Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ _xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cấu kết chân không...

Tài liệu _xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cấu kết chân không

.DOC
39
13
56

Mô tả:

XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤU KẾT CHÂN KHÔNG LỜI NÓI ĐẦU Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON được thành lập năm 2004. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công nền móng công trình. Công ty là sự kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu vào nền móng, tính năng động sáng tạo của kỹ sư và kinh nghiệm của đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề cùng với khả năng tiếp cận các công nghệ mới là thế mạnh giúp Công ty nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình, thiết lập được lòng tin đối với các đối tác trong và ngoài nước. Công ty đã đầu tư thiết bị & công nghệ hiện đại để đảm nhiệm được hầu hết các công việc về kỹ thuật nền móng công trình bao gồm: khảo sát địa chất địa hình, thi công móng cọc các loại, thi công xử lý nền đất yếu bằng cọc cát, cọc đá, bấc thấm, cấu kết chân không, cọc xi măng đất, thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc và các thí nghiệm quan trắc công trình. Một trong những mặt mạnh của Công ty là công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi trong đó thí nghiệm nén tĩnh với tải trọng đến 6000 tấn, thí nghiệm siêu âm (SONIC), thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT) và thí nghiệm biến dạng lớn (PDA) áp dụng chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ và các nước phát triển. Trung tâm thí nghiệm công trình NANO đã được Bộ Xây dựng quyết định công nhận khả năng thực hiện các phép thử. Song song với việc đầu tư thiết bị, Công ty đã thực hiện chiến lược tuyển dụng, đào tạo đội ngũ kỹ thuật và công nhân một cách chuyên nghiệp. Hầu hết các công nghệ Công ty đang áp dụng đều được các hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng từ nước ngoài trực tiếp chuyển giao. Đội ngũ kỹ thuật giàu năng lực và kinh nghiệm được đào tạo cập nhật và nâng cao trình độ thường xuyên ở các trung tâm đào tạo lớn của ngành xây dựng trong và ngoài nước. Công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ, số lượng công trình thi công ngày càng nhiều, là nơi thu hút được nhiều lao động có chất lượng. Điều này có được là do công ty đã gây dựng được tên tuổi và thương hiệu riêng của mình trong lĩnh vực thi công nền móng công trình. 1 A. GIỚI THIỆU VỀ FECON 1. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN - Tên: Công ty CP kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON - Địa chỉ: Tầng 15 tòa nhà CEO đường Phạm Hùng, Hà Nội - Văn phòng: Khu D5 Lô C đường Nguyễn Phong Sắc (kéo dài), Cầu Giấy, Hà Nội. - Quá trình thành lập và phát triển:  Công ty được thành lập vào ngày 18/06/2004 có trụ sở chính tại: Số 112 B1 Thành Công, P.Thành Công, Q.Ba Đình, Hà Nội.  Năm 2006, Trung tâm thí nghiệm công trình FECON được Bộ xây dựng công nhận khả năng thực hiện các phép thử trắc địa.  Năm 2007, Công ty đầu tư mua 02 văn phòng để làm văn phòng tại Khu D5 Lô C đường Nguyễn Phong Sắc (kéo dài), Cầu Giấy, HN.  Năm 2008, Công ty thành lập nhà máy sản xuất cọc bê tông dự ứng lực (thép dự ứng lực nhập khẩu TQ, hiện VN chưa sản xuất được) tại miền Bắc. Máy móc Công ty chủ yếu nhập khẩu đồng bộ từ Trung Quốc theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Sản phẩm này có lợi thế hơn về kỹ thuật (sức chịu tải cao) và giá thành thấp hơn 12-20% so với cọc BTCT thông thường.  Năm 2009, Công ty đầu tư thuê 01 sàn làm văn phòng giao dịch tại Tầng 15 toà nhà CEO đường Phạm Hùng, Hà Nội. 2  Năm 2009, Công ty thành lập công ty liên doanh FECON-SHANGHAI để thực hiện xử lý nền đất yếu bằng phương pháp chân không.  Năm 2010 Trung tâm thí nghiệm được nâng lên thành Viện nền móng công trình.  Trong thời gian vừa qua Công ty đã và đang thực hiện được rất nhiều công trình lớn, nhỏ khác nhau. Và Công ty đã gây dựng được thương hiệu FECON uy tín trên thị trường xây dựng.  Năm 2010, Công ty chuyển đổi Công ty TNHH FECON PILE thành Công ty cổ phần bê tông dự ứng lực PVC-FECON trong đó Tổng công ty xây lắp dầu khí PVC sở hữu 25%, Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí PVCME sở hữu 10%. Và cũng trong thời gian này, Công ty triển khai xây dựng giai đoạn 2 nhà máy sản xuất cọc bê tông dự ứng lực tại Kim Bảng, Hà Nam. Đây là một trong những bước đi quan trọng của FECON để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.  Các danh hiệu nhận được: Công ty được chứng nhận chất lượng sản phẩm ISO 9001:2000, Năm 2006 Công ty gia nhập Hiệp hội các DN vừa và nhỏ TP Hà Nội và là Hội viên chính thức Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Năm 2007 được Chủ tịch UBND TP HN tặng bằng khen, Năm 2009 Công ty đạt giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”, “Top 20 Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” của Việt nam và đạt danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt năm 2009”,"Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2010". FECON đã được ghi nhận là doanh nghiệp hàng đầu về kỹ thuật nền móng công trình tại Việt nam. 2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC 3 Các đơn vị thành viên của FECON 4 3. LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Với những thành tựu đạt được trong đầu tư phát triển, FECON ngày nay là một công ty có uy tín hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp toàn diện cho xử lý nền móng công trình với các hoạt động chính là: - Khảo sát địa chất, thí nghiệm nền móng và tư vấn địa kỹ thuật công trình; - Thiết kế và thi công xử lý nền đất yếu; - Sản xuất và thi công cọc bê tông cố thép dự ứng lực. Các hoạt động theo chuỗi sản phẩm và dịch vụ này đã bảo đảm cho việc cung cấp và thực thi các giải pháp xử lý nền móng đồng bộ từ khảo sát, thiết kế giải pháp tối ưu, sản xuất và triển khai thi công, giúp cho các công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, tiến độ và giảm thiểu chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho khách hàng. Ngoài việc luôn đi tiên phong trong áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng luôn đề cao hoạt động tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được triển khai trong toàn công ty và nhà máy. Hoạt động đào tạo của công ty đã được thực hiện một cách chuyên nghiệp và thường xuyên. FECON luôn coi công ty là một thành viên tích cực của xã hội, mọi hoạt động từ sản xuất kinh doanh, đến thể thao văn hóa, công ty luôn hướng tới cộng đồng và xã hội với mong muốn xã hôi chúng ta ngày càng tươi đẹp, nhân dân ta ngày càng thịnh vượng và hạnh phúc. Sản phẩm của FECON là sản phẩm công nghiệp. Sản phẩm tôi lựa chọn để phân tích trong bài tập cá nhân là: 5 “XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤU KẾT CHÂN KHÔNG” B. PHÂN TÍCH BÊN NGOÀI 1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1.1. Môi trường chính trị, pháp luật Tình hinh chính trị của quốc gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu của tất cả các Doanh nghiệp trong hay ngoài nước trước khi có quyết định đầu tư. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tình hình chính trị ổn định trên thế giới. Thực tê đã được chứng minh: Việt Nam không có bạo động, chính trị luôn ổn định, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước luôn nhất quán… Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các Doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia thị trường. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập: Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, các quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn chưa nhất quán, có sự trùng lặp dẫn đến việc thực hiện gặp khó khăn. Một số cơ quan hành chính vẫn còn thái độ quan liêu, cậy thế cậy quyền gây nhiều phiền nhiễu… 1.2. Môi trường kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối 2007 đầu năm 2008 đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các biê ̣n pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được 6 Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện. % Tổng số Phân theo khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Phân theo quý trong năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 2009 5,32 2010 6,78 1,82 5,52 6,63 2,78 7,70 7,52 3,14 5,84 4,41 6,44 5,98 7,18 6,99 7,34 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Lạm phát ở mức cao Đầu năm 2010, Quốc Hội đề ra mức kiểm soát lạm phát là 8%. Tuy nhiên, theo số liệu mà Tổng cục Thống Kê công bố, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12 là 1.98%, đưa tốc độ tăng cả năm lên 11.75%, vượt gần 4% so với chỉ tiêu mà Quốc Hội đã đề ra vào đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng mạnh này là do những biến động về giá vàng, tỷ giá USD, lãi suất, nhập siêu cao… đã kéo theo nhiều mặt hàng trong nước tăng giá. Ngoài ra, giá cả của các mặt hàng công nghiệp, lương thực tăng mạnh cũng đã góp phần gây ra tình trạng lạm phát tăng cao gần đây. Như vậy, với con số này, đã đẩy Việt Nam đứng trước nguy cơ lạm phát tăng cao trong thời gian tới. So với nhiều quốc gia trong khu vực như Philippines, Thailand, Malaysia… thì Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lạm phát khá cao. Lãi suất cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn Tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 ước đạt 29.81% (tín dụng VND tăng 25.3%, tín dụng ngoại tệ tăng 49.3%), vượt 4.8% so với mục tiêu tăng trưởng được đề ra vào đầu năm. Mặc dù lãi suất cho vay bình quân ở mức 15.27%, tuy nhiên, có những thời điểm trong năm lãi suất cho vay tăng vọt lên cao đã tác 7 động lớn đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của nhiều doanh nghiệp đồng thời làm tăng chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến sẽ tăng 15.5% trong năm 2011, tương đương 198.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Dựa trên lượng vốn đầu tư đăng ký mới trong năm 2010 cho thấy có nhiều quan ngại về lượng vốn đầu tư cam kết cho Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh những khó khăn còn chưa ngã ngũ của nền kinh tế thế giới, một số hạn chế về vĩ mô Việt Nam như biến động tỷ giá, nhập siêu cao, đe dọa của lạm phát đã và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như những quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài trên thực tế. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác trong khu vực, thì Việt Nam có mức tăng trưởng cao và ổn định, là môi trường thích hợp để thu hút lượng vốn lớn của các Nhà đầu tư quốc tế. Do đó, dưới gốc độ phân tích, cho rằng lượng FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên mạnh trong năm 2011. 8 Áp lực về tỷ gia va lạm phát Sự mất giá của VND đã làm cho NHNN phải thực hiện liên tiếp 2 lần thay đổi tỷ giá trong vòng chưa đầy 2 năm qua. Đồng thời trong năm 2010 thị trường tiền tệ đã chứng kiến sự biến động thất thường của tỷ giá USD/VND ở nhiều thời điểm khác nhau. Theo kế hoạch, nhập siêu trong năm 2011 tiếp tục tăng lên, trong khi nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, mà lượng USD từ FDI dự báo tăng lên không nhiều, vì thế có nhiều yếu tố để củng cố cho quan ngại của tôi về áp lực tỷ giá sẽ tiếp tục tăng lên mạnh trong năm 2011. Ngoài ra, do xu hướng tăng lên của nhập siêu, áp lực về tỷ giá do sự mất giá của VND, giá vàng vẫn có xu hướng đi lên sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng lên cao, đây chính là bài toán khó cho những Nhà điều hành và thực thi chính sách tại Việt Nam. Tăng trưởng GDP 9 Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT đệ trình Chính Phủ, cho rằng tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2011 có thể đạt mức từ 7-7.5% so với năm 2010. Cũng theo báo cáo này, các ngành kinh tế trọng điểm đều tăng mức đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Cụ thể, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến sẽ tăng khoảng 2.8-3%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.58.2%; khu vực dịch vụ tăng 8.2-8.5%. Số liệu tăng trưởng mà Bộ KH&ĐT đưa ra nhìn chung có phần lạc quan nhưng không phải là không có khả năng thực hiện. Dựa trên sự tăng trưởng và phát triển một số ngành như sản xuất công nghiệp, thủy sản, xây dựng, dịch vụ trong vài năm gần đây cho thấy mặc dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn khó khăn, nhưng các ngành này tại Việt Nam lại tăng trưởng mạnh, mang lại giá trị lớn trong GDP của Việt Nam. Qua đó, theo sự phân tích của chúng tôi, khả năng Việt Nam tiếp tục đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra trong năm 2011 là khá cao Dự kiến tăng trưởng của các quốc gia Khu vực Khu vực/Quốốc gia (%) Đông Á Trung Quôốc Indonesia Malaysia Philippine Thái Lan Việt Nam Campuchia Fiji Lào Mogolia Papua NewGuinea Solomon Islands Đông Á (trừ Trung Quôốc) 2008 8.40 9.60 6.00 4.70 3.70 2.50 6.30 6.70 0.20 7.50 8.90 6.70 7.30 4.60 2009 7.30 9.10 4.50 -1.70 1.10 -2.20 5.30 -2.00 -3.00 6.70 -1.60 4.50 -2.20 1.20 2010 8.90 9.50 6.00 7.40 6.20 7.50 6.50 4.90 1.00 7.70 7.30 7.50 3.40 6.70 2011 7.80 8.50 6.20 4.80 5.00 3.20 7.0-7.5 6.00 1.40 7.80 7.10 5.50 5.20 5.10 /Quốc gia (đưu%) (2008 2009 2010 2011 10 (Nguồn: Tổng hợp từ worldbank.org) Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2011 được đánh giá là rất triển vọng. Đây là cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh. 1.3. Môi trường nhân khẩu Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam trên 100 nữ (Năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công 11 nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 2,9%; 4,6%; 2,25%). Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,50%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61%; 3,33%; 6,51%). 1.4. Môi trường văn hóa xã hội Văn hóa Việt Nam mang đậm nét văn hóa Á Đông. Các vấn đề thường bị điều chỉnh bởi các mối quan hệ khác nhau. Chính vì vậy trong kinh doanh, mối quan hệ vẫn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của Doanh nghiệp. Lĩnh vực xây dựng cũng không ngoại lệ. 1.5. Môi trường tự nhiên Hoạt động kinh doanh của Công ty gắn trực tiếp với môi trường tự nhiên, đó là nền đất. Hai yếu tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng tới lĩnh vực kinh doanh của Công ty là yếu tố nền đất và thời tiết. Đây chính là hai yếu tố ảnh hưởng lớn trong ngành xây dựng nói chung. Các công trình xây dựng đa số được tiến hành thi công vào mùa khô, đến mùa mưa tiến độ thường chậm do không đủ điều kiện để thi công. Khí hậu Việt Nam thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Điều này giúp các chủ đầu tư, nhà thầu có thể tính toán được thời gian thi công công trình. 2. PHÂN TÍCH SWOT ĐIỂM MẠNH - Ban lãnh đạo có năng lực, uy tín, mối quan hệ rộng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức quản lý tập trung. - Đội ngũ nhân viên được đào tạo cơ bản, có trình độ, có tâm huyết, gắn bó với Công ty. ĐIỂM YẾU - Các hợp đồng của Công ty có được phụ thuộc vào mối quan hệ của Tổng Giám đốc. Hiện Việt Nam vẫn mang nặng cơ chế nhà nước do đó việc đấu thầu phụ thuộc vào mối quan hệ. - Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp 12 - Công ty hoạt động chuyên sâu vào ngành thi công nền móng công trình. Hiện tại, FECON là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. - Công ty là đơn vị trực tiếp thi công nên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị. Công ty có số lượng máy móc thi công nhiều, đa dạng về chủng loại đáp ứng được yêu cầu của từng công trình. - Công ty có 01 công ty thành viên (PVCFECON) chuyên sản xuất cọc bê tông dự ứng lực cung cấp cho các công trình của Công ty và phân phối cho các đơn vị khác có nhu cầu. - Công ty đã liên kết với đối tác Trung Quốc là SHANGHAI để liên danh trong các gói thầu lớn xử lý nền đất yếu bằng phương pháp kết cấu chân không. - Công ty có Viện nền móng công trình, đây là nôi đào tạo và tìm kiếm nhân tài cho Công ty. - Công ty là đơn vị có uy tín cao trong lĩnh vực thi công nền móng công trình. CƠ HỘI -Ngành xây dựng đang là một ngành tiềm năng do Việt Nam đang trong hội nhập với nền kinh tế thế giới, quá trình xây dựng cơ bản đang được đẩy mạnh. -Mở rộng hoạt động kinh doanh: Xây dựng công trình, vận tải… chân không Công ty hiện vẫn phải liên danh với SHANGHAI, Công ty chưa thực sự nắm được toàn bộ công nghệ mới này. - Công ty hiện đang thuê vận tải từ các đơn vị khác khi phát sinh nhu cầu. Công ty chưa chủ động về lĩnh vực này và chi phí vận tải thường rất cao. THÁCH THỨC - Đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng (không chỉ thi công nền móng công trình). - Thách thức về khả năng tiếp cận công nghệ mới trong tương lai. 13 -Kinh nghiệm quản lý, uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực kinh doanh là lợi thế lớn của Công ty trong thời gian tới. -Quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ. Khả năng tiếp cận, học hỏi những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới sẽ giúp Công ty tăng vị thế của mình và gia tăng năng lực xây dựng. - Tạo dựng vị thế đứng vững chắc trong ngành xây dựng. - Tăng cường năng lực cạnh tranh với các công ty xây dựng nhà nước và nước ngoài. Trong tương lai, các công ty xây dựng nước ngoài sẽ vào thị trường Việt Nam theo tiến trình hội nhập. Vệc cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ ngày càng gay gắt. 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 3.1 Đánh giá ngành xây dựng Việt Nam hiện tại THUẬN LỢI:  Việt Nam là nước đang phát triển và trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Để thu hút được nguồn đầu tư này, Chính phủ phải nhanh chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường cạnh tranh lành mạnh… để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã thay đổi nhanh và đang “trở mình” để trở thành “con rồng” của Châu Á. Quá trình đổi mới đó có thể nhận thấy từng ngày, các công trình lớn (cầu Mỹ Thuận, cầu Vĩnh Tuy, Khu công nghiệp Dung Quất…) đã và đang hoàn thành để đi vào sử dụng. Hiện đang có rất nhiều công trình trên khắp cả nước đang trong quá trình phê duyệt, đã và đang được triển khai. Các nhà cao tầng, chung cư mọc lên ở các khu đô thị mới rất nhiều…  Hiện Việt Nam đang có rất nhiều các dự án, công trình thi công và trong tương lai để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp Việt Nam cần phải triển khai liên tục các dự án lớn nhỏ. Dự kiến trong tương lai, nhu cầu về xây dựng sẽ rất lớn. Đây là thị trường còn rất tiềm năng.  Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về vốn đầu tư phân theo ngành kinh tếố: 14 Tổng số Nông nghiệp và lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp chế biến Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Xây dựng Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình Khách sạn và nhà hàng Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc Tài chính, tín dụng Hoạt động khoa học và công nghệ Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội Hoạt động văn hóa và thể thao Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác Tỷ đồng Sơ bộ 2009 2003 2004 2005 2006 2007 2008 239246 17077 3143 11342 51060 290927 18113 4850 22477 58715 343135 20079 5670 26862 68297 404712 22323 7764 30963 80379 532093 25393 8567 37922 108419 616735 29894 9865 50362 109124 708826 33515 10865 59924 125115 24884 11508 31983 11197 37743 13202 43550 16043 54970 21136 64560 25005 74840 28106 14763 4230 38226 1983 15659 5549 39381 1800 1351 18359 6628 48252 2174 1486 20154 8613 58410 3295 2546 23195 10899 82495 6275 3266 28400 12305 90984 7530 3852 31400 14923 102060 9823 5165 3605 5025 5705 6920 25427 34496 35956 4452 7118 4370 4288 8260 8614 5665 4583 9727 10097 5775 4893 11914 13234 6150 5625 13236 14502 7517 7257 16506 16521 8932 9857 19621 18689 10435 12057 892 1015 1217 1456 1644 1752 2151 35151 46690 56969 65373 79973 96790 114181 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua số liệu chúng ta có thể nhận thấy: Giá trị đầu tư vào ngành xây dựng ngày càng tăng.  Chính phủ đang có chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất, tăng cường đầu tư công, xây dựng nhà ở xã hội...trong khi chi phí nhân công, nguyên vật liệu rẻ, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động.  Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang không ngừng phát triển, từng bước tiếp cận công nghệ mới, nâng cao năng lực thi công những công trình có quy mô lớn, phức tạp. 15 KHÓ KHĂN  Ngành xây dựng liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dưng… luôn tiềm ẩn những rủi ro, biến động khó lường. Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán còn phức tạp, mất thời gian.  Năng lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng áp dụng công nghệ mới không theo kịp tốc độ phát triển của ngành.  Hiện trên thị trường có nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực thi công cọc công trình như: Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Licogi 13, Công ty CP An Bình, Delta, Long Giang,… Đây là những công ty đã có thương hiệu, uy tín và là đối thủ cạnh tranh của Công ty hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra còn có các nhà thầu nhỏ lẻ tham gia thi công cọc công trình. Tuy nhiên, một số công ty thuộc Vinaconex, Sông Đà, Licogi 13 vẫn mang nặng yếu tố nhà nước, hoạt động không chuyên sâu trong lĩnh vực như FECON. TRIỂN VỌNG  Là một quốc gia đang phát triển với dân số hơn 86,9 triệu dân, nhu cầu xây dựng hạ tầng dân dụng và công nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 5-10 năm tới.  Ngành xây dựng được dự đoán là con “át chủ bài” đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong các năm tiếp theo. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của ngành Xây dựng (do Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang trình bày tại Hội nghị): giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành năm 2010 tăng 18,7% so với năm 2009, vượt gần 5% so với chỉ tiêu kế hoạch; góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu lớn mà Chính phủ đã đặt ra. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân đạt trên 18%.  Năm 2011, các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục đăng ký mức tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2010 và phấn đấu vượt kế hoạch (tăng trưởng khoảng 22%). ĐÁNH GIÁ RỦI RO 16 Rủi ro vĩ mô: Ngành xây dựng chịu tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư công, đầu tư xây dựng cơ bản. Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, nguồn vốn rót vào các công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cũng hạn chế đầu tư sản xuất. Đồng thời, do suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động vào mặt bằng giá cả Việt Nam, chi phí đầu tư, xây dựng tăng.  Rủi ro kinh doanh: Ngành xây dựng có mức độ cạnh tranh cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài có trình độ công nghệ tiên tiến, nếu doanh nghiệp không tăng cường đầu tư công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu thì khó tồn tại và phát triển được. Trong năm qua, FECON cũng không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, trình độ cán bộ nhân viên, đặc biệt Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất cọc dự ứng lực khá hiện đại tại Hưng Yên.  Rủi ro hoạt động: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng cao trong ngành xây dựng, trong khi giá cả cũng thường xuyên biến động, thời gian thi công các công trình thường dài, tiến độ thanh toán các công trình đôi khi có thể bị chậm. Do đó nếu công tác quản trị doanh nghiệp không tốt, quản lý thu hồi công nợ không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Rủi ro tài chính: Các công trình thực hiện có giá trị lớn, số lượng công trình nhiều, đa dạng, phương thức thanh toán theo tiến độ công trình.Ngoài phần vốn tự có và chiếm dụng của các nhà cung cấp, chủ đầu tư Công ty sẽ phải vay vốn ngân hàng. Nên vấn đề thanh toán luôn rất quan trọng đòi hỏi Doanh nghiệp phải sát sao, tránh những rủi ro thanh khoản khoản trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Nhìn vào các số liệu báo cáo có thể thấy khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị là khá tốt.  Rủi ro nhóm khách hàng liên quan: Nguồn vốn thanh toán của chủ đầu tư là yếu tố quyết định hiệu quả thi công xây lắp, rủi ro trong thanh toán của chủ đầu tư là tương đối cao, đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đối với FECON, công trình có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, các công trình có nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ vì vậy những rủi ro này cũng hạn chế. C. YẾU TỐ BÊN TRONG 1. Về sản phẩm:  17 + Tên sản phẩm: “Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không” + Quy trình: Bước 1: Thi công lớp cát thoát nước ngang (cát hạt thô) 18 Bước 2: Thi công cắm bấc thấm (PVD) 19 Bước 3: Lắp đặt hệ thống chân không: ống, bơm chân không 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan