Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam trong thi hsgqg...

Tài liệu Yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam trong thi hsgqg

.DOC
18
1548
78

Mô tả:

Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia CHUYÊN ĐỀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN ĐỊA LÍ YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HSGQG A.PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Bức xạ Mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt đất là bức xạ Mặt Trời. Vì vậy nhiệt độ có thể coi là đại lượng thể hiện được bức xạ Mặt trời xuống bề mặt Trái Đất. Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường cần thiết và thay đổi. Nó thâm nhập vào mọi khu vực của sinh quyển và sâu sắc ảnh hưởng đến tất cả các hình thức của cuộc sống. Với một đất nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì yếu tố nhiệt độ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong khí hậu. Nó tạo nên tính nhiệt đới của khí hậu, tạo nên sự phân hóa đa dạng và phức tạp của khí hậu nước ta và nó tác động tới mọi mặt đời sống và phát triển KT – XH. Hiện nay trong các đề thi HSGQG, phần nội dung khí hậu, đặc biệt là yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam rất hay được đề cập tới với nhiều hình thức hỏi khác nhau. Vì vậy, việc tìm hiểu về nhiệt độ, sự phân bố cuả nó ở Việt Nam và các nguyên nhân ảnh hưởng có ý rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn. 2. Mục đích của đề tài: Với chuyên đề “Yếu tố Nhiệt của Khí hậu Việt Nam trong thi HSGQG”. Tác giả muốn đề cập đến các nội dung về Nhiệt, các dạng câu hỏi và bài tập về Nhiệt có thể được đặt ra trong các đề thi HSGQG. B. PHẦN NỘI DUNG: I. Khái quát về nhiệt độ đại cương: 1. Bức xạ Mặt Trời: Khái niệm: - Bức xạ mặt trời là năng lượng ánh sáng phát ra từ mặt trời toả vào không gian đến bề mặt trái đất. - BXMTr cung cấp nhiệt và ánh sáng cho trái đất. Bức xạ mặt trời: Bức xạ mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ (góc tiếp xạ) và thời gian chiếu sáng (thời gian chiếu xạ) a) Góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ, theo địa hình, theo thời gian chiếu sáng:  Góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ: - Góc nhập xạ giảm dần từ xích đạo về 2 cực.  Góc nhập xạ phụ thuộc địa hình: Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Sườn dốc ngược hướng tia bức xạ -> góc nhập xạ lớn ( càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn ). - Sườn dốc cùng hướng tia bức xạ -> góc nhập xạ nhỏ ( càng dốc thì góc nhập xạ càng nhỏ ). - Đặc biệt các dãy núi song song với vĩ tuyến: + Sườn dốc quay về hướng chí tuyến -> sườn dương  nhận được bức xạ mặt trời -> có cả ngày và đêm Góc nhập xạ phụ thuộc địa hình + Sườn dốc quay về hướng cực -> sườn âm + nếu núi cao hơn độ cao của mặt trời giữa trưa trong mùa đông -> thì vì mặt trời không lên quá chóp núi nên không có bức xạ mặt trời -> không có ngày -> bóng đêm liên tiếp 24 giờ như ở cực trong một thời gian, cho đến khi độ cao mặt trời giữa trưa vượt quá chóp núi mới có ngày. VD: một số thung lũng sâu ở núi An Pơ ở Thuỵ Sĩ, Áo đều có đêm đông kéo dài.  Góc nhập xạ phụ thuộc thời gian chiếu sáng (thay đổi theo ngày): - Góc nhập xạ tăng dần và đạt cực đại lúc giữa trưa (12 giờ), và giảm dần về chiều. b) Bức xạ Mặt Trời phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng: (thời gian chiếu xạ) - Mùa hạ: Ngày dài -> thời gian chiếu xạ dài -> BXMT lớn. - Mùa đông: Ngày ngắn -> thời gian chiếu xạ ngắn -> BXMT nhỏ. - Mùa hạ ở BBC dài 186 ngày > NBC dài 179 ngày -> vì vậy BXMT ở BBC > NBC. Bức xạ mặt trời tới bề mặt trái đất được phân phối như sau: - 30% phản hồi lại không gian. - 19% được khí quyển hấp thụ. - 47% được mặt đất hấp thụ. - 4% tới mặt đất lại bị phản hồi vào không gian. ð 47% bức xạ mặt trời được mặt đất hấp thụ thành nhiệt năng sau đó lại bức xạ vào khí quyển (bức xạ mặt đất) -> là nguyên nhân chủ yếu tạo nên nhiệt độ không khí ở bề mặt đất. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia Cán cân BXMT của mặt đất: 2. Nhiệt độ: Nhiệt độ: - Nhiệt độ của 1 nơi là T0 của lớp không khí ở nơi ấy (cánh mặt đất 2 m) - Nhiệt độ phụ thuộc vào BXMTR và BXMĐ (BXMĐ là chủ yếu). 0 T bề mặt TĐ cung cấp nhiệt độ Góc NX 0 T không cung cấp nhiệt độ khí t/g chiếu sáng - Nhiệt độ trung bình ngày = tổng nhiệt độ 24 giờ / 24. - Nhiệt độ trung bình tháng = tổng nhiệt độ trung bình các ngày / số ngày trong tháng. - Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12tháng. - Độ chênh lệch giữa nhiệt độ tháng cao nhất và nhiệt độ tháng thấp nhất gọi là biên độ nhiệt ( kí hiệu t0) ( có biên độ nhiệt ngày, tháng, năm ) - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là nhiệt độ cao nhất đo được ở một địa điểm. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là nhiệt độ thấp nhất đo được ở một địa điểm. - Đường đẳng nhiệt là đường nối liền những trạm có cùng nhiệt độ trung bình = nhau đã điều chỉnh so với mặt biển chuẩn ( thường có đường đẳng nhiệt tháng 1, tháng 7, đường đẳng nhiệt trung bình năm). + VD: Trạm Đà Lạt: cao 1500 m so mặt biển, tháng 7 nhiệt độ trung bình là 20 0c -> Nhiệt độ trung bình điều chỉnh ngang mặt biển là: 20 0 + (1500 x 6 ) / 1000 = 20 0 + 90 = 290c. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Bản đồ đẳng nhiệt là bản đồ vẽ các đường đẳng nhiệt. Thường có bản đồ đẳng nhiệt tháng 1. Tháng 7 ( là 2 tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong năm ) và bản đồ đẳng nhiệt trung bình năm. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ: Nhiệt độ phân phối trên bề mặt địa cầu tuỳ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng, độ trong của khí quyển. Những điều kiện ấy thay đổi theo vĩ độ, ngày, thời gian mùa, địa hình ( độ cao, hướng sườn + độ dốc ), lục địa - đại dương, dòng biển, gió, mưa, bề mặt đệm. 1. Vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm do góc chiếu sáng giảm: 2. Địa hình: - Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: Lên cao 1000 m nhiệt độ giảm 60c. - Hướng sườn và độ dốc: + Sườn phơi ra dưới ánh sáng mặt trời nhiệt độ cao, sườn khuất ánh sáng mặt trời nhiệt độ thấp hơn. + Cùng sườn phơi ra dưới ánh sáng mặt trời: sườn càng dốc -> góc nhập xạ càng lớn -> Nhiệt độ cao. + Cùng sườn khuất ánh sáng mặt trời : sườn càng dốc -> góc nhập xạ càng nhỏ -> Nhiệt độ càng thấp. 3. Lục địa - đại dương: Cùng một vĩ độ 4. Càng vào sâu trong lục địa, mùa hè nhiệt độ càng tăng, mùa đông nhiệt độ càng giảm -> biên độ nhiệt năm càng lớn. 5. Các nhân tố khác... II. Nhiệt độ Việt Nam: Dạng câu hỏi về phân tích nhiệt độ theo Át lát: 1. Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt nước ta? ảnh hưởng tới phát triển KT - XH? - Khai thác ở các bản đồ nhiệt độ của trang 9 Át lát: Hình 5: bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7: a) Khái quát chung: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa châu Á, có sự phân hoá sâu sắc theo không gian (theo B - N, Đ - T, độ cao), theo thời gian (phân hoá mùa). Điều này thể hiện ở từng yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sự phân hoá các miền khí hậu. Chế độ nhiệt nước ta cũng chịu ảnh hưởng của VTĐL, vĩ độ, độ Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia cao, hướng sườn và các hoàn lưu khí quyển. Sự khác nhau giữa các yếu tố này sẽ góp phần tạo nên sự phân hoá đa dạng của chế độ nhiệt nước ta. b) Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới: - Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 24 0c, > 240c (tiêu chuẩn nhiệt đới t0 > 200c). - Nguyên nhân: Do VTĐL thuộc vành đai nhiệt đới BBC (trong vòng nội chí tuyến BBC), một năm 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh -> góc nhập xạ lớn -> nhiệt độ cao. c) Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá đa dạng theo mùa, theo B - N, theo Đ - T và theo độ cao: * Nhiệt độ phân hoá theo mùa: - Miền Bắc nước ta (từ Huế -> bắc), chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa nóng (mùa hè) - mùa lạnh (mùa đông) + Mùa nóng (mùa hè): Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao, cao nhất vào tháng 7, nhiệt độ tb T7 ở miền Bắc chủ yếu từ 24 – 280 c; > 280 c. Nguyên nhân do mặt trời di chuyển biểu kiến lên BBC nên góc nhập xạ lớn + có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh -> nền nhiệt cao. + Mùa Lạnh từ T11 -> T4: Nhìn chung nền nhiệt ở miền Bắc thấp, thấp nhất vào tháng 1: T0 tb T1 chủ yếu từ 14 -> 180 c và <140 c. Nguyên nhân: Do vào mùa đông mặt trời di chuyển biểu kiến xuống phía Nam -> góc nhập xạ giảm + là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. + Biên độ nhiệt lớn giữa 2 mùa. + Biểu hiện qua trạm khí tượng Hà Nội: Hình 6: Trạm khí tượng Hà Nội - Từ T5 -> T10: Nhiệt độ cao > 250 c, cao nhất vào tháng 7 là 270 c; từ T11 -> T4: nhiệt độ ở Hà Nội thấp (có 5 tháng nhiệt độ < 200 c ), thấp nhất vào tháng 1là 150 c. t0 lớn 120 c. - Miền Nam: Sự phân hoá mùa không rõ rệt, nhiệt độ gần như nóng quanh năm, biên độ nhiệt độ rất nhỏ, đặc biệt riêng Nam Bộ quanh năm đều > 24 0c. ( trạm khí tượng HCM nhiệt độ cả 12 tháng > 25 0c, t0 = 2 0c ). Do nằm gần xích đạo, quanh năm nhận được góc chiếu sáng lớn -> góc nhập xạ cao -> nhiệt độ cao. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Biên độ nhiệt cao ở miền Bắc, thấp ở miền Nam cũng do ảnh hưởng của vĩ độ và gió mùa Đông bắc. * Nhiệt độ phân hoá theo B - N: - Dựa vào nền màu ta thấy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam: + T0 tb năm: MKHPB: chủ yếu 20 - 240c. MKHPN: chủ yếu > 240c. + T0 tb T1: MKH PB: chủ yếu 14 -> 180c, vùng núi cao giáp biên giới phía Bắc < 14 0c. MKHPN: 20 -> 240c và > 240c. + T0 tb T7: thể hiện sự phân hoá không rõ nét. - Nguyên nhân: Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam vĩ độ thấp thì nhiệt độ càng cao và 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa+ do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần từ bắc vào nam. - Biểu hiện qua các trạm khí hậu: Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM Hình 7: Trạm khí tượng Hà Nội – Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh Trạm Độ T0 tb Số tháng T min: T max: t0 Đỉnh 0 0 cao năm T < 20 c T1 T7 nhiệt 0 Hà Nội < 50 20 5 17 c 29 12 1 24 Đà Nẵng < 50 > 24 0 22 0c 29 7 1 0 TP HCM < 50 > 24 0 25,5 c 27,5 2 2 T4 - Qua bảng số liệu ta thấy: + T0 tb năm, T0 tb T1, tăng dần từ bắc vào nam. + t0, số tháng nhiệt độ < 200 c giảm dần từ bắc vào nam. + Miền Nam có 2 đỉnh nhiệt, t0 nhỏ. Miền Bắc có một đỉnh nhiệt, t0 cao. T0 tb tháng lạnh nhất từ B vào N chênh nhau rất lớn (HN: 170 c - HCM 250 c -> chênh nhau 80 c). T0 tb tháng nóng nhất từ B vào N chênh nhau rất nhỏ ( HN: 290 c - HCM 27,50 c -> chênh nhau 1,50 c ). -> Từ B vào N: Nhiệt độ tăng dần, tăng nhanh biểu hiện rõ vào tháng 1. - Nguyên nhân: + Nhiệt độ tăng dần từ B vào N do vĩ độ càng thấp thì nhiệt độ càng cao do góc nhập xạ càng lớn + Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc -> nền nhiệt thấp hơn + Phía Bắc về mùa hạ mặt trời lên thiên đỉnh ở gần chí tuyến bắc. + MKH PB biên độ nhiệt năm lớn, có 1 cực đại do 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia + MKH NB biên độ nhiệt nhỏ, có 2 cực đại nhiệt độ do 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau. + Miền bắc nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 do trùng với thời gian mặt trời lên thiên đỉnh. + Miền Nam nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 do trùng với thời gian mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất nhưng do miền Nam đang ở cuối mùa khô nên nhiệt độ nóng nhất.  Nhiệt độ phân hoá theo Đ - T: Trên cùng vĩ độ - T0 tb năm vùng khí hậu NTB chủ yếu > 24 0c , còn vùng khí hậu Tây Nguyên thì chủ yếu 20 - 24 0c. - T0 tb T1: Ven biên giới phía Tây T0 < 14 0c, còn đồng bằng phía Đông T0 14 - 18 0 c. - Phân hoá Đ - T biểu hiện rõ nhất giữa ĐB và TB qua 2 trạm khí hậu Lạng Sơn, Điện Biên Phủ. T  max: T7 t0 Trạm Độ cao Số tháng T0 < 20 0c T min: T1 Điện Biên 200 - 500 5 15 0c 25 0c Lạng Sơn 200 - 500 6 13 0c 27 P P max P min 1 0 1600 340 8 20 1 1 4 1440 260 7 2012 + T0 min ở Lạng Sơn < Điện Biên. + T0 lớn nhất, t0, số tháng nhiệt độ < 200 c của Lạng Sơn > Điện Biên. + Lạng Sơn và Điện Biên ở cùng vĩ độ, cùng độ cao nhưng nền nhiệt của Điện Biên > Lạng Sơn. + Do Lạng Sơn nằm giữa cánh cung hút GMĐB -> chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đông bắc -> T0 tháng 1 thấp -> t0 cao hơn. Lạng Sơn nói riêng và Đông Bắc nói chung có mùa đông dai fvà lạnh nhất cả nước. Điện Biên ( vùng Tây Bắc ) do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, do đó mùa đông ấm hơn -> t0 nhỏ hơn.  Nhiệt độ phân hoá theo độ cao: Thể hiện rõ nét nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi: - T0 tb năm: + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 20 – 240 c và > 240 c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn ( cao > 1500m ) T0 tb năm  180 c, trên các khối núi cao Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 200 c. - T0 tb tháng 1: + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 140 c đến > 240 c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên 0 T < 140 c. - T0 tb tháng 7: + ĐBSH, DHMTr, ĐBSCL: chủ yếu từ 24 – 280 c và > 280 c. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 200 c. Ở các dãy núi cao nhiệt độ bao giờ cũng thấp nhất vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm: - Chứng minh qua cặp trạm khí hậu Hà Nội < 50 m - SaPa > 1500 m. Trạm Độ cao SaPa 1650 Số tháng T0 < 20 0c 12 T min: T1 7,5 0c T max: T7 18 0c t0 P P max P min 10, 5 12 280 0 165 3 480 T8 310 - 8 50 1 20 -1 Hà < 50 4 17 0c 29 Nội * Chế độ nhiệt: - Càng nên cao nhiệt độ càng giảm: Do SaPa cao > 1650 m, còn Hà Nội thấp < 50 m nên: + T0 tb T1: Hà Nội: 17 0c > SaPa: 7,5 0c + T0 tb T7 Hà Nội: 29 0c > SaPa: 18 0c + Số tháng T0 < 20 0c ở Hà Nội là 4 tháng, còn SaPa là cả 12 tháng. - Chênh lệch nhiệt độ: Hà Nội: 12 0c > SaPa: 10,5 0c d) Ảnh hưởng tới phát triển KT - XH: - Nền nhiệt cao -> Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định. Cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, khả năng xen canh, tăng vụ lớn. - Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới còn có các sản phẩm cận nhiệt và ôn đới do khí hậu phân hoá theo đai cao. - Do khí hậu phân hoá theo vĩ độ -> nền nông nghiệp khác nhau giữa 2 miền Nam - Bắc: Miền Nam cây nhiệt đới chủ yếu, còn miền Bắc có thế mạnh cây cận nhiệt, ôn đới. - Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng -> có điều kiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quanh năm. - Rừng nhiệt đới phát triển mạnh đa dạng ( rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng nước mặn... ) -> thuận lợi phát triển lâm nghiệp. - Thu hút khách du lịch do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, du lịch núi cao ( SaPa, Đà Lạt...), cảnh quan rừng nhiệt đới.. - Khó khăn: + Nền nhiệt cao -> quá trình phong hoá, xâm thực, xói mòn đất diễn ra mạnh hơn, dễ cháy rừng -> vấn đề bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng. + Nền nhiệt cao -> sâu bệnh, nấm mốc dễ phát triển -> thiệt hại phát triển N - L - N2. + Nhiệt độ phân hoá -> miền bắc có rét hại, rét đậm , sương muối vào mùa đông -> gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. 2. Đọc At lát địa lí Việt Nam và dựa vào kiến thức địa lí đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với chế độ nhiệt ở nước ta. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia a) Độ cao địa hình ảnh hưởng đến chế độ nhiệt: - Khái quát địa hình: Địa hình nước ta có 1/4diện tích là đồng bằng với độ cao trung bình < 50m, 3/4diện tích là đồi núi và cao nguyên, chủ yếu là núi thấp và trung bình, một số khối núi và cao nguyên cao như Hoàng Liên Sơn, thượng Kon Tum, Ngọc Lĩnh, cao nguyên Lâm Viên cao > 1500m -> địa hình có sự chênh lệch lớn về độ cao giữa đồng bằng và miền núi tạo cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo đai cao. - Theo qui luật địa lí: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0c). Biểu hiện qua nền nhiệt độ của át lát: - T0 tb năm: +Vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên thấp : chủ yếu từ 20 - 24 0c và > 24 0c. + Vùng núi và cao nguyên ( cao > 1500m ): Hoàng Liên Sơn, Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 20 0c. - T0 tb tháng 1: + Vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên thấp: chủ yếu từ 14 0c đến > 24 0c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 14 0c. - T0 tb tháng 7: + Vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên thấp: chủ yếu từ 24 - 28 0c và > 28 0 c. + Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn , Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, cao nguyên Lâm Viên T0 < 20 0c. ð Ở các dãy núi cao nhiệt độ bao giờ cũng thấp nhất vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm: - Chứng minh qua cặp trạm khí hậu Hà Nội < 50 m - SaPa > 1500 m. Trạm Độ cao T0 tb T min: T max: Số tháng t0 năm T1 T7 T0 < 20 0c SaPa 1650 < 18 0c 7,5 0c 18 0c 10, 12 5 0 Hà Nội < 50 20 - 24 17 c 29 12 4 0 c * Chế độ nhiệt: - Càng nên cao nhiệt độ càng giảm: Do SaPa cao > 1650 m, còn Hà Nội thấp < 50 m nên: + T0 tb năm: Hà Nội 20 - 24 0c > Sa Pa ( < 18 0c ) + T0 tb T1: Hà Nội: 17 0c > SaPa: 7,5 0c + T0 tb T7 Hà Nội: 29 0c > SaPa: 18 0c + Số tháng T0 < 20 0c ở Hà Nội là 4 tháng, còn SaPa là cả 12 tháng. - Chênh lệch nhiệt độ: Hà Nội: 12 0c > SaPa: 10,5 0c Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia --> T0 tb năm, T0 tb tháng 1, T0 tb tháng 7 ở Hà Nội > SaPa do Hà Nội ở vùng đồng bằng độ cao thấp ( 5 m ); còn Sa Pa ở vùng núi cao > 1500m nên nhiệt giảm theo độ cao; số tháng nhiệt độ < 20 0c ở Sa Pa > Hà Nội cũng vì Sa Pa có độ cao lớn. ð Độ cao địa hình làm nhiệt độ có sự phân hoá theo đai cao. b) Hướng địa hình và hướng sườn: - Địa hình nước ta có 2 hướng chính: Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung. a) Hướng TB - ĐN; * Dãy Hoàng Liên Sơn: Chạy hướng TB - ĐN -> là ranh giới khí hậu giữa ĐB và TB -> làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá Đ - T, đông bắc lạnh hơn tây bắc, biểu hiện qua 2 trạm khí hậu Lạng Sơn và Điện Biên Trạm Độ cao Điện Biên Lạng Sơn 200 - 500 200 - 500 Số tháng T0 < 20 0c 5 6 T min: T1 T max: T7 15,5 0c 12,5 0c 26 0c 26 t0 10,5 13,5 -+ T0 tb tháng 1 của Lạng Sơn < Điện Biên; t0 Lạng Sơn > Điện Biên; số tháng T0 < 20 0c ở Lạng Sơn > Điện Biên. + Do Lạng Sơn nằm ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn ( vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc ), giữa cánh cung hút GMĐB -> chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đông bắc -> T0 tháng 1 thấp -> t0 cao hơn và số tháng nhiệt độ < 20 0c cao. Điện Biên nằm ở phía tây dãy Hoàng Liên Sơn, do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, do đó mùa đông ấm hơn -> t0 nhỏ hơn. * Dãy Trường Sơn Bắc: chạy hướng TB - ĐN là ranh giới khí hậu giữa đông Trường Sơn và tây Trường Sơn: + T0 tb năm từ dãy Hoành Sơn -> dãy Bạch Mã : Đông Trường Sơn > 24 0c Tây Trường Sơn 20 - 24 0c + T0 tb T1: Đông Trường Sơn 14 - 18 và 18 - 20 0c Tây Trường Sơn < 14 và 14 - 18 0c. + T0 tb T7: Đông Trường Sơn > 28 0c Tây Trường Sơn < 28 0c. + Nền nhiệt của đông Trường Sơn > tây Trường Sơn do sườn đông là đồng bằng địa hình thấp < 50 m + chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng -> nhiệt độ cao hơn đặc biệt vào mùa hè. b) Hướng T - Đ: * Dãy Hoành Sơn: chạy hướng T - Đ là ranh giới khí hậu giữa MKHPB và MKH BTB và DHNTB, làm khí hậu có sự phân hoá B - N. + T0 tb năm: vùng DH BTB: bắc dãy Hoành Sơn: 20 - 24 0c. nam dãy Hoành Sơn: > 24 0c Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia + T0 tb tháng 1: vùng DH BTB: bắc dãy Hoành Sơn: 14 - 18 0c. nam dãy Hoành Sơn: 18 - 20 0c + Do dãy Hoành Sơn có hướng T - Đ chạy lan sát biển -> sườn bắc dãy Hoành Sơn chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh -> T 0 tb năm thấp; sườn nam dãy Hoành Sơn do khuất gió mùa đông bắc, nên ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần -> Nhiệt độ cao hơn. + Biểu hiện qua trạm khí tượng Thanh Hoá, Đồng Hới: Trạm Độ cao T0 tb năm T min: T1 T max: Số tháng t0 m T7 T0 < 20 0c Thanh Hoá < 50 20 - 240c 17 0c 29 10 4 Đồng Hới < 50 > 24 0c 19 0c 29 9 1 - Thanh Hoá nằm phía bắc dãy Hoành Sơn, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên T0 tb năm, T0 tb tháng 1 < Đồng Hới, số tháng T0 < 20 0c và t0 > Đồng Hới, vì Đồng Hới nằm phía nam dãy Hoành Sơn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. * Dãy Bạch Mã: chạy hướng T - Đ làm nhiệt độ có sự phân hoá giữa sườn bắc và nam dãy -> nhiệt độ có sự phân hoá B - N. + T0 tb tháng 1: bắc dãy Bạch Mã 18 - 20 0c nam dãy Bạch Mã: 20 - 24 0c. + Do dãy Bạch Mã có hướng T - Đ chạy lan sát biển -> sườn bắc dãy Bạch Mã còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh -> T0 tb tháng 1 thấp ; sườn nam dãy Bạch Mã do khuất gió mùa đông bắc, nên ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần -> Nhiệt độ cao hơn. + Biểu hiện qua trạm khí tượng Đồng Hới và Đà Nẵng: Trạm Độ cao T0 tb T min: T1 T max: Số tháng t0 m năm T7 T0 < 20 0c Đồng Hới < 50 > 24 0c 19 0c 29 9 1 0 Đà Nẵng < 50 m 22,5 c 29 6,5 0 - Đồng Hới nằm phía bắc dãy Bạch Mã, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên T0 tb tháng 1 < Đà Nẵng ( T0 có tháng < 20 0c ), Đà Nẵng không còn tháng T0 < 20 0c vì Đà Nẵng nằm phía nam dãy Bạch Mã nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Dãy Bạch Mã được coi là ranh giới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. c) Hướng vòng cung: * 4 cánh cung ở đông bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía bắc, qui tụ tại Tam Đảo -> là địa hình hút gió mùa đông bắc lạnh và khô -> tạo vùng khí hậu lạnh nhất nước ta. - Biểu hiện: T0 tb tháng 1 ở đông bắc lạnh nhất cả nước: < 14 0c và từ 14 - 18 0c. - Số tháng T0 < 20 0c lớn nhất cả nước từ 5 - 12 tháng. * Cánh cung nam Trường Sơn: Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Hướng kinh tuyến, lưng quay ra biển -> là ranh giới khí hậu giữa Tây Nguyên và DH NTB. - Nền nhiệt Tây Nguyên < DH NTB: + T0 tb năm Tây Nguyên: chủ yếu 20 - 24 0c DH NTB: chủ yếu > 24 0c + T0 tb tháng 7 Tây Nguyên: chủ yếu 20 - 24 0c và 24 - 28 0c DH NTB: chủ yếu 24 - 28 0c và > 28 0c - Do DH NTB chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam -> nóng khô. - Tây Nguyên ở sườn đón gió mùa tây nam nóng ẩm, mưa nhiều nên nhiệt độ thấp. ð Kết luận: Độ cao địa hình, hướng địa hình, hướng sườn tạo chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo B - N, Đ - T, độ cao... 3. Dựa vào biểu đồ khí hậu trong át lát, xác định độ cao chênh lệch giữa 2 địa điểm là Đà Lạt và Nha Trang, cho biết đây là loại độ cao gì? Đáp án - Để xác định độ cao ta dựa vào nền nhiệt tháng 7, mùa hè quy luật địa đới ít bị biến đổi ( vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc, toàn quốc đều chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ ). - Gọi độ cao chênh lệch giữa Đà Lạt và Nha Trang là x. - Ta đo trong át lát được nhiệt độ chênh lệch giữa Đà Lạt và Nha Trang là 9 0c. - Theo qui luật, lên cao 1000 m nhiệt độ giảm 6 0c. Vậy lên cao x m nhiệt độ giảm 9 0c. A ð x = ( 1000 x 9 ) / 6 = 1.500 m. ð Đây là độ cao tương đối. 4. 1. Dạng phân tích các bảng số liệu về nhiệt độ: Quan sát bảng thống kê dưới đây: Địa phương Nhiệt độ trung bình Năm Tháng nóng Tháng lạnh nhất nhất 0 0 Hà Nội 23 9 29 2 1702 Huế 2502 2903 2005 TP Hồ Chí Minh 2706 2907 260 Hãy trình bày và giải thích đặc điểm nhiệt độ ở nước ta? Đáp án Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương của nước ta luôn luôn trên 20 0c. - Viết 1 mục nhận xét khái quát trước khi phân tích theo từng hàng: + Hàng dọc: càng ra Bắc nhiệt độ càng giảm dần vì càng xa xích đạo. + Hàng ngang: Nhiệt độ miền Nam điều hoà hơn miền Bắc .  Nhiệt độ trung bình năm : Từ thành phố HCM ra Hà Nội giảm dần hoặc nêu ngược lại , giảm 307: vì càng xa xích đạo, nếu nêu ngược lại thì phải nói là càng gần xích đạo. - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: cũng giảm, nhưng giảm ít. Vì thời gian này mặt trời “di chuyển ” về chí tuyến Bắc hoặc các địa phương đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm rõ rệt (giảm nhiều), giảm tới 8 08; vì phía Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mùa Đông. - Càng ra Bắc chế độ nhiệt càng khắc nghiệt hơn, hoặc nêu là chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất càng lớn; Huế chênh lệch 8 08, Hà Nội chênh lệch 120: vì chịu ảnh hưởng của khí hậu cận chí tuyến và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông. - Nhiệt độ miền Nam ( thành phố HCM ) điều hoà hơn; chênh lệch giảm 2 tháng chỉ có 307 , vì khí hậu có tính chất cận xích đạo, hoặc (vì gần xích đạo). 2. Cho bảng số liệu thống kê dưới đây: Địa phương Nhiệt độ trung bình Năm Tháng nóng Tháng lạnh nhất nhất 0 0 Lạng Sơn 21 2 27 0 1303 Huế 2502 2903 2005 Cà Mau 2607 2709 2501 Hãy trình bày và giải thích đặc điểm nhiệt độ ở nước ta? Đáp án - Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên đều > 20 0c . Vì nước ta thuộc vành đai nội chí tuyến BBC, một năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên góc nhập xạ lớn -> nhận được nhiều nhiệt. - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc ( hoặc nói ngược lại , tăng dần từ Bắc vào Nam ): + Dẫn chứng: T0 tb năm ở Cà Mau > Lạng Sơn 5,5 0c ( hoặc nhiệt độ giảm dần từ Cà Mau tới Lạng Sơn tới 5,5 0c ). + Vì càng gần xích đạo nhiệt độ càng tăng. - Nhiệt độ tháng nóng nhất cũng giảm dần từ Nam ra Bắc nhưng ít hơn ( giảm 0,9 0 c ). Vì thời gian này BBC chúc về phía mặt trời, các địa phương đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh, ở nước ta nơi nào cũng nhận được nhiều nhiệt. - Nhiệt độ tháng lạnh nhất càng giảm rõ rệt, giảm tới 11,8 0c + Dẫn chứng: Cà Mau - Huế giảm 4,6 0c. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia Cà Mau - Lạng Sơn giảm 18 0c. + Nguyên nhân: Vì miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. + Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc, nơi vĩ độ cao nhất, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, lại nằm giữa các cánh cung hút gió nhiều hơn -> Nhiệt độ tháng 1 rất lạnh. + Huế thuộc vùng BTB, gió mùa đông bắc đã suy yếu do bị biến tính và các dãy núi Trường Sơn đâm ngang ra biển cản trở. - Càng ra bắc biên độ dao động nhiệt càng lớn: Lạng Sơn 13 07 c, Huế 8 08 c, Cà Mau 207 . - Vì miền Bắc gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Miền Nam gần xích đạo không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. 3. Cho bảng số liệu sau: Bảng nhiệt độ ( 0c) ba trạm khí tượng Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội Trạm Hà Giang (118 m). Vĩ độ: 22049/B Lạng Sơn ( 259 m ) Vĩ độ: 21050/B 13,7 Hà Nội (5 m) Vĩ độ: 21001/B Nhiệt độ trung bình 15,5 16,4 tháng 1 Nhiệt độ trung bình 27,3 27,0 28,9 tháng 7 Nhiệt độ trung bình 22,5 21,3 23,5 năm a) So sánh và giải thích về chế độ nhiệt của 3 trạm khí tượng trên. b) Từ đặc điểm của chế độ nhiệt trên hãy rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu của nước ta? Đáp án a) Giống nhau: - Cả 3 địa điểm đều nằm trong miền khí hậu phía Bắc ( khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ): + Nhiệt đới: đều có nhiệt độ trung bình năm > 20 0c ( đạt chỉ tiêu nhiệt đới ). Do VTĐL thuộc vành đai nhiệt đới BBC ( vùng nội chí tuyến BBC ), một năm 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh -> góc nhập xạ lớn -> nhiệt độ cao. + Đều có nhiệt độ tháng 1 < 18 0c. Do nằm thuộc vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, nên có mùa đông lạnh nhất cả nước, nhiệt độ tháng 1 nhỏ < 18 0c. + Đều có t0 lớn: Hà Giang là 11,8 0c, Lạng Sơn 13,3 0c, Hà Nội 12,5 0c. Do nằm ở vĩ độ cao và mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc -> chênh lệch nhiệt độ lớn. b) Khác nhau: Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội ( 23,5 0c ) > Hà Giang ( 22,5 0c ) > Lạng Sơn ( 21,3 0c ). - Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Hà Nội ( 16,4 0c ) cao nhất, rồi đến Hà Giang ( 15,5 0c ), thấp nhất là Lạng Sơn ( 13,7 0c ). - Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội ( 28,9 0c ) cao nhất, rồi đến Hà Giang ( 27,3 0c ), thấp nhất là Lạng Sơn ( 27,0 0c ). - Biên độ nhiệt giữa tháng 1 và tháng 7: Lạng Sơn lớn nhất 13,3 0c, rồi đến Hà Nội 12,5 0c, Hà Giang biên độ nhiệt nhỏ nhất là 11,8 0c. - Nguyên nhân: + Hà Nội: Nhiệt độ trung bình năm, T 0 tb tháng 1, T0 tb tháng 7 cao nhất vì Hà Nội nằm ở vĩ độ thấp hơn và ở vùng địa hình đồng bằng. + Hà Giang: Nhiệt độ trung bình năm, T 0 tb tháng 1, T0 tb tháng 7 cao hơn Lạng Sơn vì: Hà Giang địa hình thấp hơn Lạng Sơn ( tuy nằm ở vĩ độ cao hơn Lạng Sơn ), và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn Lạng Sơn và Hà Nội. + Lạng Sơn: Nằm ở độ cao nhất so với Hà Nội và Hà Giang, nằm ở vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gío mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình năm, T 0 tb tháng 7, và đặc biệt T0 tb tháng 1 đều thấp hơn Hà Giang và Hà Nội. + Biên độ nhiệt độ Lạng Sơn và Hà Nội lớn hơn Hà Giang vì chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh hơn, T0 tb tháng 7 ở Hà Nội cao hơn Hà Giang vì Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng, độ cao địa hình thấp. 4. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Ttb tháng 1 ( 0 c ) T tb tháng 7 ( 0 T tb năm ( 0 c ) c) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. HCM 25,8 27,1 27,1 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ bắc vào nam. Giải thích nguyên nhân? a) Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương nước ta luôn > 200c. - Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn ( lạng Sơn và TP. HCM chênh lệch nhiệt độ tới 1205). - Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP. HCM . Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít ( Lạng Sơn và TP.HCM chênh lệch nhiệt độ là 0,10 c ). - Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam càng tăng. - Biên độ nhiệt lại giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 14 03 nhưng TP.HCM chỉ là 103). - Nhiệt độ miền Nam điều hòa hơn miền Bắc. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia b) Giải thích: - T0 tb năm, T0 tb T1, T0 tb T7 tăng dần từ Bắc vào Nam. Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn nên nhiệt độ càng cao và khoảng cách 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào Nam. - Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của GMĐB ở phía Bắc. - Tháng 7 do Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên chí tuyến bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. - Nhiệt độ miền Nam điều hòa hơn miền Bắc vì gần xích đạo nên khí hậu có tích chất cận xích đạo. - Tháng 7: Huế và TP.HCM do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn. Mặt khác Vinh chịu tác động gió phơn khô nóng. 5. Cho bảng số liệu chế độ nhiệt ở một số địa điểm Địa Vĩ độ T tb Ttb T tb Biên Biên Tổng 0 điểm năm ( tháng 1 tháng 7 độ nhiệt độ nhiệt nhiệt độ c) ( 0c ) ( 0 c ) tb năm ( tuyệt năm ( 0 c 0 c) đối ( 0 ) c) 0 / Lạng 21 51 B 21,2 13,3 27,0 13,7 41,9 7881 0 / Sơn 16 26 B 25,1 20,0 29,4 9,7 32,5 9161 0 / Huế 10 49 B 27,1 25,8 27,1 3,1 26,2 9818 TP.HC M Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt của nước ta theo hướng bắc – nam? a) Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam: + Nhiệt độ trung bình năm tăng từ 21,2 0 c ở Lạng Sơn -> 27,1 0 c ở TP. HCM. + Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng từ 13,30 c ở Lạng Sơn -> 25,80 c ở TP. HCM. + Tổng nhiệt độ tăng từ 78810 c ở Lạng Sơn -> 9818 0 c ở TP. HCM. - Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ bắc vào nam. + Biên độ nhiệt năm giảm từ 13,7 0 c ở Lạng Sơn -> 3,1 0 c ở TP. HCM + Biên độ nhiệt tuyệt đối giảm từ 41,9 0 c ở Lạng Sơn -> 26,2 0 c ở TP. HCM - Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Huế 29,40 c cao hơn của TP.HCM 27,10 c - Sự chênh lệch nhiệt độ theo hướng bắc – nam khác nhau theo mùa. + Mùa đông chênh lệch nhiệt độ bắc – nam lớn: tháng 1 giữa lạng Sơn và TP. HCM chênh lệch nhiệt độ tới 1205. + Mùa hè chênh lệch nhiệt độ từ bắc vào nam rất ít ( Lạng Sơn và TP.HCM chênh lệch nhiệt độ là 0,10 c ). b) Giải thích: Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Tháng 7 nhiệt độ của Huế cao hơn của TP.HCM do Huế chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. - Do vị trí địa lí lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào phía Nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn nên nhiệt độ càng cao. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào Nam. - Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của GMĐB ở phía Bắc. - Tháng 7 do Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên chí tuyến bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ ít (do hoạt động của GMMH nên sự chênh lệch nhiệt độ ít ). - Do tháng 1 chênh lệch nhiệt độ lớn, còn tháng 7 chênh lệch nhiệt độ nhỏ -> nên biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt tuyệt đối giảm dần từ bắc vào nam. 6. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tháng Nă 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 m Địa điểm Hà Nội 16 17 20 23 27 28 28 28 27 24 21 18 23, ,4 ,0 ,2 ,7 ,3 ,8 ,9 ,2 ,2 ,6 ,4 ,2 5 Tp. HCM 25 26 27 28 28 27 27 27 26 26 26 25 27, ,8 ,7 ,9 ,9 ,3 ,5 ,1 ,1 ,8 ,7 ,4 ,7 1 Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó. a). Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt: - Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,50C so với 27,10C). - Hà Nội có 3 tháng (12, 1 và 2) nhiệt độ xuống dước 200C. - Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. - Thành phố Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 250C. - Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao (12,5 0C), biên độ nhiệt độ ở thành phố Hồ Chí Minh thấp (3,10C) b). Giải thích: - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, nên có nhiệt độ thấp trong các tháng mùa đông, trong thời gian này thành phố Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ cao. - Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió tây nam thịnh hành và Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẻ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thêm vào đó hiệu ứng phơn thỉnh thoảng xảy ra trong mùa hạ nên nhiệt độ các tháng 6, 7, 8, 9 cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia - Hà Nội ở gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông nên biên độ nhiệt cao, thành phố Hồ Chí nằm gần xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm nên biên độ nhiệt độ thấp hơn C.PHẦN KẾT LUẬN: Trên đây là một số nội dung liên quan tới “ Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia” mà tôi đã soạn thảo và giảng dạy cho học sinh đội tuyển. Trong quá trình soạn và giảng vẫn còn một số nội dung tôi chưa kịp đề cập tới và chất lượng bài soạn không tránh được những thiếu sót, rất mong được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, đóng góp ý kiến để chúng ta có được những tài liệu chuẩn, đầy đủ và chính xác phục vụ dạy các em học sinh. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan