Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn khoa học 4 theo huớng tiếp cận năng ...

Tài liệu Xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn khoa học 4 theo huớng tiếp cận năng lực

.PDF
67
363
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐAI • HOC • s ư PHAM • HÀ NÔI • 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ CẨM VÂN X Â Y DựNG CÔNG cụ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠỸ HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự c KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Duyên HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Để khóa luận tốt nghiệp hoàn thành và được phép bảo vệ, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến: - Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên - ngưòi đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu giúp nhờ đó tôi có được những định hướng đúng đắn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. - Thầy, cô phản biện - những người đã góp ý chân thành, thẳng thắn để tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình. - Ban giám hiệu các trường tiểu học trên địa bàn Thị xã Phúc YênTỉnh Vĩnh Phúc cùng các thầy cô giáo trong nhà trường và các em học sinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm. - Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người thân yêu của tôi đã có những động viên, khích lệ và chia sẻ để tôi có thể vượt qua những khó khăn để có được kết quả như ngày hôm nay. Dù đã rất cố gắng, xong chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến chân thành của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, thảng 5 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Thị cẩm Vân LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan khoa luận này được hoàn thành bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên cùng với bạn bè, thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Thị cẩm Vân DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Học sinh : HS Giáo viên : GV Giáo dục phổ thông : GDPT Tiểu học : TH MUC • LUC • MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3 4. Đối tượng nghiên cứ u ................................................................................ 3 5. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3 8. Giả thiết khoa học...................................................................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DựNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự c .......................................................4 1.1. Một số khái niệm.................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm đánh giá............................................................................ 4 1.1.2. Khái niệm công cụ đánh giá.............................................................. 5 1.1.3. Khái niệm năng lực............................................................................ 6 1.1.4. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực..............................................7 1.2. Đánh giá trong dạy học ở tiểu học.......................................................11 1.2.1. Mục đích đánh giá trong dạy học ở tiểu học.................................... 11 1.2.2. Vai trò của đánh giá trong dạy học ở tiểu học..................................12 1.2.3. Công cụ đánh giá trong dạy học tiểu học......................................... 13 1.3. Môn khoa học lớp 4 ở tiểu h ọ c............................................................14 1.3.1. Mục tiêu môn Khoa học lóp 4......................................................... 14 1.3.2. Nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểu học...........................15 1.3.3.Vai trò của đánh giá trong dạy học môn Khoa học lóp 4 ở tiểu học.. 16 1.4. Đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo tiếp cận năng lự c.. 17 1.4.1. Xu hướng đánh giá ừong dạy học theo tiếp cận năng lực................ 17 1.4.2. Nội dung đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo tiếp cận năng lực......................................................................................................18 1.4.3. Vai trò của đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực ừong dạy học môn Khoa học lớp 4 ........................................................................................... 27 1.4.4. Một số công cụ đánh giá ừong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực.............................................................. 28 1.5 Thực trạng xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá ừong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực........................... 33 1.5.1. Mục đích khảo sát thực trạng.......................................................... 33 1.5.2. Đối tượng khảo sát thực trạng......................................................... 33 1.5.3. Nội dung khảo sát thực ừạng.......................................................... 33 1.5.4. Phương pháp khảo sát thực trạng......................................................33 1.5.5. Ket quả khảo sát thực trạng.............................................................. 34 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XÂY DựNG CÔNG c ụ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự c .................................................................................................... 40 2.1. Nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực.............................................................40 2.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích................................................. 40 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo độ giá tri, độ tin cậy....................................... 40 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan..............................................41 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức................................................... 41 2.2. Quy ữình xây dựng công cụ đánh giá ừong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực............................................41 2.3. Minh họa xây dựng một số công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lự c......................................................44 2.3.1. Xây dựng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực........................................... 44 2.3.2. Xây bài test đánh giá trong dạy học môn Khoa học lóp 4 theo hướng tiếp cận năng lực.......................................................................................49 2.4. Một số lưu ý khi xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ..................................................................................... 56 KẾT LUẬN..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 58 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài Bước sang thế kỉ XXI, công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta ngày càng đạt được những thảnh tựu nhất định, với nền khoa học công nghệ phát triển như vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tay nghề cao để đáp ứng được những nhu càu của xã hội. Các ngành nghề hiện nay cũng đang được chú trọng đổi mới để phù hợp với yêu càu của thực tiễn. Để làm được điều đó, không thể không nhắc tới đổi mới trong giáo dục nhằm tạo ra nguồn lao động có trình độ năng lực, có tay nghề cho đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ữong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng nhằm góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước. Một đất nước được coi là phát triển khi mà đất nước đó có một nền giáo dục tiến bộ, đào đạo ra được những thế hệ có đủ kiến thức, kĩ năng để phục vụ đất nước. Giáo dục tiểu học giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Chất lượng giáo dục tiểu học góp phàn quan trọng vào chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia. Chính vì thế việc đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội và của mỗi người. Việc đổi mới giáo dục tiểu học phải được thực hiện một cách đồng bộ về phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá để giúp học sinh phát triển một cách tốt nhất. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã thực hiện nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Những thay đổi ữong kiểm tra, đánh giá trong những năm gàn đây đã tác động không nhỏ đến quá trình dạy học, góp phần thay đổi phương pháp học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, khi tiến hành kiểm ừa, đánh giá thường xuyên học sinh, giáo viên vẫn lúng túng trong việc xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá học 1 sinh. Các giáo viên thường sử dụng các công cụ đã có sẵn hoặc thiết kế một số các công cụ đánh giá nhưng không theo quy trình nên không đảm bảo về chất lượng của công cụ đánh giá. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá, giúp cho quá trình đánh giá có tác dụng thực sự tới quá trình dạy và học. Ngành giáo dục nước ta đã và đang đưa ra một số cải cách nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt trong chương trình học hiện nay đang chuyển từ giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan tâm xem học sinh học được những gì đến chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với việc kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và học. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực” điều này sẽ giúp cho GV có thể vận dụng các công cụ vào đánh giá HS trong dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, đề xuất quy trình xây dựng và áp dụng quy trình để thiết kế một số công cụ đánh giá học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực góp phàn nâng cao chất lượng đánh giá của giáo viên trong dạy học. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực. - Xây dựng quy trình để thiết kế một số công cụ đánh giá cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng tiếp cận năng lực. 4. Đối tượng nghiên cứu - Quy trình xây dựng công cụ đánh giá cho học sinh tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực. 5. Khách thể nghiên cứu Quá trình đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 6. Phạm vỉ nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu. + Đánh giá học sinh dựa vào bài test. + Đánh giá học sinh dựa vào phiếu đánh giá theo tiêu chí. - Phạm vi điều tra. - Phạm vi thực nghiệm. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp thống kê toán học. 8. Giả thiết khoa học Nếu đề xuất quy trình xây dựng công cụ đánh giá và xây dựng được một số công cụ đánh giá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với đặc điểm môn học, năng lực của học sinh. 3 NÔI DUNG CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DƯNG CÔNG c ụ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG L ự c 1.1. Môt sổ khái niêm • • 1.1.1. Khái niệm đánh giá Theo Từ điển Tiếng Việt: Đánh giá là nhận định một giá trị nào đó.[5, tr.287]. Thuật ngữ đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kì kiểm tra/ lượng giá ( assessement) trong quá trình và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu. Theo Jean - Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập họp thông tin đủ thích họp, có giá trị và đáng tin cậy, xem xét mức độ phù họp giữa tập họp thông tin này với một tập họp tiêu chí phù họp với mục tiêu ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trinh tập họp thông tin nhằm đưa ra một quyết định”. Theo C.E Beeby (1997): đánh giá là sự thu thập, lí giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn đến sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. Theo P.E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc đánh giá một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiểm năng ứng dụng một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”. [13, tr.21] Theo Trần Tuyết Oanh [12, tr.17] đánh giá là một hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật hay hiện tượng, 4 con người theo những quan điểm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá càn tuân theo. Theo Nguyễn Công Khanh [6, tr.20] đánh giá trong lớp học là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và sử dụng thông tin trong lớp học của mình, bao gồm các loại thông tin định tính, thông tin định lượng thu thập được trong quá trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những phán xét, nhận định, quyết định. Các thông tin này giúp giáo viên hiểu học ừò hon, lên kế hoạch giảng dạy và theo dõi điều chính việc giảng dạy của mình... phân loại và thiết lập mô trường tưoug tác văn hóa xã hội để giúp học sinh học tập tiến bộ hon. Theo Vũ Thị Phưong Anh, Hoàng Thị Tuyết [13, tr.12] đánh giá là một thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình kiểm tra. Dựa vào những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng khái niệm đánh giá được hiểu như sau: Đó là một quá trình đưa ra nhận xét, kết luận về một đối tượng nào đó dựa trên việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, công cụ để thu thập thông tin về đối tượng. Từ đó giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy-học sao cho phù hợp. 1.1.2. Khái niệm công cụ đánh giá Theo Nguyễn Công Khanh: công cụ đánh giá trong giáo dục nói chung hay đánh giá trong dạy học nói riêng được hiểu là một phương pháp, phương tiện hay một kĩ thuật được sử dụng trong quá trình đánh giá nhằm đạt được các mục đích đánh giá. Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là “thu thập thông tin” để cung cấp cho GV và HS ừong quá trình đánh giá và tự đánh giá. 5 Từ khái niệm công cụ mà Nguyễn Công Khanh đưa ra có thể thấy tác giả đã đồng nhất các khái niệm: công cụ, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật với nhau. Theo chứng tôi, các khái niệm này là khác nhau và được hiểu cụ thể như sau: Phương pháp đánh giá là cách thức mà người đánh giá (thường là giáo viên) sử dụng để thu thập thông tin về đối tượng cần đánh giá (thường là học sinh) nhằm đưa ra nhận xét, kết luận về đối tượng đó. Kĩ thuật đánh giá là các thao tác mà người đánh giá thực hiện để thu thập thông tin về đối tượng cần đánh giá. Công cụ đánh giá là các yếu tố vật chất mà người đánh giá sử dụng để thu thập thông tin về đối tượng càn đánh giá. Như vậy ta có thể thấy các khái niệm trên đều đề cập đến việc thu thập thông tin. Tuy nhiên, mỗi khái niệm lại đề cập đến một khía cạnh khác nhau của thông tin đó trong cả quá trình đánh giá. Như vậy công cụ đánh giá chính là phương tiện để giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về học sinh. Các công cụ mà giáo viên thường sử dụng là: bài kiểm tra, thang đo, bảng điểm, câu hỏi đàm thoại... Và tùy vào nội dung GV muốn kiểm tra HS mà GV đưa ra công cụ sao cho phù hợp. 1.1.3. Khái niệm năng lực Theo Từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao. Theo quan điểm chương trình giáo dục phổ thông của Quebec (Canada) thì: “năng lực là sự kết họp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị động cơ cá nhân... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức họp của hoạt động ữong bối cảnh nhất định.” Với cách hiểu này thì nếu học sinh có kiến thức, kĩ năng, thái độ không được xem như là có 6 năng lực mà cả ba yếu tố này đều phải đuợc nguời đọc vận dụng ừong những tình huống nhất định thì mới phát triển thành năng lực. Theo OECD (tổ chức họp tác và phát triển kinh tế) thì: năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu càu phức họp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. Khái niệm này đang được sử dụng trong đánh giá năng lực của học sinh của gần 70 nước ừên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Nguyễn Công Khanh: Năng lực là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách họp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra của thực tế cuộc sống. Năng lực là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thảnh tố, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi. Từ những khái niệm đã nêu trên, có thể hiểu một cách ngắn gọn: Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù họp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và trong cuộc sống. 1.1.4. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực 1. 1. 4 . 1. Khái niệm đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực Nguyễn Công Khanh cho rằng: đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn đầu ra... nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. Như vậy, đánh giá năng lực học sinh theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu đã đề ra. Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu: Một là, đánh giá theo năng lực không chỉ là đánh giá việc thưc hiện nhiệm vụ học tập của học sinh mà phải hướng đến việc đánh giá khả năng vận 7 dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định. Hai là, đánh giá theo năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩm đầu ra cụ thể mà ở cả hai phía giáo viên và học sinh đều biết và có thể đánh giá đuợc sự tiến bộ của học sinh dựa vào mức độ mà các em thể hiện sản phẩm. Từ các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là quá trình đưa ra nhận xét, kết luận về khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng và thái độ vào giải quyết các nhiệm vụ, tình huống trong thực tiễn. Như vậy, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực không chỉ đánh giá kết quả theo kiến thức, kĩ năng, thái độ như trước mà còn bổ sung thêm cả việc khả năng vận dụng cả kiến thức, kĩ năng và thái độ vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 1.1.4.2. Đặc trưng của đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực nhấn mạnh đến việc vận dụng kiến thức, kĩ năng mà học sinh học được vào thực tiễn cuộc sống, chứ không phải chỉ đánh giá từng đon vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ. Chính vì vậy, trong dạy học, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là một yếu tố vô cùng quan trọng, gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học, có tác dụng điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS. Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá diễn ra đa chiều: kết họp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá lẫn nhau của trò với trò. Việc đánh giá lên được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học chứ không phải mang tính chất định kì như kiểm tra học kì hay kiểm tra giữa kì. Ở mức độ cao horn, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được. 8 Điều quan ừọng hơn cả là đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực chính là đánh giá khả năng vận dụng, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thực tế... và phát hiện tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) của học sinh chứ không dừng lại ở mức độ đánh giá phân hóa riêng rẽ các phương tiện kiến thức, kĩ năng, thái độ. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái tạo kến thức làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức ừong những tình huống ừong thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế, nếu xét ở khía cạnh bản chất thì nó không có mâu thuẫn với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng mà đánh giá năng lực là một bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh giải quyết vấn đề trong tình huống trong cuộc sống. Khi đó học sinh vẫn phải vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm ở bên ngoài nhà trường. Như vậy, thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ đó người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và cả giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hòa kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,... được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của học sinh. Sự khác nhau giữa đánh giá theo tiếp cận năng lực và đánh giá theo tiếp cận mục tiêu được thể hiện ở bảng dưới đây: 9 Tiêu chí Đánh giá theo hướng tiếp cận Đánh giá theo tiếp cận mục năng lực tiêu Mục - Đánh giá khả năng HS vận dụng - Xác định việc đạt được đích các kiến thức, kĩ năng đã học vào kiến thức, kĩ năng theo mục đánh giá giải quyết các vấn đề trong thực tế tiêu chương trình giáo dục. cuộc sống. - Đánh giá xếp hạng giữa - Vì sự tiến bộ của người học so những người học với nhau. với chính mình Bối cảnh - Gắn với bối cảnh học tập và thực - Gắn với nội dung học tập đánh giá tiễn cuộc sống của học sinh. (những kiến thức, kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường. Nội - Những kiến thức, kĩ năng, thái độ - Những kiến thức, kĩ năng, dung ở nhiều môn học, nhiều hoạt động thái độ ở một môn học cụ đánh giá giáo dục và những ừải nghiệm của thể. bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện) -Quy chuẩn theo việc người - Quy chuẩn theo các mức độ phát đó có đạt được hay không triển năng lực của người học. một nội dung đã học. Công cụ - Nhiệm vụ, bài tập trong tình - Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ đánh giá huống bối cảnh thực. trong tình huống hàn lâm hoặc trong tình huống thực. Thời - Đánh giá ở mọi thời điểm trong -Thường diễn ra ở thời điểm điểm quá trình dạy - học, chú trọng tới nhất định trong quá ữình dạy đánh giá đánh giá trong khi học. học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. 10 Kết quả -Năng lực của người học phụ thuộc -Năng lực người học phụ đánh giá vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài thuộc vào số lượng câu hỏi, tập đã hoàn thành. nhiệm vụ hay bài tập đã -Thực hiện được nhiệm vụ càng hoàn thành. khó và phức tạp hơn sẽ được coi là -Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ năng thì càng có năng lực cao hơn. được coi là có năng lực cao hơn. 1.2. Đánh giá trong dạy học ở tiểu học 1.2.1. Mục đích đánh giá trong dạy học ở tiểu học Mục đích đánh giá trong dạy học ở TH được thể hiện rõ trong thông tư 30 quy định đánh giá học sinh tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện với mục đích sau: Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục TH. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chinh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình 11 hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực họp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. Như vậy, mục đích của đánh giá trong dạy học ở TH nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, hỗ trợ hoạt động dạy và học thực hiện một cách hiệu quả hơn. 1.2.2. Vai trò của đánh giá trong dạy học ở tiểu học Đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục sản phẩm giáo dục...). Chất lượng giáo dục được hiểu là sự phù họp với mục tiêu giáo dục, nghĩa là xác định được mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục đã định ra. Trong quá trình dạy học, đánh giá được coi là khâu cuối cùng, tuy nhiên kết quả đánh giá có tác động đến tất cả các khâu khác trong quá trình dạy học. Đồng thời kết quả đánh giá cũng tác động đến các lực lượng khác nhau tham gia vào quá trình dạy học, trong đó có: giáo viên, học sinh, và các nhà quản lí giáo dục. Đối với giáo viên: đánh giá cung cấp những thông tin để giáo viên đưa ra những quyết định phù họp liên quan tới hoạt động giảng dạy của mình; đánh giá được hiệu quả hoạt động giảng dạy của chính mình; là cơ sở để giáo viên điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của mình. Đối với học sinh: đánh giá giúp học sinh có những thông tin “liên hệ ngược” từ đó giúp các em điều chính hoạt động học. - v ề mặt giáo dưỡng có thể giúp học sinh biết được mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn những thiếu sót nào cần bổ sung. - v ề mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, 12 hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế. - v ề mặt giáo dục giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý trí vươn lên đạt kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn. Đối với những nhà quản lí: đánh giá cung cấp thông tin cho cán bộ quả lí giáo dục về thực trạng dạy và học của một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 1.2.3. Công cụ đánh giá trong dạy học tiểu học Công cụ đánh giá là phương tiện để hỗ trợ GV và hoạt động học của HS trong quá trình đánh giá năng lực. Trong quá trình giảng dạy, để đánh giá được năng lực HS, GV có thể sử dụng rất nhiều công cụ như: phiếu quan sát, phiếu đánh giá, bài kiểm tra, thang đo, bảng kiểm, câu hỏi đàm thoại Bài kiểm tra: là bài thi trong đó, học sinh được tự do ừả lời về một chủ đề cho trước. Dựa vào những câu trả lời đó của học sinh mà giáo viên cho điểm hoặc xác định các mực độ kết quả của bài thi. Một số dạng bài kiểm tra mà GV thường sử dụng: Bài kiểm tra miệng (vấn đáp), bài kiểm tra viết, bài thực hành. Phiếu quan sát Quan sát trong giáo dục được hiểu là việc thu thập thông tin về đối tượng bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố liên quan tới đối tượng đó. Để giúp cho việc quan sát có hệ thống, có thể sử dụng các kĩ thuật ghi chép sau để thu thập thông tin về học sinh trong suốt quá trinh giáo dục: Phiếu ghi chép chuyện vặtTrong suốt quá trình quan sát học sinh, giáo viên có thể ghi lại những chuyện vặt bất chợt gặp phải, nó phản ánh những nét độc đáo về tính cách thái độ, hành vi của học sinh; những tình huống, những sự cố trong hoạt động dạy học và giáo dục. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan