Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông 1.Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Hoc 12 theo chương...

Tài liệu 1.Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Hoc 12 theo chương

.DOC
13
5316
66

Mô tả:

Bài tập trắc nghiệm theo từng chương từ dễ đến khó
ÔN TẬP CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Thầy Nguyễn Hoàng Duy- THPT Tháp Mười Bài 1 Câu 1. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là A. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của AND theo hai hướng ngược chiều nhau. B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi. C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống vớ ADN mẹ ban đầu. D. trong hai ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. Câu 2. Số mã bộ ba mã hoá cho các axit amin là A. 64 B. 42 C. 61 D. 21 Câu 3. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào? A. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAX, UAG, UGX B. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UXA, UXG, UGX C. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAU, UAX, UGG D. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền? A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nuclêotit kế tiếp nhau quy định một axit amin. B. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit (không gối lên nhau). C. Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật đều một mã di truyền riêng. D. Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba. Câu 5. Mă di truyền mang tính thoái hóa, tức là: A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mă di truyền. B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mă hóa cho một loại axit amin. C. một bộ ba mă di truyền chỉ mă hóa cho một axit amin. D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mă di truyền. Câu 6. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là: A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mă di truyền. B. một bộ ba mă di truyền chỉ mă hóa cho một axit amin. C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mă di truyền, trừ một vài ngoại lệ. D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin Câu 7. Vai trò của enzim ADN polimêraza trong quá trình nhân đôi ADN: A. Tháo xoắn phân tử ADN B. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN C. Lắp ráp các nulêotit tự do theo nguyên tắc bổ sung . D. Nối các đoạn okazaki lại với nhau Câu 8. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mă hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. mă di truyền. B. bộ ba mă hóa (côđon). C. gen. D. bộ ba đối mă (anti côđon). Câu 9. Quá trình tự nhân đôi của ADN, mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki.Các đoạn này được nối liền với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim : A.ADN polimeraza B.ARN polimeraza C.ADN nối (ligaza) D.Enzim redulaza Câu 10. Mã di truyền là: A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào. B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin. C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin. D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng. Câu 11. Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là: A. 5’ AAG 3’. B. 5’ AUG 3’. C. 5’ UAG 3’. D. 5’ UGA 3’. Câu 12. Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi pôlipeptit sơ khai là: A. Lơxin. B. Valin. C. Mêtiônin. D. Alanin. Câu 13. : Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của vi khuẩn là: A. Foocmin mêtiônin. B. Valin. C. Mêtiônin. D. Alanin. Câu 14. Enzim ADN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều: A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. Cả hai chiều. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. Câu 15. Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Ôkazaki là: A. Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh. B. Các đoạn intrôn của gen phân mảnh. C. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’→3’. D. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’→5’. Câu 16: Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số ADN “con, cháu” có thể là: A. k. B. 2k. C. 2k. D. k2. Câu 17: Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được sinh ra là: A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 18. Điều nào sau đây chính xác khi nói về quá trình nhân đôi ADN? (1) Diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia. (2) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bào tồn. (3) Mỗi đơn vị nhân đôi gồm hai chạc chữ Y. (4) Emzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. (5) Trên mạch khuôn 3’ → 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. (6) Trên mạch khuôn 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quảng tạo nên các đoạn Okazaki. A. (1), (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (4), (5), (6). Bài 2 Câu 19. Câu nào dưới đây là không đúng? A.Ở tế bào nhân sơ, sau khi tổng hợp, foocmin mêtiômin được cắt khỏi chuỗipôlipeptit. B.Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Met đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã. D. Tất cả các prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học. Câu 20. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình : A. Di truyền B. Phiên mã C. Giải mã D. Tổng hợp Câu 21. Phiên mã ở phần lớn sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai sau đó tạo thành ARN trưởng thành tham gia quá trình dịch mã chỉ gồm : A.Các exon B.Các intron C.Các endoxon D.Các endointron. Câu 22. Mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành trình tự các axitamin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin gọi là : A.Di truyền B.Phiên mã C. Giải mã D.Tổng hợp. Câu 23. Các axit amin liên kết nhau bằng liên kết A. Peptit B. Hidro C. Glycozit D. Photphodieste Câu 24. Phiên mã (PM) khác dịch mã (DM) như thế nào? A. Không khác nhau. B. PM là tổng hợp ARN, còn DM là tổng hợp Prôtêin. C. DM là tổng hợp ARN, còn PM là tổng hợp Prôtêin. D. DM xảy ra trước, PM xảy ra sau. Câu 25: Khi phiên mã thì mạch khuôn được chọn làm gốc là: A. Mạch 3’→5’ của gen. B. Mạch 5’→3’ của gen. C. Cả hai mạch của gen. D. Mạch 5’→3’ của mARN. Câu 26: Kết quả chính của quá trình phiên mã là: A. Biến mạch gen gốc thành mARN. B. Tạo ra ARN từ khuôn là mạch gen gốc. C. Dịch trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin. D. Đúc tARN và rARN từ khuôn là mạch men gốc. Câu 27: Khi phiên mã, thì enzim chỉ trược theo chiều 3’→5’là: A. Enzim tháo xoắn. B. ARN-pôlimeraza. C. ADN-pôlimeraza. D. ADN-ligaza. Câu 28: Trong quá trình sinh tổng hợp Prôtêin, thì chức năng vận chuyển axit amin là của: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. Câu 29: Hợp phần bắt buộc của ribôxôm là: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. Câu 30. Ở tế bào nhân thực, các prôtêin mới được tổng hợp ra đều: A. Có mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ. B. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau đó bị cắt bỏ. C. Luôn có mêtiônin ở vị trí đầu tiên. D. Luôn có foocmin mêtiônin ở vị trí đầu tiên. Câu 31: Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp theo các bước: A. Gen→mARN sơ khai→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN. B. Gen→mARN sơ khai→Tách intrôn→Ghép êxôn→mARN. C. Gen→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN sơ khai→mARN. D. Gen→Tách êxôn→mARN sơ khai→Ghép intrôn→mARN. Câu 32: Kết quả của giai đoạn dịch mã là: A. Tạo ra phân tử mARN mới. B. Tạo ra phân tử tARN mới. C. Tạo ra phân tử rARN mới. D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới. Câu 33: Liên kết peptit đầu tiên trong dịch mã xuất hiện giữa: A. Axit amin thứ nhất và a.a thứ hai. B. Mêtiônin và a.a thứ nhất. C. Axit amin thứ nhất và a.a thứ hai. D. Axit amin mở đầu và a.a thứ nhất. Câu 34: Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mARN tương ứng là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… Câu 35: Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mạch bổ sung là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… Câu 36. Nếu mã gốc có đoạn: TAXATGGGXGXTAAA…thì các đối mã của tARN tương ứng theo trình tự là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… Câu 37: Mạch khuôn của gen có đoạn 3’… TATGGGXATGTA…5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự là: A. 3’… AUAXXXGUAXAU…5’ B. 5’…AUAXXXGUAXAU…3’ C. 3’… ATAXXXGTAXAT …5’ D. 5’…ATAXXXGTAXAT …3’ Câu 38: Pôlixôm (hoặc polyribosome) là: A. Tập hợp ribôxôm liền nhau ở lưới nội chất. B. Các ribôxôm đã tham gia giải mã cho 1 gen. C. Các ribôxôm trên 1 mARN cùng thời điểm. D. Mọi ribôxôm tăng hiệu suất giải mã 1 gen. Câu 39: Pôlixôm có ý nghĩa là: A. Tăng hiệu suất phiên mã. B. Tổng hợp nhiều prôtêin. C. Cùng phiên mã 1 mARN. D. Tăng hiệu suất giải mã. Câu 40: Phân tử đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất nhưng không trực tiếp tham gia dịch mã và giải mã là: A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 41: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A. 5'AUG3'. B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 3'AUG5'. Câu 42: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. C. đều có sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza. D. đều lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung. Câu 43: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã ở E.coli là A. (3) và (5). B. (2) và (3). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4). Câu 44: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu khởi đầu phiên mã (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’ (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã Các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4) C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 45: Cho các thông tin sau: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4). Câu 46: Khi nói về dịch mã, những phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ xảy ra trong nhân của tế bào nhân thực (2) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động (3) tARN đầu tiên tiến vào ribôxôm và gắn vào phân tử mARN ở vị trí có bộ ba mở đầu ’ 5 UAA 3’ (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba 5 ’UGA 3’ trên phân tử mARN A. (1), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (2), (4) Bài 3 Câu 47. Điều hoà hoạt động của gen chính là A. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra B. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra C. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra. D. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra Câu 48. Promoter có vai trò A. Tổng hợp các enzim tham gia vào phân giải đường lactozo B. Là nơi protein ức chế bám vào C. Là nơi ARN – polimeraza bám vào D. Tổng hợp protein điều hòa Câu 49. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì ? A.Nơi tiếp xúc với enzim ARN – polimerazza B.Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa C.Mang thông tin quy định enzim ARN – polimeraza D.Nơi liên kết với prôtêin điều hòa Câu 50. Vai trò của lactozo trong mô hình operon Lac là: A. Liên kết với operator B. Liên kết với Promotor C. Liên kết với protein ức chế D. Liên kết với gen điều hòa Câu 51. Mô hình operon Lac là mô hình điều hòa ở cấp độ nào A. Điều hòa phiên mã B. điều hòa dịch mã C. Điều hòa sau dịch mã D. Điều hòa sau phiên mã Câu 52. Nhà khoa học đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh mô hình điều hòa hoạt động gen là: A. Cric và Oatsơn (Francis Crick & James Watson). B. Giacôp và Mônô (Francois Jacob & Jacques Monod). C. Lamac và Đacuyn (Jaen Lamark & Charles Darwin). D. Menđen và Moocgan (George Mendel & Thomas Morgan). Câu 53: Không thuộc thành phần 1 ôpêrôn, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của ôpêrôn là: A. Vùng vận hành. B. Vùng khởi động. C. Gen cấu trúc. D. Gen điều hòa. Câu 54. Ôpêratơ (Operator, viết tắt: Ô) là: A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. B. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã. C. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. Câu 55: Rêgulatơ (regulator, viết tắt: R) là: A. Vùng mã hóa ở gen điều hòa tạo prôtêin ức chế. B. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã. C. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. Câu 56: Ôpêrôn Lac có trình tự là: A. Vùng khởi động-Vùng vận hành-Cụm gen cấu trúc. B. Vùng khởi động-Gen chỉ huy-Cụm gen cấu trúc. C. Gen điều hòa→Gen cấu trúc→Gen chỉ huy. D. Gen điều hòa→Vùng khởi động→Gen cấu trúc. Câu 57. Đối với hoạt động của ôpêrôn, chất cảm ứng có vai trò: A. Hoạt hóa ARN-pôlimeraza. B. Ức chế gen điều hòa. C. Hoạt hóa vùng khởi động. D. Vô hiệu hóa prôtêin ức chế. Câu 58. Các bước xảy ra trong quá trình điều hòa hoạt động của vi khuẩn E.coli trong môi trường có chất cảm ứng ở operon Lac như sau: (1) Prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành (2) Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế (3) Các enzim được tạo ra tới phân giải Lactôzơ trong tế bào (4) Prôtêin ức chế được giải phóng liên kết với vùng vận hành (5) Gen cấu trúc tiến hành phiên mã và dịch mã Sắp xếp các bước trên theo đúng trình tự khi môi trường có Lactôzơ: A. 1 → 4 → 2 → 3 → 5 B. 2 → 1 → 4 → 3 → 5 C. 1 → 2 → 3 → 4 →5 D. 2 → 1 → 5 → 3 → 4 Câu 59. Cho các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp không có đường lactose mà operon lac vẫn thực hiện phiên mã? (1) Gen điều hòa (R) của operon bị đột biến dẫn đến prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học (2) Đột biến mất vùng khởi động (P) của operon (3) Vùng vận hành (O) của operon bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế (4) Gen cấu trúc bị đột biến dẫn đến prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng Phương án đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 4 Câu 60. Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là A. mất và thêm nột cặp nucleotit. B. thay thế 1 cặp nucleotit. C. thêm và thay thế một cặp nucleotit. D. Mất và thay thế một cặp nucleotit. Câu 61. Thể đột biến là A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn. B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian. C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội. D. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình. Câu 62. Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nucleotit không theo nguyên tắt bổ sungkhi ADN đang tự nhân đôi là A. thêm 2 cặp nucleotit. B. thêm một cặp nucleotit. C. thay thế một cặp nucleotit. D. mất một cặp nucleotit. Câu 63. Trình tự các thay đổi nào dưới đây là đúng nhất? A. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong chuỗi pôlipeptit → thay đổi tính trạng. B. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit → thay đổi tính trạng. C. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin → thay đổi tính trạng. D. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN → thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin → thay đổi tính trạng. Câu 64. Chất 5-BU tạo nên dạng đột biến nào sau đây: A. Thêm cặp nuclêotit A-T B. Thêm cặp nuclêotit A-T thành G-X C. Thay thế cặp nuclêotit A-T thành G-X D. Thêm cặp nuclêotit G-X Câu 65. Các dạng đột biến điểm gồm: A. Thay thế ,thêm, mất một cặp nuclêotit B. Thay thế ,thêm, mất một nuclêotit C. Thay thế ,thêm, mất ,chuyển một cặp nuclêotit D. Thay thế ,thêm, mất ,Chuyển cặp nuclêotit Câu 66. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây nói về đột biến điểm: A. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêotit là ít gây hại nhất B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. C. Trong bất cứ trường hợp nào,tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. D.Đột biến điểm là những đột biến nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. Câu 67. Tác động của tác nhân vật lí (tia tử ngoại (UV)) có thể làm cho : A. hai bazo ađenin trên cùng một đoạn ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen. B. hai bazo timin trên cùng một đoạn ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen C. hai bazo guanin trên cùng một đoạn ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen D. hai bazo xitôzin trên cùng một đoạn ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen Câu 68. Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipéptít do gen đó tổng hợp là A. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. B. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. D. mất 1 cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ 10. Câu 69. Tần số đột biến gen dao động từ A. 10-5 – 10-7 B. 10-4 – 10-6 C. 10 -3 – 10-5 D. 10 4 – 106 Câu 70. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên. B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. C. thêm 3 cặp nu ở bộ ba trước mã kết thúc. D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. Câu 71. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. B. đột biến A-T bằng cặp G-X. C. đột biến G-X bằng cặp A-T. D. sự sai hỏng ngẫu nhiên. Câu 72. Đột biến thay thế nuclêôtit không gây hậu quả: A. Làm prôtêin thay đổi axit amin. B. Làm chức năng prôtêin không đổi. C. Làm chiều dài gen và prôtêin không đổi. D. Thay đổi mọi bộ ba kể từ điểm đột biến. Câu 73: Đột biến gen thường gây hậu quả nặng nề nhất là: A. Dạng thay 1 nuclêôtit không ở bộ ba mở đầu. B. Dạng vừa thay lại vừa đảo vài nuclêôtit. C. Dạng đảo vị trí hai nuclêôtit. D. Dạng thêm hay mất nuclêôtit đầu tiên. Câu 74: Dạng đột biến gen thường ít gây hậu quả nghiêm trọng là: A. Dạng thay 1 nuclêôtit không ở bộ ba mở đầu. B. Dạng vừa thay lại vừa đảo vài nuclêôtit. C. Dạng đảo vị trí nhiều nuclêôtit. D. Dạng thêm hay mất nuclêôtit đầu tiên. Câu 75: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến Câu 76. Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 77: Cho các thông tin về đột biến sau đây: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. Các thông tin nói về đột biến gen là A. (1) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3). Câu 78: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì A. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. B. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. C. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. Câu 79: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin. D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Bài 5 Câu 80. Một khối gồm 8 phân tử histôn được quẩn quanh bởi 1¾ vòng có khoảng 146 cặp nuclêôtit của ADN được gọi là: A. Pôlinuclêôtit B. Crômatit. C. Nuclêôxôm. D. Ribôxôm. Câu 81. Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là A. đảo đoạn NST 22 B. chuyển đoạn NST 22. C. lặp đoạn NST 22 D. mất đoạn NST 22 Câu 82. Định nghĩa đầy đủ nhất về đột biến cấu trúc NST là A. sắp xếp lại các gen. B. làm thay đổi hình dạng NST. C. làm thây đổi cấu trúc của NST D. sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. Câu 83. Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên một NST là A. mất đoạn và lặp đoạn B. lặp đoạn và đảo đoạn C. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ D. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. Câu 84. Đột biến NST gồm các dạng A. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST. B. Thêm và đảo đoạn NST. C. Lệch bội và đa bội. D. Đa bội chẵn và đa bội lẻ. Câu 85. Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống? A. Chuyển đoạn nhỏ. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 86. NST có hình dạng rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân: A. Kì Đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. kì cuối Câu 89. Vùng nào của NST giúp nó liên kết với thoi phân bào: A. Tâm động B. Đầu mút NSt C. Trình tự khởi đầu nhân đôi D. Cánh NST Câu 90. Sợi cơ bản có đường kính là A. 2 nm B. 11 nm C. 30 nm D. 300 nm Câu 91. Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả nghiêm trọng nhất là: A. Đột biến chuyển đoạn B. Đột biến đảo đoạn C. Đột biến lặp đoạn D. Đột biến mất đoạn Câu 92. Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây giảm khả năng sinh sản là: A. Mất đoạn và lặp đoạn B. Lặp đoạn và đảo đoạn C. Đảo đoạn và chuyển đoạn D. Chuyển đoạn và mất đoạn Câu 93: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng chính: A. Lệnh bội, đa bội. B. Khuyết nhiễm, một nhiễm, ba nhiễm, đa nhiễm. C. Mất, thêm, hay thay đảo vị trí gen ở NST. D. Mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST. Câu 94: Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở một NST? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ. Câu 95:Một đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể ở lúa đại mạch rất có lợi cho công nghiệp sản xuất bia vì đột biến A. Làm tăng năng suất thu hoạch lúa mạch. B. Tăng số lượng gen tổng hợp nấm men bia. C. Tăng lượng và hoạt tính enzym amylaza. D. Làm chất lượng hạt đại mạch tốt hơn. Câu 96: Dạng đột biến NST được vận dụng để loại bỏ gen có hại là: A. Đảo đoạn nhỏ. B. Chuyển đoạn lớn. C. Thêm đoạn nhỏ. D. Mất đoạn nhỏ. Câu 97: Có 4 dòng ruồi giấm khác nhau với các đoạn ở NST số 2 là: (1) = A B F E D C G H I K (2) = A B C D E F G H I K (3) = A B F E H G I D C K (4) = A B F E H G C D I K Nếu dòng 3 là dạng gốc sinh ra các dạng kia do đột biến đảo đoạn NST, thì cơ chế hình thành các dạng đó là: A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → (1) → (4) → (3). C. (3) → (4) → (1) → (2). D. (3) → (2) → (1) → (4). Câu 98: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi. B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào. C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Câu 99: Nối cột A với cột B cho phù hợp và sắp xếp theo mức độ lớn dần trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể: A B 1. Crômatit a. 300nm 2. Sợi cơ bản b. 11nm 3. Nuclêôxôm c. 2nm 4. Sợi nhiễm sắc d. 30nm 5. ADN e. 700nm A. 5c → 3b → 2d → 4a → 1e. B. 5c → 3b → 2b → 4d → 1e. C. 1e → 4d → 2b → 3b → 5c. D. 1e → 4a → 2d → 3b → 5c. Câu 100: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? A. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng. B. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại ở vị trí củ. C. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác. D. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau. Câu 101: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm thay đổi thành phần gen trong cùng một nhiễm sắc thể. (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. A. (1), (4). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (2). Câu 102: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng A. đảo đoạn B. chuyển đoạn C. mất đoạn D. lặp đoạn Bài 6 Câu 103: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là A. aBMMnn. B. aBMn. C. aaBBMn. D. aaBBMMnn. Câu 104: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là A. AAaa x AAaa. B. AAAa x aaaa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAaa x Aaaa. Câu 105: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là A. 18. B. 9. C. 24. D. 17. Câu 106: Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó A. một cặp NST nào đó có 5 chiếc. B. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần. Câu 107: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly. Câu 108: Nhận định không đúng về thể tứ bội? A. Thể tứ bội thường có khả năng giảm phân tạo các giao tử bình thường. B. Thể tứ bội kiểu gen Aaaa tạo 2 loại giao tử bình thường là Aa và aa. C. Thể tứ bội thường có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe.... D. Thể tứ bội thường gây hại cho cơ thể sinh vật. Câu 109: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến và có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể như thế nào? A. thể không và XO. B. thể một và XO. C. thể ba và XXY. D. thể bốn và XXX. Câu 110: Thể song nhị bội là cá thể trong tế bào A. chứa bộ NST của hai loài khác nhau. B. chứa bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau. C. chứa hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. D. tồn tại song song bộ NST đơn của hai loài. Câu 111: Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do A. sự không phân li của một hay một số cặp NST trong quá trình phân bào. B. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. C. sự kết cặp không đúng của các NST trong quá trình phân bào. D. sự không phân li của một cặp NST trong quá trình phân bào. Câu 112: Trường hợp nào sau đây ở Người có thể tạo ra hợp tử phát triển thành cơ thể mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa NST 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 NST 23 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa NST 21 kết hợp với giao tử bình thường. Câu 113: Cây tứ bội Bbbb có thể tạo ra số loại giao tử bình thường là: A. 1/2 B + 1/2 B. 1/2 BB + 1/2 Bb. C. 1/2 Bb + 1/2 bb. D. 1/6 BB + 4/6 Bb + 1/6 bb. Câu 114: Tất cả các cặp NST của tế bào sinh dưỡng không phân li khi nguyên phân sẽ tạo ra: A. Tế bào lệch bội. B. Tế bào lưỡng bội. C. Tế bào đơn bội. D. Tế bào tứ bội. Câu 115: Nếu muốn tạo giống cây có thân, lá, rễ, cho năng suất cao, bạn nên dùng phương pháp: A. Gây đột biến lệch bội. B. Gây đột biến đa bội. C. Gây đột biến gen. D. Gây đột biến tăng đoạn Câu 116: Thể song nhị bội (hay song lưỡng bội) có khả năng sinh sản được là vì: A. Bộ NST của nó hoàn toàn bình thường. B. Nó có bộ NST gồm đủ cặp tương đồng. C. Nó có bộ NST là một số chẵn. D. Bộ NST của nó không đủ cặp tương đồng. Câu 117: Cải dạng Raphanus (2n = 18R) lai với cải bắp Brassica (2n = 18B) thì có khả năng sinh ra cây lai bất thụ có bộ NST là: A. 36R. B. 36B. C. 18(R + B). D. 9R + 9B Câu 118: Cây lai hữu thụ gốc từ phép lai giữa cải dại Raphanus (2n = 18R) và cải bắp Brassica (2n = 18B) có bộ NST là: A. 36R. B. 36B. C. 2(9R+9B) D. 9(R+B) Câu 119: Cây lai xa giữa cải dại (2nR =18) với cải bắp (2nB = 18) hữu thụ được gọi là: A. Thể tứ bội có 4n = 36 NST. B. Thể song nhị bội hay dị tứ bội 2nR + 2nB = 36. C. Thể lưỡng bội với nR + nB = 18 NST. D. Thể đa bội chẵn với 2(nR + nB) = 36 NST. Câu 120: Thể dị đa bội là: A. Một dạng đặc biệt của lệch bội. B. Cơ thể có bộ NST gồm bộ lưỡng bội của 2 loài. C. Một loại đa bội dị thường. D. Cơ thể vốn là đa bội, sau bị lệch bội hóa. Câu 121: Ở khoai tây bộ đơn bội là 12, thì thể tam bội của nó có: A. 25 NST. B. 24 NST. C. 36 NST. D. 48 NST. Câu 122: Củ cải có 2n = 18, thì số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là: A. 18. B. 27. C. 36. D. 45. Câu 123: Người bị hội chứng Tơcnơ có các biểu hiện chính là: A. Nam, thân cao, mù màu, chân tay dài, vô sinh, XXY. B. Nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, XXX. C. Nữ, lùn, cổ ngắn, không kinh nguyệt, OX. D. Nam, thường chết rất sớm, kiểu gen OY. Câu 124: Người mắc hội chứng Đao chủ yếu do: A. Thiếu 1 nhiễm sắc thể X (XO). B. Thừa 1 nhiễm sắc thể X (XXX). C. Thừa 1 nhiễm sắc thể số 21. D. Thiếu 1 nhiễm sắc thể số 21. Câu 125: Cơ thể có tế bào sinh dưỡng thừa 1 chiếc ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì gọi là: A. Thể không. B. Thể một. C. Thể hai. D. Thể ba. Câu 126: Ở một cặp nhiễm sắc thể tương đồng của sinh vật chỉ có 1 chiếc, thì sinh vật này gọi là: A. Thể không. B. Thể một. C. Thể ba. D. Thể bốn. Câu 127: Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể một sẽ là: A. AA’BB’C. B. AA’. C. A. D. AA’BB’CC’C”. Câu 128: Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể ba sẽ là: A. ABC. B. AA’B. C. AA’A”BB’B’CC’C’. D. AA’BB’CC’C’’. Câu 129: Thể lệch bội là cơ thể sinh vật có: A. Thay đổi NST ở một vài cặp tương đồng. B. Thay đổi số NST ở mọi cặp tương đồng. C. Bộ NST tăng lên theo bội số bộ đơn bội. D. Bộ NST gồm 2 bộ NST khác loài nhau. Câu 130: Cơ chế chung hình thành đột biến số lượng NST là: A. NST phân li bất thường ở phân bào. B. Ở kì sau I, NST không phân li. C. Kết hợp các giao tử có số NST khác thường. D. Sự không phân li NST do mất tơ vô sắc. Câu 131. Hợp tử của 1 loài ở lần nguyên phân đầu tiên do bị đột biến nên tất cả các NST đều không phân li, tế bào trên bị đột biến dạng: A. Thể bốn B. Thể bốn kép C. Thể tam bội D. Thể tứ bội Câu 132. Đăc điểm nào sau đây không có ở thể đa bội A. Cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt B. Bộ NST của loài là 2n +2 C. Đa bội lẻ thường không có hạt D. Bộ NST là bội số của bộ đơn bội. Câu 133. thể đa bội thường gặp ở : A. thực vật và động vật B. vi sinh vật C. thực vật D. động vật bậc cao . Câu 134. Thể tự đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh ở thể lưỡng bội? A. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n. B. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n. C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n. D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n. Câu 135. Vì sao cơ thể lai F1 trong lai khác loài thường bất thụ? A. Vì hai loài bố, mẹ thích nghi với môi trường khác nhau. B. Vì hai loài bố, mẹ có hình thái khác nhau. C. Vì hai loài bố, mẹ có bộ NST khác nhau về số lượng. D. Vì F1 có bộ nhiễm sắc thể không tương đồng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan