Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và ph...

Tài liệu Xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths. biến đổi khí hậu

.PDF
98
492
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÔ TÙNG LÂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỒNG GHÉP VÀO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÔ TÙNG LÂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỒNG GHÉP VÀO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ HÀ NỘI – 2016 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Luận văn được tài trợ một phần tài chính từ học bổng Toshiba. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Ngô Tùng Lâm 3 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu, để tôi có đủ hành trang thực hiện công tác nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi khi chọn đề tài nghiên cứu vấn đề truyền thông về Biến đổi khí hậu. Thầy luôn quan tâm, theo sát, và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Cấp ủy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi được thực hiện khảo sát và thực nghiệm mô hình này trong thời gian đào tạo của nhà trường. Cảm ơn sâu sắc đến học bổng Toshiba đã hỗ trợ một phần tài chính để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn khoa học của mình. Trong thời gian thực hiện luận văn, do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn cho luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANG MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 VỀ TRUYỀN THÔNG BĐKH .......................................................................................... 5 1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam ..................................... 5 1.1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu ........................................................................................... 5 1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..................................................................................... 11 1.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới và tại Việt Nam............................................................................................................................. 16 1.2.1. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới ................. 16 1.2.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học tại Việt Nam................. 19 1.3. Cơ sở pháp lý............................................................................................................... 23 1.4 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 26 1.4.1. Thực trạng vấn đề truyền thông về BĐKH trong khối các trường đại học, cao đẳng và trong hoạt động Đoàn các cấp tại Việt Nam ..................................................................... 26 1.4.2. Công tác đoàn và phong trào thanh niên tại các trường đại học hiện nay .............. 28 CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 30 2.1. Cơ sở lý luận về BĐKH và truyền thông BĐKH ....................................................... 30 2.1.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 30 2.1.2. Truyền thông BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học .......................................... 33 2.1.3. Sự cần thiết của thanh niên trong tham gia ứng phó BĐKH ................................... 40 2.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 43 2.2.1. Hướng tiếp cận truyền thông về BĐKH ................................................................... 43 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................................... 43 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BĐKH LỒNG GHÉP VÀO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ .................................................................... 45 3.1. Thực trạng nhận thức về BĐKH của Đoàn thanh niên Đại học Quốc tế Bắc Hà . 45 3.2. Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà .......................................... 58 3.2.1. Các nguyên tắc chủ đạo để xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại các trường đại học .......................................................... 58 3.2.2. Những kiến thức về BĐKH cần truyền thông cho đoàn viên thanh niên .................. 60 3.2.3. Các loại hình hoạt động truyền thông về BĐKH dựa trên công tác đoàn và phong trào thanh niên ........................................................................................................................ 61 3.2.4. Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. ............................................................. 63 3.3. Kiểm nghiệm mô hình ................................................................................................ 66 3.3.1. Mục đích, đối tượng và nội dung kiểm nghiệm ....................................................... 66 3.3.2. Kết quả của kiểm nghiệm mô hình............................................................................ 67 3.3.3. So sánh nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà trước và sau kiểm nghiệm mô hình........................................................................................................ 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 78 Tiếng Việt ........................................................................................................................... 78 Tiếng Anh........................................................................................................................... 79 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu CB, GV Cán bộ, giảng viên CLB Câu lạc bộ COP Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ĐH Đại học Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh HSSV Học sinh sinh viên IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu K6, K7, K8 Khóa 6, khóa 7, khóa 8 NASA Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ NCKH Nghiên cứu khoa học DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Nồng độ khí CO2 đo trực tiếp trong khí quyển giai đoạn 2005 – 2014 ....................................................................................................................... 6 Biểu đồ 1.2: Nồng độ CO2 đo lường gián tiếp qua các giai đoạn phát triển của trái đất đến nay ...................................................................................................... 7 Biểu đồ 1.3: Sự thay đổi mực nước biển giai đoạn 1993 - 2014 .......................... 9 Biểu đồ 3.1a: Kết quả khảo sát nhận thức đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về biểu hiện của BĐKH ............................................................ 50 Biểu đồ 3.1b: Kết quả khảo sát nhận thức đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về biểu hiện của BĐKH ............................................................ 50 Biểu đồ 3.2: Trung bình kết qủa khảo sát tỷ lệ nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về ứng phó với BĐKH ................................... 52 Biểu đồ 3.3: Trung bình kết quả khảo sát sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà đối với BĐKH ........................................................ 53 Biểu đồ 3.4: Trung bình kết quả khảo sát mức độ tham gia ứng phó BĐKH của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà ............................................. 55 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về BĐKH ................................................................ 47 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà ............................................. 54 Bảng 3.3 Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà ................................................................................................... 68 Hình 3.1.Mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên Trường ĐHQT Bắc Hà.................................................... 64 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỉ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô cùng tàn khốc. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm tan băng ở hai đầu cực trái đất cũng như vùng núi cao, làm mực nước biển dân thêm khoảng 90 cm, và cụ thể tại Việt Nam là một trong 5 nước được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn của BĐKH trên toàn cầu. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,7 độ C và mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của BĐKH trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1474/QĐ- TTg vào ngày 5 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 -2020. Trong Quyết định này đã nêu rõ nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chủ trì, phối hop với Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc xây dựng và triển khai chương trình giáo dục và đào tạo về phòng chống thiên tai, BĐKH, thời gian thực hiện từ 2013 đến năm 2020. Ngay sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ Bộ GD và ĐT đã có Quyết định số 329/QĐ – BGDĐT ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2014 về việc Phê duyệt Đề 1 án “Thông tin, tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013 – 2020”. Hiện nay, một số tổ chức phi chính phủ và Bộ, Ban ngành đã lên kế hoạch và những bước đầu đã xây dựng và xuất bản một số giáo trình, chương trình liên quan tới BĐKH và môi trường. Tuy nhiên một số tài liệu của các tổ chức phi chính phủ chưa được phổ biến và dịch thuật sâu rộng, cũng như chưa có một mô hình, kế hoạch cụ thể cho việc lồng ghép kiến thức BĐKH vào trường Đại học, Cao đẳng. Đây là những hạn chế rất lớn trong quá trình nâng cao nhận thức về BĐKH. Chính vì vậy, việc lồng ghép, đưa kiến thức vào các môn học ở các trường phổ thông như môn địa lý, vật lý, công nghệ, sinh học… hay ở bậc đại học, trong đó có hoạt động của Đoàn Thanh niên chính là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh, sinh viên đối với BĐKH, hướng tới nhưng thế hệ “chủ nhân tương lai của đất nước” trở thành những người tiên phong nỗ lực hành động để chống BĐKH. Trường đại học Quốc Tế Bắc thành lập theo Quyết định số 1369/QĐ TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu là góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trường có nhiệm vụ đào tạo những chuyên gia giỏi có đủ tri thức và kỹ năng, có thể làm việc bình đẳng và có hiệu quả trong quan hệ quốc tế, có khả năng vận dụng sáng tạo các tri thức mới nhất góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc hiểu biết của sinh viên về BĐKH và tác động của BĐKH có ý nghĩ vô cùng quan trọng việc hành động sau này, thiết thực góp phần cùng với cả nước trong việc ứng phó những tác động do BĐKH. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHQT Bắc Hà là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Cấp Ủy, Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên, sinh viên, phát động và tổ chức phong trào. Đối với việc muốn giáo dục kiến thức cho thanh niên, sinh 2 viên về BĐKH để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi Đoàn Thanh niên có khả năng thực hiện tốt nhất bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục thông qua tài liệu văn bản, qua các hoạt động văn hóa – giải trí, việc lồng ghép BĐKH vào công tác đoàn và phong trào sinh viên hằng năm chắc chắn là một biện pháp khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất. Với những mục đích đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng mô hình truyền thông về Biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà” nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, nơi tác giả đang đảm nhiệm thực hiện công tác đoàn và hiện đang được lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thực hiện đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Xây dựng được mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên, nâng cao nhận thức về BĐKH cho thanh niên, sinh viên Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Trang bị kiến những kiến thức, kỹ năng cơ bản và thái độ cần thiết về BĐKH, về nguyên nhân, tác động của BĐKH đối với con người và môi trường, từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về BĐKH tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. * Mục tiêu cụ thể - Cung cấp được cho sinh viên, đoàn viên thanh niên kiến thức, có cái nhìn đúng đắn về BĐKH đang diễn ra trên toàn cầu và Việt Nam từ đó nâng cao nhận thức về cách ứng xử với môi trường. - Mô hình trên sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác Đoàn tại các cơ sở đoàn khác. - Đánh giá được hiện trạng về nhận thức cũng như kết quả của đề tài sau khi kết thúc. Qua đó, rút kinh nghiệm và hoàn thiện tài liệu cũng như phương pháp lồng ghép Biến đổi khí hậu vào công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn Thanh niên trường. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu : Mô hình truyền thông về Biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn và phong trào thanh niên. * Phạm vi nghiên cứu: - Quy mô: các Chi đoàn trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Thí điểm trên Chi đoàn khóa 8 và chi đoàn cán bộ - Về không gian: Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà và các buổi ngoại khóa. - Về thời gian: Theo kế hoạch năm học của Đoàn Thanh niên Trường. - Về giới hạn nội dung nghiên cứu: lồng ghép truyền thông về Biến đổi khí hậu vào công tác đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn Thanh niên Trường. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp xử lý số liệu 6. Kết cấu của luận văn Chương I : Tổng quan các nghiên cứu về truyền thông BĐKH Chương II: Cơ sở lý luận, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương III: Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN THÔNG BĐKH 1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam 1.1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu Khí hậu là trạng thái khí quyển ở một địa điểm, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió... Khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi. Trong lịch sử địa chất của trái đất, biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự biến đổi khí hậu, ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, nhiệt độ sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.[16] Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người, trong thời kỳ lịch sử, các hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển, trong đó các khí nhà kính tăng lên làm tăng hiệu ứng nhà kính. Có thể hiểu sơ lược là nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển hấp thụ lượng nhiệt phát xạ từ bề mặt trái đất rồi tỏa ngược lại mặt đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá...), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100, kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người. [16] 5 Khí hậu đã biến đổi trong suốt lịch sử hình thành phát triển của địa cầu. Sự BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao; các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm… * Nồng độ CO2 [15] CO2 là loại khí nhà kính chủ yếu khiến toàn cầu nóng lên. Nồng độ CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp. Theo các nghiên cứu đã được công bố của NASA, lượng khí CO2 toàn cầu đã tăng cao nhất trong 650.000 năm trở lại đây. Biểu đồ 1.1 cho thấy nồng độ CO2 (tỷ lệ phần triệu) trong khí quyển trong những năm gần đây cho đến cuối năm 2014. Biểu đồ 1.2 cho thấy nồng độ CO2 trong ba chu kỳ băng hà cuối cùng và so với mức hiện tại. Cả hai biểu đồ đều phản ánh rõ nét sự gia tăng nhanh chóng và liên tục của nồng độ khí CO2. Biểu đồ 1.1: Nồng độ khí CO2 đo trực tiếp trong khí quyển giai đoạn 2005 – 2014 Nguồn: Theo Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) 6 Biểu đồ 1.2: Nồng độ CO2 đo lường gián tiếp qua các giai đoạn phát triển của trái đất đến nay Nguồn: Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) Theo Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), nồng độ CO2 trung bình hàng tháng trên toàn cầu đạt mức kỷ lục, điều chưa từng xảy ra trong hai triệu năm gần đây, vượt 400 phần triệu (ppm) vào tháng 3/2015. Tốc độ tăng nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn năm 2012-2014 là 2,25 ppm mỗi năm. * Nhiệt độ trái đất [15] Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái đất cuối thế kỉ 19 đã tăng +0,8 °C và thế kỉ 20 tăng 0,6 ± 0,2 °C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ 21. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính được sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được 7 chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học trên thế giới, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu. NASA đã từng ghi nhận năm 2014 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên các nhà khoa học xác nhận rằng nửa đầu năm 2015 đã cho thấy dấu hiệu nhiệt độ tăng cao kỷ lục. Theo báo cáo được công bố của Climate.gov, tháng 6 năm 2015 là thời điểm nóng nhất kể từ khi các dữ liệu này được thu thập từ năm 1880 đến nay. Cũng theo dữ liệu về nhiệt độ trên thế giới của Cục quản lý đại dương và khí quyển NOAA, tháng 6 năm 2015 là tháng nóng nhất, cao hơn khoảng 1,6 độ F (khoảng 0,9 độ C) so với nhiệt độ trung bình của các tháng 6 trong thế kỷ 20. * Mực nước biển [15] Ngoài ra, cũng theo công bố của NASA, mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 17cm (6,7inch) trong thế kỷ qua, gần như gấp đôi so với thế kỷ trước. Và kể từ năm 1993, mực nước biển toàn cầu đã tăng trung bình 3.39mm mỗi năm - hệ quả trực tiếp của việc trái đất nóng dần lên và băng tan. Mực nước biển dâng có thể do hiện tượng nóng lên toàn cầu - mà phần lớn là từ những tác động của con người. Điều này sẽ làm tăng mực nước biển trong tương lai về lâu dài. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu làm mực nước biển dâng trong thế kỷ tới. Giáo sư Michael Freilich, Giám đốc bộ phận Khoa học Trái Đất ở NASA, nhận định, mực nước biển dâng cao có thể nhấn chìm hoàn toàn một số quốc đảo trong khu vực Thái Bình Dương. Những bang nằm ở vùng trũng của Mỹ như Florida cùng với một số thành phố lớn trên thế giới như Tokyo có nguy cơ biến mất. 8 Biểu đồ 1.3: Sự thay đổi mực nước biển giai đoạn 1993 - 2014 Nguồn: NASA Goddard Space Flight Center * Lượng băng ở Bắc Cực [15] Việc Trái đất nóng lên đang khiến băng ở Bắc Cực tan chảy nhanh hơn, điều này có thể gây nên viễn cảnh mực nước biển tiếp tục dâng cao, đe dọa nhấn chìm nhiều vùng đất trên thế giới. Chỉ trong 10 năm gần đây, lượng băng tan lớn hơn so với cách đây 100 năm. NASA cho biết phạm vi băng Bắc Cực tối thiểu đã giảm từ cuối những năm 1970 do hiện tượng nóng lên toàn cầu, và bắt đầu trở nên nghiêm trọng kể từ năm 1996. 10 mức tối thiểu thấp nhất đã được ghi nhận trong vòng 11 năm qua. Cũng theo các nhà nghiên cứu từ NASA và Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ (NSIDC), phạm vi kích thước băng Bắc Cực đã giảm xuống còn 4,4 triệu km2 vào mùa hè 2015. Đây là mức tối thiểu thấp thứ 4 kể từ khi vệ tinh bắt đầu được sử dụng để quan sát độ bao phủ của băng vào năm 1979. Dữ liệu từ vệ tinh Grace của NASA cho thấy rằng Băng lục địa (Land Ice) ở cả Nam Cực và đảo băng Greenland đang mất dần khối lượng. Các lục địa Nam Cực đã mất khoảng 134 tỷ tấn băng mỗi năm kể từ năm 2002, trong khi các tảng băng ở Greenland đã mất khoảng 287 tỷ tấn mỗi năm. (Nguồn: dữ liệu vệ tinh Grace) 9 Qua một số minh chứng kể trên, có thể thấy được sự BĐKH đã và đang diễn ra từng ngày, và ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu. Những tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở các điểm sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những bằng chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác hạn hán lại đang hoành hành. Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn. Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực trên toàn cầu trở nên bấp bênh. Hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho rằng, tới năm 2020, sẽ có 75 – 250 triệu dân châu Phi không có nước sử dụng, và sản lượng nông nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%. Các nước Nam Âu cũng đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. 10 Trong báo cáo hàng năm được công bố ngày 6/1, Cơ quan dự báo thời tiết Australia cho biết năm 2015, quốc gia này đã trải qua năm thứ 5 nóng kỷ lục do nhiệt độ Trái Đất ấm lên và hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino. Trong khi đó, hiện tượng El Nino cũng tiếp tục ảnh hưởng tới Mỹ. Ông Mike Halpert, phó giám đốc Trung tâm dự báo khí hậu Mỹ, cho rằng hiện tượng El Nino năm 2015 đạt ngang với mức đỉnh điểm của đợt El Nino kỷ lục được ghi nhận vào giai đoạn 1997-1998. Không chỉ ảnh hưởng đến dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu gây thiệt hại đến lĩnh vực kinh tế. Bão lụt sẽ gây tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng biên giới. Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD. 1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Theo kết quả đánh giá 193 nước của Maplecroft, một công ty tại Anh chuyên phân tích rủi ro. Maplecroft nghiên cứu mức độ hứng chịu các sự kiện thời tiết khắc nghiệt - như hạn hán, lốc xoáy, cháy rừng và bão – của mỗi quốc gia. Từ kết quả nghiên cứu họ lập chỉ số dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI). Việt Nam là một trong năm nước Đông Nam Á có nguy cơ hứng chịu tác động khắc nghiệt nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Và theo nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với địa hình đa dạng, đường bờ biển dài và các đồng bằng sông rộng lớn, hoạt động nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, hạn hán. Từ năm 1994 đến 11 2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu, Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu. * Biểu hiện và tác động BĐKH ở Việt Nam Các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều bằng chứng về con người trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng của các đợt biển tiến do nhiệt độ Trái đất ấm lên. Do mực nước biển dâng cao hơn ngày nay 4-6 m, biển lấn sâu vào lục địa có chỗ tới hàng trăm km. Dấu tích đường bờ biển đương thời xuất lộ ngay ở sát rìa Hà Nội, đến tận sát chân các dãy núi đá vôi thuộc Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung. Các tài liệu nghiên cứu chi tiết về địa chất học và khảo cổ học còn cho biết, xu hướng chung là biển lùi, song vẫn có một số chu kỳ tiến, lùi với biên độ dao động mực nước biển trên dưới 2-3 m vào khoảng trước 3000 năm sát trước và sau công nguyên, và khoảng 1000-1200 năm sau công nguyên đến nay. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, nếu chu kỳ biển tiến, lùi với biên độ thời gian khoảng 800-1000 năm thì hiện tại Việt Nam đang ở đoạn cuối của chu kỳ biển tiến hiện đại, không loại trừ tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều hoặc có đột biến. Giả định mực nước biển dâng đang xảy ra nằm trong chu trình chung của biến động, cộng thêm tác động nhanh do hiệu ứng nhà kính gây ra. Những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: hiện tượng El Nino làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông ấm lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan