Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng bài tập vật lý có nội dung thực tiễn trong dạy học chương mắ...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập vật lý có nội dung thực tiễn trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học vật lý 11 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

.PDF
7
895
142

Mô tả:

Xây dựng và sử dụng bài tập vật lý có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” vật lý 11 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh Chu Đình Tuyến Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10 Người hướng dẫn : PGS.TS. Đinh Văn Dũng Năm bảo vệ: 2013 110 tr . Abstract. Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng bài tập vật lý có nội dung thực ti ễn chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” hiê ̣n nay t ại trường trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Hà Nội. Nghiên cứu c ấu trúc , chương triǹ h , chuẩn kiến thức kỹ năng chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” vâ ̣t lý l ớp 11. Nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n của bài tập vật lý . Xây dựng và sử du ̣ng bài tâ ̣p vâ ̣t lý có nô ̣i dung thực ti ễn chương “Mắ t và Các dụng cụ quang học” . Nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n của tư duy sáng ta ̣o cho ho ̣c sinh. Thực nhiê ̣m sư pha ̣m. Keywords.Phương pháp dạy học; Bài tập; Dụng cụ quang học Content. 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền khoa khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão trên thế giới và xu hướng toàn cầu hóa mở ra nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia. Hòa nhập theo xu thế đó thì bất cứ một đất nước nào nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới sẽ bị tụt hậu. Thách thức này đang là một gánh nặng đặt nên đôi vai của ngành giáo dục . Đó là phải đào tạo ra những con người khi vào đời phả i có năng lực tư duy sáng ta ̣o , có năng lực độc lập giải quyết vấn đề, có thái độ tích cực, có năng lực tự học để nâng cao trình độ nhận thức đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng, giải BTVL giúp HS hiể u sâu hơn các hiê ̣n tư ợng vật lý trong tự nhiên , đồ ng thời cũng hình thành và rèn luyê ̣n các kỹ năng tư duy như : so sánh, phân tić h, tổ ng hơ ̣p, khả năng phán đoán nhờ đó mà bồi dưỡng năng lực tư duy , năng lực giải quyế t vấ n đề cho HS . Tuy nhiên hê ̣ thố ng bài tâ ̣p trong SGK , STK thường có cấ u trúc sẵn nên yêu cầ u về tin ́ h sáng ta ̣o cũng như bồi dưỡng năng lực tư duy không cao. Mă ̣t khác có rấ t it́ các bài tâ ̣p có nô ̣i dung liên quan tới thực ti ễn, nên tác du ̣ng của các bài tâ ̣ p trong viê ̣c phát triể n tư duy sáng ta ̣o cho HS và gắ n lí thuyế t với thực ti ễn là không cao . Hơn thế nữa viê ̣c da ̣y ho ̣c hi ện nay bi ̣ảnh hưởng bởi chuyê ̣n thi cử , nên cách da ̣y còn thiên v ề việc luyê ̣n trí nhớ để giải các dạng bài tâ ̣p. Điều đó chẳ ng giúp gì cho viê ̣c phát triể n năng lực giải quyế t vấ n đề mà còn làm cho HS sinh xa rời thực ti ễn, chán nản và mệt mỏi . Vâ ̣t lý là môn khoa ho ̣c thực nghiê ̣m , chứa đựng nhiề u yế u tố lí thú , mô ̣t môn khoa ho ̣c phát triể n TDST và hình thành thế giới quan cho ho ̣c sinh . Nhưng thực tra ̣ng dạy học vật lý ở phổ thông những năm gần đây cho th ấy ho ̣c sinh bi ̣gò bó do nô ̣i dung của các BTVL còn khô khan, chưa liên hê ̣ nhiề u với thực tiễn, nă ̣ng về lí thuyế t , nhẹ về thực hành và do đó không ta ̣o ra đươ ̣c hứng thú cho ho ̣c sinh khi ho ̣c tâ ̣p . Những ứng dụng của vật lý trong đời sống và sản xuất học sinh không biết hoặc biết một cách không tường tâ ̣n, không bản chấ t . Để tăng cường da ̣y ho ̣c liên hê ̣ với thực ti ễn thì mô ̣t phầ n quan tro ̣ng là phải xây dựng đươ ̣c hê ̣ thố ng bài tâ ̣p có nô ̣i dung liên quan đế n thực ti ễn. Những vấ n đề liên quan đế n thực ti ễn gầ n gũi với HS sẽ ta ̣o hứng thú cho HS khi giải . Mặt khác nế u hê ̣ thố ng BTVL đươ ̣c xây dựng với các mức đô ̣ khác nhau , có tính sáng tạo sẽ giúp HS phát triển được năng lực tư duy , góp phần tạo tiền đề giúp HS bước vào cuộc sống đươ ̣c vững vàng hơn. Chương Mắ t và Các dụng cụ quang học là một phần quan trọng trong chương trình vật lý 11 THPT, có nhiều ứng dụng thực tế rất hay và hữu ích . Tuy nhiên lươ ̣ng bài tập phần này tương đối nhiều và khó , học sinh rất e ngại khi phải làm , vì rất khó nhớ, không hứng thú khi giải . Điề u đó khiế n ta phải xây dựng la ̣i hê ̣ thố ng bài tâ ̣p này với các mức đô ̣ khác nhau và gắ n liề n với thực ti ễn, góp phần phát triển tư duy và năng lực giải quyế t vấn đề cho HS. Xuấ t phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn yêu cầu cuộc sống trên tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy sáng ta ̣o cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu của min ̀ h. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Về vấ n đề xây dựng và sử du ̣ng hê ̣ thố ng bài tâ ̣p thì đã có mô ̣t số đề tài đã làm như: “Xây dựng và sử du ̣ng bài tâ ̣p sáng ta ̣o nh ằm phát triển tư duy cho học sinh khi dạy học chương Đ ộng lực học chất điểm vật lý lớp 10”, luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của tác giả Trần Văn Tài – 2009, “Xây dựng và sử du ̣ng bài tâ ̣p trong da ̣y ho ̣c chương Dao đô ̣ng và Sóng điện từ” , luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của tác giả Đă ̣ ng Hữu Cảnh - 2012. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng được hệ thống bài tập theo mục đích đề tài đặt ra. Tuy nhiên số lượng các bài tập chưa liên hệ nhiều với thực tiễn, điề u đó chưa tạo ra được hứng thú cho học sinh khi giải bài tập. Nghiên cứu về bài tâ ̣p chương “Mắ t và các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” có mô ̣t số đề tài như: “Rèn kỹ năng giải bài tâ ̣p chương Mắ t và các du ̣ng cu ̣ quang vâ ̣t lý lớp qua các câu hỏi đinh ̣ hướng tư duy” 11 thông , luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của t ác giả Nguyễn Trường Giang – 2012, “Soa ̣n thảo câu hỏi và sử du ̣ng bài tâ ̣p thí nghiê ̣m chương Mắ t và các dụng cụ quang vật lý l ớp 11”, luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của tác giả Nguyễn Thi ̣Anh Đào – 2011. Đề tài của tác giả Nguyễn Thi ̣Anh Đà o, sử dụng bài tập thí nghiệm, nội dung của loại bài tập này có liên quan tới thực tiễn nhưng đó chỉ là một loại của bài tập có nội dung thực tiễn. Đề tài của tác giả Nguyễn Trường Giang có m ục đích là rèn luyện tư duy cho học sinh, nhưng nội dung của các bài tập không liên quan nhiều tới thực tiễn nên việc tạo hứng thú cho học sinh khi giải là chưa cao. Mặt khác các bài tập này không được xây dựng nên tác dụng của việc bồi dưỡng tư duy cũng không cao. Các đề tài trên tuy có liên quan đế n đề tài của chúng tôi , nhưng chưa có mô ̣t đề tài nào làm về vần đề : “Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng TDST cho học sinh”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Mắ t và Các dụng cụ quang h ọc” vật lý lớp 11 nhằ m ta ̣o hứng thú ho ̣c tâ ̣p vâ ̣t lý và b ồi dưỡng năng lực tư duy sáng ta ̣o cho học sinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng bài tập vật lý có nội dung thực tiễn chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” hiê ̣n nay tại trường THPT Nguyễn Siêu , Hà Nội. - Nghiên cứu cấu trúc, chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng chương “Mắ t và Các dụng cụ quang học” vật lý lớp 11. - Nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n của BTVL. - Xây dựng và sử du ̣ng bài tâ ̣p vâ ̣t lý có nô ̣i dung thực ti ễn chương “Mắ t và Các dụng cụ quang học”. - Nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n của tư duy sáng ta ̣o cho ho ̣c sinh . - Thực nhiê ̣m sư pha ̣m. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hê ̣ thố ng bài tâ ̣p có nô ̣i dung thực ti ễn chương “Mắ t và Các du ̣ ng cu ̣ quang học” vật lý lớp 11, hoạt động của HS trong quá trình giải BTVL , và hoạt động của GV trong viê ̣c xây dựng và sử du ̣ng hê ̣ thố ng BTVL đó . 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu đươ ̣c tiế n hành đố i với HS lơ11, ́ p trường THPT Nguyễn Siêu- Hà Nội. - Chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” vâ ̣t lý lớp 11. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở của da ̣y ho ̣c bồ i dươg̃ nnăng lực tư duy sáng ta ̣o cho ho ̣c sin h. - Nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n của BTVL. - Nghiên cứu chương trình, SGK, SBT, STK để phân tích nô ̣i dung kiế n thức phầ n chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” vâ ̣t lý lớp 11. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điề u tra thực tra ̣ng da ̣y ho ̣c BTVL có nô ̣i dung thực ti ễn ở trường THPT. - Thực nghiê ̣m sư pha ̣m để nghiên cứu hiê ̣u quả thực tế của viê ̣c xây dựng và sử du ̣ng hê ̣ thố ng bài tâ ̣p có nô ̣i dung thực t iễn chương “ Mắ t và Các quang ho ̣c ” vâ ̣t lý l ớp 11. 5.3. Nhóm phương pháp thố ng kê Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê. Phương pháp này để xử lý kế t quả thực nghiê ̣m sư pha ̣m, rút ra kết luận. 6. Giả thuyết khoa học - Trong quá triǹ h da ̣y ho ̣c vâ ̣t lý chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” vâ ̣t lý lớp 11, nế u xây dựng đươ ̣c hê ̣ thố ng các bài tâ ̣p vâ ̣t lý có nô ̣i dung thực ễn ti đáp ứng được các yêu cầu của của viê ̣c bồ i dưỡng TDST và sử du ̣ng chúng vào tiết dạy học bài tập một cách phù hợp sẽ tạo hứng và góp phầ n bồ i dưỡng NLTDST cho ho ̣c sinh . 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn của việc bồ i dưỡng tư duy sáng ta ̣o cho h ọc sinh trong da ̣y học bài tâ ̣p vâ ̣t lý có nô ̣i dung thực tiễn . Chương 2: Xây dựng và hư ớng dẫn sử dụng hệ thống bài tâ ̣p có nô ̣i dung thực tiễn trong dạy học chương “Mắ t và Các du ̣ng cu ̣ quang ho ̣c” vâ ̣t lý lớp 11. Chương 3: Thực nghiê ̣m sư pha ̣m TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Hữu Cảnh (2012), Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học chương Dao động và Sóng điê ̣n từ vật lý lớp 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi, LV thạc sỹ lí luận và phương pháp dạy học (bộ môn vật lý), ĐHGD. 2. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Thi Anh Đào(2011), Soạn thảo câu hỏi và sử dụng bài tập thí nghiê ̣m chương ̣ Mắ t và các dụng cụ quang vật lý ớp l 11, LV thạc sỹ sư phạm vật lý, ĐHGD. 4. Nguyễn Phú Đồng (chủ biên), Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thành Tương (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý 11. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Trường Giang (2012), Rèn kỹ năng giải bài tập chương Mắt và các dụng cụ quang vật lý lớp 11 thông qua các câu hỏi đi ̣nh hướng tư duy , LV thạc sỹ sư phạm vật lý, ĐHGD. 6. Nguyễn Văn Hạnh (2011), Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học phần quang hình học vật lý 11 trung học phổ thông, LV Thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh. 7. Nguyễn Thanh Hải (2012), Sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lý. Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, trang 35. 9. Hồ Sỹ Lĩnh, 2005, Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo dạy học chương “Dao Động Điện – Dòng Điện Xoay Chiều ” Lớp 12 THPT, LV Thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh. 10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm Lý Học Giáo Dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà nội, Hà nội. 11. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà nội. 12. Phạm Hữu Tòng (2008), Lí luận dạy học Vật lý , Nhà xuất bản Đa ̣i ho ̣c sư pha ̣m , Hà nội. 13. Trần Văn Tài (2009), Xây dựng và sử dụng bài tập sá ng tạo nh ằm phát triển tư duy cho học sinh khi dạy học chương Đ ộng lực học chất điểm vật lý lớp 10, luâ ̣n văn thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐH Vinh. 14. Đỗ Hương Trà , Phạm Gia Phách (2009), Dạy học bài tập Vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuấ t bản Đa ̣i ho ̣c sư pha ̣m, Hà nội. 15. Lê Văn Tú (2009), Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 chương trình nâng cao. LV Thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh. 16. Mai Chánh Trí (2011), Rèn luyện kỹ năng giải toán vật lý 11. Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội. 17. Nguyễn Quang Uẩn (2008), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia Hà nội, Hà nội. 18.Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đã Nẵng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan