Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook 04._tai_lieu_co_ban_ve_lien_minh_chau_au...

Tài liệu 04._tai_lieu_co_ban_ve_lien_minh_chau_au

.PDF
8
344
129

Mô tả:

Liên minh châu âu
Tài liệu cơ bản về Liên minh Châu Âu BỘ NGOẠI GIAO VỤ CHÂU ÂU --- LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) -------- I. Giới thiệu chung về EU: Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni. Cờ: 2 Tôn chỉ: Trụ sở: Số ngôn ngữ chính thức: Ngày châu Âu; Diện tích: Dân số: GDP (EU 27): Thu nhập bình quân: Đoàn kết trong đa dạng (Unity in diversity) Brussels (Bỉ) 23 Ngày 9 tháng 5 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km2); Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới (thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu). 17,57 nghìn tỷ USD 32,900 USD/người/năm II. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của EU: Sau hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, sự ra đời và phát triển của EU thể hiện khát khao hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của các nước Châu Âu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới. Các mốc phát triển của EU 1950 Tuyên bố Schuman đề xuất thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu 1951 Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC), tổ chức tiền thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. 1957 Hiệp ước Rô-ma thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu (Euratom) và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự do của vốn và lao động. 1967 Hiệp ước Hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung là Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC) 1973 Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh 3 1981 1986 1987 1993 1995 1995 1997 2001 2002 2004 2007 2009 Kết nạp Hy Lạp Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp ước Rô-ma (1957) nhằm hòan thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu. Hiệp ước Maastricht (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu. Hiệp ước Schengen (về tự do di chuyển) có hiệu lực Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Hiệp ước Amsterdam sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Maastricht, chuẩn bị cho việc mở rộng EU về phía Đông. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu Âu. Đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU. Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ry, Lát-via, Li-thu-nia, Manta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và Estonia. Kết nạp Bungari và Rumani. Hiệp ước Lisbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu. Hiệp ước Lisbon (2009) sửa đổi nội dung của 2 hiệp định chủ chốt quy định bản chất, tổ chức và hoạt động của EU là Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu – TEC (Hiệp ước Rô-ma 1957) và Hiệp ước Maastricht về Liên minh châu Âu - TEU (1992). Những thay đổi quan trọng nhất gồm: 1. Cải tổ cơ chế vận hành của EU theo hướng “dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn”, xoá bỏ cơ cấu 3 trụ cột của EU, đồng thời phân định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách. 2. Hiệp ước Lisbon lần đầu tiên trao cho EU tư cách pháp nhân “thay thế và thừa kế tư cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”. 4 Ngoài ra, EU lập ra chức danh Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Đại diện cao cấp của EU về Ngoại giao và An ninh (đồng thời là Phó Chủ tịch EC) đứng đầu Cơ quan đối ngoại mới giúp việc cho Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và an ninh, độc lập với Ủy ban châu Âu nhằm tăng cường tính nhất quán trong việc triển khai chính sách đối ngoại chung của cả khối. III. Cơ cấu tổ chức: EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu và Toà án Châu Âu. 1. Hội đồng châu Âu (European Council): Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ). 2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council): Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung. Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm. 3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP): Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện 5 EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch. Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) là một nghị viện với các nghị sĩ được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Liên minh châu Âu (the Council), nó tạo thành lưỡng viện cơ quan lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới. Nghị viện và Hội đồng tạo thành cơ quan lập pháp cao nhất của Liên minh. Tuy nhiên, các quyền như thế bị giới hạn bởi quyền hạn mà các các quốc gia thành viên giao cho Cộng đồng châu Âu. Do đó, định chế này có ít quyền kiểm soát đối với các lãnh vực chính sách do các quộc gia và bên trong hai trong ba trụ cột của Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu bao gồm 750 nghị sĩ (Nghị sĩ Nghị viện châu Âu)(Ireland có 12 nghị sĩ) cấu thành khu bầu cử dân chủ lớn thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) và là khu bầu cử dân chủ xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới (492 triệu người). Nghị viện được bầu cử trực tiếp mỗi năm năm một lần theo thể thức phổ thông đầu phiếu kể từ năm 1979. Dù Nghị viện châu Âu có quyền lập pháp mà các cơ quan nói trên không có, cơ quan này lại không có quyền chủ động lập pháp như phần lớn các nghị viện quốc gia. Trong khi nó là "thể chế đầu tiên" của Liên minh châu Âu (được nêu đầu tiên ở trong các hiệp ước, có quyền lực lễ nghi ở trên các cơ quan khác cấp châu Âu, Hội đồng lại có quyền về lập pháp cao hơn Nghị viện nếu thủ tục cùng quyết định (quyền bình đẳng về sửa đổi và bác bỏ) không áp dụng. Tuy nhiên, Nghị viện lại có quyền kiểm soát ngân sách Liên minh châu Âu kể từ thập niên 1970 và có quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm Ủy ban châu Âu. Nghị viện châu Âu có hai địa điểm họp, đó là Immeuble Louise Weiss ở Strasbourg, Pháp, dành cho các phiên họp toàn thể và là trụ sở chính thức của Nghị viện và tổ hợp Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussel, Bỉ, là tòa nhà nhỏ hơn, phục vụ cho các cuộc họp trù bị và bổ sung, không toàn thể. Chi phí đi lại của các nghị sĩ Nghị viện châu Âu là một điều quan tâm. Ban thư ký Nghị viện châu Âu, cơ quan hành chính của Nghị viện, đóng ở Luxembourg. 4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. 6 Chủ tịch Ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm. Ủy ban hoạt động theo phương pháp một nội các chính phủ, với 27 ủy viên châu Âu(từ 2014 là 28 ủy viên). Mỗi nước thành viên trong Liên minh có một ủy viên, tuy nhiên các ủy viên này buộc phải đại diện cho các quyền lợi của toàn Liên minh, hơn là quyền lợi của nước mình. Một trong số 27 uỷ viên làm chủ tịch Ủy ban châu Âu (Jean-Claude Juncker) được bổ nhiệm bởi Hội đồng châu Âu với sự đồng ý của Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Jean-Claude Junckernhận chức ngày 1.11.2014 trong nhiệm kỳ 5 năm.[2] Từ "Ủy ban" có thể có nghĩa là Đoàn ủy viên như nói trên, hoặc nghĩa rộng hơn là cơ quan thể chế của Liên minh, gồm cả cơ quan hành chính quản trị khoảng 25.000 người thuộc ban gọi là Nha Tổng Giám đốc. Ủy ban có trụ sở chính ở tòa nhà Berlaymont tại thành phố Bruxelles và ngôn ngữ làm việc trong nội bộ cơ quan là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. 5. Toà án Công lý Châu Âu Tòa án Công lý châu Âu, (tiếng Anh, "European Court of Justice") tên chính thức là Tòa án Công lý (tiếng Anh, "Court of Justice") là toà án tối cao của Liên minh châu Âu giải quyết những vấn đề liên quan đến các vấn đề luật pháp của tổ chức này. Là một trong những thể chế quan trọng của Liên minh châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu có nhiệm vụ giải thích luật Liên minh châu Âu và đảm bảo việc áp dụng luật Liên minh châu Âu một cách công bằng đối với tất cả các quốc gia thành viên. Được thành lập vào năm 1952, đặt trụ sở tại Luxembourg, Tòa án Công lý châu Âu bao gồm 27 thẩm phán, đại diện cho 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Phụ thuộc vào tính chất quan trọng của từng vụ việc mà hội đồng xét xử sẽ có từ 3, 5 đến 13 thẩm phán. Chủ tịch đương nhiệm của Tòa án Công lý châu Âu là ngài Vassilios Skouris Sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12 năm 2009, "Tòa án Công lý Cộng đồng châu Âu" (tiếng Anh, "Court of Justice of the European Communities") có tên chính thức là Tòa án Công lý (tiếng Anh, "Court of Justice") mặc dù vẫn được biết đến như là Tòa án Công lý châu Âu (tiếng Anh, "European Court of Justice") để phân biệt với Tòa án Quốc tế vì Công lý (tiếng Anh, "International Court of Justice"). Tòa sơ thẩm châu Âu (tiếng Anh, "Court of First Instance") được đổi tên thành "Tòa sơ thẩm" (tiếng Anh, "General Court") và thuật ngữ "Tòa án Công lý Liên minh châu Âu" hiện tại chính thức được hiểu là bao gồm cả hai tòa nêu trên và "Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu" 7 Tòa án Công lý châu Âu là tòa án tối cao của Liên minh châu Âu trong những vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu ngoại trừ nội luật của các quốc gia thành viên. Không thể yêu cầu Tòa án Công lý châu Âu đưa ra những quyết định thay cho tòa án của các quốc gia thành viên nhưng các toà của quốc gia thành viên có thể đưa vấn đề pháp lý có liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu để Tòa án Công lý châu Âu tư vấn. Tuy nhiên, tòa án của các quốc gia thành viên bắt buộc phải tuân thủ cách giải thích luật của Tòa án Công lý châu Âu dựa trên vụ việc được xem xét để tư vấn. Tuy vậy, chỉ có tòa án tối cao của các quốc gia thành viên mới bắt buộc phải đưa vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu lên Tòa án Công lý châu Âu để nhận tư vấn. Hệ thống các điều ước quốc tế của Liên minh châu Âu cho phép Tòa án Công lý châu Âu quyền hạn đối với toàn thể quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Tòa án Công lý châu Âu đồng thời giữ vai trò trọng tài xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến các thể chế khác của Liên minh châu Âu và có nhiệm vụ giám sát quyền hạn hợp pháp của các thể chế này trong phạm vi đã quy định. Tòa án Công lý châu Âu đang phát triển mạnh mẽ với số lượng không ngừng gia tăng của các vụ việc cũng như trên phương diện ngân sách. Năm 2008, Tòa án Công lý châu Âu đã thụ lý hơn 1300 vụ việc, một con số kỉ lục. Quỹ lương cho nhân viên cũng đạt tới mức cao nhất là €238 triệu vào năm 2009. BỘ NGOẠI GIAO VỤ CHÂU ÂU 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan