Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook 03._tuyen_tap_hienphap_mot_so_quoc_gia...

Tài liệu 03._tuyen_tap_hienphap_mot_so_quoc_gia

.PDF
752
282
146

Mô tả:

Hiến pháp 1 số Quốc Gia
Lời giới thiệu | 1 TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA (Tài liệu tham khảo) 2 | TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ISBN: 978 - 604 – 914 – 272 - 7 ĐỒNG CHỦ BIÊN NGUYỄN ĐĂNG DUNG - PHẠM HỒNG THÁI LÃ KHÁNH TÙNG - VŨ CÔNG GIAO TẬP HỢP VÀ BIÊN DỊCH LÃ KHÁNH TÙNG - VŨ CÔNG GIAO NGUYỄN ĐỨC TĨNH – ĐOÀN VĂN DŨNG NGUYỄN THỊ KIM CHUNG – TRẦN ĐỨC GIANG Lời giới thiệu | 3 KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI & QUYỀN CÔNG DÂN TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA (Tài liệu tham khảo) NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC HÀ NỘI, 2012 4 | TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA Lời giới thiệu | 5 LỜI GIỚI THIỆU Hiến pháp là nền tảng pháp lý và chính trị căn bản cho việc tổ chức quyền lực nhà nước cũng như việc bảo vệ các quyền, tự do cá nhân tại các quốc gia. Việc tìm hiểu, học hỏi Hiến pháp nước ngoài đã được quan tâm ở Việt Nam từ khá lâu, tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan, tư liệu về Hiến pháp nước ngoài, đặc biệt là các bản dịch sang tiếng Việt chưa có nhiều. Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình nghiên cứu, thảo luận nhằm sửa đổi Hiến pháp (1992), việc tìm hiểu các bản Hiến pháp tiến bộ trên thế giới càng trở nên cần thiết. Trước nhu cầu đó, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức tuyển chọn và biên dịch Hiến pháp của 12 quốc gia, nhằm cung cấp thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho các đại biểu Quốc hội, các cơ quan nhà nước, các trường luật, các nhà nghiên cứu, các giảng viên và sinh viên luật và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Việc biên dịch các bản Hiến pháp này đều từ tiếng Anh sang tiếng Việt nên khó tránh khỏi có những chỗ không thực sự sát với bản ngôn ngữ gốc, dù chúng tôi có cố gắng đối chiếu, tham khảo một số bản dịch đã được một số cá nhân, tổ chức thực hiện. Khoa Luật đặc biệt cảm ơn Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học trực thuộc Văn phòng Quốc hội đã cho phép chúng tôi sử dụng và tham khảo một số bản dịch của Trung tâm. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, cuốn Tuyển tập này chắc chắc còn những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu với các độc giả. KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 6 | TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA Lời giới thiệu | 7 MỤC LỤC Nguồn văn bản..................................................................................... 9 PHẦN A HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 1 Hiến pháp Nhật Bản, 1946 .......................................................14 2 Hiến pháp Cộng hòa Hàn Quốc, 1987 .....................................36 3 Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1982....................74 4 Hiến pháp Indonesia, 1945.....................................................130 5 Hiến pháp Việt Nam, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ......157 PHẦN B HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU 6 Hiến pháp Cộng hòa Pháp, 1958 ...........................................203 7 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức, 1949............................247 8 Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 .................................................342 9 Hiến pháp Liên bang Nga, 1993.............................................387 10 Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan, 1997 ........................................440 8 | TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA PHẦN C HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC CHÂU MỸ VÀ CHÂU PHI 11 Hiến pháp Hoa Kỳ, 1787 ........................................................523 12 Hiến pháp Nam Phi, 1996 ......................................................552 Nguồn văn bản | 9 NGUỒN VĂN BẢN Phần A: 1. Hiến pháp Nhật Bản được dịch từ bản tiếng Anh tại trang tin điện tử của Thư viện Quốc hội Nhật Bản (National Diet Library, dựa trên bản tiếng Anh của Cục Xuất bản Chính phủ Nhật Bản): http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/c01.html, tham khảo bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học thuộc Văn phòng Quốc Hội (cuốn Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, NXB Thống kê, 2009). 2. Hiến pháp Hàn Quốc được dịch từ bản tiếng Anh tại trang tin điện tử của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc: http://www.ccourt.go.kr/home/att_file/download/Constitutio n_of_the_Republic_of_Korea.pd. 3. Hiến pháp Trung Quốc được dịch từ bản tiếng Anh tại trang tin điện tử của Nhân dân Nhật báo tiếng Anh (People’s Daily Online): http://english.people.com.cn/constitution/constitution.html, thực hiện bởi Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học thuộc Văn phòng Quốc Hội (cuốn Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, NXB Thống kê, 2009). 4. Hiến pháp Indonesia được dịch từ bản tiếng Anh tại trang tin điện tử của WIPO: http://www.wipo.int/clea/docs_new/pdf/en/id/id061en.pdf 10 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A Phần B: 5. Hiến pháp Cộng hòa Pháp được dịch từ bản tiếng Anh tại Trang tin điện tử của Quốc hội Pháp: http://www.assembleenationale.fr/english/8ab.asp, tham khảo bản tiếng Việt của Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học thuộc Văn phòng Quốc Hội (Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, NXB Thống kê, 2009). 6. Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức được dịch từ bản tiếng Anh đăng ở trang tin điện tử của Hạ viện Đức (Bundestag, 2010) (bản dịch của Giáo sư Christian Tomuschat và Giáo sư David P. Currie): https://www.btgbestellservice.de/index.php?navi=1&subnavi=68&anr=80201000 7. Hiến pháp Ý được dịch từ bản tiếng Anh đăng tại Trang tin điện tử của Thượng viện Ý: http://www.senato.it/documenti/repository/istituzione/costitu zione_inglese.pdf 8. Hiến pháp Liên bang Nga được dịch từ bản tiếng Anh đăng tại Trang tin điện tử của Tổng thống Liên bang Nga: http://archive.kremlin.ru/eng/articles/ConstMain.shtml, tham khảo bản tiếng Việt của Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học thuộc Văn phòng Quốc Hội (cuốn Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, NXB Thống kê, 2009). 9. Hiến pháp Ba Lan được dịch từ bản tiếng Anh đăng tại Trang tin điện tử của Hạ viện Ba Lan (SEJM): http://www.sejm.gov.pl/prawo/konst/angielski/kon1.htm, thực hiện bởi Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học thuộc Văn phòng Quốc Hội. Nguồn văn bản | 11 Phần C: 10. Hiến pháp Hoa Kỳ được dịch từ cuốn sách Constitutional Law: Cases, Materials, and Problems của Russell L.Weaver et al (NXB Wolters Kluwer, 2011), tham khảo bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ đăng tại: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem _x.html. 11. Hiến pháp Nam Phi được dịch từ bản tiếng Anh đăng tại cổng thông tin điện tử của Chính phủ Nam Phi: http://www.info.gov.za/documents/constitution. 12 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A Nguồn văn bản | 13 PHẦN A HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 14 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 1 HIẾN PHÁP NHẬT BẢN, 1946 Ảnh: Thủ tướng Yoshihiko Noda trình bày tại phiên họp lưỡng viện (Hạ viện và Thượng viện) Nhật Bản vào ngày 27 tháng 1 năm 2012.1 1 Trang tin Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản: http://www.kantei.go.jp/foreign/index-e.html. Hiến pháp Nhật Bản, 1946 | 15 HIẾN PHÁP NHẬT BẢN (Công bố ngày 3/11/1946, có hiệu lực ngày 3/5/1947) Chúng tôi, nhân dân Nhật Bản, thông qua các đại biểu Quốc hội, quyết tâm bảo vệ thành quả hợp tác hoà bình giữa các quốc gia, nền tự do của đất nước không chỉ cho chính chúng tôi mà còn cho cả những thế hệ tương lai, kiên quyết sẽ không bao giờ tham gia chiến tranh như các chính phủ trước, khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân và soạn thảo nên Hiến pháp này. Chính phủ là nơi nhân dân đặt niềm tin thiêng liêng, là nơi nhân dân trao quyền lực của mình, Chính phủ thay mặt cho nhân dân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Đó là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng của bản Hiến pháp này. Nhân dân sẽ không chấp nhận và sẽ huỷ bỏ tất cả những bản Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh cũng như những công báo không phù hợp với những quy định dưới đây. Chúng tôi, nhân dân Nhật Bản, mong muốn sự hoà bình cũng như hiểu rằng những lý tưởng về mối tương quan giữa con người, quyết tâm bảo vệ an ninh và sự sinh tồn của đất nước, tin tưởng vào công lý cũng như những dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Chúng tôi mong muốn có một vị trí nhất định trên trường quốc tế, đấu tranh cho hoà bình, chống lại sự chuyên chế, nô dịch, áp bức và bảo thủ, lạc hậu ở khắp mọi nơi trên trái đất. Chúng tôi thừa nhận rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền được sống trong tự do, không phải chịu đựng sự sợ hãi hay thiếu thốn. Chúng tôi hiểu rằng không một dân tộc nào chỉ phải chịu trách nhiệm riêng trước dân tộc mình, mà phải chịu trách nhiệm trước cả những quy luật đạo lý mang tính phổ quát nhân loại; và rằng tuân thủ các quy luật đó là nghĩa vụ của các quốc gia nếu họ muốn bảo vệ chủ quyền và biện minh cho chủ quyền của mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác. 16 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A Chúng tôi, nhân dân Nhật Bản, xin cam đoan với danh dự Tổ quốc sẽ bằng mọi nguồn lực có thể để thực hiện tất cả những mục tiêu và lí tưởng cao cả trên. CHƯƠNG I: HOÀNG ĐẾ Điều 1 Hoàng đế là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất của dân tộc, vị trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân một nước có chủ quyền. Điều 2 Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với Luật Hoàng gia do Quốc hội thông qua. Điều 3 Mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua. Việc này thuộc trách nhiệm của Nội các. Điều 4 Hoàng đế chỉ tiến hành các hoạt động liên quan đến quốc gia như được quy định trong Hiến pháp này, Hoàng đế không có quyền lực trong chính phủ. Hoàng đế có thể ủy quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến quốc gia cho người khác nhưng phải phù hợp với các điều khoản được pháp luật quy định. Điều 5 Khi chế độ nhiếp chính được thành lập theo quy định của Luật hoàng gia, quan nhiếp chính sẽ nhân danh Hoàng đế để tiến hành các hoạt động liên quan đến các vấn đề quốc gia. Trong trường hợp này, đoạn 1 của điều khoản trên sẽ có hiệu lực. Hiến pháp Nhật Bản, 1946 | 17 Điều 6 Hoàng đế bổ nhiệm Thủ tướng theo chỉ định của Quốc hội đồng thời bổ nhiệm Chánh Án Toà án tối cao theo đề nghị của Nội các. Điều 7 Với sự tư vấn và đồng ý của Nội các, Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện các quyền sau: 1. Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh của Nội các và hiệp ước; 2. Triệu tập Quốc hội; 3. Giải tán Hạ nghị viện; 4. Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội; 5. Chứng thực việc bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật hiện hành; xác nhận thư ủy quyền và thư ủy nhiệm của đại sứ, công sứ; 6. Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công dân; 7. Trao huân chương 8. Xác nhận thư phê chuẩn và các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành. 9. Tiếp đón các Công sứ và Đại sứ nước ngoài. 10. Tham gia các lễ nghi. Điều 8 Không có sự cho phép của Quốc hội, Hoàng gia không được nhận hay tặng bất kỳ tài sản hay tặng phẩm nào. 18 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A CHƯƠNG II: PHỦ NHẬN CHIẾN TRANH Điều 9 Mong muốn một nền hoà bình dựa trên công lý và trật tự, dân tộc Nhật Bản phản đối việc coi chiến tranh là một quyền chủ quyền của quốc gia và phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế. Để đạt được những mục tiêu đó, Nhật Bản sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Quyền tham chiến không được công nhận. CHƯƠNG III: CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÂN DÂN Điều 10 Các điều kiện cần thiết để trở thành công dân của Nhật Bản sẽ được xác định theo pháp luật. Điều 11 Mọi người đều được hưởng các quyền cơ bản. Những quyền đó là vĩnh viễn, bất khả xâm phạm dành cho công dân Nhật không chỉ ở thế hệ này mà còn ở các thế hệ tương lai và được bảo đảm trong Hiến pháp này. Điều 12 Quyền tự do và những quyền được bảo đảm trong Hiến pháp này phải được mọi người duy trì, không lạm dụng vì mục đích riêng và phải được sử dụng vì sự thịnh vượng chung của đất nước. Điều 13 Tất cả mọi người đều được thừa nhận là những cá nhân riêng biệt. Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của công dân phải được đặc biệt quan tâm trong hoạt động lập pháp cũng như trong hoạt động khác của chính phủ và không đi ngược lại với quyền lợi chung của cộng đồng. Hiến pháp Nhật Bản, 1946 | 19 Điều 14 Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Không có sự phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, tình trạng xã hội hay lai lịch bản thân trong tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế. Không công nhận giai cấp quý tộc hay chức tước quý tộc. Không có bất kỳ đặc ân nào đi kèm chức tước, huy chương trao tặng cho một cá nhân trong hiện tại hay tương lai, Chính phủ không công nhận giải thưởng nào có giá trị quá cuộc đời của cá nhân đó. Điều 15 Công dân có quyền bất khả xâm phạm trong việc lựa chọn hay bãi nhiệm các viên chức. Các viên chức phục vụ cả cộng đồng chứ không phải một nhóm người nào. Phổ thông đầu phiếu được áp dụng cho công dân đến tuổi đi bầu cử được bảo đảm để lựa chọn các vị đại biểu nhân dân. Mọi cuộc bầu cử đều theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Cử tri không cần tường trình việc bỏ phiếu của mình với bất kỳ ai. Điều 16 Mọi công dân đều có quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại, cắt chức các công chức, kiến nghị ban hành, huỷ bỏ, sửa chữa đạo luật, sắc lệnh, điều lệ hay khiếu nại trong các lĩnh vực khác; không người nào bị phân biệt đối xử vì ủng hộ các kiến nghị này. Điều 17 Mọi công dân khi bị thiệt hại vì bất kỳ hành vi bất hợp pháp của công chức đều có quyền yêu cầu Chính phủ bồi thường theo pháp luật. Điều 18 Không ai bị lệ thuộc dưới bất cứ hình thức nào. Sự nô dịch, trừ trong trường hợp tự nguyện là hình phạt của trọng tội, bị ngăn cấm. 20 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A Điều 19 Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng Điều 20 Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng. Không một tổ chức tôn giáo nào có thể nhận được đặc ân của Chính phủ hay được thực hiện thẩm quyền chính trị. Không ai bị bắt buộc tham gia các hoạt động, lễ nghi của các tổ chức tôn giáo. Chính phủ và các cơ quan Nhà nước không theo nền giáo dục mang tính tôn giáo và cũng không có các hành vi tôn giáo. Điều 21 Công dân có quyền tụ họp, ngôn luận, báo chí và mọi hình thức biểu đạt ý kiến đều được chấp nhận. Không có sự kiểm duyệt và sự tối mật trong các cách thức truyền đạt thông tin được bảo đảm. Điều 22 Mọi công dân đều có quyền lựa chọn và thay đổi chỗ ở, nghề nghiệp nếu điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi chung của cộng đồng. Công dân có quyền xuất ngoại và từ bỏ quốc tịch. Điều 23 Chính phủ bảo đảm quyền tự do học thuật của công dân. Điều 24 Hôn nhân phải có sự tán thành của cả hai vợ chồng, phải tồn tại dựa trên sự hợp tác, bình đẳng về quyền lợi giữa hai người. Dựa trên tinh thần tôn trọng phẩm giá cá nhân, bình đẳng giới, pháp luật ban hành quy định về việc lựa chọn vợ chồng, quyền tư hữu, thừa kế, lựa chọn nơi ở, li dị và mọi vấn đề khác về hôn nhân, gia đình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan