Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu nấm của vn sang thị trường eu ...

Tài liệu Xuất khẩu nấm của vn sang thị trường eu

.PDF
109
342
69

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU Họ và tên sinh viên: Bùi Mai Nguyên Anh Mã số sinh viên: 0852015003 Khóa: 47 Lớp: Anh 1 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Trần Quốc Trung TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012 MỤC LỤC Trang Ý KIẾN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHI ÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU .................................................................................................................. 4 1.1. Tiềm năng và vai trò của thị trƣờng châu Âu đối với sản phẩm nấm của Việt Nam..................................................................................................................... 4 1.1.1. Tiềm năng của thị trường châu Âu đối với hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam .......................................................................................................................... 4 1.1.2. Vai trò của thị trường châu Âu trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm Việt Nam .......................................................................................................................... 5 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu .................................................................................................... 6 1.2.1. Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................... 6 1.2.2. Các yếu tố vi mô ............................................................................................... 8 1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu........................................................................................................ 15 1.3.1. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm trong nước .................. 15 1.3.2. Phát huy lợi thế của Việt Nam trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm .. 16 1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển ngành nấm ........................ 17 1.4.1. Lý do chọn Trung Quốc .................................................................................. 17 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc ...................................... 18 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 19 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 ................................................. 23 2.1. Tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu giai đoạn 2005 – 2011 ............................................................................................................... 23 2.1.1. Khối lượng xuất khẩu ...................................................................................... 23 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu ...................................................................................... 25 2.1.3. Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu ..................................................................... 27 2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu ................................................................................ 30 2.2.1. Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................. 30 2.2.2. Các yếu tố vi mô ............................................................................................. 38 2.3. Đánh giá thực trạng ......................................................................................... 50 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 50 2.3.2. Những trở ngại ................................................................................................ 52 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 ............................. 57 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................... 57 3.1.1. Triển vọng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu ...................... 57 3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết liên quan đến mặt tồn tại trong thực trạng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2005 – 2011 ...................... 57 3.2. Các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu giai đoạn 2012 – 2020 ............................................................................... 60 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô .................................................................................... 60 3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô ..................................................................................... 73 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91 Ý KIẾN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ASEAN - BAC CIS Nội dung Nghĩa tiếng Việt ASEAN Hội đồng tư vấn kinh doanh Business Advisory Council ASEAN Commonwealth of Independent Khối Thịnh vượng chung của States các Quốc gia Độc lập (điều khoản Incoterm) Cước phí CNF (Incoterm) Cost and Freight EC European Commission Hội đồng châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do GDP Gross Domestics Product Tổng sản phẩm quốc nội Global Good Agricultural Thực hành Nông nghiệp tốt toàn Practices cầu GlobalGAP GSP Generalized System of Preferences HS Harmonized System ISO International Stan MFN Most Favoured Nation PCA Partnership and Cooperation Agreement Registration, Evaluation, REACH Authorisation and Restriction of Chemicals VCCI WTO và Tiền hàng Hệ thống Ưu đãi phổ cập Hệ thống Hài hòa (thuế quan) Ưu đãi tối huệ quốc Hiệp định đối tác và hợp tác Quy định đăng ký, đánh giá và cấp phép hoá chất Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công and Industry nghiệp Việt Nam World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu STT Bảng 2.1. Cơ cấu mặt hàng nấm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU phân theo mã HS giai đoạn 2005 – 2009 Trang 28 Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Bảng 2.2. hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh xuất 34 khẩu Bảng 2.3 Biểu đồ 1.1. Biểu đồ 1.2. Biểu đồ 1.3 Biểu thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nấm các loại của Việt Nam vào thị trường EU phân theo mã HS Tỉ lệ tiêu thụ nấm giữa các nước năm 2010 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm của Việt Nam năm 2011 Sản xuất nấm của Trung Quốc và Thế giới trong giai đoạn 2005 – 2010 36 5 6 18 Khối lượng nấm xuất khẩu sang thị trường EU so với Biểu đồ 2.1. tổng lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 23 2005 – 2011 Kim ngạch xuất khẩu nấm sang thị trường EU so với Biểu đồ 2.2. tổng kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam trong giai 25 đoạn 2005 – 2011 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu sang thị trường EU theo kim ngạch 5 tháng đầu năm 2010 29 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp kinh doanh xuất Biểu đồ 2.4. khẩu nấm sang thị trường châu Âu đối với việc nâng 42 cao chất lượng nguồn nhân lực Mức độ quan tâm của doanh nghiệp kinh doanh xuất Biểu đồ 2.5. khẩu nấm sang thị trường châu Âu đối với một số hoạt 43 động xúc tiến xuất khẩu Tần suất tham dự các hội chợ, triển lãm chuyên ngành Biểu đồ 2.6. trong nước và tại châu Âu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm 44 Biểu đồ 2.7. Kênh phân phối xuất khẩu nấm của Việt Nam sang châu Âu 45 Đánh giá của doanh nghiệp xuất khẩu nấm vào thị Biểu đồ 2.8. trường châu Âu về vấn đề hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm 46 xuất khẩu với các doanh nghiệp cùng ngành Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm Biểu đồ 2.9. về sự liên kết, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu giữa các 47 doanh nghiệp trong ngành Khối lượng nấm cung cấp trên thị trường EU Biểu đồ 2.10. từ sản xuất trong khối và nhập khẩu trong giai đoạn 50 2005 – 2009 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ 3.1. Sơ đồ 3.2. Sơ đồ 3.3. Sơ đồ 3.4 Sơ đồ 3.5. Quy trình nuôi trồng nấm cơ bản Các hoạt động trong giai đoạn sau thu hoạch nấm ở Việt Nam Vòng luẩn quẩn do năng lực cạnh tranh yếu kém của sản phẩm nấm Việt Nam Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất nấm Phân bố khu vực tập trung sản xuất nấm theo tiêu chuẩn GlobalGAP trên cả nước Các bước xây dựng thương hiểu của Doanh nghiệp Các kênh phân phối sản phẩm rau quả tươi tại thị trường EU 9 41 59 63 70 74 78 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nấm phục vụ xuất khẩu, với thời tiết quanh năm thuận lợi trồng nhiều loại nấm cho giá trị xuất khẩu cao trên cả nước cùng nguồn nguyên liệu dồi dào từ các phụ phế phẩm trong trồng trọt như rơm rạ, mùn cưa, bã mía,…. Nấm đã được Chính phủ nước ta phê duyệt là sản phẩm quốc gia (Trường Giang, 2011), cần phải áp dụng chính sách đầu tư về mọi mặt để tạo điều kiện phát triển theo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Tuy vậy, cho đến nay, ngành nấm Việt Nam vẫn chưa có được hướng đi vững chắc cũng như vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có, và vì thế, xuất khẩu nấm của Việt Nam cũng chưa đạt được sự phát triển đúng mức. Thực tế cho thấy, trong 6 năm trở lại đây (2005 – 2011), xuất khẩu nấm của nước ta sang thị trường các nước trên thế giới vẫn có xu hướng tăng tuy nhiên chỉ thu về mức kim ngạch bình quân khá khiêm tốn khoảng 20 triệu đô la Mỹ (USD) trong một năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chậm phát triển của ngành nấm trong nước trong thời gian qua với việc sản xuất manh mún, chất lượng không ổn định và chưa có kế hoạch phát triển vững chắc (Trường Giang, 2011). Ngoài ra, về lâu về dài, hoạt động xuất khẩu yếu kém cũng đồng thời hạn chế sự phát triển của ngành nấm. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu chính là tạo động lực phát triển lâu dài cho ngành nấm trong nước, trong đó, việc lựa chọn thị trường xuất khẩu để xác định mục tiêu phấn đấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các phương thức sản xuất và kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành. Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nấm nhất trên thế giới, đặc biệt là EU với vị trí thứ hai sau Trung Quốc về tiêu thụ nấm toàn cầu năm 2011 (thống kê của tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc). Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, có lợi cho sức khỏe đang ngày một lớn mạnh trong cộng đồng người tiêu dùng châu Âu khiến cho việc tiêu dùng các sản phẩm “sạch” và giàu dinh dưỡng như nấm cũng không ngừng tăng lên. Chính vì thế, đây được xem là thị trường tiềm năng của sản phẩm nấm xuất khẩu Việt Nam. Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu” sẽ mang nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy, vực 2 dậy sự phát triển của ngành nấm đồng thời mở ra nhiều cơ hội để sản phẩm nấm Việt Nam tạo dựng thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới, xây dựng nên hướng đi lâu dài, bền vững cho ngành nấm để có thể cạnh tranh với các nước khác. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, quan trọng nhất là EU, giai đoạn 2012 – 2020. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích tiềm năng và vai trò của thị trường châu Âu đối với hoạt động xuất khẩu nấm Việt Nam đồng thời nghiên cứu các yếu tố từ vi mô đến vĩ mô trong nước và trên thị trường châu Âu có ảnh hưởng đến xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, đặc biệt là thị trường EU; - Phân tích thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, cụ thể là thị trường EU giai đoạn 2005 – 2011; - Khái quát hóa các giải pháp được đề xuất nhằm áp dụng chung để đẩy mạnh xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2012 – 2020. 4. Đối tƣợng, phạm vị nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, cụ thể là thị trường EU. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, trong giai đoạn 2005 – 2009, nhập khẩu nấm của Việt Nam từ các nước ngoài khối EU thuộc châu Âu chỉ chiếm khoảng 7% so với nhập khẩu từ các nước trong khối. Hơn nữa, trong số các nước nhập khẩu ngoài khối, nổi bật có Nga, Ukraine,… tuy nhiên số liệu thống kê được không đáng kể. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài phần lớn tập trung vào đại diện tiêu biểu là thị trường EU, từ đó khái quát thành các giải pháp áp dụng cho khu vực châu Âu. - Thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2005 – 2011 và giải pháp cho giai đoạn 2012 – 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tại bàn sử dụng số liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyên ngành trực tuyến, các trang thống kê của Liên hiệp quốc và Hội đồng châu Âu; - Tổng hợp, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan; 3 - Khảo sát thực tế bằng email về thực trạng hoạt động của 52 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm. Doanh nghiệp được khảo sát nằm trong sự quản lý của Hiệp hội Rau quả Việt Nam. 6. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học và sự cần thiết nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu; - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2005 – 2011; - Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2012 – 2020. Trong quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện khóa luận với đề tài này, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ vô cùng quý báu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời tri ân đến Thạc sĩ Trần Quốc Trung, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả xác định hướng nghiên cứu thích hợp cho đề tài cũng như trong suốt cả quá trình thực hiện khóa luận. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như năng lực chuyên môn nên khóa luận không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Quý Thầy, Cô và người đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU 1.1. Tiềm năng và vai trò của thị trƣờng châu Âu đối với sản phẩm nấm của Việt Nam 1.1.1. Tiềm năng của thị trƣờng châu Âu Châu Âu, với diện tích gần 10,6 triệu km2 gồm 57 quốc gia chiếm 12,26% dân số thế giới (857 triệu người - số liệu năm 2011), là châu lục có nền kinh tế phát triển cao với GDP danh nghĩa năm 2010 đạt mức 19,92 nghìn tỉ USD, đóng góp 32,4% vào GDP toàn cầu. Căn cứ vào sự khác biệt về mức thu nhập và đặc điểm kinh tế của các nước trong khu vực, thị trường châu Âu có thể được phân chia thành hai khối thị trường chính là Liên minh châu Âu (EU) và Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS)…. Được đánh giá là thị trường chung lớn nhất thế giới, thị trường EU là một liên hiệp về Hải quan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn được di chuyển một cách tự do dưới sự điều hành của các định chế chung, các hệ thống quy định, chính sách, luật lệ mang tính hoà hợp chung. Thị trường EU có 27 quốc gia thành viên (tính đến thời điểm nghiên cứu), đóng góp vào GDP Thế giới 16,24 nghìn tỉ USD, chiếm 81,52% GDP toàn khu vực châu Âu trong năm 2010 (theo thống kê của Quỹ tiền tệ Quốc tế). Đối với hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam nói riêng, thị trường châu Âu, mà quan trọng là EU, được xem là thị trường tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành nấm Việt Nam. Tiềm năng đó được biểu hiện cụ thể qua các điểm sau: Thứ nhất, liên minh châu Âu đang là thị trường nhập khẩu rau hoa quả hàng đầu thế giới với nhu cầu không ngừng tăng lên. Sự sụt giảm trong sản lượng sản xuất rau quả do thời tiết xấu trong những năm gần đây của Tây Ban Nha, Đức,… cùng với xu hướng tiêu dùng rau quả nhiệt đới ngày một tăng lên đã khiến cho một số nước trong khu vực chuyển sang nhập khẩu rau củ quả từ các nước sản xuất rau quả nhiệt đới. Hơn nữa, người tiêu dùng châu Âu ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe, trong đó có sản phẩm nấm với giá trị dinh dưỡng cao và giá cả hợp lý. 5 Thứ hai, EU là khu vực tiêu thụ nấm cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc. Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ tiêu thụ nấm giữa các nƣớc năm 2010 Canada, 3% Các nước khác, 14% Hoa Kỳ, 14% Trung Quốc, 38% EU, 31% (Nguồn: Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc – FAO) Trong năm 2010, tiêu thụ nấm trên thế giới ước tính khoảng 3,4 triệu tấn, trong đó Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ là ba thị trường dẫn đầu với tỉ lệ tương ứng là 38%, 31% và 14%. Các quốc gia còn lại trong những nước tiêu thụ nấm nhiều nhất là Canada, Nhật Bản, Liên Bang Nga,… cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 2 – 3%. 1.1.2. Vai trò của thị trƣờng châu Âu trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu nấm Việt Nam EU là thị trường quan trọng của sản phẩm nấm Việt Nam, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trong số 25 quốc gia nhập khẩu mặt hàng nấm của Việt Nam vào tháng 01/2010, Italia là thị trường đạt mức cao nhất về khối lượng và kim ngạch, chạm mức 436,6 tấn, kim ngạch 889,9 nghìn đô la, tăng 489% về lượng và 510,6% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009 (Rau, Hoa, Quả Việt Nam, 2010). Ngoài ra, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2011, mức kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam vào thị trường EU là 57 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ 2010. Trong đó, riêng mặt hàng nấm đạt mức kim ngạch 4,3 triệu đô la, chiếm 7,54% tổng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả (Rau, Hoa, Quả Việt Nam, 2010). Bên cạnh đó, trong cả năm 2011, EU là thị trường nhập khẩu nấm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch nấm xuất khẩu. 6 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu nấm của Việt Nam năm 2011 (phân theo kim ngạch xuất khẩu) Các nước khác Nhật 9% Bản 12% Hoa Kỳ 35% EU 15% Trung Quốc 29% (Nguồn : Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc và các báo cáo thường niên của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, và trang tin Rau Hoa Quả Việt Nam) Trong thời gian tới, tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu, đặc biệt là EU, được dự báo vẫn duy trì tốc độ tăng do ảnh hưởng phần lớn từ xu hướng tiêu thụ ngày càng nhiều các loại rau quả hữu cơ có lợi cho sức khỏe của người dân châu Âu. Một lý do khác là do các sản phẩm nấm của Việt Nam có lợi thế giá rẻ hơn so với các nước khác, trong khi người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm đến vấn đề giá cả khi tiêu dùng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và gần đây là khủng hoảng nợ công năm 2011 (Thông tin thương mại giao nhận vận tải, 2010). Điều này chứng tỏ, trong tương lai, thị trường châu Âu vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm của Việt Nam. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trƣờng châu Âu 1.2.1. Các yếu tố vĩ mô 1.2.1.1. Về phía Việt Nam a. Lợi thế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm Trong ngoại thương, sở hữu lợi thế nhất định trong sản xuất một mặt hàng nào đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia trong việc củng cố và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó sang các quốc gia khác. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì việc khai thác hiệu quả những lợi thế có được trong các 7 ngành hàng nhằm phục vụ cho sản xuất xuất khẩu đóng vai trò quyết định để đảm bảo giao thương với các nước trên thế giới. Trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm của Việt Nam, những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển có thể kể đến là: - Lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu; - Lợi thế về nguồn lao động nông nghiệp dồi dào; - Lợi thế về chính sách hỗ trợ của Chính phủ; - Giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất nấm mang lại cao; - Sự mở rộng của thị trường nấm trong nước và trên thế giới;… b. Chính sách của Chính phủ Môi trường pháp lý có tác động trực tiếp đến sự phát triển của tất cả các ngành trong nền kinh tế của một quốc gia. Môi trường pháp lý có thuận lợi thì nền kinh tế mới có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển. Các chính sách của Chính phủ, một nhân tố nằm trong môi trường đó, có tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành thông qua các biện pháp hỗ trợ tích cực, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho hoạt động của ngành bằng các qui định ràng buộc khắt khe. Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh nấm xuất khẩu nói riêng, cũng như các mặt hàng nông sản nói chung, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ tích cực cho người nông dân và doanh nghiệp. Các chính sách được ban hành hướng đến các vấn đề về hỗ trợ nguồn vốn, thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,… 1.2.1.2. Phía thị trƣờng châu Âu a. Thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng nấm Thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Tại thị trường EU, thuế suất thuế nhập khẩu phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu. Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau được tính cho 3 nhóm nước: - Nhóm thứ 1: áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MNF); - Nhóm thứ 2: thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng đơn thuần ưu đãi từ Hệ thống ưu đãi thuế phổ cập 8 (GSP) của EU; - Nhóm thứ 3: là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp định song phương. Việt Nam nằm trong nhóm nước được hưởng thuế quan ưu đãi từ EU, và nhóm hàng nông sản, trong đó có mặt hàng nấm, cũng thuộc nhóm hàng được hưởng ưu đãi GSP. Nhờ đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có thể được miễn thuế nhập khẩu hoặc được giảm thuế. b. Các rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nấm Thị trường EU có những những quy định rất nghiêm ngặt được đưa ra nhằm đảm bảo sức khoẻ thực vật và con người trong khối EU. Cụ thể, EU đang đưa ra nhiều quy định chặt chẽ đối với các sản phẩm nhập khẩu, như Quy định REACH về đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất, Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác thủy sản (IUU), Quy định về giết mổ động vật (Animal Welfare), Luật về quản lý rừng và buôn bán lâm sản (FLEGT),… Đối với nhóm hàng nông sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm nấm nói riêng, khi xuất khẩu vào thị trường EU bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng (hệ thống ISO 9000), an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chuẩn HACCP), bảo vệ môi trường,…nhằm bảo vệ người tiêu dùng của EU. Những rào cản kỹ thuật này được xem là một trong những trở ngại lớn nhất cho sản phẩm nấm Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm Việt Nam trong công tác chuẩn bị nguồn hàng đủ tiêu chuẩn để đáp ứng. 1.2.2. Các yếu tố vi mô 1.2.2.1. Về phía ngƣời nông dân sản xuất nấm xuất khẩu Là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị của sản phẩm nấm, người nông dân sản xuất nấm đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sản lượng cũng như chất lượng nấm cung ứng ra thị trường, đặc biệt là những thị trường nhập khẩu khó tính như EU với nhiều tiêu chuẩn và quy định ràng buộc đòi hỏi trình độ và năng lực sản xuất phải cao mới có thể đáp ứng tốt. Tác động của người nông dân sản xuất nấm đến hoạt động xuất khẩu nấm sang thị trường EU được tác giả phân tích thông 9 qua 3 khía cạnh: quy mô sản xuất, kỹ thuật lai tạo giống và nuôi trồng nấm, và cách thức thu hoạch, bảo quản. a. Quy mô sản xuất Sản lượng nấm hàng năm cung ứng cho hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sản xuất của người nông dân trồng nấm trên cả nước. Việc người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, xem trồng nấm là một công việc thay thế các vụ mùa khác lúc nhàn rỗi, hay là tập trung đầu tư để sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu mua của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như công tác hỗ trợ của Chính phủ trong việc tìm kiếm đầu ra ổn định cho người sản xuất nấm. Lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý của người sản xuất, đồng thời một phần bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như hoạt động của các cơ sở thu mua, các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nấm của Chính phủ,… b. Kỹ thuật lai tạo giống, nuôi trồng nấm Nếu như quy mô sản xuất tác động chủ yếu đến sản lượng nấm được sản xuất cung ứng cho thị trường, thì yếu tố về kỹ thuật trong lai tạo và nuôi trồng nấm lại đóng vai trò là nhân tố quyết định chất lượng của các sản phẩm nấm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng và thậm chí, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn quy mô sản xuất của người nông dân. Quy trình nuôi trồng nấm cơ bản mà người nông dân phải áp dụng được cụ thể hóa bằng mô hình sau: Sơ đồ 1.1. Quy trình nuôi trồng nấm cơ bản Chuẩn bị nguồn giống Nuôi cấy Chăm sóc Thu hái Chuẩn bị nguyên liệu (Nguồn: Lê Thị Nghiêm, 2007) Trong đó, mỗi công đoạn đều có những quy trình kỹ thuật riêng đòi hỏi người nông dân phải thực hiện đúng và đầy đủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm 10 nấm chất lượng tốt và ổn định. Cụ thể, công tác chuẩn bị giống nấm bao gồm một quy trình phức tạp với nhiều công đoạn cần sự tỉ mỉ, chi tiết của người sản xuất. Riêng công đoạn chuẩn bị nguyên liệu và nuôi cấy thì tùy thuộc vào từng loại nấm được trồng, mỗi loại có một cách thức chuẩn bị nguồn cơ chất và biện pháp chăm bón, theo dõi trong quá trình nuôi, ủ khác nhau. Nếu không nắm bắt tường tận, người nông dân sẽ dễ dàng gặp thất bại, sản lượng và chất lượng nấm thu được không như ý. Tuy nhiên, nếu chỉ tuân theo quy trình truyền thống đã có từ lâu ở nước ta để nuôi trồng, người nông dân chỉ tạo ra những sản phẩm nấm có chất lượng không đồng đều, khó có thể đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Nhằm đảm bảo chất lượng nấm xuất khẩu thỏa mãn các quy định khắt khe của thị trường EU thì trình độ, kỹ thuật nuôi trồng của người nông dân phải cao, phải vững để có thể điều chỉnh cách thức nuôi trồng phù hợp và không ngừng phát triển giống mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường này. c. Cách thức thu hoạch, bảo quản Trong quá trình sản xuất, chất lượng nấm chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố kỹ thuật nuôi trồng (giống, nguyên liệu tạo cơ chất, cách chăm sóc,…), ngoài ra còn có yếu tố kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển. Bên cạnh đó, trong quá trình sơ chế, bảo quản nấm luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm biến đổi chất lượng và số lượng gây nên sự thất thoát, ảnh hưởng không ít đến thu nhập của người nông dân và đồng thời làm giảm chất lượng nấm xuất khẩu. Thêm vào đó, những thói quen sau thu hoạch của người nông dân trong các khâu thu hái, vận chuyển, bảo quản và sơ chế cũng có thể gây tổn thất lớn cho sản phẩm nấm. Mức độ hao hụt trong bảo quản phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng ban đầu của nông sản, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo quản, kỹ thuật và thời gian bảo quản (Nguyễn Thu Huyền, 2009). Vì vậy, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch có tác động trực tiếp đến chất lượng nấm trước khi được bán cho các cơ sở thu mua chế biến, qua đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nấm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tùy từng loại nấm và tùy mục đích sự dụng mà sau khi thu hoạch, người nông dân áp dụng các biện pháp bảo quản, sơ chế nhằm giảm thiểu thất thoát cũng như đảm bảo chất lượng nấm được duy trì ổn định cho đến khi được bán cho các cơ sở thu mua, 11 chế biến. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng nấm trong khâu nuôi trồng đã khó, công tác duy trì chất lượng đó trong quá trình bảo quản để đáp ứng các tiêu chuẩn, qui định khắt khe trong xuất khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn của thị trường EU, còn khó hơn nhiều lần. 1.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm Việt Nam Tương tự như người nông dân sản xuất nấm, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cũng là một nhân tố quan trọng trong chuỗi giá trị của sản phẩm nấm Việt Nam, nhưng có sự khác biệt cơ bản về vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nấm sang các thị trường nhập khẩu trên thế giới. Trong phạm vi nghiên cứu, yếu tố về doanh nghiệp được tìm hiểu thông qua chất lượng nguồn nhân lực, hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm nấm, và sự liên kết của các doanh nghiệp trong ngành. a. Chất lƣợng nguồn nhân lực Trong kinh doanh, năng lực cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài trên thị trường với nhiều đối thủ khác. Trong những cách tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản và nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức (Đoàn Gia Dũng, 2008). Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tốt, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có thể thành công ở hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn nhân lực và thường các doanh nghiệp lựa chọn các trọng tâm phù hợp với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh. Ví dụ có doanh nghiệp đề cao các yếu tố về năng suất, kỹ năng có tính chuyên nghiệp, và cũng có doanh nghiệp lại đề cao dịch vụ tốt, chất lượng cao, khả năng đổi mới của đội ngũ nhân viên,… (Đoàn Gia Dũng, 2008). Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm thì kỹ năng và năng suất của nguồn nhân lực trong các khâu quản lý, nghiên cứu, chế biến và sản xuất sản phẩm xuất khẩu có tác động rất lớn đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh doanh xuất khẩu nấm trong nước. 12 b. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nấm Xúc tiến xuất khẩu là một hình thức của xúc tiến thương mại quốc tế bên cạnh xúc tiến nhập khẩu và xúc tiến đầu tư. Khái niệm xúc tiến xuất khẩu được phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu tổng quát nhất thì xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của xúc tiến thương mại gồm các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một quốc gia hay một doanh nghiệp, thường đợc thể hiện và kết hợp chặt chẽ ở quy mô quốc gia cũng như quy mô hoạt động ở các doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu không chỉ giữ vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp. Thứ nhất, xúc tiến xuất khẩu định hướng và đi đầu trong tìm hiểu thị trường và phát triển mặt hàng tiềm năng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Thứ hai, xúc tiến xuất khẩu là công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động bán hàng qua biên giới, tạo lợi thế cạnh trạnh cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Thứ ba, xúc tiến xuất khẩu góp phần liên kết các tổ chức, các hoạt động đơn lẻ với nhau cùng tham gia phát triển xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất khẩu nấm thể hiện qua một số hình thức: - Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp; - Tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong nước và các nước châu Âu; - Sử dụng các công cụ quảng bá trực tuyến;… c. Kênh phân phối xuất khẩu Kênh phân phối xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc mang sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Việc nắm bắt, quản lý chặt chẽ các kênh phân phối không chỉ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn mà còn là cơ sở để doanh nghiệp tăng khả năng kiểm soát tòn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm mình sản xuất ra. Căn cứ vào hình thức, các kênh phân phối được chia thành 2 loại là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối thông qua trung gian. - Kênh phân phối trực tiếp: bán hàng đến thẳng người tiêu dùng sau cùng. Các hình thức phân phối trực tiếp có thể áp dụng như: bán đến từng nhà, bán trực tiếp tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng thông qua đặt hàng qua điện thoại,… 13 - Kênh phân phối thông qua trung gian: hàng hóa được đưa đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian như đại lý, nhà bán lẻ, nhà bán buôn,… Thị trường nhập khẩu EU với các mặt hàng rau quả Việt Nam có hệ thống phân phối khá phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm vào thị trường này phải tìm hiểu kỹ lưỡng để có cách thức tiếp cận tốt nhất. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường khó tín như EU. d. Sự liên kết của các doanh nghiệp trong ngành nấm Liên kết doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hội nhập để tạo nên sức mạnh chung của mỗi ngành hàng, mỗi lĩnh vực cũng như xây dựng nên những thương hiệu uy tín cho sản phẩm, ngành hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, liên kết doanh nghiệp là nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển bền vững không chỉ của riêng các doanh nghiệp mà còn của cả quốc gia. Lợi ích mà doanh nghiệp có được khi chủ động liên kết với các doanh nghiệp khác trong ngành được cụ thể như sau: - Giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận; - Đẩy mạnh và đảm bảo tăng trưởng bền vững; - Tăng vị thế trong cạnh tranh; - Ngăn khả năng bị loại trừ; - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp;… (Phan Huy Tâm, Trần Lê Minh Phương, 2010). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề liên kết, duy trì tình trạng sản xuất kinh doanh riêng lẻ, chỉ quan tâm đến hình ảnh thương hiệu riêng của mình và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp cùng ngành, thì khả năng doanh nghiệp thất bại trước sự canh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trên thế giới cũng như hạn chế trong mở rộng quy mô hoạt động do không đáp ứng nổi các đơn hàng lớn từ đối tác nước ngoài là rất cao. Trên đà phát triển chung của ngành hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nấm cần nắm bắt rõ vấn đề này vì đây không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mỗi doanh nghiệp mà còn hạn chế sự phát triển chung của ngành.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan