Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình chiết xuất rutin...

Tài liệu Xây dựng quy trình chiết xuất rutin

.DOCX
40
1064
84

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................3 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................4 PHẦN I: TỔNG QUAN.............................................................................................................................5 1. Tên, tính chất vật lý, hóa học, tác dụng dược lý của rutin..............................................................5 1.1. Tên ...............................................................................................................................................5 1.2. Tính chất vật lý............................................................................................................................7 1.3. Tính chất hóa học .......................................................................................................................8 1.4. Tác dụng dược lý.......................................................................................................................11 1.5. Tiêu chuẩn dược điển ...............................................................................................................15 1.6. Ứng dụng ...................................................................................................................................17 1.7. Các loại phổ................................................................................................................................18 1.8. Giá thành....................................................................................................................................24 2. Các phương pháp tách chiết rutin ..................................................................................................27 2.1. Chiết bằng nước.........................................................................................................................27 2.2. Chiết bằng cồn...........................................................................................................................29 2.3. Chiết bằng dung dịch kiềm.......................................................................................................30 PHẦN 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RUTIN ................................................................32 1. Sơ đồ quy trình công nghệ..............................................................................................................32 2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ (tinh chế rutin)...............................................................32 3. Tính chất các nguyên liệu................................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................39 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này, trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Thị Thùy Mỵ, cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức và kinh nghiệm khoa học vô cùng quý báu. Cô đã hướng dẫn, giúp đỡ trên từng bước đường trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bài tiểu luận. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Hoá dược – K59 đã luôn quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện bài tiểu luận của mình. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018 Nhóm sinh viên 2 MỞ ĐẦU Hiện nay, loài người đang phải đối mặt với một trong những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng là bệnh tật. Trong đó, các bệnh sơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não,… đang càng ngày gia tăng đòi hỏi ngành y tế không ngừng tìm kiếm các biện pháp chữa trị có hiệu quả. Rutin là một dược chất có hiệu quả tốt với các bệnh này do rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền và làm giảm tính thấm của mao mạch,… Rutin đã được chiết xuất ở nhiều nước trên thế giới từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Trong đó, có hàm lượng rutin cao nhất. Ở nước ta, cây hòe đã được trồng từ lâu đời, trồng ở nhiều nơi và đặc biệt cho hàm lượng rutin cao hơn so với hòe ở các nước khác. Do đó, cây hòe trở thành nguồn dược liệu phong phú cho ngành công nghiệp chiết xuất rutin. Vì vậy chúng em lựa chọn phương pháp chiết rutin từ cây hòe để thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình chiết xuất rutin”. Trong quá trình làm tiểu luận chúng em còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn góp ý để chúng em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình. 3 PHẦN I: TỔNG QUAN Rutin là một Flavonoid được tìm thấy trong các bộ phận của cây như: hoa, lá, rễ,… Trong các tài liệu đã công bố, có khoảng trên 50 loài thực vật chứa rutin như: tam giác mạch, bạch đàn, hòe, … và đặc biệt rutin chứa nhiều trong nụ hoa hòe, chiếm khoảng 2028%. Hòe (Sophora Japonica L.) là một cây to, cao khoảng 5-6m. Lá kép long chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có khoảng 7-17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Quả là một giáp dài, hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa hoa: các tháng 7,8,9. Trong cây hòe, hàm lượng rutin chứa nhiều nhất trong nụ hoa, nhưng thời kì hoa nở rộ, hàm lượng rutin này gần như mất hoàn toàn. 1. Tên, tính chất vật lý, hóa học, tác dụng dược lý của rutin. 1.1. Tên [3],[4],[11],[12],[13] Rutin có công thức phân tử C27H30O16.3H2O, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Rutoside; Phytomelin; Quercetin 3-rutinoside ,… Tên IUPAC: 2- (3,4-dihydroxyphenyl) -5,7-dihydroxy-3 - [(2S, 3R, 4S, 5S, 6R) -3,4,5-trihydroxy-6 - [[(2R, 3R, 4R, 5R, 6S) -3,4,5-trihydroxy-6-metyloxan-2-yl] oxymethyl] oxan-2-yl] oxychromen-4-one. Rutin là một glucozit gồm 2 phần là quercetin (aglycol) thuộc flavonol và phần đường là rutinose (6-o-α-L-rhamnopynosyl-β-D-glucopyranose). 4 Công thức cấu tạo 2D của Rutin Công thức cấu tạo 3D của Rutin Rutin có các tên thương mại (biệt dược) như: Rutin-C, Rutin-Vitamin C, Meflavon, Venrutine,… 5 Một số hình ảnh minh họa: 1.2. Tính chất vật lý [1],[5],[12],[23] Rutin là chất bột kết tinh màu vàng hay vàng lục, không mùi, không vị, ra ánh sáng có thể hơi sẫm màu, dễ hút ẩm. Khối lượng phân tử 610.512 g/mol. Rutin ngậm 3 phân tử nước, được làm khan ở 95-970C, khan tuyệt đối ở 1100C khi sấy ở áp suất giảm 10mmHg trong 12h. Độ nóng chảy: rutin nóng chảy ở 1950C, ở 214-2150C rutin bị phân hủy. Độ hấp thụ: Rutin có độ hấp thụ cực đại ở 362,5nm và 258nm (trong ethanol), ở 358nm và 257nm (trong methanol). Độ hòa tan: Rutin hòa tan tốt trong methanol, trong glycerol nóng (98%), ethyleneglycol, khó tan trong etanol (96%) và iso-propanol; không tan trong nước, ether, 6 chloroform, petroleuxi-ether, cacbon tetraclorua, chloroform, chlorobenzene, ethylene dichloride, và1-nitropropane, benzene, toluene và cacbon disunfide. Cụ thể: - Rất khó tan trong nước lạnh: 1g/10000ml Tan trong nước sôi: 1g/100ml Khó tan trong cồn lạnh: 1g/650ml Tan trong cồn nóng: 1g/60ml Do cấu trúc là một glycosid nên rutin rất dễ bị thuỷ phân bởi các men có sẵn trong dược liệu hoặc bởi các acid. Với dung dịch kiềm nó rất ít bị ảnh hưởng, chỉ ở điều kiện dung dịch kiềm đặc và có nhiệt độ cao thì cấu trúc của rutin bị phá vỡ, cụ thể là vòng C sẽ mở tạo thành một dẫn chất acid thơm và một dẫn chất phenol. 1.3. Tính chất hóa học [2],[4],[5],[31] 1.3.1. Phản ứng thủy phân Rutin là một flavonoid dễ bị thủy phân. Trong môi trường axit, rutin thủy phân tạo ra quecertin, glucose và rhamnose theo phương trình sau: + α – D – Glucose và L – Rhamnose 7 1.3.2. Phản ứng oxy hóa Dưới tác dụng của chất oxy hóa, phần quecertin của rutin bị oxy hóa thành quinon theo phương trình sau đây: 1.3.2. Phản ứng của nhóm carbonyl (phản ứng định tính)  Phản ứng với dung dịch kiềm: Do có tính acid yếu nên rutin có tham gia phản ứng với dung dịch kiềm tạo ra kết tủa vàng đậm hơn ban đầu. + H2O  Phản ứng tạo phức với muối sắt(III) clorua Khả năng tạo chelat với kim loại là một trong những tính chất quan trọng của rutin, liên quan đến hoạt tính sinh học của nó. Tạo ra các phức màu xanh đen với molipden và sắt, đặc biệt với nhôm cho màu vàng hoặc vàng xanh phát quang ở bước sóng 365nm. 8 A=  Phản ứng cyanidin: Khi cho rutin phản ứng magie kim loại (hoặc kẽm) trong môi trường acid với dung môi methanol cho sản phẩm là cyanidin 3-rutinose. Thực chất phản ứng tạo ra các flavenols, sau đó bị oxi hóa trong không khí tạo ra cyanidin 3-rutinose.  Phản ứng ghép đôi với muối diazoni 9 Ngoài ra, rutin còn tham gia các phản ứng thế vào nhân thơm, phản ứng ether hóa, ester hóa (do có nhóm –OH phenol), phản ứng diazo và azo hóa. 1.4. Tác dụng dược lý 1.4.1. Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch [1],[2],[3], [5] Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương. Theo Parrot, cơ chế tác dụng của rutin như sau: Rutin tham gia vào quá trình oxy hóa-khử làm giảm sự oxy hóa của adrenalin bằng cách cạnh tranh với men catecholamine – O – methyltrasferase. Adrenalin có tác dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch. Mặt khác, rutin lại có khả năng làm co mạch trực tiếp hệ mao quản, nên hiện tượng giảm tính thẩm thấu của mao mạch còn do tác dụng trực tiếp gây nên. Ở người cao tuổi, mao mạch không còn nguyên vẹn như trước và sự trao đổi chất giảm dần càng thúc đẩy quá trình lão hóa. Trong trường hợp này, rutin lại có khả năng duy trì tình trạng bình thường của mao mạch, bảo đảm cho mao mạch thực hiện được chức năng trao đổi chất. Ngoài ra, rutin còn có thể làm tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch, do đó hạn chế được hiện tượng suy tĩnh mạch ở tuổi già. 1.4.2. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương [20],[25] 10  Phòng ngừa viêm thần kinh: Rutin đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh trong trường hợp thiếu máu cục bộ ở não. Hoạt động của rutin gây ra sự suy giảm các “apoptosis thần kinh thiếu máu cục bộ” do sự rối loạn hoạt động của P53 và sự peroxide hóa lipid cùng với sự gia tăng của các enzym bảo vệ chống oxy hóa nội sinh.  Tác dụng chống co giật: Rutin cũng có hoạt tính chống co giật và có vẻ an toàn cho bệnh nhân bị động kinh vì nó không làm thay đổi hoạt động của bất kỳ loại thuốc chống động kinh nào cũng như không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ nào.  Tác dụng chống Alzheimer và điều trị rối loạn chuyển động hyperkinetic: Rutin ức chế hoạt động của các cytokine tiền viêm bằng cách giảm sản xuất TNF-α và IL-1β trong microglia. Điều này có vẻ hữu ích trong việc điều trị bệnh Alzheimer bằng cách phòng ngừa độc tính tế bào oligomeric β-amyloid. Rutin làm suy giảm sự kích thích tình trạng viêm do streptozotocin gây ra bằng cách giảm hoạt động của protein axit đệm, interleukin-8, cyclooxygenase-2, synthase nitric oxide cảm ứng và yếu tố hạt nhân-kB và do đó ngăn chặn sự thay đổi giải phẫu tổng trong vùng đồi thị ở chuột. Do vậy có thể ngăn ngừa thâm hụt nhận thức và có lợi trong việc điều trị “chứng mất trí không thường xuyên của bệnh Alzheimer”. 1.4.3. Tác dụng trên hệ nội tiết. [20],[25]  Tác dụng trị đái tháo đường: Streptozotocin là một hóa chất độc hại được biết là làm cạn kiệt lượng insulin bằng cách phá hủy các mô ở tụy. Trong một nghiên cứu, việc sử dụng rutin mãn tính ở chuột tiểu đường do streptozotocin gây ra làm giảm lượng đường huyết trong huyết tương, tăng cường lượng insulin, và phục hồi hàm lượng glycogen và các enzym glycolytic. Sự tái sinh đáng kể của các mô ở tụy cùng với sự nhiễm mỡ giảm dần đã được quan sát thấy ở chuột đái tháo đường được điều trị bằng rutin.  Chống tăng cholesterol máu: Rutin là một chất điều biến “chọn lọc và không độc hại” trong việc tăng cholesterol máu. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên mô hình chuột đồng Golden Syrian về việc tăng cholesterol trong máu do ăn kiêng gây ra, rutin làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong huyết tương ở động vật thí nghiệm.  Kích thích hấp thu tuyến giáp: Sự hấp thu iod tuyến giáp thông qua hợp chất đối chứng trung gian natri-iodide đóng vai trò then chốt trong quá trình sinh tổng hợp hormone tuyến giáp và cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tuyến giáp khác nhau. Rutin làm giảm nhẹ nồng độ T4 và T3 huyết thanh mà không thay đổi thyrotropin huyết thanh. Sự gia tăng hấp thu iodide tuyến giáp của rutin có thể là do sự gia tăng hoạt động của chất đối chứng natri-iodide. 1.4.4. Tác dụng trên hệ tim mạch [26]  Tăng huyết áp: Kiều mạch, một nguồn giàu rutin được tìm thấy để ngăn ngừa tổn thương oxy hóa trong “tế bào nội mô động mạch chủ” bằng cách làm giảm khả năng miễn dịch nitrotyrosine. Chiết xuất kiều mạch nảy mầm đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp và có thể lưu trú “tế bào nội mô động mạch” do tác động bất lợi của stress oxy hóa. 11  Chống đông máu: Rutin tăng cường sự gắn kết protein huyết thanh và tác động lên hoạt tính chống đông của warfarin đường uống làm giảm tác dụng chống đông máu của warfarin racemic. 1.4.5. Tác dụng chống viêm [19],[26],[27] Bằng cách ức chế cơ chế tác động của một số chất trung gian gây viêm, Rutin giúp ngăn ngừa viêm. Nó được biết để ngăn chặn việc trở lại của bạch cầu trung tính (chemotaxis) đến vị trí chấn thương và ngăn chặn sự thoái hóa của chúng, đó là phản ứng chính đặt ra chuỗi các biến cố viêm). Nó cũng điều chỉnh hoạt động của các enzym chuyển hóa axit Arachidonic bao gồm phospholipase A2 và cyclooxygenase. Nó có thể làm giảm phù nề bằng cách giảm tính thấm của màng mao mạch và do đó ngăn chặn sự rỉ ra khỏi chất lỏng từ các mao mạch máu vào mô kẽ. Nó đã được sử dụng thành công như một tá dược trong điều trị các rối loạn viêm mãn tính khác nhau như bệnh viêm ruột (IBD), viêm khớp, vv Các tác dụng chống viêm của flavonoid Rutin có thể có một ý nghĩa lớn trong việc ngăn ngừa ung thư. Những hành động chống viêm của Rutin đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc cho các lứa tuổi. 1.4.6. Tác dụng chống ung thư [20],[24],[26] Rutin hoạt động như tác nhận chống ung thư bằng cách ức chế sự tăng trưởng của tế bào, gây ngưng bắt chu kỳ tế bào; hoặc bằng cách gây ức chế sự tăng sinh, sự hình thành mạch máu hoặc di căn. Sự phát triển của ung thư da được đánh giá bằng phân tích sinh hóa và mô bệnh học. Kết quả cho thấy kích thước khối u và số lượng u nhú giảm đáng kể trong quá trình điều trị rutin. Thời gian tiềm ẩn trung bình tăng đáng kể so với kiểm soát được điều trị bằng chất gây ung thư. Rutin cũng làm giảm đáng kể hoạt động của men glutamate oxalate transaminase glutamate huyết thanh (SGOT), glutamate pyruvate transaminase (SGPT), phosphatase kiềm (ALP) và bilirubin, là nguyên nhân làm tăng nồng độ enzym liên quan đến stress oxy hóa. Mức lipid peroxidase giảm đáng kể khi dùng rutin khi so sánh với đối chứng. Trong một nghiên cứu khác, hiệu quả ức chế hóa học của rutin và các polyphenol khác được xác định trong các mô hình nuôi cấy tế bào để phòng ngừa ung thư đại trực tràng (CRC) . Trong nghiên cứu in vitro, rutin đã được chứng minh là ức chế sự phát triển và tăng sinh tế bào CRC như tế bào ung thư tuyến giáp của con người HT-29 và Caco-2. Deschner et al. cũng nhấn mạnh khả năng của rutin và quercetin để ức chế azoxymethanol (AOM) gây dị ứng đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy rằng trong số những con chuột AOMtreated, cả quercetin 2% và rutin 4% làm giảm đáng kể sự tăng sinh của tế bào biểu mô đại tràng và cũng ức chế sự dịch chuyển của tế bào S sang phần giữa và phần trên của crypts. Sự đa dạng khối u cũng bị ức chế bởi cả quercetin 2% và rutin 4% so với chuột điều khiển được điều trị bằng AOM. Bảng 1: Tác dụng chống ung thư của rutin trên các dòng tế bào khác nhau 12 Dòng tế bào HL - 60 SW480 LAN-5 CRC B16F10 B16 melanoma Tế bào gan HTC Bệnh Kết quả thu được Bệnh bạch Giảm đáng kể kích thước khối u cầu Ung thư Ít ảnh hưởng có hại đến trọng lượng cơ thể và các cơ ruột kết quan lân cận ở chuột, tăng thời gian sống trung bình U nguyên Giảm biểu hiện BCL2 và tỷ lệ BCL2/BAX cùng với bào thần việc giảm mức độ mRNA MYCN và sự tiết ra TNF-α kinh Trực tràng Bắt giữ chu kỳ tế bào và/ hoặc apoptosis Di căn phổi Giảm số lượng nốt di căn U ác tính Tăng khối lượng khối u, ức chế sự hình thành melanotic Melanin Ung thư Tác dụng độc tế bào biểu mô gan 1.4.7. Chống hen suyễn và các tác dụng liên quan khác [18],[25] Hoạt tính chống hen suyễn của rutin được nghiên cứu trên những con chuột lang có giác quan nhạy cảm với ovalbumin được thử nghiệm với ovalbumin được phun khí dung, trong đó kháng thể khí trong phản ứng pha ngay lập tức và đáp ứng pha muộn được xác định. Rutin ức chế đáng kể khả năng kháng khí đạo cụ thể và đáp ứng pha ngay lập tức cùng với sự có mặt của histamin, phospholipase A2 và eosinophil peroxidase. Đã có sự giảm bớt sự phối hợp của bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa eosin vào phổi. Sử dụng rutin cũng được đề nghị trong ho gà cùng với vitamin C và K. Ở mèo và giống chó đua, rutin đã được sử dụng hiệu quả trong việc quản lý chylothorax vô căn. 1.4.8. Tác dụng trên da, tóc  Trên da: Apoptosis của các tế bào nang lông là nguyên nhân hàng đầu của thoái hóa nang lông. Trong một nghiên cứu, quá trình apoptosis của tế bào da nhú ở người đã được quan sát thấy sau khi điều trị bằng staurosporin; việc này đã hoàn thành bởi sự tiếp xúc với rutin, spermidine và zeaxanthin. Có sự bảo vệ của các phân tử chống apoptotic như Bcl-2, MAP-kinases và các dạng phosphoryl hóa của chúng, kết thúc việc sử dụng rutin trong công tác phòng chống apoptosis của các tế bào nang lông, một trong những nguyên nhân hàng đầu của chứng hói đầu.  Chống nắng: Rutin đã được nghiên cứu để khám phá tác dụng của rutin đối với tình trạng viêm UVB gây ra ở da chuột trong cơ thể. Ứng dụng tại chỗ của rutin trên da chuột 30 phút trước khi chiếu xạ UVB làm giảm tăng sản thượng bì và mức độ protein. Cũng có sự ức chế đáng kể sự biểu hiện của cyclobxygenase-2 của UVB (COX-2) và tổng hợp nitric oxide synthase (iNOS) có thể là do ức chế p38 MAP kinase và JNK làm giảm sự biểu hiện của COX-2 (UVB) tren da chuột. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Choquenet, rutin khi kết hợp trong nhũ tương dầu trong nước (nồng độ 10% w / w), các 13 giá trị hệ số chống nắng (SPF) có thể so sánh với 'homosalate' được quan sát thấy. Cùng với TiO2 , các giá trị SPF có thể lên đến 30. 1.4.9. Tác dụng bảo vệ cơ quan [18],[20],[22]  Bảo vệ hệ thần kinh: Trong mô hình chuột, rutin ức chế bệnh lý thần kinh ngoại biên đau đớn do oxaliplatin gây ra. Oxaliplatin là một trong những hợp chất bạch kim quan trọng nhất được sử dụng trong hóa trị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nó bị một nhược điểm của ngoại vi mà dường như khó điều trị. Rutin làm giảm đáng kể các thay đổi peroxidative oxaliplatin gây ra trong tủy sống và peroxid hóa lipid cùng với oxit nitric cảm ứng.  Bảo vệ trên mô phổi: Rutin đã chứng minh tác dụng bảo vệ trên những thay đổi mô bệnh học trong mô phổi cùng với việc ngăn chặn sự xâm nhập của bạch cầu hạt đa hình trong dung dịch rửa phế quản bronchoalveolar. Cũng có sự giảm tiết chất lipid peroxidation và các cytokine tiền viêm. Tiền xử lý rutin gây ra sự ức chế sự trao đổi khí trong máu của động mạch lipopolysaccharide và sự xâm nhập của bạch cầu trung tính trong phổi. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rutin ngăn ngừa hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành sớm có thể do ức chế lipid peroxid hóa.  Bảo vệ tim mạch: Rutin đã được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ tim mạch khỏi nhồi máu cơ tim do thiếu máu cục bộ ở chuột tiểu đường bình thường và streptozotocin. Hiệu quả đó là do tác dụng chống oxy hóa của rutin tạo nên. Ngoài ra, rutin còn có nhiều tác dụng dược lý khác như: kháng khuẩn, kháng virus, lợi tiểu, chống loãng xương, giảm đục thủy tinh thể, giảm xơ gan,... 1.4.10. Dược động học [18] Hấp thụ Phân phối Sự trao đổi chất Bài tiết Ruột 35 ± 2 μmol / 1 (như quercetin) 1,35 ± 0,37 microg / mL Các chất chuyển hóa là axit 3,4-dihydroxyphenylacetic, 3,4dihydroxytoluen, axit m-hydroxyphenylacetic, axit 3-methoxy-4hydroxyphenylacetic / axit homovanillic, và 3,5,7,3 ′, 5′pentahydroxyflavonol / quercetin. Khoảng 10% trong nước tiểu, phần còn lại không thay đổi trong hệ đường ruột. 1.5. Tiêu chuẩn dược điển [2],[3] - Thành phần: Phải chứa từ 99,0% đến 101,0% C27H30O16 tính theo chế phẩm khan. - Định tính: Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A Nhóm II: B,C,D 14 A. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của rutin chuẩn. B. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm methanol và pha loãng thành 250,0 ml với cùng dung môi, lọc nếu cần. Pha loãng 5,0 ml dung dịch này thành 50,0 ml bằng methanol. Đo phổ hấp thụ tử ngoại trong khoảng từ 210 – 450nm, dung dịch phải cho hai cực đại hấp thụ ở 257nm và 358nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại 358nm phải từ 305 đến 330, tính theo chế phẩm khan. C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng Bản mỏng: Silicagel G Dung môi triển khai: N-butanol - acid acetic khan - nước - methyl ethyl ceton – ethyl acetat (5:10:10:30:50) Dung dịch thử: Hòa tan 25mg chế phẩm trong methanol và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg rutin chuẩn trong methanol và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun lên bản mỏng hỗn hợp gồm 7,5 ml dung dịch kali fericyanid 1% và 2,5 ml dung dịch Sắt (III) clorid 10,5%. Quan sát bản mỏng trong vòng 10 phút. Vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu. D. Hòa tan 10mg chế phẩm trong 5ml ethanol 96%. Thêm 1g kẽm và 2ml dung dịch acid hydrochloric 255, sẽ xuất hiện màu đỏ. Tạp chất hấp thụ ánh sáng Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 40ml 2-propanol. Lắc trong 15 phút và pha loãng thành 50,0 ml bằng 2-propanol, lọc. Độ hấp thụ của dịch lọc ở các bước sóng trong khoảng từ 450-800nm không được quá 0,1. Các tạp chất không tan trong methanol Không được quá 3% Lắc 2,5g chế phẩm với 50ml methanol ở 20-250C trong 15 phút. Lọc qua phếu lọc thuỷ tinh có độ xốp 1,6 đã được sấy ở 100-1050C trong 15 phút và để nguội trong bình hút ẩm và cân bì. Rửa phễu lọc 3 lần với 20ml methanol. Sấy phễu lọc ở 100-1050C trong 30 phút. Để nguội trong bình hút ẩm và cân. Khối lượng cân thu được không được quá 75mg. Tạp chất liên quan 15 Xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng Pha động: Pha động A: Hỗn hợp gồm 5 thể tích tetrahydrofuran và 95 thể tích natri dihydrophosphat 1,56% đã được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric. Pha động B: Hỗn hợp gồm 40 thể tích tetrahydrofuranvà 60 thể tích natri dyhydrophosphat 1,56% đã được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric. Dung dịch thử: Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 20ml methanol và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động B. Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg rutin chuẩn trong 10,0 ml methanol Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 50,0 ml bằng pha động B. Điều kiện sắc ký:     Cột thép không gỉ (25cm x 4,0mm) được nhồi pha tĩnh B (5µm) Duy trì nhiệt độ cột ở 300C. Detector quang phổ tử ngoại dặt ở bước sóng 280nm. Tốc độ dòng 1ml/min với chương trình dung môi: Thời gian (min) 0-10 10-15 15-16 16-20 Thể tích tiêm: 20µl. Pha động A (%tt/tt) 50 -> 0 0 0 -> 50 50 Pha động B (%tt/tt) 50 ->100 100 100 -> 50 50 Cách tiến hành: Thời gian lưu tương đối của các tạp chất so với rutin (thời gian lưu khoảng 7 phút) như sau: Tạp chất B (kaempferol 3-rutinosid) khoảng 1,1; tạp chất A (isoquercitrosid) khoảng 1,2; tạp chất C (quercetin) khoảng 2,5. Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiêm dung dịch đối chiếu (1). Tỷ số giữa chiều cao so với đường nền của pic tương ứng với tạp chất B và chiều cao so với đường nền của điểm thấp nhất trên đường cong tách giữa 2 pic rutin và tạp chất B, không được quá 10. Xác định vị trí các tạp chất bằng cách so sánh với sắc ký đồ thu được của rutin chuẩn. 16 Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp với các hệ số tương ứng là 0,8 cho tạp chất A và 0,5 cho tạp chất C. Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử: diện tích của pic tương ứng với tạp chất A,B,C không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2%); tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic chính, không được lớn hơn 2 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (4%). Bỏ qua tất cả các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1%). Nước: từ 7,5-9,5%. Dùng 0,100 g chế phẩm. Tro sulfat: Không được quá 0,1%. Dùng 1,0g chế phẩm. Định lượng: Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 20ml dimethyl formamid. Chuẩn độ bằng dung dịch tetrabutylamonihydroxyd 0,1M. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế. 1ml dung dịch tetrabutylamonihydroxyd 0,1M tương đương với 30,53mg C27H30O16. Bảo quản: Đựng trong lọ kín, tránh ánh sáng. Loại thuốc: Bảo vệ thành mạch. Chế phẩm: Viên nén. 1.6. Ứng dụng [5],[11] Rutin được sử dụng nhiều trong lĩnh vực như: y học, dược phẩm, thẩm mỹ, công nghệ bao màu, nhuộm thực phẩm,... Trong y học, rutin được dùng để điều chế thuốc phòng và chống những biến cố của xơ vữa động mạch, các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, xuất huyết. Là thuốc điều trị trĩ, chống dị ứng, thấp khớp. Ngoài ra còn được dùng trong các trường hợp tổn thương ngoài ra do bức xạ, làm cho vết thương chóng lành sẹo. Trong lão khoa, rutin được dùng để điều chế các thuốc trị viêm võng mạc có xuất huyết, chảy máu đáy mắt, đục thủy tinh thể,... Trong lĩnh vực thực phẩm, rutin thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, rutin được dùng trong trong các sản phẩm trị viêm da, chống nắng, các sản phẩm chăm sóc da, chống lão hóa,... Rutin có thể được dùng đơn độc hoặc được dùng với các để nâng cao hiệu quả điều trị như: 17 - Với Vitamin C: làm tăng cường tác dụng của vitamin C đặc biệt là khả năng hấp thu vào các cơ quan khác nhau. Dùng trong biểu hiện tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, võng mạc, cao huyết áp. - Với vincamin: dùng chữa các chứng rối loạn tâm thần, cải thiện trí nhớ, chức năng thần kinh giác quan ở người già,... - Với nicotinamid: dùng trong các biểu hiện chức năng hay thực tổn của suy tĩnh – bạch mạch, giãn tĩnh mạch nguyên phát, cơn đau trĩ. - Ngoài ra còn kết hợp với cholin, khellin, papaverin,... Các dạng bào chế của rutin: Rutin được bào chế dưới dạng viên hay dạng hòa tan trong nước để uống, ở dạng đơn độc hay phối hợp với nhiều chất khác tạo thành các tên biệt dược khác nhau. - Dạng viên:  Viên bao phim: Rutin, Mevon 500, Ido rutin, Vincarutin (phối hợp với Vincamin)  Viên bao đường: Rutin C (phối hợp với Vitamin C) - Dạng hòa tan trong nước: Rutin thường được chuyển thành dạng muối hoặc dẫn chất dễ ta trong nước như Morpholylethylrutosid, Rutosid natripropylsulfonat,... 1.7. Các loại phổ 1.7.1. Phổ IR [10],[11],[21] Dựa vào phổ IR cho thấy: Peak 3407 cm-1 là đặc tính của nhóm OH. Peak 1665,85 cm-1 cho thấy sự xuất hiện của liên kết > C = O . Các tần số hấp thụ khác bao gồm 1610,45, 1562, 1522 và 1453.59 18 là kết quả của hệ thống vòng thơm. Tần số hấp thụ 1262,29cm-1 cho thấy sự có mặt của nhóm C-O-C và 822.70cm-1 là liên kết -C-H trong CH2. 1.7.2. Phổ 13C NMR [10],[11],[18],[29] - Với (DMSO-d6, 50.32 MHz): - Với DMSO + CDCl3, 300MHz: Quang phổ 13C NMR cho thấy 15 tín hiệu carbon điển hình của flavonoid trung tâm. Tín hiệu trường thấp ở 176,3 ppm là do nhóm cacbonyl tại C-4 và C-2 (156,6) ppm đã giảm về trường thấp. Độ chuyển dịch hóa học của phần aglycol trong phổ 13C NRM Assignment C-2 Chemical shift 156, 6 Assignment C-10 Chemical shift 103, 4 C-3 136,2 C-4 176,3 C-5 161,2 C-6 98,8 C-7 164,5 C-8 93,7 C-1’ 120,4 C-2’ 116,1 C-3’ 145,5 C-4’ 147,5 C-5’ 115,5 C-6’ 122,4 19 C-9 148,2 1.7.3. Phổ 1H NMR [10],[11],[16],[18] - Với MeOD-d, 600 MHz 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan