Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay ...

Tài liệu Văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay

.PDF
143
648
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ DUNG VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Nhà văn Nông Viết Toại đã giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Trần Thị Việt Trung, ngƣời đã nhiệt tình trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009 Tác giả Hoàng Thị Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 5 3.1. Mục đích 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Cấu trúc luận văn. 6 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1 BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC 7 1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu 7 1.2. Bắc kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học 9 1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá 9 1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học 12 1.3. Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 24 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 2.1. Về đội ngũ sáng tác 26 26 2.1.1. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1964 26 2.1.2. Thời kì từ năm 1964 đến năm 1986 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.3. Thời kì từ năm 1986 đến nay 33 2.2. Văn học Bắc Kạn - một số đặc điểm nổi bật 37 2.1.1. Về nội dung 37 2.2.1.1. Cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh của đồng bào các dân tộc thiểu số trước năm 1945 - nguồn cảm hứng mãnh liệt trong sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 37 2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang; cuộc sống mới con người vui tươi hăng say lao động sản xuất 43 2.2.1.3. Hình ảnh con người miền núi chân thực, thẳng thắn, thật thà giàu tình cảm nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt - luôn là hình ảnh trung tâm trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn 54 2.2.1.4. Hình ảnh thiên nhiên miền núi Bắc Kạn hiện lên vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng, hùng vĩ, thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con người và cách mạng - đây cũng là niềm tự hào về quê hương miền núi trong sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 58 2.2.1.5. Những phong tục, tập quán đầy bản sắc dân tộc luôn là một chủ đề hấp dẫn đối với các cây bút Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay 61 2.2.2. Về nghệ thuật 69 2.2.2.1. Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian 69 2.2.2.2. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong cách diễn đạt của người miền núi 70 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN 86 3.1. Nông quốc chấn - nhà thơ tày tiêu biểu 86 3.1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2. Nông Quốc Chấn - một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc 3.2. Tác giả Nông Minh Châu 88 105 3.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 105 3.2.2. Nông Minh Châu - một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu 107 3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn 119 3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 120 3.3.2. Triệu Kim Văn - một nhà Dao giàu bản sắc 121 PHẦN III: KẾT LUẬN 132 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại không thể không nghiên cứu đến văn học của các địa phương miền núi. Bởi văn học địa phương là một bộ phận rất quan trọng, góp phần làm nên diện mạo, làm nên tính chất, đặc điểm và những giá trị to lớn của nền văn học các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu văn học Bắc Kạn cũng là một sự đáp ứng nhu cầu nghiên cứu văn học miền núi của nước ta hiện nay. Như ta biết, Bắc Kạn một tỉnh miền núi thuộc diện khó khăn và nghèo gần nhất nước, nhưng lại là một miền đất giàu bản sắc văn hoá. Chính mảnh đất ấy là cái nôi sinh ra những nhà văn, nhà thơ, các nghệ nhân, nghệ sỹ là người dân tộc thiểu số. Ví dụ như: các nhà thơ, nhà văn Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Bế Sĩ Uông, Triệu Kim Văn, Triệu Sinh, Dương Thuấn, Nông Thị Ngọc Hoà, Dương Khâu Luông... Các nghệ sỹ, nghệ nhân Nông Văn Khang, Nông Văn Nhủng… Và cũng chính các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ đó lại là những người đóng góp nhiều cho văn hoá văn học Bắc Kạn phát triển và có tiếng nói trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy nhiên từ trước tới nay vẫn chưa có ai nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về đời sống văn hoá, văn học của Bắc Kạn nói chung và cũng chưa ai chỉ ra được những đặc điểm về diện mạo cũng như các giá trị về nội dung và nghệ thuật, của văn học Bắc Kạn trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Hiện nay - cũng như ở các tỉnh khác - tỉnh Bắc Kạn đang có chủ trương đưa văn học địa phương vào trong nhà trường phổ thông để giảng dạy, giúp các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền thống văn hoá lịch sử về đất nước con người nơi mảnh đất mình đang sống và làm việc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chính những lý do trên đã trở thành động lực thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu về văn học Bắc Kạn một cách tổng thể, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Bởi nghiên cứu về văn học Bắc Kạn cũng chính là việc nhằm đáp ứng chủ trương nghiên cứu giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đồng thời đây cũng là tiếng nói khẳng định sự đóng góp có ý nghĩa của văn học Bắc Kạn đối với sự phát triển văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Hơn thế nữa, bản thân tôi vốn là người con của Bắc Kạn, nên tôi luôn có sự mong muốn sẽ hiểu được một cách sâu sắc và cụ thể về văn học tỉnh nhà. Từ đó, khẳng định những giá trị tiêu biểu của nền văn học Bắc Kạn vốn rất giàu bản sắc - như là một sự tri ân của tôi đối với quê hương miền núi thân yêu này. 2. Lịch sử vấn đề Văn học các dân tộc thiểu số là một vấn đề hiện nay đang được giới nghiên cứu văn học quan tâm, nhưng những mảng văn học địa phương trong từng vùng miền khác nhau thì chưa được giới nghiên cứu, phê bình chú ý đúng mức. Tuy nhiên cũng đã có một số bài, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến văn học Bắc Kạn, thông qua bài viết về một số cây bút của Bắc Kạn cũng như một số bài có điểm qua về tình hình văn học Bắc Kạn, cụ thể như: Trong Tuyển tập truyện ngắn Bắc Kạn 1997 - 2004 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn đã nhận xét: "Văn chƣơng Bắc Kạn đã sớm thăng hoa" "Tuy sức sáng tạo văn học nghệ thuật còn ở mức khiêm nhƣờng nhƣng họ thực sự là chủ nhân và đủ sức nuôi dƣỡng tạp chí văn nghệ Ba Bể". [32,tr.6]. Tôn Lan Phương trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn đã khẳng định những đóng góp của nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn đối với văn học Bắc Kạn nói riêng, và văn học dân tộc thiểu số nói chung như: "Đóng góp của Nông Viết Toại trong đời sống văn hoá của vùng đất này chắc chắn là không nhỏ. Bên cạnh đó, các sáng tác văn học của anh với những ƣu điểm nổi bật - đã góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào miền núi." [36,tr.673]. Trong bài Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc thay cho lời đề tựa - nhà văn Tô Hoài viết "… Ở Nông Quốc Chấn, những từng trải rộng lớn của anh và cả cuộc đời anh và từng ngày từng đêm, đất chôn rau cắt rốn đã vào thơ anh, đất quê anh là ngọn suối thơ anh." [8,tr.28], đây là những lời nhận xét xác đáng của nhà văn Tô Hoài khi ông được sống và làm việc với Nông Quốc Chấn trên mảnh đất Bắc Kạn. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của nhà thơ Nông Quốc Chấn, nhà thơ Lò Ngân Sủn cũng từng nhận xét : “Nhà thơ - nhà lý luận phê bình - nhà quản lý Nông Quốc Chấn lớn lên, trƣởng thành từ trong dòng thác lớn của cách mạng của kháng chiến; từ trong núi rừng Việt Bắc; từ cội nguồn văn hoá dân tộc Tày Bắc Kạn. Nhà thơ - nhà lý luận - nhà quản lý là ba phẩm chất lớn ở trong ông, do chính ông tạo nên trong suốt cuộc đời ông, và chính ba phẩm chất lớn đó đã hoà quyện, đúc kết nên con ngƣời ông, nên sự nghiệp của ông, trong đó phẩm chất chói sáng nhất, toả sáng nhất ở trong ông là thơ ca, bởi chính thơ ca ông đã làm cho ông trở nên bất tử ” [34,tr.10]. Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo Thân thế, sự nghiệp nhà văn Nông Minh Châu nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát biểu "Nông Minh Châu còn là một trong những ngƣời đặt viên gạch đầu tiên cho văn xuôi dân tộc thiểu số." [31,tr.18]. Còn nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến thì đã khẳng định: Nông Minh Châu chính "Là con đẻ của dân tộc Tày, sống trong lòng dân tộc, đƣợc tắm mình trong những lời ru tha thiết ân tình của ngƣời mẹ, say sƣa với những truyện cổ: Kim Quế, Nam Kim - Thị Đan, Lƣơng Quân - Bjoóc La, Quảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Tân - Ngọc Lƣơng, Tần Chu. Gắn với những câu truyện cổ tích, những bài “phuối pác” “phong slƣ” thuộc làu những câu tục ngữ, thành ngữ phong phú của dân tộc. Đó chính là nguồn nuôi dƣỡng tâm hồn tƣ tƣởng tình cảm của Nông Minh Châu." [31,tr.29 - 30). Đó là những lời nhận xét đánh giá đầy sự trân trọng của những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp văn học của Nông Minh Châu - một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của Bắc Kạn. Trong Tiểu luận - chân dung văn học Một mình trong cõi thơ nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã đưa nhận định rất chính xác và tinh tế về nhà thơ Triệu Kim Văn: Tôi “thấy một thứ thơ không ngát hƣơng, phô phang nhƣ hƣơng thơm hoa trứng gà mà kín đáo, tiềm ẩn nhƣ những “quả sa nhân dƣới gốc thắp mặt trời"” thơ anh “nhỏ nhẹ ít lời chân thành... thơ anh nhƣ những bông Hoa núi nở, dịu thơm một miền nhớ ” [70,tr.129-133]. Còn đối với Dương Thuấn - nhà thơ dân tộc Tày sinh ra và lớn lên ở Bắc Kạn đã được nhà thơ, nhà văn hoá Nông Quốc Chấn khẳng định trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn: "Thơ anh mang lại hơi thở của thời đại mới và không thoát ly cái gốc của ngƣời Tày của quê hƣơng Việt Bắc." [36,tr.558]. Cũng trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số đời và văn - nhà văn Hoàng Quảng Uyên có những nhận xét về đặc điểm thơ của Dương Khâu Luông như sau: "Đọc Dƣơng Khâu Luông ta cảm đƣợc vị ngọt của niềm vui trong khoé mắt vị đắng nƣớc mắt ở đầu môi. Đó là kết quả của sự quan sát chắt lọc, chiêm nghiệm và cao cả hơn là sự hoà đồng của một tấm lòng trong vạn tấm lòng. Đây là mặt mạnh trong thơ Dƣơng Khâu Luông: Nói ít, gợi nhiều." [36,tr.435]... Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu viết về văn học Bắc Kạn nói chung, cũng như về các nhà thơ, nhà văn viết về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn Bắc Kạn nói riêng, chúng ta nhận thấy rõ một điều: Bắc Kạn là một vùng đất đã sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số và chính họ đã làm nên một diện mạo văn học Bắc Kạn với những nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên một diện mạo văn học thiểu số Việt Nam như một vườn hoa đầy hương sắc. Tuy nhiên đó mới chỉ là những nghiên cứu, những lời nhận xét, đánh giá lẻ tẻ về một số cá nhân các nhà thơ, nhà văn Bắc Kạn, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu nào một cách tổng thể, toàn diện về văn học Bắc Kạn. Chính vì vậy chúng tôi thấy rằng rất cần thiết nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống văn học Bắc Kạn, để thấy được những đặc điểm những giá trị nổi bật cũng như cần khẳng định những đóng góp quan trọng của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng, đối với văn học Việt Nam nói chung. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Tìm hiểu nghiên cứu văn học Bắc Kạn ở cả thể loại văn xuôi và thơ để chỉ ra đặc điểm nổi bật của văn học Bắc Kạn trong quá trình vận động phát triển từ năm 1945 đến nay. Khẳng định đóng góp của văn học Bắc Kạn đối với sự nghiệp phát triển của văn học thiểu số Việt Nam hiện đại. Giới thiệu một số gương mặt các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của văn học Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện được luận văn này chúng tôi đã đọc và nghiên cứu những tài liệu sau: Toàn bộ những tác phẩm văn học (Thơ và văn xuôi) do các nhà văn, nhà thơ Bắc Kạn sáng tác từ sau năm 1945 đến nay. Những bài nghiên cứu về văn học Bắc Kạn của các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Một số sáng tác văn học của những địa phương khác (để so sánh đối chiếu với văn học Bắc Kạn). - Một số sách lý luận, phê bình liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra những đặc điểm nổi bật của văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay ở các phương diện: Đội ngũ tác giả và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Khẳng định những đóng góp quan trọng của văn học Bắc Kạn nói chung, của các nhà thơ, nhà văn Bắc Kạn nói riêng đối với sự phát triển của nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau. Phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp phân tích, tổng hợp, và một số phương pháp khác (nghiên cứu liên ngành). 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương. Chƣơng 1: Bắc Kạn - một vùng đất miền núi cao giàu truyền thống văn hoá văn học Chƣơng 2: Một số đặc điểm nổi bật của văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay Chƣơng 3: Một số tác giả tiêu biểu của văn học Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1 BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC 1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu Như chúng ta đã biết, theo dư địa chí của Nguyễn Trãi thì từ thời Hùng Vương với hai vương quốc cổ là Văn Lang, Âu Lạc (Thế kỉ VII- II TCN) vùng đất Cao Bằng, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định, là một trong 15 bộ hợp thành nước Văn Lang. Phía Đông giáp bộ Lục Hải (Lạng Sơn), phía Tây giáp bộ Tân Hưng (vùng Hà Giang- Tuyên Quang). Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nhưng từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X - nước ta bị phong kiến Phương Bắc đánh chiếm, Bắc Kạn lúc này bị chia thành nhiều châu “ki mi” để chúng thuận lợi trong việc cai trị và bóc lột. Đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng và chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc - đất nước ta mở ra thời kì độc lập tự chủ. Từ thế kỉ thứ X trở đi, đặc biệt là dưới thời Lý - Trần đất nước ta đã có hệ thống hành chính và chia ra thành nhiều đơn vị: Lộ, Phủ, Châu. Lúc này vùng đất từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, Cao Bằng gọi là phủ Phú Lương, dưới phủ là các Châu. Bắc Kạn gồm các châu: Thanh Bình (Chợ Mới), Vĩnh Thông (Bạch Thông - Ba Bể - Pắc Nặm), Cảm Hoá (Ngân Sơn Na Rì), cuối cùng là Châu An Đức. Đến thời Lê thì vùng đất Bắc Kạn được gọi là Phủ Thông Hoá, thuộc trấn Thái Nguyên, nằm trong Bắc Đạo. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của thực dân Pháp Bắc Kạn bị chia thành 5 châu đó là: Châu Chợ Đồn, Chợ Rã, Bạch Thông, Ngân Sơn, Na Rì. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn Sau năm 1945, tỉnh Bắc Kạn vẫn bao gồm có 5 huyện, tuy nhiên về sau này trải qua nhiều biến cố của lịch sử, Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi. Nhưng đến năm 1965 do yêu cầu của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, Bắc Kạn đã sát nhập với Thái Nguyên gọi chung là tỉnh Bắc Thái. Và đến năm 1997 - Bắc Kạn lại được tách ra, tái thiết lập tỉnh Bắc Kạn với 7 huyện một thị xã, 112 xã, và có 4 phường, 6 thị trấn, với tổng diện tích của toàn tỉnh là 4857,21 km2. Như đã biết, Bắc Kạn nằm ở thềm cao giữa trung tâm vùng Việt Bắc, có địa hình đồi dốc núi cao, có những dòng sông khá lớn như sông Cầu, sông Năng lại có kiến tạo địa chất độc đáo với Hồ Ba Bể - một cảnh đẹp thiên nhiên kì thú, với bao truyện cổ tích, bao huyền thoại ẩn hiện xung quanh, với những dòng thác tuôn trào trắng xoá, quanh năm mây mù bao phủ. Là một tỉnh miền núi vùng cao, Bắc Kạn có những cánh rừng bạt ngàn với muôn loài cây cối và muôn loài muông thú quý hiếm, lại có cả những cánh đồng lúa rộng lớn, có nương rẫy trù phú... Có thể nói đây là một vùng đất đẹp một cách hoang dã, hùng vĩ, bí ẩn và cũng rất đỗi nên thơ. Mảnh đất Bắc Kạn là nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều phong tục tập quán khác nhau, nên đã trở thành một mảnh đất mang đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện đậm đà trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Bắc Kạn. Chính từ điều kiện thiên nhiên, điều kiện lịch sử như thế - Bắc Kạn đã thực sự là mảnh đất đầy tiềm năng về văn hoá, văn học. Mảnh đất này cũng đã sản sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc miền núi có tầm cỡ khu vực và tầm cỡ quốc gia, họ là những người đã có đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, cho nền văn học nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2. Bắc Kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học 1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá Khi nói về văn hoá - người ta đã dẫn ra đến hơn 400 định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên tất cả các định nghĩa đó đều có những nội dung chung nhất. Và theo cách định nghĩa của UNESCO thì “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và vật chất, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng” [53,tr.1153]. Hoặc có thể diễn đạt một cách ngắn gọn hơn nữa thì: “Văn hoá là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần đƣợc con ngƣời sáng tạo ra và phát triển theo lịch sử, khác với các đối tƣợng của thiên nhiên”. (Dẫn theo [65,tr.16] ). Từ những khái niệm, những nhận định trên ta có thể hiểu văn hoá như sau: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội”. [62,tr,10]. Còn khi chúng ta nói đến bản sắc văn hoá - hiện nay có rất nhiều cách để chỉ ra bản sắc văn hoá, nhưng tựu chung lại các nhà nghiên cứu đều có sự đồng nhất với nhau về một số ý cơ bản. Trong bản luận văn này người viết chỉ đưa ra vài định nghĩa có tính chất khái quát, tiêu biểu để làm sáng tỏ thêm cho đề tài của mình. Trong Bách khoa toàn thư của Liên Xô nói về bản sắc văn hoá các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: “Mỗi dân tộc có đặc tính của mình, chỉ riêng mình mới có, còn các dân tộc khác thì không có”. [54,tr.7-8]. Nhà thơ, nhà văn hoá Nông Quốc Chấn nhận định về bản sắc văn hoá một cách cụ thể hơn đó là: “Bản sắc văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn trƣng. Có những nét chung trong văn hoá ngƣời Việt (còn gọi là ngƣời Kinh) có những nét riêng trong văn hoá các dân tộc thiểu số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến trúc nhà cửa, cách ứng xử giữa ngƣời với ngƣời... Những nét riêng âý không mâu thuẫn với nét chung; Nó đa dạng có sự hài hoà. ”. [9,tr.52]. Một trong những khái niệm về văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc của Giáo sư Phan Ngọc cũng là một nhận định khá đầy đủ: "Nói tới bản sắc văn hoá tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử". [49,tr.32]. Qua tìm hiểu về những nhận định trên ta có thể khẳng định rằng văn hoá và cái gọi là bản sắc văn hoá là cái đã được định hình một cách bền vững. Tuy nhiên tính bền vững đó cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có văn hoá và bản sắc văn hoá riêng, bởi không thể có một nền văn hoá chung chung mà văn hoá ấy phải gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc, của quốc gia. Như vậy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam “là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc, cái để nhận diện một dân tộc.” [53,tr.1159]. Tuy nhiên bên cạnh cái nền chung đó, bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số cũng có những đặc điểm riêng, những đặc điểm riêng ấy là do sự tạo thành của tự nhiên và xã hội đem lại cho các dân tộc thiểu số Việt Nam. Như trong Giáo trình lý luận văn học nhận xét các tộc người“Mƣờng, Mán, Tày, Nùng, Ê đê, Gia rai... Các tộc ngƣời này cũng có văn hoá, tiếng nói riêng, giàu bản sắc” [17,tr.73]. Trong Bách khoa tri thức phổ thông cũng có nói tới bản sắc dân tộc chính là “Hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo là tiếng nói dân tộc, là tâm lý, nếp tƣ duy, là phong tục tập quán, là hình thức nghệ thuật truyền thống...” [53,tr.1160]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhắc tới bản sắc văn hoá của các dân tộc thì ta hiểu rằng văn hoá của các dân tộc phải được đặt ở từng vùng miền khác nhau, ví dụ như tỉnh Bắc Kạn thì bản sắc văn hoá của địa phương này được nằm trong vùng văn hoá chung Việt Bắc. Phó Giáo sư - viện sĩ Trần Ngọc Thêm đã nhận xét về những nét bản sắc của vùng Việt Bắc này như sau: “Là khu vực hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cƣ dân vùng này chủ yếu là ngƣời Tày, ngƣời Nùng với trang phục tƣơng đối giản dị, với lễ hội Lồng toồng (xuống đồng) nổi tiếng, với hệ thống chữ Nôm Tày đƣợc xây dựng trong giai đoạn cận đại” [62,tr.32]. Có thể nói khi phân tích về mặt văn hoá dù theo nghĩa rộng hay hẹp đều là sự thể hiện bản sắc dân tộc. Từ các mặt tâm lý, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống cho đến văn học nghệ thuật...bản sắc văn hoá dân tộc vẫn được chú ý và phát huy. Vì thế thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu tại Hội nghị văn hoá miền núi năm 1987 như sau: “...Nói văn hoá thì phải có vấn đề dân tộc, nói văn học, nghệ thuật phải có vấn đề dân tộc. Các dân tộc ở nƣớc ta có truyền thống tốt đẹp, quý và khả năng phát triển của nó rất phong phú. Từ phong tục, tập quán cho đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần, từ bữa cơm, cái nhà ở, quần áo trang sức đến ca, múa, nhạc, ngôn ngữ, chữ viết, truyền thống... đều là cái làm nên vốn văn hoá nghệ thuật dân tộc” [34,tr.13]. Có thể nói bản sắc văn hoá chính là tinh tuý của văn hoá các dân tộc. Khi bàn về bản sắc văn hoá dân tộc các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ba đặc điểm nổi trội nhất. Đó là: Tâm hồn, tính cách con người; tiếng nói, chữ viết và phong tục tập quán. Trong ba điều chỉ ra đó thì mỗi một dân tộc lại có cách thể hiện bản sắc theo cách riêng của mình. Vậy qua những tìm hiểu về văn hoá và bản sắc văn hoá ở trên, ta hiểu rằng bản sắc văn hoá “Là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ sáng tạo những truyền thống văn hoá của dân tộc” [ 67,tr.127]. Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến từng nhấn mạnh: "Không đƣợc tắm mình trong dòng chảy của truyền thống văn hoá dân tộc, không có đƣợc những kỷ niệm “ máu thịt” thấm đƣợm tâm hồn dân tộc thì không thể có tác phẩm mang đƣợc bản sắc dân tộc đó". [66,tr.75]. Như vậy bản sắc văn hoá chính là sự phản ánh của con người qua cuộc sống thường ngày ở xung quanh họ. Còn bản sắc văn hoá trong văn học thì được thể hiện trên những phương diện nào ? chúng ta tiếp tục cùng nhau đi tìm hiểu để rõ hơn về bản sắc dân tộc trong nền văn học thiểu số miền núi cao này. 1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học Như ta biết Việt Nam có hơn 50 thành phần dân tộc anh em trong đó mỗi dân tộc có một màu sắc riêng về bản sắc văn hoá, tạo thành sắc thái riêng biệt trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của mỗi dân tộc. Bắc Kạn qua tìm hiểu bao gồm có 7 dân tộc anh em, đó là: (Dân tộc Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa, H’ Mông, Sán Chay) mỗi dân tộc của Bắc Kạn đều có bản sắc khá khác biệt, ví như trong nghệ thuật hát dân gian của người Tày chủ yếu là có làn điệu: hát Then, hát lượn..., còn người Dao thì thể hiện trong những làn điệu Pá Dung (hát đối đáp); người Mông trong các ngày lễ tết, hội hè lại có điệu múa khèn họ vừa múa vừa hát giao duyên... Đối với Bắc Kạn thì bản sắc dân tộc trong đời sống văn học đã được thể hiện đậm đà trên tất cả các phương diện, từ đội ngũ sáng tác đến nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của đời sống văn học này. Đa số các nhà văn, nhà thơ đều là những người con, người em của các dân tộc thiểu số ở tỉnh nhà như: Dân tộc Tày, dân tộc Dao, Nùng, Hoa... Họ được sinh ra và lớn lên ở trên quê hương này, nên họ là những người rất am hiểu về cuộc sống, về thiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn nhiên, về phong tục tập quán của Bắc Kạn. Vì vậy khi sáng tác các nhà văn, nhà thơ đều đưa những nét bản sắc văn hoá của vùng núi rẻo cao Bắc Kạn thân yêu này vào trong tác phẩm của mình. Có thể nói, bản sắc văn hoá của vùng quê hương miền núi cao này đã được các nhà thơ, nhà văn này thể hiện trong các sáng tác của mình một cách rất tự nhiên, rất phong phú, đa dạng và nhiều dáng vẻ. Từ thiên nhiên, cuộc sống con người miền núi cao, đến những phong tục tập quán với những nét sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cụ thể của họ... Tất cả đều được thể hiện sinh động, mang đầy bản sắc dân tộc. Ngay trong ngôn ngữ nghệ thuật của văn học Bắc Kạn cũng đã thể hiện rõ bản sắc dân tộc của mình. Bắc Kạn có 7 dân tộc thì 7 dân tộc ấy đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tuy nhiên, khi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tiếng Tày luôn chiếm ưu thế trong ngòi bút sáng tác của văn học Bắc Kạn. Như vậy, việc sử dụng tiếng nói mẹ đẻ của mình trong sáng tác văn học của các nhà thơ, nhà văn đã thể hiện rõ được tấm lòng, tình cảm và thể hiện một cách thuyết phục ý thức dân tộc, bản sắc dân tộc trong sáng tác của họ. Nhà nghiên cứu Bêlinxki đã từng nói “Muốn làm cho thiên tài của anh đƣợc khắp mọi nơi và mọi ngƣời công nhận” thì phải: “Làm cho tính dân tộc trong các tác phẩm của anh trở thành hình hài, cơ thể, thịt xƣơng, diện mạo, nhân cách của thế giới tinh thần là vô hình của những tƣ tƣởng toàn nhân loại” [18,tr.77]. Như vậy, văn học chính là phương tiện biểu hiện để cho con người phản ánh một cách sinh động cụ thể cuộc sống, lao động, tín ngưỡng, đạo đức, tâm tư, tình cảm của chính mình trong xã hội hay nói cách khác đi là phản ánh bản sắc dân tộc của mình, nền văn học Bắc Kạn chính là ví dụ cụ thể của sự thể hiện bản sắc văn hoá ấy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn Về phƣơng diện nội dung Bản sắc văn hoá đã được thể hiện trong các sáng tác văn học của các cây bút tỉnh Bắc Kạn phong phú, sinh động và chân thực - từ hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh con người, đến những phong tục tập quán nghìn đời, những sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của con em các dân tộc Bắc Kạn... Tất cả đều đã hiện lên thật sinh động và cụ thể. Chính những đặc điểm ấy đã tạo nên một bản sắc văn hoá cho chính nền văn học này. Tinh thần yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống luôn là một nét truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn. Vì thế trong sáng tác các tác giả thường phản ánh một không khí cuộc sống tươi vui, một sự gắn kết cộng đồng với tinh thần say sưa lao động sản xuất. Ví dụ như những câu thơ, câu văn của Nông Minh Châu: - "Cho tiếng sli hoà nhịp dƣơng cầm / Trúc Việt Bắc đến vùng tuyết trắng / Gỗ lên đƣờng sắt thép về rừng / Sa nhân đi, vải hồng lên núi /... / Sản xuất ba năm theo tiếng kẻng, / Làng có đồng hồ có phát thanh / Có nhà gửi trẻ nhà y tá, / Biết bón nhiều phân lúa nƣớc xanh". (Nông Minh Châu- Triều Ân - Tung còn - Suối đàn) Hình ảnh những người thanh niên luôn luôn hăng hái sản xuất lao động trong mọi hoàn cảnh như tác phẩm Mẹ con chị Nải của Nông Minh Châu: "Vả lại từ ngày xã nhà có phong trào ba sẵn sàng của thanh niên thôn bản thấy khác hẳn lên, thanh niên đâu đâu cũng hăng hái trong lao động sản xuất. Gặp ngƣời thanh niên nào cũng nói nhƣ nhau. Chúng cháu đăng ký sẵn sàng mọi việc đấy. Ở nhà sẽ sản xuất thật tốt khi cần ra trận sẽ đánh giặc cho thật giỏi…" [14,tr. 393]. Hay hình ảnh nương lúa trĩu bông, những tiếng kẻng hợp tác vang lên mời gọi mọi người ra đồng, chen trong những không khí lao động ấy là hình ảnh những bà cụ, em nhỏ học chữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn - "Anh về đây nƣơng ót nặng bông / Vang kẻng hợp tác xã, mõ đổi công. / Mé già đọc sách, con cầm bút / Bồ câu tung cánh trên ngói hồng." (Nông Minh Châu - Tiếng lƣợn biên giới) Ở nơi nào của Việt Bắc ta cũng bắt gặp cảnh con người hăng hái lao động sản xuất, ai cũng bận rộn nhưng hết sức vui vẻ. "Chiều nay cũng vậy chen lẫn những bóng cây ngả xuống mƣơng, từng đoàn ngƣời áo sẫm in hình trên nền đất đỏ, nền cỏ xanh trông rất đẹp mắt. Cùng tiếng cuốc tiếng xẻng, tiếng vui cƣời, tiếng sli yêu đời và tình tứ". [14,tr.451]. - "Trai gái ra cày bừa đầy ruộng / Lƣợn với nhau thành đôi ngọt ngào" (Chắp cánh cho mùa xuân - Nông Quốc Chấn) Cuộc sống lao động với nét sinh hoạt tươi vui của con người Việt Bắc luôn có sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người, vì thế trong mỗi trang viết các nhà văn, nhà thơ đều gắn tình yêu thiên nhiên vào trong tình yêu lao động của người dân. Ví như trong bài Lượn bươn (Lượn tháng - Hát lượn từng tháng trong năm), từng tháng một được tác giả dân gian gắn với công việc của nhà nông. - "Tháng giêng mùng một đầu năm / Chƣa thấy hoa bòng hoa cam nở/ Tháng hai xuân tới trăm hoa nở / Liệu mà xuất giá chị em ơi / Tháng ba phát rẫy bông chân núi…" (Nông Viết Toại - Sƣu tầm và dịch) Người dân Việt Bắc không chỉ là những con người cần cù, chăm chỉ mà họ còn là những người biết yêu đất nước quê hương mình, họ không sợ gian khổ hi sinh. Họ sẵn sàng chiến đấu và đánh giặc ngoan cường khi đất nước bị xâm lăng. - "Đất nƣớc có giặc đây rồi ta bƣớc / Đƣờng rậm cỏ chân ta phát lối quang / Giặc co mình trong vòng mấy chục thƣớc / Ta làm chủ khắp núi Cà Vịnh, Ba Khe / Giặc vẫn mê man chƣa tỉnh giấc / Mà mắt ta đã sáng nhƣ ngân hà / Mày chƣa dậy quân ta sẽ đánh thức / Thức lần này để ngũ kĩ trăm năm" (Đêm Ba Khe - Nông Minh Châu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan