Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook 02._to_chuc_nha_nuoc_trong_hien_phap_mot_so_nuoc_tren_tg...

Tài liệu 02._to_chuc_nha_nuoc_trong_hien_phap_mot_so_nuoc_tren_tg

.PDF
164
446
95

Mô tả:

Hiến pháp một số quốc gia
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CENTRE FOR INFORMATION, LIBRARY AND RESEARCH SERVICES MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Hà Nội, tháng 2/2012 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore 2 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore MỤC LỤC MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ....................................................................................... 6 HIẾN PHÁP VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA ....................................................... 6 CHƯƠNG 2........................................................................................................ 6 VỀ VUA ............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 7........................................................................................................ 9 VỀ QUỐC HỘI .................................................................................................. 9 CHƯƠNG 8...................................................................................................... 14 VỀ CHÍNH PHỦ .............................................................................................. 14 CHƯƠNG 9...................................................................................................... 15 QUYỀN LỰC TOÀ ÁN ................................................................................... 15 CHƯƠNG 10.................................................................................................... 16 HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP ................................................................................ 16 CHƯƠNG 11.................................................................................................... 17 VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ....................................................................... 17 CHƯƠNG 12.................................................................................................... 18 VỀ ĐẠI HỘI QUỐC DÂN .............................................................................. 18 CHƯƠNG 13.................................................................................................... 18 VỀ QUYỀN XEM XÉT VÀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ..................................... 18 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP ............................................................... 19 CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC ......................................................................... 19 II. LIÊN BANG VÀ CÁC TIỂU BANG ................................................. 19 III. QUỐC HỘI LIÊN BANG .................................................................... 26 IV. HỘI ĐỒNG LIÊN BANG ................................................................... 30 IVa. UỶ BAN LIÊN HỢP............................................................................... 31 V. TỔNG THỐNG LIÊN BANG ............................................................. 31 VI. CHÍNH PHỦ LIÊN BANG ................................................................. 34 VII. PHÁP LUẬT LIÊN BANG VÀ CÁC THỦ TỤC LẬP PHÁP ..... 36 VIII. VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT LIÊN BANG VÀ CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG 45 IX. BỘ MÁY TƯ PHÁP ............................................................................. 51 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP .......................................................... 58 CỘNG HÒA HÀN QUỐC ............................................................................... 58 Chương III: ....................................................................................................... 58 QUỐC HỘI ...................................................................................................... 58 Chương IV:....................................................................................................... 63 CƠ QUAN HÀNH PHÁP ................................................................................ 63 Mục 1: .......................................................................................................... 63 Tổng thống ................................................................................................... 63 Mục 2: Chính phủ ....................................................................................... 67 3 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Chương V: ........................................................................................................ 70 TOÀ ÁN ........................................................................................................... 70 Chương VI:....................................................................................................... 72 TÒA ÁN HIẾN PHÁP ..................................................................................... 72 Chương VII: ..................................................................................................... 73 ĐIỀU HÀNH BẦU CỬ.................................................................................... 73 Chương VIII: .................................................................................................... 74 TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG .............................................................................. 74 …MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP ........................................................... 74 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP ............................................................... 75 CỘNG HÒA PHILIPPIN...................................................................................... 75 ĐIỀU V ............................................................................................................ 75 QUYỀN BẦU CỬ............................................................................................ 75 ĐIỀU VI ........................................................................................................... 75 CƠ QUAN LẬP PHÁP .................................................................................... 75 ĐIỀU VII .......................................................................................................... 82 CƠ QUAN HÀNH PHÁP ................................................................................ 82 ĐIỀU VIII ........................................................................................................ 89 CƠ QUAN TƯ PHÁP ...................................................................................... 89 ĐIỀU IX ........................................................................................................... 93 A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................ 93 B. ỦY BAN CÔNG VỤ................................................................................. 94 C. ỦY BAN BẦU CỬ ................................................................................... 96 D. ỦY BAN KIỂM TOÁN............................................................................. 99 ĐIỀU X .......................................................................................................... 100 CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG .................................................................. 100 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................. 100 KHU VỰC TỰ TRỊ .................................................................................... 102 ĐIỀU XI ......................................................................................................... 103 TRÁCH NHIỆM CỦA QUAN CHỨC .......................................................... 103 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP ............................................................. 108 CỘNG HÒA SINGAPORE ................................................................................ 108 PHẦN II: ........................................................................................................ 108 NỀN CỘNG HÒA VÀ HIẾN PHÁP ............................................................. 108 PHẦN V: ........................................................................................................ 110 CHÍNH PHỦ .................................................................................................. 110 Chương I. Tổng thống................................................................................ 110 PHẦN VA: ..................................................................................................... 134 HỘI ĐỒNG CỐ VẤN TỔNG THỐNG ......................................................... 134 4 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore PHẦN VI:....................................................................................................... 140 CƠ QUAN LẬP PHÁP .................................................................................. 140 PHẦN VII: ..................................................................................................... 153 HỘI ĐỒNG TỔNG THỐNG VỀ QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ .................................................................................................................................... 153 PHẦN VIII: .................................................................................................... 160 TƯ PHÁP ....................................................................................................... 160 5 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA1 … CHƯƠNG 2 VỀ VUA Điều 7: Vua Campuchia trị vì nhưng không nắm quyền. Vua làm quốc trưởng suốt đời. Không ai có thể phế truất được Vua. Điều 8: Vua là biểu tượng cho sự thống nhất và trường tồn của dân tộc. Vua là người đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Campuchia, là người đảm bảo tôn trọng quyền và tự do của công dân và tôn trọng hiệp ước quốc tế. Điều 9: Vua có vị trí cao cả như người trọng tài để đảm bảo cho việc thừa hành quyền lực chung được suôn sẻ Điều 10: Chế độ quân chủ Campuchia là chế độ được lựa chọn. Nhà vua không có quyền cử người trị vì kế tục. Điều 11: Trong trường hợp Nhà vua không đảm nhiệm được nhiệm vụ Quốc trưởng cho bị bệnh nặng mà được nhóm thầy thuốc do Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng hoặc đồng Thủ tướng chỉ định, thì chủ tịch Quốc hội đảm nhận nhiệm vụ Quốc trưởng thay vua với cương vị là “Quốc vương”. Điều 12: Khi Vua băng hà, Chủ tịch Quốc hội đảm nhận nhiệm vụ là quyền Quốc trưởng với cương vị là Quốc vương của Vương quốc Campuchia. Điều 13: Trong thời gian chậm nhất là 7 ngày, vị vua mới của Vương quốc Campuchia phải được Hội đồng ngôi vua cử chọn. 1 Bản dịch của Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 6 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Thành phần Hội đồng ngôi vua gồm: Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng Hai vị thượng toạ của hai phái đại, tiểu thừa Phó chủ tịch thứ nhất và phó chủ tịch thứ hai Quốc hội. Việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng ngôi vua, được quy định trong luật. Điều 14: Vua của Vương quốc Campuchia phải được lựa chọn trong những người thuộc huyết thống Khmer, ít nhất từ 30 tuổi và mang dòng dõi Vua “Angđuông”, Norodom và Sisovatn. Trước khi lên trị vì, Vua phải tuyên thệ như ghi trong phụ lục 4. Điều 15: Vợ của Vua có cương vị là Hoàng hậu của vương quốc Campuchia Điều 16: Hoàng hậu vương quốc Campuchia không có quyền làm chính trị, đảm nhận chức vụ lãnh đạo Nhà nước, chính phủ, chính quyền hoặc chính trị. Hoàng hậu chỉ hoạt động nhằm phục vụ lợi ích xã hội, nhân đạo, tôn giáo và giúp vua trong nghi lễ ngoại giao. Điều 17: Điều khoản quy định vua chỉ trị vì mà không nắm quyền được nêu trong điều 7 Hiến pháp này là không thể sửa đổi. Điều 18: Nhà vua liên hệ với Quốc hội thông qua văn thư, các văn thư này Quốc hội không thể đem ra tranh luận. Điều 19: Nhà vua bổ nhiệm thủ tướng và nội các theo thủ tục được nêu trong điều khoản 100. Điều 20: Mỗi tháng nhà vua tiếp thủ tướng và Nội các hai lần để nghe báo cáo tình hình đất nước. Điều 21: 7 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Theo đề nghị của nội các, vua ký sắc lệnh bổ nhiệm thay đổi hoặc bãi miễn quan chức dân sự, quân sự và đại sứ hoặc đại biện đặc mệnh toàn quyền. Theo đề nghị của Hội đồng thẩm phán, Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm, thay đổi hoặc bãi miễn thẩm phán toà án. Điều 22: Khi dân tộc đương đầu với mối hiểm hoạ, sau khi đã được thống nhất với Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, Vua ban bố tình trạng đất nước lâm nguy. Điều 23: Nhà vua là Tổng chỉ huy tối cao quân đội Hoàng gia Campuchia. Tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia phải được bổ nhiệm để chỉ huy quân đội Hoàng gia. Điều 24: Vua làm chủ tịch Hội đồng quốc phòng sẽ được thành lập do một luật quy định. Vua ban bố tình trạng chiến tranh sau khi được Quốc hội thông qua. Điều 25: Vua nhận Quốc thư của các Đại sứ hoặc đại diện đặc mệnh toàn quyền của các nước tại Vương quốc Campuchia. Điều 26: Vua ký các Hiệp ước, Hiện định quốc tế và phê chuẩn các Hiệp ước hiệp định đó sau khi được Quốc hội thông qua. Điều 27: Vua có quyền giảm tội và ân xá. Điều 28: Vua ký sắc lệnh ban hành Hiến pháp và các luật đã được Quốc hội thông qua và ký các sắc lệnh khác theo đề nghị của Nội các. Điều 29: Vua ban hành và trao huân chương quốc gia theo đề nghị của Nội các. Vua quyết định phong quân hàm cấp bậc quân sự và dân sự theo luật quy định. Điều 30: Khi Vua vắng mặt, Chủ tịch quốc hội là Quốc trưởng lâm thời. … 8 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore CHƯƠNG 7 VỀ QUỐC HỘI Điều 76: Quốc hội có ít nhất 120 đại biểu. Đại biểu quốc hội phải được bầu thông qua tổng tuyển cử tự do, công bằng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu quốc hội có thể tái ứng cử. Mọi công dân Khmer, cả nam và nữ, có quốc tịch gốc Khmer, từ 25 tuổi trở lên, đều có quyền ứng cử đại biểu quốc hội. Đơn vị tổ chức bầu cử, thể thức và cách tiến hành bầu cử được quy định trong luật bầu cử. Điều 77: Đại biểu quốc hội là đại diện của toàn dân Campuchia chứ không phải chỉ là đại diện của dân trong vùng của mình. Điều 78: Nhiệm kỳ của quốc hội quy định là 5 năm và kết thúc khi quốc hội mới lên thay thế. Quốc hội không thể bị giải tán trước nhiệm kỳ, trừ trường hợp trong vòng 12 tháng mà chính phủ bị lật đổ tới hai lần, thì Vua phải giải tán quốc hội, sau khi có đề nghị của Thủ tướng và được sự đồng ý của Chủ tịch quốc hội. Việc bầu quốc hội mới phải được tiến hành chậm nhất trong vòng 60 ngày kể từ ngày quốc hội cũ bị giải tán. Trong thời gian đó, chính phủ chỉ làm nhiệm vụ điều hành công việc thường ngày mà thôi. Khi có chiến tranh hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt mà không thể tổ chức tổng tuyển cử được, quốc hội có thể tuyên bố một lần kéo dài nhiệm kỳ thêm 1 năm theo đề nghị của nhà Vua. Việc tuyên bố tiếp tục kéo dài nhiệm kỳ quốc hội phải được ít nhất 2/3 đại biểu quốc hội tán thành. Điều 79: Trong nhiệm kỳ của mình, đại biểu quốc hội đồng thời có thể tích cực hoàn thành nhiệm vụ chung cũng như nhiệm vụ là thành viên của các cơ quan khác được ghi trong hiến pháp này, trừ phi đại biểu đó đã đảm nhiệm công việc trong nội các chính phủ. 9 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Trong trường hợp này, các đại biểu quốc hội nói trên chỉ là đại biểu thường của quốc hội mà không được đảm nhận chức vụ gì trong uỷ ban thường vụ và các uỷ ban khác của quốc hội. Điều 80: Đại biểu quốc hội được hưởng quyền bất khả xâm phạm. Bất kỳ đại biểu quốc hội nào đều không thể bị lên án, bị bắt giam do bày tỏ ý kiến hoặc do đưa ra quan điểm trong khi thi hành nhiệm vụ của mình. Việc lên án, bắt giam một đại biểu quốc hội nào đó chỉ có thể được tiến hành trong trường hợp có sự đồng ý của quốc hội hoặc của uỷ ban thường vụ quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp của quốc hội, trừ trường hợp phạm tội hình sự cụ thể. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền phải làm báo cáo trình ngay quốc hội hoặc uỷ ban thường vụ quốc hội để quyết định. Quyết định của uỷ ban thường vụ quốc hội phải được đưa ra trình kỳ họp quốc hội sắp tới để thông qua với sự nhất trí của 2/3 đại biểu quốc hội. Trong tất cả các trường hợp kể trên việc bắt giữ, kết án bất kỳ một đại biểu quốc hội nào đều phải bị đình lại nếu có 3/4 tổng số đại biểu quốc hội có ý kiến đình chỉ. Điều 81: Quốc hội có ngân sách tự quản để hoạt động. Đại biểu quốc hội được hưởng tiền lương. Điều 82: Quốc hội họp phiên đầu tiên, chậm nhất là 60 ngày sau tổng tuyển cử, do Vua triệu tập. Trước khi bắt đầu công việc của mình, quốc hội phải thông qua nội quy xác định đủ tư cách từng đại biểu quốc hội trong nhiệm kỳ và phải bỏ phiếu bầu riêng chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả các thành viên của các uỷ ban của quốc hội, với sự nhất trí của 2/3 tổng số đại biểu quốc hội. Tất cả các đại biểu quốc hội phải tuyên thệ trước khi nhậm chức với nội dung được ghi trong phụ lục 5. Điều 83: Quốc hội họp một năm hai kỳ Mỗi kỳ họp cách nhau ít nhất là 3 tháng. Nếu có yêu cầu của nhà Vua hoặc đề nghị của Thủ tướng, hoặc của ít nhất 1/3 số đại biểu quốc hội, thì uỷ ban thường vụ quốc hội triệu tập quốc hội họp bất thường. 10 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Trong trường hợp này, chương trình nghị sự của kỳ họp bất thường và ngày nhóm họp phải được thông báo cho dân biết. Điều 84: Trong khoản thời gian giữa hai kỳ họp của quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội đảm nhiệm việc điều hành công việc. Uỷ ban thường vụ quốc hội bao gồm: Chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch quốc hội và các chủ tịch các uỷ ban khác của quốc hội. Điều 85: Kỳ hop của quốc hội được tổ chức ở kinh đô của Vương quốc Campuchia, tại phòng họp của quốc hội, trừ phi có quyết định khác được đưa ra trong giấy triệu tập do hoàn cảnh yêu cầu. Ngoài trường hợp trên và ngoài địa điểm, thời gian được quy định trong giấy mời, bất kỳ cuộc họp nào khác của quốc hội đều bị coi là trái pháp luật và không có giá trị. Điều 86: Trong bối cảnh đất nước có tình trạng khẩn cấp, quốc hội phải họp thường trực hàng ngày. Quốc hội có quyền quyết định chấm dứt tình trạng đặc biệt trên, nếu tình hình cho phép. Nếu quốc hội không họp được thì lý do cấp bách, trước hết là khi đất nước bị lực lượng nước ngoài xâm chiếm, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp mặc nhiên được tiếp tục. Khi đất nước ở trong tình trạng khẩn cấp, quốc hội không thể bị giải tán. Điều 87: Chủ tịch quốc hội chủ trì kỳ họp quốc hội, tiếp nhận tất cả các văn bản luật pháp và nghị quyết mà quốc hội thông qua, đảm bảo việc thực hiện nội quy của quốc hội và tổ chức mọi hoạt động đối ngoại của quốc hội. Trong trường hợp chủ tịch quốc hội không đảm nhiệm công việc được do bệnh tật, do đang đảm nhiệm chức Quyền Quốc trưởng hoặc Quyền Quốc vương, hoặc đang đi công tác nước ngoài, thì một phó chủ tịch quốc hội thay thế điều hành công việc. Trong trường hợp chủ tịch hoặc phó chủ tịch quốc hội rời khỏi chức vụ hoặc từ trần, quốc hội phải bỏ phiếu bầu chủ tịch hoặc phó chủ tịch mới. Điều 88: Kỳ họp quốc hội phải được tiến hành công khai. Quốc hội có thể họp bí mật, theo đề nghị của chủ tịch hoặc của ít nhất 1/10 đại biểu quốc hội, của nhà Vua hoặc của thủ tướng. 11 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Kỳ họp của quốc hội chỉ có giá trị khi có 7/10 tổng số đại biểu quốc hội tham gia. Điều 89: Theo đề nghị của ít nhất 1/10 đại biểu, quốc hội có thể mời một nhân sĩ nào đó đến trình bày vấn đề có nội dung quan trọng đặc biệt. Điều 90: Quốc hội là tổ chức duy nhất có quyền lập pháp. Quyền lực này quốc hội không thể trao cho một tổ chức hoặc cá nhân nào. Quốc hội thông qua ngân sách quốc gia, kế hoạch nhà nước, thông qua việc cho nhà nước vay tiền, hoặc việc nhà nước cho vay tiền; mọi cam kết về tài chính, việc đề ra, sửa đổi hoặc huỷ bỏ thuế. Quốc hội cho ý kiến nhất trí về kế toán hành chính. Quốc hội thông qua luật về ân xá chung. Quốc hội thông qua, tán thành hoặc huỷ bỏ hiệp ước, hiệp định quốc tế. Quốc hội thông qua luật ban bố chiến tranh. Việc thông qua trên phải được đa số tương đối trong tổng số đại biểu quốc hội tán thành. Điều 91: Đại biểu quốc hội và thủ tướng có quyền đề xuất luật. Đại biểu quốc hội có quyền đề nghị sửa đổi luật, những đề nghị này không được chấp nhận nếu sự sửa đổi đó làm giảm nguồn thu chung hoặc thu nhập của công dân. Điều 92: Mọi sự thông qua của quốc hội trái với chủ trương bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia, làm tổn hại đến sự thống nhất chính trị hoặc sự quản lý hành chính của đất nước sẽ bị coi là vô giá trị. Hội đồng hiến pháp là tổ chức duy nhất có quyền quyết định về tình trạng vô giá trị này. Điều 93: Luật do quốc hội đã thông qua được nhà vua ký công bố ban hành sẽ có hiệu lực ở kinh đô Phnôm Pênh sau 10 ngày và trong cả nước sau 20 ngày kể tử khi ban bố. Nhưng nếu luật này được công bố khẩn cấp thì có hiệu lực ngay trong cả nước sau khi ban bố. Luật được nhà vua ký ban hành phải được đưa vào quy chế nhà nước và công bố trong toàn quốc đúng thời gian quy định nói trên. 12 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Điều 94: Quốc hội thành lập các uỷ ban cần thiết khác. Việc tổ chức và hoạt động của quốc hội được quy định trong nội dung của quốc hội. Điều 95: Trong trường hợp đại biểu quốc hội từ trần, từ chức hoặc từ bỏ vị trí mà xảy ra 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, thì phải tổ chức bầu đại diện mới thay thế, theo quy định của nội quy quốc hội và luật bầu cử. Điều 96: Đại biểu quốc hội có quyền chất vất chính phủ. Những chất vấn này phải được viết bằng văn bản gửi qua chủ tịch quốc hội. Trả lời chất vấn có thể do một hoặc nhiều bộ trưởng có liên quan đến trách nhiệm. Nếu vấn đề có liên quan đến chính sách chung của chính phủ thì thủ tướng phải trực tiếp trả lời. Trả lời của bộ trưởng hoặc thủ tướng có thể trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trả lời trên phải được tiến hành trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận được chất vấn. Đối với việc trả lời trực tiếp bằng miệng, chủ tịch quốc hội có thể quyết định cho hoặc không cho tranh luận. Nếu không cho tranh luận thì sự trả lời của bộ trưởng hoặc thủ tướng được coi là kết thúc chất vấn. Nếu có tranh luận mà người chất vấn không còn vấn đề gì khác nữa thì bộ trưởng liên quan hoặc thủ tướng có thể tranh luận trao đổi ý kiến trong thời gian không quá một buổi họp. Quốc hội quy định mỗi tuần để một ngày để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, cuộc họp trả lời chất vấn trên cũng không thể đưa ra khả năng tiến hành bỏ phiếu. Điều 97: Các uỷ ban của quốc hội có thể mời bộ trưởng đến làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình chịu trách nhiệm. Điều 98: Quốc hội có quyền phế truất thành viên nội các hoặc bãi nhiệm chính phủ với sự kết tội được 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành. Các bản kết tội chính phủ được ít nhất 30 đại biểu quốc hội đưa ra mới được quốc hội xem xét. 13 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore CHƯƠNG 8 VỀ CHÍNH PHỦ Điều 99: Nội các là chính phủ của Vương quốc Campuchia. Nội các do một thủ tướng lãnh đạo, cùng với các thành viên: Phó thủ tướng, quốc vụ khanh, bộ trưởng các bộ và bộ trưởng phủ thủ tướng. Điều 100: Theo đề nghị của chủ tịch quốc hội, có sự nhất trí của 2 phó chủ tịch quốc hội, Vua cử một người trong số nghị sĩ của đảng thắng cử đứng ra thành lập chính phủ. Người được cử này phải lập danh sách các cộng sự, là nghị sĩ hoặc là đại diện các đảng trong quốc hội, trình quốc hội xem xét quyết định. Khi quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm thì Vua ra sắc lệnh bổ nhiệm toàn thể nội các. Trước khi nhậm chức, nội các phải làm lễ tuyên thệ, nội dung như nêu trong phụ lục 6. Điều 101: Các thành viên chính phủ có thể hành nghề trên các lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp và giữ một cương vị nào đó trong công tác chung. Điều 102: Các thành viên trong chính phủ chịu trách nhiệm chung trước quốc hội về chính sách chung của chính phủ. Mỗi người chịu trách nhiệm riêng đối với thủ tướng và quốc hội về công việc mình đảm nhiệm. Điều 103: Các thành viên trong chính phủ không thể viết thư đe doạ hoặc nói về một ai, nhằm lẩn trách nhiệm của mình. Điều 104: Nội các phải họp hàng tuần, với các phiên họp lớn hoặc họp xem xét nghiên cứu. Các phiên họp lớn do thủ tướng chủ trì. Thủ tướng có thể giao nhiệm vụ cho phó thủ tướng điều hành các phiên họp xem xét nghiên cứu. Biên bản tất cả các phiên họp Nội các đều phải gửi báo cáo Vua biết. Điều 105: Thủ tướng có thể chia sẻ quyền của mình cho một phó thủ tướng hoặc một bộ trưởng nào trong chính phủ cũng được. Điều 106: 14 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Nếu chức thủ tướng còn bổ trống vĩnh viễn thì phải thành lập một Nội các mới, theo quy định nêu trong hiến pháp này. Nếu chức vụ này chỉ bỏ trống một thời gian thì phải tạm thời bổ nhiệm quyền thủ tướng. Điều 107: Mỗi thành viên trong chính phủ phải chịu hình phạt do hành động vi phạm và sai trái gây ra trong quá trình thi hành phận sự của mình. Trường hợp sai phạm nghiêm trọng, quốc hội có thể quyết định kiện ra toà án xét xử. Quốc hội quyết định vấn đề này bằng bỏ phiếu kín, với sự tán thành của đa số tuyệt đối trong tổng số đại biểu quốc hội. Điều 108: Việc tổ chức và hoạt động của Nội các được quy định trong luật riêng. CHƯƠNG 9 QUYỀN LỰC TOÀ ÁN Điều 109: Quyền lực của toà án là quyền lực độc lập. Quyền lực toà án nhằm đảm bảo sự công minh và bảo vệ quyền tự do của công dân. Quyền lực toà án bao trùm lên tất thẩy, kể cả đối với ca quan hành chính. Quyền lực này giao cho toà án tối cao và cơ quan xét xử các cấp. Điều 110: Việc xét xư công bằng phải tiến hành dưới danh nghĩa công dân Khmer theo luật pháp tiến hành. Chỉ có thẩm phán mới có quyền xét xử. Thẩm phán thi hành công việc này bằng việc tôn trọng triệt để luật pháp và theo đúng lương tâm của mình. Điều 111: Không một tổ chức nào trong cơ quan hành pháp hoặc luật pháp được thay quyền toà án. Điều 112: Chỉ có viện công tố mới có quyền khởi tố. Điều 113: Vua là người đảm bảo tính độc lập của quyền lực toà án. Hội đồng thẩm phán tối cao giúp nhà Vua trong vấn đề này. Điều 114: Thẩm phán không thể bị cách chức, nhưng hội đồng thẩm phán quyết định kỷ luật đối với thẩm phán nếu hành động sai. 15 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Điều 115: Hội đồng thẩm phán theo luật tổ chức, trong đó quy định thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng. Hội đồng thẩm phán đặt dưới sự chỉ đạo của nhà Vua. Vua có thể cử một đại diện của mình làm chủ tịch Hội đồng thẩm phán. Hội đồng thẩm phán đề nghị Vua bổ nhiệm thẩm phán và các chánh án toà án. Trong việc thi hành kỷ luật đối với thẩm phán và chánh án, hội đồng thẩm phán phải họp dưới sự chủ toạ của chánh án toà án tối cao hoặc tổng thanh tra bên cạnh toà án tối cao tuỳ thuộc liên quan đến thẩm phán hoặc thanh tra thẩm phán. Điều 116: Điều lệ thẩm phán và thanh tra và quy chế tổ chức toà án sẽ có luật quy đinh riêng. CHƯƠNG 10 HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Điều 117: Hội đồng hiến pháp có nhiệm vụ bảo đảm tôn trọng hiến pháp, giải thích hiến pháp và luật đã được quốc hội thông qua. Hội đồng hiến pháp có quyền kiểm tra và quyết định về các trường hợp vi phạm liên quan đến việc bầu đại biểu quốc hội. Điều 118: Hội đồng hiến pháp gồm 9 thành viên, với nhiệm kỳ 9 năm. Ba năm một lần, phải thay đổi 1/3 số thành viên Hội đồng hiến pháp. Trong số thành viên mới 3 người do nhà Vua bổ nhiệm, 3 người do quốc hội bổ nhiệm và 3 người do Hội đồng thẩm phán bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng hiến pháp phải do các thành viên của hội đồng này bầu ra. Chủ tịch Hội đồng có tiếng nói quyết định, trong trường hợp các thành viên có tiếng nói biểu quyết ngang bằng nhau. Điều 119: Thành viên Hội đồng hiến pháp phải được tuyển chọn trong số các nhân sỹ có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về luật, về hành chính, về ngoại giao hoặc về kinh tế có nhiều kinh nghiệm công tác. Điều 120: 16 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Chức trách của các thành viên Hội đồng hiến pháp tương đương với chức trách của các thành viên chính phủ, các đại biểu quốc hội, các chủ tịch hoặc phó chủ tịch các chính đảng, chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn, thẩm phán đương nhiệm. Điều 121: Nhà Vua, thủ tướng, chủ tịch quốc hội hoặc 1/10 tổng số đại biểu quốc hội có thể gửi các dự thảo luật cho Hội đồng hiến pháp xem xét trước khi công bố ban hành. Nội quy quốc hội và luật tổ chức các cơ quan phải được gửi lên Hội đồng hiến pháp xem xét trước khi ban hành. Hội đồng hiến pháp phải quyết định, trong thời gian chậm nhất là 30 ngày, luật và nội quy đó phù hợp hoặc không phù hợp với hiến pháp. Điều 122: Sau khi một luật nào đó được ban hành, nhà Vua, Thủ tướng, chủ tịch quốc hội hoặc 1/10 tổng số đại biểu quốc hội hoặc toà án có thể yêu cầu Hội đồng hiến pháp kiểm tra về tính chất pháp lý của luật đó. Công dân có quyền khiếu nại về tính chất pháp lý của luật, thông qua các nghị sĩ hoặc chủ tịch quốc hội, trong phạm vi nêu trên. Điều 123: Những quy định trong điều khoản nào mà Hội đồng hiến pháp tuyên bố không phù hợp với hiến pháp thì không thể được công bố ban hành. Quyết định của Hội đồng hiến pháp là quyết định cuối cùng (nguyên văn: là quyết định đóng cửa mọi con đường kiện cáo – ND). Điều 124: Nhà Vua xem xét ý kiến của Hội đồng hiến pháp đối với các kiến nghị xin sửa đổi hiến pháp. Điều 125: Luật tổ chức một cơ quan sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hiến pháp. CHƯƠNG 11 VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 126: Lãnh thổ của vương quốc Campuchia được chia thành tỉnh và thành phố. Tỉnh được chia thành huyện. Huyện được chia thành xã. Thành phố được chia thành quận. Quận được chia thành phường. Điều 127: 17 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore Tỉnh, thành, huyện, quận, xã và phường được quản lý theo hệ thống được quy định trong luật tổ chức đơn vị. CHƯƠNG 12 VỀ ĐẠI HỘI QUỐC DÂN Điều 128: Đại hội quốc dân triệu tập để thông báo cho quốc dân biết về những việc làm liên quan đến lợi ích quốc gia và để dân trực tiếp nêu những vấn đề và yêu cầu để điều chỉnh giải quyết. Mọi công dân Khmer đều có quyền tham dự Đại hội quốc dân. Điều 129: Đại hội quốc dân được tổ chức mỗi năm một lần vào đầu tháng 12, do thủ tướng triệu tập, dưới sự chủ toạ của nhà Vua. Điều 130: Đại hội quốc dân thông qua các yêu cầu gửi chính quyền và quốc hội xem xét. Việc tổ chức và tiến hành Đại hội quốc dân theo luật định. CHƯƠNG 13 VỀ QUYỀN XEM XÉT VÀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP Điều 131: Hiến pháp này là bộ luật tối cao của Vương quốc Campuchia. Các luật và quyết định của các cơ quan nhà nước đều phải phù hợp với hiến pháp này. Điều 132: Việc đề xuất xem xét họ sửa đổi hiến pháp là thuộc quyền của nhà Vua, của Thủ tướng, của Chủ tịch quốc hội và theo đề nghị của 1/4 tổng số đại biểu quốc hội. Việc xem xét hoặc sửa đổi hiến pháp phải được tiến hành theo luật về hiến pháp với sự tán thành của 2/3 tổng số đại biểu quốc hội. Điều 133: Cấm xem xét hoặc sửa đổi hiến pháp khi đất nước ở trong tình trạng lâm nguy như nêu trong điều 86. Điều 134: Việc xem xét hoặc sửa đổi hiến pháp không thể được thực hiện khi nó ảnh hưởng đến hệ thống dân chủ tự do đa đảng và chế độ quân chủ dựa theo hiến pháp. 18 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC2 … II. LIÊN BANG VÀ CÁC TIỂU BANG Điều 20: Các nguyên tắc lập hiến; Quyền phản kháng (1) Cộng hoà Liên bang Đức là một nhà nước liên bang dân chủ xã hội. (2) Tất cả quyền lực nhà nước đều do dân mà ra. Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi nhân dân thông qua bầu cử, trưng cầu ý kiến và thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. (3) Quyền lập pháp bị ràng buộc bởi trật tự lập hiến; quyền hành pháp, tư pháp gắn với pháp luật. (4) Mọi công dân Đức có quyền chống lại bất cứ ai tìm cách vi phạm trật tự lập hiến nếu không có biện pháp giải quyết thích hợp. Điều 20a: Bảo vệ những nền tảng tự nhiên của đời sống và sinh vật Nhận thức rõ trách nhiệm của mình với các thế hệ tương lai, Nhà nước phải bảo vệ những nền tảng tự nhiên của đời sống và sinh vật bằng việc ban hành pháp luật và, các hoạt động hành pháp và tư pháp phải phù hợp với pháp luật và công lý, tất cả trong khuôn khổ của trật tự lập hiến. Điều 21: Các đảng chính trị (1) Các đảng chính trị tham gia vào việc hình thành ý thức chính trị của nhân dân. Các đảng phái được tự do thành lập. Tổ chức bên trong của các đảng phải tuân theo các nguyên tắc dân chủ. Các đảng phái phải giải trình tài sản, các nguồn kinh phí và việc sử dụng ngân quỹ công khai. (2) Các đảng vì mục đích hay hành vi của các đảng viên trong đảng tìm cách ngầm phá hoại hoặc loại bỏ trật tự tự do dân chủ cơ bản hoặc gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nước Cộng hoà liên bang Đức, là trái với Hiến pháp. Toà án Hiến pháp liên bang có trách nhiệm quyết định vấn đề vi hiến. (3) Các điều khoản chi tiết được quy định theo luật liên bang. Điều 22: Thủ đô liên bang – Quốc kỳ liên bang 2 Bản dịch của dự án GTZ đã được Văn phòng Quốc hội hiệu đính theo bản tiếng Anh. 19 Một số quy định về tổ chức nhà nước trong Hiến pháp: Campuchia, Đức, Hàn Quốc, Philippin, Singapore (1) Berlin là thủ đô nước Cộng hòa liên bang Đức. Chính phủ Liên bang có trách nhiệm đại diện cho toàn thể quốc gia tại thủ đô. Các điều khoản chi tiết được quy định trong luật liên bang. (2) Quốc kỳ liên bang có màu đen, đỏ và vàng. Điều 23: Liên minh Châu Âu – Bảo vệ các quyền cơ bản – Nguyên tắc phụ trợ (1) Để xây dựng một Châu Âu hợp nhất, Cộng hoà liên bang Đức có trách nhiệm tham gia phát triển Liên minh Châu Âu được cam kết theo các nguyên tắc dân chủ, xã hội và liên bang, theo của định của pháp luật và theo nguyên tắc phụ trợ, và đảm bảo cấp độ bảo vệ các quyền cơ bản cần thiết để so sánh với các quyền do Hiến pháp ban hành. Cuối cùng Liên bang chuyển giao các quyền về chủ quyền theo pháp luật với sự đồng ý của Hội đồng liên bang. Việc thành lập Liên minh Châu Âu cũng như các thay đổi trên cơ sở các điều ước quốc tế và nguyên tắc so sánh mà sửa đổi hoặc bổ sung Hiến pháp, hoặc làm cho việc sửa đổi hay bổ sung có thể thực hiện căn cứ vào các khoản (2) và (3) điều 79. (1a) Hội đồng liên bang và Quốc hội liên bang đều có quyền khởi kiện trước Tòa án Tư pháp của Liên minh Châu Âu nhằm thách thức một đạo luật lập pháp của Liên minh Châu Âu vi phạm nguyên tắc phụ trợ. Quốc hội liên bang có nghĩa vụ tiến hành khởi kiện theo yêu cầu của ¼ số lượng đại biểu Quốc hội. Bởi một quy chế yêu cầu phải có sự đồng ý của Hội đồng liên bang, ngoại trừ câu đầu tiên khoản (2) điều 42, và câu đầu tiên khoản (2) điều 52, việc thực thi các quyền có thể được trao cho Hội đồng liên bang và Quốc hội bởi các tổ chức nền tảng của Liên minh Châu Âu. (2) Quốc hội liên bang và các tiểu bang tham gia vào các vấn đề về Liên minh Châu Âu thông qua Hội đồng liên bang. Chính phủ liên bang thông tin cho Quốc hội liên bang và Hội đồng liên bang một cách tổng hợp và vào thời gian sớm nhất có thể. (3) Trước khi tham gia vào các văn bản pháp luật của Liên minh Châu Âu, Chính phủ liên bang tạo cho Quốc hội liên bang có cơ hội tuyên bố vị trí của mình. Chính phủ liên bang nắm giữ vị trí của Quốc hội liên bang trong khi đàm phán. Các điều khoản chi tiết được quy định trong luật liên bang. (4) Hội đồng liên bang tham gia vào quá trình soạn thảo quyết định của Liên bang bởi Hội đồng có thẩm quyền để thực hiện việc này trong các vấn đề đối nội, hoặc trong phạm vi thuộc vào thẩm quyền đối nội của các tiểu bang. (5) Trong phạm vi lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Liên bang và có ảnh hưởng đến lợi ích của các tiểu bang và các vấn đề khác trong phạm vi mà liên bang có quyền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan