Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu ...

Tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu

.PDF
105
299
51

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ TRA CỦA TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU ............... 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu ......................................................... 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu .................................................. 5 1.1.2. Các hình thức của xuất khẩu ................................................................ 7 1.1.3. Vị trí, vai trò của xuất khẩu .................................................................. 7 1.1.4. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa ...................................... 9 1.2. Tổng quan về EU và thị trường thủy sản EU ........................................ 11 1.2.1. Giới thiệu chung về EU ..................................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm thị trường thủy sản EU ....................................................... 13 1.3. Tiềm năng và lợi thế của An Giang trong chế biến và xuất khẩu cá tra.. ................................................................................................................. 22 1.4. Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang .......... 26 1.4.1. Lợi ích kinh tế.................................................................................... 26 1.4.2. Lợi ích xã hội..................................................................................... 28 1.5. Kinh nghiệm của một số tỉnh thành khác về đẩy mạnh xuất khẩu cá tra ................................................................................................................. 29 1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp ...................................................... 29 1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre ........................................................... 30 1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ ................................................. 31 1.5.4. Bài học rút ra cho tỉnh An Giang........................................................ 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 ........................................ 33 2.1. Thiết kế khảo sát .................................................................................... 33 2.2. Tình hình xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012 .............................................................................................. 34 2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu .................................................... 34 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu................................................................ 40 2.2.3. Giá xuất khẩu .................................................................................... 42 2.2.4. Phương thức thanh toán ..................................................................... 44 2.2.5. Kênh phân phối ................................................................................. 44 2.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU ................................................................. 46 2.3.1. Kết quả khảo sát ................................................................................ 46 2.3.2. Nhận xét và bình luận của tác giả về kết quả khảo sát........................ 50 2.4. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU ........................................................................................................ 51 2.4.1. Thành tựu .......................................................................................... 51 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 ................... 62 3.1. Định hướng xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2013 – 2020 ...................................................................................... 62 3.1.1. Định hướng và chiến lược xuất khẩu ................................................. 62 3.1.2. Dự báo về tình hình xuất khẩu trong thời gian tới .............................. 64 3.2. Cơ hội và thách thức đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu sang thị trường EU ........................................................................................................ 67 3.2.1. Cơ hội ............................................................................................... 67 3.2.2. Thách thức ........................................................................................ 69 3.3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của An Giang sang thị trường EU ........................................................................................................ 71 3.3.1. Về giống............................................................................................ 71 3.3.2. Nâng cao chất lượng vùng nuôi ......................................................... 72 3.3.3. Chính sách về vốn người nuôi ........................................................... 74 3.3.4. Tăng cường sản phẩm giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng mẫu mã .. .......................................................................................................... 75 3.3.5. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững............................................. 76 3.3.6. Xúc tiến mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu........................... 77 3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................... 78 3.4.1. Kiến nghị đối với Bộ, ngành Trung ương ........................................... 78 3.4.2. Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ............................ 79 3.4.3. Kiến nghị đối với các Sở, ngành liên quan trong tỉnh An Giang ......... 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT 1 ASC 2 DN 3 ĐBSCL 4 EU 5 FAO 6 GlobalGAP 7 GSP 8 GTGT 9 IMF 10 NN&PTNT 11 SQF 1000CM 12 TW 13 UBND 14 15 VietGAP XK TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Aquaculture Hội Đồng Quản Lý Nuôi Stewaship Council Trồng Thủy Sản Doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long European Union Liên minh Châu Âu Food and Agriculture Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Organization lương thực và nông nghiệp Global Good Tiêu chuẩn Thực hành nông Agricultural Practices nghiệp tốt toàn cầu Generalized System of Preference Hệ thống ưu đãi phổ cập Giá trị gia tăng International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Safe Quality Food Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn chất lượng Trung ương Ủy ban Nhân dân Vietnamese Good Agricultural Practices Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam Xuất khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của EU giai đoạn 1995 – 2010 Bảng 1.2: Ước lượng mức tiêu thụ thủy sản trung bình của các nước EU từ năm 1989 đến năm 2030 Bảng 1.3: Cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào EU giai đoạn 2001 – 2011 Bảng 2.1: Sản lượng xuất khẩu cá tra An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cá tra An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.3: Giá nhập khẩu cá tra trung bình của một số quốc gia thành viên EU năm 2011 Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường EU của các doanh nghiệp ở An Giang Bảng 2.5: Tỷ lệ kiểm tra các ao nuôi cá tra nguyên liệu trước khi thu mua Bảng 2.6: Mức độ ổn định của nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu Bảng 2.7: Vốn điều lệ của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Bảng 2.8: Đánh giá về khả năng xuất khẩu các mặt hàng GTGT chế biến từ cá tra của doanh nghiệp Bảng 2.9: Công nghệ, máy móc và trang thiết bị phục vụ chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp Bảng 2.10: Trình độ tay nghề của công nhân trong khâu chế biến Bảng 2.11: Mức độ thường xuyên tiến hành các hoạt động điều tra nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Trang 14 15 17 34 39 43 47 54 55 55 56 56 56 57 Bảng 2.12: Các hoạt động marketing xuất khẩu của doanh nghiệp 58 Bảng 3.1: Định hướng phát triển nghề nuôi cá tra giai đoạn 2013 – 2015 62 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Sản lượng và giá trị thủy sản nhập khẩu toàn cầu năm 2009 Biểu đồ 1.2: So sánh sản lượng thủy sản đánh bắt và sản lượng thủy sản tiêu thụ ở EU giai đoạn 1989 – 2007 Biểu đồ 1.3: Cơ cấu khu vực nhập khẩu thủy sản vào EU năm 2011 Biểu đồ 2.1: Sản lượng xuất khẩu cá tra An Giang sang một số nước EU giai đoạn 2008 – 2009 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang năm 2009 Biểu đồ 2.3: Sản lượng nhập khẩu cá tra An Giang của Đức và Tây Ban Nha so với toàn EU giai đoạn 2010 – 2012 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu các sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012 Biểu đồ 2.5: Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng cá tra An Giang sang thị trường EU năm 2008 – 2012 3. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hệ thống phân phối thủy sản của EU Trang 13 16 16 35 36 37 41 42 Trang 20 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng phát huy tối đa lợi thế của mình để có thể bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ trước đến nay, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp và đời sống của đa số người dân phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. XK các sản phẩm thủy sản đã đem lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trong đó phải kể đến XK cá tra, một sản phẩm độc đáo mang đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Trong khoảng mười năm trở lại đây, XK cá tra đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, cá tra Việt Nam đã có mặt khắp 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị XK tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP cho cả nước (Diệp Anh, 2013). Trong những năm qua, trên bước đường phát triển của mình, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh An Giang không chỉ chứng minh được năng lực mà còn khẳng định một vị thế vững chắc với những sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL – một vùng đồng bằng châu thổ trù phú của hạ lưu lưu vực sông Mê Kông. Thiên nhiên đã ban cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, sinh thái rừng ngập nước và khí hậu ôn hòa quanh năm. Lợi thế về tự nhiên đã tạo điều kiện cho người dân trong vùng phát triển hoạt động nuôi trồng và chế biến cá tra XK. Những năm qua, nghề nuôi cá tra ở đây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nên diện tích nuôi cá tra ngày càng tăng nhanh. Vào đầu năm 2004, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh An Giang chỉ khoảng 100 ha, đến năm 2006 con số này đã tăng lên khoảng 700 ha (Hải Linh, 2012) và cho tới năm 2013 đã lên đến 1.348 ha (Thanh Sơn, 2013), hình thành các vùng chuyên canh nuôi cá tra nguyên liệu đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, cùng với sự ra đời của hàng loạt các nhà máy chế biến cá tra XK góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở địa phương và các vùng lân cận. Sản phẩm cá tra của An Giang đã có mặt khắp các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn trên thế giới như Hoa Kì, EU, Nhật 2 Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc… Trong đó, đáng chú ý là thị trường EU, một thị trường to lớn, ổn định với nhu cầu tiêu thụ vào bậc nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường khắt khe, đòi hỏi cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nuôi trồng và chế biến cá tra XK đem lại một nguồn lợi to lớn cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nền kinh tế tồn tại nhiều bất ổn và sức mua giảm sút, cộng với bản thân ngành chế biến và XK cá tra của tỉnh An Giang vẫn còn yếu kém, chưa nhận được quan tâm và đầu tư đúng mực nên ngành chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, khả năng cạnh tranh về chất lượng còn thấp, chưa xây dựng được thương hiệu và còn nhiều bất cập khác. Do đó, để phát huy tối đa lợi thế của ngành, vùng với loài cá có giá trị XK cao, tạo nguồn hàng có chất lượng ổn định, nâng cao kim ngạch XK, đứng vững trên thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính như EU, đòi hỏi cần có những giải pháp đúng đắn và kịp thời. Chính vì thế, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đối với ngành nuôi trồng và chế biến cá tra XK của tỉnh An Giang là đưa ra được những giải pháp tạm thời khắc phục những khó khăn trước mắt và xây dựng hệ thống các giải pháp mang tính chất lâu dài nhằm giải quyết triệt để những tồn tại và đón đầu những thử thách mới. Bên cạnh đó, EU được biết là một thì trường tiêu thụ rộng lớn nhưng khó tính và đặt ra những yêu cầu rất cao đối với sản phẩm nhập khẩu, đặt biệt là thực phẩm, chinh phục được thị trường này đồng nghĩa với việc sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang đã có chỗ đứng trên thị trường toàn thế giới. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận. 2. Mục đích nghiên cứu  Tóm lược một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động XK, đặc điểm thị trường EU và những yếu tố tác động đến hoạt động XK cá tra sang thị trường EU.  Phân tích và đánh giá tình hình XK cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012.  Căn cứ vào cơ sở lý luận và những phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, đẩy mạnh XK mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2013 – 2020. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: hoạt động XK cá tra của tỉnh An Giang.  Phạm vi nghiên cứu:  Về mặt không gian: tỉnh An Giang và thị trường xuất khẩu EU.  Về mặt thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2008 – 2012 và giải pháp cho giai đoạn 2013 – 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng số liệu thứ cấp do các cơ quan chức năng cung cấp và từ các báo cáo, nghiên cứu, tạp chí, sách báo và internet…  Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu: từ các bảng thống kê và số liệu thứ cấp thu thập được.  Đặc biệt, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi. Cụ thể, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát tại 17 DN chế biến và XK cá tra của tỉnh An Giang từ ngày 21/10/2013 đến ngày 01/11/2013, có 15 phiếu hợp lệ thu về. Mục tiêu khảo sát để thu thập thông tin và đánh giá những mặt đã đạt và chưa đạt của các DN XK cá tra sang thị trường EU trong tỉnh, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp ở chương 3. Số liệu được tác giả xử lý, tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel. 5. Bố cục của bài: Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận tốt nghiệp gồm có ba chương, cụ thể như sau:  Chương 1: Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU.  Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012.  Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2013 – 2020. 4 Trong quá trình thực hiện khóa luận không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Sở Công Thương tỉnh An Giang, đặc biệt là anh Nguyễn Hoàng Linh (Phó phòng Khoa học Công nghệ – Sở NN&PTNT An Giang ) và anh Trần Thanh Tuấn (Trưởng phòng Thị trường-Xuất nhập khẩu – Sở Công Thương An Giang), cùng với 17 DN chế biến XK cá tra trong tỉnh đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả trong công tác tìm kiếm thông tin, thu thập số liệu. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn nhà trường và người hướng dẫn khoa học, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hoàng đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Phạm Hải Yến 5 CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ TRA CỦA TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 1.1.1.1. Khái niệm XK là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức đầu tiên là trao đổi hàng hóa giữa các nước, cho đến nay, hoạt động XK đã rất phát triển và thể hiện thông qua nhiều hình thức. Cùng với nhập khẩu, XK giúp một quốc gia mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ chủ yếu khi quốc gia đó tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế. XK được hiểu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận, trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hay cả hai quốc gia (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế). Mục đích của hoạt động này là thu được ngoại tệ dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế và một số mục đích khác. Cơ sở của hoạt động XK là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa trong nước, bao gồm cả hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình. Khi sản xuất ngày một phát triển và các quốc gia nhận được nhiều lợi ích từ việc trao đổi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa và khu chế xuất. Một số khái niệm về xuất khẩu: “XK hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được xem là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28, mục 1, chương 2, Luật Thương Mại Việt Nam 2005) Theo nhà kinh tế học Sullivan (Sullivan, 2010), “XK là bất kỳ hàng hóa nào được chuyển từ một nước này sang một nước khác một cách chính thức, điển hình là cho mục đích thương mại. Hàng hóa và dịch vụ XK do các nhà sản xuất trong nước XK cho người tiêu dùng nước ngoài”. Tóm lại, có thể hiểu ngắn gọn XK là việc hàng hóa được di chuyển ra khỏi 6 biên giới hải quan của một quốc gia. 1.1.1.2. Đặc điểm XK là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế nên mang những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động XK phân biệt với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường trong nước ở đặc điểm là nó có sự tham gia mua bán của đối tác nước ngoài và hàng hóa có sự di chuyển qua biên giới hải quan. Đối tượng của hoạt động XK bao gồm nhiều loại, cả hàng hóa vô hình lẫn hữu hình, thông thường là những mặt hàng mà quốc gia có lợi thế so sánh về các nguồn lực phát triển. Hoạt động XK có thể được tiến hành bởi tư nhân hoặc DN nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của từng chủ thể, tuy nhiên, thông thường mục đích của tư nhân chỉ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, còn đối với các DN nhà nước, chính phủ thì ngoài mục tiêu lợi nhuận còn có các mục tiêu khác như văn hóa, chính trị, ngoại giao… Thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu thông thường sẽ dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa, do khoảng cách địa lý cũng như những thủ tục phức tạp để tiến hành hoạt động XK (Võ Thanh Thu, 2011, tr. 215 – 227). Do đó, để xác định kết quả hoạt động kinh doanh XK, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương. Thời điểm giao nhận hàng và thời điểm thanh toán không trùng nhau mà có khoảng cách dài, phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng, phương thức thanh toán được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ (Võ Thanh Thu, 2011, tr. 215 – 227). Phương thức thanh toán: trong XK hàng hóa, có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng, tuy nhiên, phương thức thanh toán chủ yếu là thanh toán bằng thư tín dụng. Đây được xem là phương thức thanh toán tối ưu cho cả 2 bên, đặc biệt là bên XK. Tập quán, pháp luật: Hai bên mua bán ở hai quốc gia khác nhau, mang quốc tịch khác nhau, pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, vì vậy, phải tuân thủ 7 luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. 1.1.2. Các hình thức của xuất khẩu Một số hình thức XK thường gặp trong giao dịch thương mại quốc tế bao gồm:  XK trực tiếp: là hình thức giao dịch mà trong đó, người bán (người XK) và người mua (người nhập khẩu) liên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng và một số điều kiện khác.  Giao dịch qua trung gian: là hình thức mua bán quốc tế thông qua một bên thứ ba làm trung gian. Bên thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới.  Buôn bán đối lưu: là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó XK kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi tương xứng với lượng hàng nhận về. Mục đích của XK ở đây không phải là ngoại tệ, đồng tiền chỉ làm chức năng tính giá, nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương.  Chuyển khẩu/tạm nhập tái xuất: kinh doanh tái xuất là việc bán lại hàng hóa đã mua trước đây nhằm mục đích kiếm lời, hàng hóa chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của phương thức này là mua rẻ bán đắt nhằm thu lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra.  Gia công quốc tế: gia công hàng XK là phương thức sản xuất hàng XK trong đó, bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước, bên nhận gia công trong nước sẽ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công và nhận tiền công.  XK tại chỗ: là hình thức XK hàng hóa cho một DN trong nước bán cho nước ngoài, nhưng hàng hóa được giao cho một DN khác trong nước theo chỉ định của phía nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất, gia công hàng XK. 1.1.3. Vị trí, vai trò của xuất khẩu Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động XK được xem là 8 một hoạt động rất cần thiết. Trên cơ sở về lợi thế so sánh giữa các quốc gia, hoạt động sản xuất ở từng quốc gia sẽ có tính chuyên môn hóa cao hơn, giúp giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác để từ đó giảm giá thành sản phẩm. Thông qua hoạt động XK, các quốc gia tham gia vào hoạt động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Hoạt động này không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà còn có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước. XK được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải, 2007, tr. 379 – 383). Bên cạnh đó, XK còn có những vai trò sau:  XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.  XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.  XK tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tức là sự phát triển của ngành hàng XK này sẽ kéo theo sự phát triển của một ngành khác có quan hệ mật thiết.  XK tạo ra khả năng mở rộng thì trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.  XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.  XK tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.  Thông qua XK, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. 9  XK còn đòi hỏi các DN phải luôn đổi mới, hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.  XK có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động của XK đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết, sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng XK đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. XK còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Quan trọng hơn cả là việc XK tác động trực tiếp đến sản xuất, làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện.  XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. XK và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. XK là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại. Vì vậy khi hoạt động XK phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại phát triển như dịch vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện mở rộng XK. Vì vậy đẩy mạnh XK có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế, góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước (Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải, 2007, tr. 379 – 383). 1.1.4. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa 1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu... cũng tác động đến hoạt động XK, đặc biệt với những hoạt động XK sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chính như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm chịu ảnh hưởng của thời tiết, mưa ảnh hưởng đến hoạt động nung gốm và vận chuyển gốm... 1.1.4.2. Thuế quan Thuế quan XK là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá XK. Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 10 1.1.4.3. Công cụ phi thuế quan Hạn ngạch XK: hình thức này áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong XK hàng hóa. Hạn ngạch XK hàng hóa được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia, theo từng thời gian nhất định. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: bao gồm những quy định về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với thực phẩm tươi sống, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái và các máy móc, dây chuyền thiết bị công nghệ... 1.1.4.4. Nhân tố chính trị - pháp luật Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan đối với DN, các nhà XK phải luôn chú ý đến các nhân tố như:  Các quy định của Nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế: Có thể nói các chính sách và quy định của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh XK. Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các DN. Công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng mà các DN kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ và tuân theo vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chí của Đảng và Nhà nước, bảo vệ lợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội. Hoạt động XK tiến hành giữa các chủ thể giữa các quốc gia khác nhau, bởi vậy, nó chịu sự tác động của các chính sách chế độ luật pháp ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quy định của luật pháp quốc tế chung. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công XK, đầu tư cho XK, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng XK, chính sách trợ cấp XK cũng góp phần to lớn tác động đến tình hình XK của một quốc gia. Tùy theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực XK sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động XK của các DN. Đối với nước ta chính sách ngoại thương có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi 11 cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao động quốc tế, mở mang hoạt động XK và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kinh tế, chính trị xã hội hoạt động kinh tế đối ngoại.  Các hiệp định thương mại mà quốc gia tham gia.  Các quy định nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu.  Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới XK như luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương... 1.1.4.5. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh XK. Một tỷ giá hối đoái chính thức (HĐCT) được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (HĐTT). Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì, các nhà XK các sản phẩm sơ chế, là người bán theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nước. Hàng XK của họ trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán lại với HĐCT cố định không được tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn. Các nhà XK các sản phẩm chế biến có thể làm tăng giá cả XK của họ để bù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ giảm. Họ chỉ có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối và lợi nhuận thấp. Nếu tình trạng ngược lại là tỉ giá HĐTT giảm so với tỷ giá HĐCT, khi đó sẽ có lợi hơn cho các nhà XK. Ngoài ra, còn có một số nhân tố xuất phát từ bản thân DN như: bộ máy quản lý của DN, khả năng vốn, tài chính, nhân lực, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, uy tín của DN... 1.2. Tổng quan về EU và thị trường thủy sản EU 1.2.1. Giới thiệu chung về EU EU là từ viết tắt của European Union (Liên minh châu Âu) – một liên minh kinh tế, chính trị bao gồm 28 thành viên, là trung tâm hàng đầu thế giới về kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính và khoa học kỹ thuật. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt, EU đã ra đời với khát khao hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển của các nước châu Âu. Với hơn 60 năm hình 12 thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước trên nền tảng mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc ở khắp các lĩnh vực. Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới (Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2012). Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay EU có 28 quốc gia thành viên. Sau đây là danh sách 28 quốc gia thành viên của EU được xếp theo năm gia nhập: 1952: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh 1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển 2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp 2007: Romania, Bulgaria 2013: Croatia (European Environment Agency, 2012) EU có trụ sở được đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ với diện tích là 4.422.773 km² và dân số khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% dân số toàn thế giới. EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm (Chính phủ, 2012). EU và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28/11/1990. Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội, đặt nền móng cho sự phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu trong mối quan hệ của hai bên. Kể từ đó, EU trở thành một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15–20%/năm và là thị trường XK lớn thứ 2 của nước ta sau Mỹ. Quan hệ thương mại giữa nước ta và EU hiện chiếm đến 75% kim ngạch xuất khập khẩu với khu vực châu Âu. Trong giai đoạn 2000 – 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ 13 USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). Một số mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam vào EU là giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải (Chính phủ, 2012). 1.2.2. Đặc điểm thị trường thủy sản EU 1.2.2.1. Quy mô thị trường EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu tiêu thụ thủy sản rất cao. Theo Hiệp hội Các nhà Chế biến và Kinh doanh thủy sản EU (AIPCE – CEP), năm 2011, quy mô thị trường thủy sản EU (gồm sản xuất và nhập khẩu cá thịt trắng, cá hồi, cá ngừ, các loài cá nổi, surimi, tôm và mực – bạch tuộc) đạt khoảng 14,7 triệu tấn. Mức độ phụ thuộc của EU vào nhập khẩu thủy sản là 65%. Nguồn cung cá thịt trắng khai thác tại EU đạt 2,9 triệu tấn, chiếm 20% thị phần thủy sản tại EU. Mức độ phụ thuộc vào cá thịt trắng khai thác của EU rất cao vào khoảng 90% (Ngọc Thủy – Ngọc Hà dịch, 2013). Ngay cả khi thương mại giữa các nước bị chặn thì EU vẫn là một thị trường lớn nhất với 27% tổng nhập khẩu thủy sản, trị giá gần 16 tỷ Euro (Trung Đông, 2010). Biểu đồ 1.1: Sản lượng và giá trị thủy sản nhập khẩu toàn cầu năm 2009 Thế giới 53% Sản lượng EU 32% Nhật 8% USA 7% Thế giới 32% Nhật 14% Giá trị EU 40% USA 14% (Nguồn: FAO – Fishcomm.) Dựa vào biểu đồ trên ta dễ dàng thấy được, EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới vào năm 2009, về sản lượng, EU bỏ xa hai cường quốc Mỹ và Nhật Bản, về kim ngạch, giá trị nhập khẩu thủy sản của EU trong năm này vượt qua cả phần còn lại của thế giới. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy và Anh là 14 những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản của những nước này hàng năm vượt trên 1 tỷ USD, chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm thủy sản được nhập khẩu từ nội bộ khối là chính. Ngoài ra, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ yếu là các sản phẩm thủy sản nước ấm, EU cũng nhập khẩu thủy sản từ hơn 180 nước khác trên thế giới. Trong đó nổi bật là Na Uy, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Nhiều năm liền, Thái Lan luôn đi trước Việt Nam về sản lượng XK sang EU. Tuy nhiên năm 2008 Việt Nam đã vượt mặt Thái Lan trong XK thủy sản vào thị trường EU. Như vậy, có thể thấy hàng thủy sản của Việt Nam XK sang thị trường EU phải cạnh tranh nhiều với các nước ở các châu lục khác nhau trong đó có những người bạn láng giềng Trung Quốc và Thái Lan (hai nước XK thủy sản lớn của thế giới). Sở dĩ, các nước EU phải nhập khẩu một lượng thủy sản lớn như vậy là do nguồn cung trong khu vực (kể cả đánh bắt và nuôi trồng) không đủ để đáp ứng nhu cầu quá cao của người dân EU. Bảng 1.1: Tổng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của EU giai đoạn 1995 – 2010 Đơn vị: Tấn EU-27 1995 2000 2005 2010 9.253.885 8.187.779 6.901.897 6.203.459 (Nguồn: Eurostat, 2012) Từ năm 1995 đến năm 2010, sản lượng thủy sản sản xuất được ở EU-27 giảm dần, mặc dù vào 5 năm cuối, mức giảm không mấy rõ rệt. Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng được ở EU-27 thấp hơn 33% so với năm 1995, trong đó, ba quốc gia thành viên (Đan Mạch, Tây Ban Nha và Anh) chiếm 43% tổng thủy sản sản xuất được trong năm 2010. Hiện nay, các nước EU chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 35% nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân. Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu cầu thủy sản của EU không ngừng tăng cao hằng năm. Năm 2012, dân số EU khoảng 504 triệu người. Theo dự đoán của Eurostat, vào năm 2015, con số này sẽ tăng lên xấp xỉ 508 triệu (tăng thêm 4,6 triệu người). Ước tính lượng thủy sản trung bình mỗi người dân Châu Âu tiêu thụ là 22,1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan