bằng những chương trình chất lượng, có tính giáo dục, nhân văn, thẩm mĩ,… để tạo niềm tin cho họ. Liên hệ bản thân: - Lựa chọn những chương trình phù hợp để tăng cường nhận thức, hiểu biết xã hội. - Phải biết hạn chế và điều tiết không dành quá nhiều thời gian cho những chương trình không có hiệu quả giáo dục, thẩm mĩ cao. Biểu điểm: - Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày được hầu hết các ý đã nêu, nhưng chưa sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính 1.0 0.5 tả. - Điểm 3- 4: Bài viết tỏ ra hiểu chưa thật thấu đáo vấn đề, trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả . - Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì. Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận Câu 2 (12.0 điểm) a b Giải thích ý kiến: - Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ: Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học”. Nhà thơ Trần Dần gọi các nhà thơ là “phu chữ”. Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ chỉ lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống... mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài thơ “nổi gió”, “cất cánh”. Nhà thơ Nga Maiacopxki đã viết: Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài. Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng và biểu cảm. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa mang tính thẩm mỹ. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị. - Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ là toàn bộ hình thức nghệ thuật biểu đạt: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, những yếu tố như thanh, vần, dấu câu,… - Nội dung tư tưởng: Tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời... Bàn luận ý kiến: - Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức tác phẩm. Đó là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm có hai chức năng: vẽ ra bức tranh đời sống và biểu hiện thái độ, cái nhìn của chủ thể lời nói bằng phương tiện ngôn ngữ. - Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó 0.5 2.0 2.0 sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành những cái “tương đương xã hội học”. Về mặt triết học, nội dung luôn luôn quyết định hình thức, hình thức phù hợp nội dung. - Trong văn học, hình thức văn bản và hình tượng là một tổ chức mang tính kí hiệu, là cái biểu đạt, còn nội dung là cái được biểu đạt, tức là ý nghĩa. Do đó các yếu tố nội dung của tác phẩm, như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, tính cách,... về thực chất đều là các lớp ý nghĩa của cái biểu đạt, do người đọc cảm nhận và khái quát nên. Do vậy nội dung của tác phẩm không đứng yên, bất biến, mà được mở rộng, đào sâu trong quá trình tiếp nhận, làm cho tác phẩm văn học tồn tại như một quá trình. c Chứng minh ý kiến: 6.0 Học sinh dựa trên những tác phẩm đã được học của đại thi hào Nguyễn Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể lựa chọn những tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,… - Thứ nhất: Trên văn bản ngôn từ làm rõ các thành công của Nguyễn Du về cách sử dụng ngôn ngữ (kể cả Hán và Nâm, nhưng xoáy sâu vào Nôm) - Thứ hai: Trong quá trình khai thác tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du đồng thời nhận ra tư tưởng sâu sắc nhà thơ thể hiện dưới những lớp ngôn từ đó. d Mở rộng, nâng cao vấn đề: 1.0 - Chỉ những ai sống sâu sắc với cuộc đời, có ý thức trách nhiệm với nhân sinh, thời cuộc mới phát hiện được nội dung nghệ thuật có tầm cỡ. Và đồng thời phải có tài năng nghệ thuật, tu dưỡng văn hoá, mới sáng tạo ra được những tác phẩm có hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. - Ý kiến khẳng định việc làm nên vẻ đẹp của một tác phẩm văn học là ngôn ngữ và ngôn ngữ chỉ đẹp khi nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải nội dung tư tưởng sâu sắc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với bản chất của tác phẩm văn học.. Đánh giá tổng kết vấn đề bàn luận Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 7 - 8: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết 0.5 câu. - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì. (Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái chiều. Tuy nhiên, cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục). Giáo viên: Phạm Thị Thanh Bình Số điện thoại liên hệ: 0912.310.870 Trường THPT chuyên tỉnh Bắc Ninh ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XI Môn : NGỮ VĂN; Khối 10 Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: 8 điểm Xécgây Exênin từng viết: Thà tôi cháy vèo trong gió Còn hơn thối rữa trên cành Những câu thơ trên của Xécgây Exênin gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lối sống cần có của mỗi người? Câu 2: 12 đ Bàn về văn học dân gian Việt Nam, Hồ Chủ tịch có nhận xét: “Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiều biết của mình về truyện cổ tích, ca dao Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------------Hết----------------------------------(Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu) Hướng dẫn chấm Câu 1: NLXH: 8 ®iÓm I. Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng - Häc sinh biÕt c¸ch lµm bµi NLXH vÒ mét vÊn ®Ò t- t-ëng, ®¹o ®øc, lèi sèng. - BiÕt phèi hîp nhuÇn nhuyÔn c¸c thao t¸c nghị luËn. Bè côc chÆt chÏ. - V¨n viÕt cã chiÒu s©u, lËp luËn s¾c s¶o. II. Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc HS nhËn ra ®-îc néi dung nghÞ luËn, ®ã lµ: Bàn về lèi sèng dòng c¶m, to¶ s¸ng. KhuyÕn khÝch nh÷ng bµi viÕt cã kiÕn gi¶i riªng, s©u s¾c, cã søc thuyÕt phôc. Sau ®©y lµ mét vµi gîi ý: Gi¶i thÝch B»ng c¸ch nãi ®èi lËp: “Thµ >< cßn h¬n” , c¸ch dïng h×nh ¶nh g©y Ên t-îng m¹nh “ ch¸y vÌo trong giã >< thèi r÷a trªn cµnh”, nhµ th¬ Nga XÐcg©y Exªnhin ®· nªu ra mét lùa chän døt kho¸t: kh«ng thÓ sèng mßn, sèng thô ®éng. Sèng ®Ých thùc ph¶i lµ lèi sèng chủ động, tích cực, dòng c¶m, to¶ s¸ng hÕt m×nh. Ph©n tÝch, lấy dẫn chứng cụ thể minh họa cho nh÷ng biÓu hiÖn tÝch cùc cña lèi sèng ®ã - Sèng chủ động, tích cực dòng c¶m, tỏa sáng: Lµ lèi sèng m¹nh mÏ, d¸m nghÜ d¸m lµm, d¸m ®Êu tranh víi c¸i xÊu, tiªu cùc... ngoµi x· héi vµ trong chÝnh m×nh. Ng-êi dòng c¶m d¸m ®-¬ng ®Çu víi mäi khã kh¨n trong cuéc sèng, biÕt ®øng lªn sau thÊt b¹i. Kh«ng ch¹y theo thêi th-îng, kh«ng chÊp nhËn cuéc sèng “bªn trong mét ®»ng, bªn ngoµi mét nÎo”. - Sèng “toµn t©m, toµn trÝ, toµn hån” (Xu©n DiÖu), kh¼ng ®Þnh c¸ tÝnh, kh¼ng ®Þnh sù tån t¹i cña m×nh b»ng mét sù nghiÖp cã Ých. B×nh luËn - Sèng dòng c¶m kh«ng chØ cÇn trong thêi chiÕn tranh mµ c¶ khi hoµ b×nh, ngay víi chÝnh m×nh. - Kh¼ng ®Þnh c¸ tÝnh song kh«ng ph¶i lµ c¸ch sèng lËp dÞ, kh¸c th-êng. - Sèng to¶ s¸ng kh«ng ®ång nghÜa víi sèng gÊp, sèng véi, ®èt m×nh trong nh÷ng cuéc vui th¸c lo¹n. CÇn “sèng chËm”, sèng cã Ých. - Kh«ng ph¶i ai còng cã thÓ “ch¸y s¸ng” ë bÒ næi dÔ thÊy. Chóng ta sèng vµ cèng hiÕn hÕt m×nh, dï lÆng lÏ, ®ã còng lµ mét c¸ch “ch¸y s¸ng” …(VD: LÆng lÏ Sa Pa) - Phª ph¸n nh÷ng biÓu hiÖn cña lèi sèng “thèi r÷a trªn cµnh”: sèng mê nh¹t, b×nh qu©n chñ nghÜa.… Rót ra bµi häc - §êi ng-êi h÷u h¹n, do ®ã, mçi con ng-êi cÇn biÕt quÝ träng ®êi sèng cña chÝnh m×nh. §ång thêi, ph¶i biÕt lùa chän lèi sèng tÝch cùc, cã ý nghÜa, ®Ó “kh«ng sèng hoµi, sèng phÝ” nh÷ng n¨m th¸ng cña tuæi thanh xu©n. - Muèn to¶ s¸ng, con ng-êi ph¶i cã -íc m¬, hoµi b·o vµ quyÕt t©m thùc hiÖn hoµi b·o Êy. BiÕt hi sinh v× lîi Ých chung: “Sèng lµ cho ®©u chØ nhËn riªng m×nh” (Tè H÷u)…Cã thÓ nãi, cèng hiÕn hÕt m×nh lµ c¸ch to¶ s¸ng nhÊt. Lèi sèng mµ Xecg©y Exªnhin ®-a ra vÉn lµ lêi khuyªn bæ Ých cho thÕ hÖ trÎ noi theo. III. Biểu điểm: - §iÓm 3,5 - 4: Bµi viÕt n¾m ch¾c vÊn ®Ò, ®¸p øng tèt nh÷ng yªu cÇu cña kiÓu bµi nghÞ luËn x· héi, cã ý kiÕn s¾c s¶o, s¸ng t¹o, cã kiÕn thøc x· héi phong phó. - §iÓm 2,5 - 3: Bµi viÕt hiÓu vÊn ®Ò, biÕt lµm bµi nghÞ luËn x· héi, dÉn chøng sinh ®éng, kh«ng m¾c lçi. - §iÓm 1, 5 – 2 : HiÓu vÊn ®Ò nh-ng lËp luËn ch-a chÆt chÏ, ý v¨n ch-a s¸ng, cßn vµi lçi vÒ diÔn ®¹t. - §iÓm 0, 5 - 1: HiÓu vÊn ®Ò l¬ m¬, ch-a lµm râ quan niÖm, ch-a chó ý minh ho¹ b»ng dÉn chøng cô thÓ, diÔn ®¹t cßn nhiÒu lçi. - §iÓm 0: Kh«ng viÕt g×, hoÆc kh«ng hiÓu g× vÒ ®Ò. C©u 2: NLVH (12 ®iÓm): I. Về kĩ năng: HS vận dụng các kĩ năng - Kĩ năng phân tích tác phẩm. - Kĩ năng giải thích, chứng minh một vấn đề văn học. - Kĩ năng khái quát, tổng hợp. II. Về kiến thức: HS huy động tổng hợp các kiến thức - Kiến thức về tác phẩm văn học. - Kiến thức về văn học sử. - Kiến thức về lí luận văn học. Cụ thể: 2.1. MB: - Dẫn dắt - Nêu vấn đề: Giá trị, vẻ đẹp của VHDG được thể hiện rõ nét trong truyện cổ tích và ca dao Việt Nam. 2.2. TB: *GT: a. Là gì? - “Những sáng tác ấy”: chỉ VHDG - “Hòn ngọc quí”: Vật trang sức có giá trị và vẻ đẹp rực rỡ => Cách nói hình ảnh để tôn vinh, khẳng định giá trị, vẻ đẹp của VHDG VN. b. Tại sao? - Vì VHDG là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ xa xưa và còn lại mãi mãi về sau - VHDG kết tinh tài năng, trí tuệ, vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm…của nhân dân lao động qua hàng bao thế kỉ, là “túi đựng trí khôn nhân dân”, là “cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân”…, do đó, nó có giá trị nhiều mặt. - Những giá trị ấy có thể thấy ở hai mặt cơ bản: nội dung và hình thức nghệ thuật. - Đặc biệt, truyện cổ tích, ca dao là những thể loại tiêu biểu, góp phần làm nên vẻ đẹp, giá trị nhiều mặt của VHDG VN. *CM: - Truyện cổ tích, ca dao là những “hòn ngọc quí” về nội dung: + Truyện cổ tích, ca dao có giá trị nhận thức, là “cuốn sách giáo khoa về đời sống”: `Giúp ta hiểu được đời sống xã hội, lịch sử dân tộc, số phận của người lao động xưa (TCT Tấm Cám,…) `Hiểu được đời sống tâm hồn, tình cảm của người lao động, đặc biệt là khát vọng hôn nhân, tình yêu… (ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao than thân …) `Khả năng nhận thức mà truyện cổ tích và ca dao đem lại không ở bề rộng mà ở chiều sâu, giúp người đọc không chỉ biết mà còn hiểu sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp, tinh tế của người bình dân xưa. + Truyện cổ tích, ca dao mang giá trị giáo dục to lớn và sâu sắc: Từ chỗ giúp ta hiểu được đời sống, quan niệm sống, tư tưởng của người xưa, truyện cổ tích, ca dao hướng con người đến những điều tốt đẹp, sống hướng thiện, trọng đạo nghĩa, ân tình… Những bài học đạo đức mà truyện cổ tích, ca dao đem lại cho người đọc không chỉ đẹp về ý nghĩa mà quan trọng hơn, nó tác động vào người đọc từ từ, thấm nhuần theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, làm đẹp tâm hồn người đọc tự lúc nào chẳng rõ. + Truyện cổ tích, ca dao còn có giá trị thẩm mĩ cao đẹp, giúp con người biết rung động và hưởng thụ cái đẹp của những hình tượng nghệ thuật, những chi tiết nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ…, để họ được tắm mình trong vẻ đẹp của Chân Thiện Mĩ… - Truyện cổ tích, ca dao còn là những “hòn ngọc quí” về nghệ thuật: Truyện cổ tích, ca dao là kho kinh nghiệm thẩm mĩ có giá trị về nhiều mặt: + Phương thức sáng tác: hiện thực, kì ảo + Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, cấu tứ hấp dẫn + Chi tiết nghệ thuật đặc sắc (VD: cầu “dải yếm”, miếng trầu têm cánh phượng…) + Ngôn ngữ, hình ảnh sáng tạo… + Lối diễn đạt giàu giá trị thẩm mĩ, mang màu sắc dân tộc độc đáo *BL: - Với những giá trị to lớn như trên, truyện cổ tích, ca dao nói riêng, VHDG nói chung, xứng đáng là “hòn ngọc quí” trong kho tàng VHVN. - VHDG góp phần làm nền móng vững chắc cho VHV phát triển, có công lao lớn với các tác giả VHV: “Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ từ ca dao”… - Bài học với người sáng tác: biết học tập cái hay cái đẹp từ kho tàng VHDG, tà “câu hát của người trồng dâu, trồng đay”. - Bài học với người thưởng thức: Biết ơn, trân trọng, học tập di sản văn học quá khứ… 2.3. KB: - Khẳng định câu nói đúng đắn - Liên hệ… III. Biểu điểm: - Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục… - Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. Người soạn đề: Nguyễn Thị Mai Lan SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 Câu 1 (8 điểm) Ngày 03/01/2015, tờ báo Ap của Mỹ có đăng tải thông tin: Một chiếc máy bay Piper PA-34 loại nhỏ chở một gia đình 5 người đã rơi ở Kentucky nước Mỹ. Bốn người đã thiệt mạng, chỉ duy nhất bé gái Sailor Gutzler 7 tuổi còn sống sót. Em đã tự thoát khỏi hiện trường, vượt qua hai bờ đê và một con lạch trong bóng tối với điều kiện thời tiết đóng băng để đến nhà người dân cách đó khoảng 1 km để xin được giúp đỡ. Ngày 12/01/2015, tờ báo Dân trí của Việt Nam đưa tin: Một nhóm sinh viên đi thám hiểm núi Bà Đen, Tây Ninh, Đông Nam Bộ. Trên đường leo lên đỉnh núi, một số bạn bị mệt, bị bong gân nên tâm lý hoang mang, lo sợ. Các bạn sinh viên này đã phải gọi điện nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Trong đêm hôm ấy, hơn 100 người đã đi tìm và đưa sinh viên xuống núi an toàn. Anh, chị suy nghĩ gì về hai câu chuyện tóm tắt ở trên? Trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận. Câu 2 (12 điểm) "Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay" (Xuân Diệu). Trình bày suy nghĩ của anh, chị về nhận định trên. Phân tích một vài bài thơ trung đại để làm sáng tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. .................HẾT................. Người ra đề Trần Thị Phương SĐT: 0936496936 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 Câu Nội dung chính cần đạt Ý Điểm Xác định vấn đề: kỹ năng sống, khả năng tự lập của giới trẻ Việt Nam 1 trong sự đối sánh với thế giới. Người Việt trẻ thiếu rất nhiều kỹ năng 1,0 sống, khả năng tự lập, tự giải quyết vấn đề. Phân tích vấn đề - Khái niệm: kỹ năng sống là một tập hợp những kỹ năng mà con người có được thông qua quá trình học tập, lĩnh hội, đem kiến thức học được 1,0 ứng dụng vào thực tế cuộc sống để xử lý những vấn đề, câu hỏi, tình huống cụ thể trong đời sống. Được trang bị kỹ năng sống, con người có bản lĩnh và tự tin để đương đầu, ứng biến, vượt qua mọi tình huống, nghịch cảnh. Ngược lại, sự thiếu hụt kỹ năng sống sẽ khiến con người hoang mang lo sợ khi gặp thử thách, không có khả năng xoay xở giải quyết tình huống và hình thành tâm lý sợ hãi, chùn bước trước khó khăn. Câu 1 2 - Hiện trạng: qua 2 ví dụ của đề bài, HS đưa thêm những ví dụ khác trong 3 cuộc sống xung quanh của người Việt, so sánh với thế giới (VD: 2,0 cách cư xử của người Nhật trước thảm họa; học sinh tiểu học Hàn Quốc được học cách đối phó với tai nạn tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul, …) để thấy: Người Việt trẻ thiếu hụt nhiều kỹ năng sống cần thiết nhất, tối thiểu nhất trong cuộc sống như: tự phục vụ, tự sinh tồn, tự ứng phó thậm chí là tự suy nghĩ, tự trình bày ý kiến cá nhân, khả năng sáng tạo… - Hậu quả: đưa lại thói xấu chung cho người Việt trẻ và cả cộng đồng: không biết tự giải quyết tình trạng khó khăn của bản thân, hay đổ lỗi 1,0 cho hoàn cảnh, không tự chịu trách nhiệm, sống dựa dẫm ỷ lại phụ thuộc, … - Nguyên nhân: + sự bao bọc của gia đình vô tình hình thành tâm lý thụ động, dựa dẫm 1,0 + tư duy giáo dục chú trọng vào kiến thức sách vở vô tình làm hổng khuyết sự tự chủ trong hành vi + thói quen suy nghĩ của người Việt: không tin tưởng nên cũng không tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tự phát triển. - Phương hướng giải quyết: từ góc độ học sinh, nên tự rèn luyện, tự học 3 những kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng học tập và làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, … 2,0 - Liên hệ thực tế, bản thân, rút ra bài học. Biểu điểm: - Điểm 7 - 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 1 - 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). Giải thích - Ý kiến của Xuân Diệu nêu lên một cách khái quát yêu cầu của người đọc thơ đối với thơ ca: + Nguồn gốc của thơ ca: "Thơ phải xuất phát từ thực tại": thơ được sinh ra từ trong hiện thực, cuộc đời → cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong cuộc sống: "Văn học là hình ảnh chủ quan của thế 3,0 giới khách quan". + Nội dung của thơ ca phải thể hiện "một tâm hồn, một trí tuệ": thơ ca Câu 2 1 phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng của thi nhân để rồi đưa tình cảm, tư tưởng đó đến với môi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của một cái tôi cá nhân với cuộc đời. + Nghệ thuật sáng tạo thơ ca "càng cá thể, càng độc đáo, càng hay": Thơ ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phẩm chất riêng biệt của thi nhân. => Tóm lại: đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật để đem lại giá trị thẩm mĩ. Chứng minh – Bình luận a. Cuộc sống là điểm xuất phát, là đề tài vô tận, gợi nhiều cảm xúc phong phú, là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội. Những giá trị 2,5 nghệ thuật chân chính xưa nay đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa từ mảnh đất thực tế của thời đại mình. Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu không bắt nguôn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát li thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời bởi khi ấy, thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý "nghệ thuật vị nhân sinh" của mình. HS đưa dẫn chứng cụ thể, phù hợp b. Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất liệu đời sống thì không làm nên giá 2,5 trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng hiện thực đời sống mà 2 không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sĩ thì không thể hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy cần thấy rằng, thơ ca là cuộc đời nhưng không phải sự sao chép máy móc, mà phải được cảm nhận, thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ của thi nhân để thành thơ. Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi nguyên được tái hiện qua lăng kính đời sống, tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy, nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng nhạt nhẽo, vô vị, tầm thường, chỉ là sự làm xiếc ngôn từ vụng về, chẳng thể đánh lừa được người đọc. HS đưa dẫn chứng cụ thể, phù hợp c. Vẻ đẹp của thơ ca còn được đánh giá ở hình thức thể hiện. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, vì vậy thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in 2,5 dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, "càng cá thể, càng độc đáo càng hay". Nhờ khả năng sáng tạo tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới từ những điều đã cũ. Nếu không có sáng tạo, không có phẩm chất riêng thì tác phẩm và tác giả sẽ không thể tồn tại trong văn chương. Những sáng tạo về hình thức biểu hiện rất phong phú qua thể loại, cấu tứ tác phẩm, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ,... HS đưa dẫn chứng cụ thể, phù hợp Mở rộng: Bài học đối với người sáng tác và người tiếp nhận thơ ca. - Nhà thơ: trau dồi vốn sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình, lao động công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng 3 1,5 tạo. - Bạn đọc: tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà thơ. Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). - Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. Trần Thị Phương SĐT: 0936496936 TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI ĐỀ NGUỒN HSG DUYÊN HẢI 10- 2015 MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN Thời gian: 180 phút Câu I (8 điểm) “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp” (J. Goethe) Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên. Câu II (12 điểm) “Đó là niềm vui lớn cộng với nỗi đau dài Tích lại cho đời thành chất ngọc Ức Trai” (Phạm Hổ) Câu thơ trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi? --------------------------Hết----------------------------- Lưu ý: Giám thị không cần giải thích gì thêm. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 (Đề thi này có 1 trang, gồm 2 câu) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu1: (8 Điểm) Viết một bài văn (khoảng 600 từ) bình luận ý kiến sau đây: “Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực”. (Keith.Đ.Harrell) Câu 2: (12 Điểm) Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), các đoạn trích “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị ĐIểm) và “Cung oán ngâm” (Nguyễn Gia Thiều). ....................................................Hết.................................................... Người ra đề: Trần Hương Giang - 0985360200 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 Câu 1: (8 điểm) A. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lý) - Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả. B. Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau: 1. Giải thích (2 điểm) - Tài sản: của cải vật chất và tinh thần có giá trị với chủ sở hữu. - Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành dộng. - Về nội dung: ý kiến cho rằng thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có. - Về ý nghĩa: câu nói khẳng định ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực từ đó khích lệ động viên con người sống tích cực. 2. Luận bàn ý kiến (4 điểm) a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Luôn chủ động trước cuộc sống: + Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. + Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại * Với cá nhân: - Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan