Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (tt)

.PDF
27
351
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ MINH TUẤN VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Dƣơng Xuân Ngọc PGS. TS. Nguyễn Viết Thông Phản biện 1: PGS.TS. Lại Quốc Khánh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Văn Thạo Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 3: TS. Lƣơng Ngọc Vĩnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại: Phòng Bảo vệ luận án tầng 10 nhà A1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng và Nhà nước ta. Người không chỉ đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục LLCT, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân mà còn là nhà giáo mẫu mực. Với từng đối tượng khác nhau Hồ Chí Minh đều tìm ra những nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp giúp mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành. Đối diện với thời cuộc mới với cả thời cơ và thách thức, công tác giáo dục LLCT cho sinh viên của Đảng theo TTHCM cần được tăng cường hơn bao giờ hết, nhằm tạo nên những lớp người chủ tương lai của nước nhà vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cho đến nay, đề tài nghiên cứu có tính chuyên khảo dưới dạng vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT cho sinh viên, nhất là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội còn thiếu vắng. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ nội dung TTHCM về giáo dục LLCT và những vấn đề lý luận của việc giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM, từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu, xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học theo TTHCM. 2 - Đánh giá thực trạng, phân tích những yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. - Xác định phương hướng, đề xuất những giải pháp và những kiến nghị cơ bản nhằm tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học theo TTHCM. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài luận án thuộc diện liên ngành, Hồ Chí Minh học và Chính trị học, dưới góc độ Chính trị học, luận án xác định đối tượng nghiên cứu: Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án xác định phạm vi nghiên cứu giáo dục LLCT tập trung vào việc giảng dạy, học tập các môn LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc giáo dục LLCT cho sinh viên khối các trường đại học không chuyên ngành Mác-Lênin, TTHCM ở Hà Nội. - Về thời gian: luận án khảo sát việc giáo dục LLCT cho sinh viên các khối các trường đại học ở Hà Nội từ năm 2008 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Luận án dựa trên những nguyên lý của CNMLN, TTHCM, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, của Nhà nước, của BGD&ĐT về giáo dục LLCT. Đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến luận án. - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn việc giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của CNMLN, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát 3 chọn mẫu, hệ thống hoá, khái quát hoá, các phương pháp của công tác tư tưởng, tâm lý học, giáo dục học và xã hội học như: hệ thống - cấu trúc, chuyên gia, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, thu thập thông tin… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ giá trị bền vững trong TTHCM về giáo dục LLCT, giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. - Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học theo TTHCM. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp có tính khả thi cao nhằm tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học theo TTHCM. - Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung những cơ chế còn bất cập hiện nay về quản lý giáo dục LLCT trong các trường đại học. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được chuyển giao trực tiếp cho BTGTW, HVCTQGHCM, BGD&ĐT và những cơ quan có liên quan. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT của các tác giả ngoài nước Liên Xô (cũ) có khá nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT trong đó có một số công trình tiêu biểu như: “Phương pháp luận công tác tư tưởng” (1984), của D.A.Vôn-cô-gô-nôp, Nxb. Quân đội Nhân dân; “Hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ” (1983), của V.A. Xu-khôm-lin-xki, Nxb. 4 Thanh niên; “Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô” (1982), của X.I. Xu-rơ-ni-tren-cô, Nxb. Thông tin lý luận; “Công tác Đảng- Chính trị trong lực lượng vũ trang Xô -Viết” (1981), Nxb. Quân đội Nhân dân, HN. Trung Quốc có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT tiêu biểu có các công trình sau: Cuốn sách của Cục cán bộ, Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2005), “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”, bài “Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận mácxít”, Tạp chí Cầu thị số 24/2005 được tác giả Nguyễn Đức Sâm biên dịch trên tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006). Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT tiêu biểu là: Bài viết của PGS. Sạ Mút Thong Sôm Pha Nít (2007), “Vai trò của người thày trong điều kiện mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị - Hành chính Lào (số 6); Luận án tiến sĩ Triết học của Bun Phết Xu Ly Vông Xắc (1994), “Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay”. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tuy có tên gọi khác nhau nhưng đều khẳng định công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là hoạt động rất cần thiết và hết sức quan trọng hướng vào việc xây dựng niềm tin, lý tưởng chính trị cho con người với nội dung chủ yếu là truyền bá những tri thức thuộc lĩnh vực chính trị. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT của các tác giả trong nước TS. Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, TTHCM, Nxb. CTQG, Hà Nội; TS. Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và TTHCM trong trường Đại học, Nxb. CTQG, Hà Nội; TS. Trần Thị Anh Đào (2010), Giáo dụcLLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy rõ những giá trị to lớn của công tác giáo dục LLCT đối với sinh viên. Ngoài ra còn có các bài viết sau: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong thời kỳ mới” (2015), của GS, TS. Dương Xuân Ngọc, Tạp chí lý luận chính trị 5 và Truyền thông số 2; “Từng bước đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị ở nước ta hiện nay” (2015), của PGS, TS. Phạm Huy Kỳ, Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thông số 4; “Giảng dạy các môn LLCT trong các trường đại học hiện nay” (2015), của TS. Đinh Thanh Xuân, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12.… Trong số những bài viết đó đáng chú ý có bài: “Giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội”, đăng trên Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông số 5 năm 2013; Bài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới” đăng trên Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông số 5 năm 2016 và bài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên”, được đăng trên Tạp chí giáo dục Thủ đô, (số 79, tháng 8/2016) của tác giả Đỗ Minh Tuấn. Các tác giả của nhóm công trình này đã nêu bật tầm qua trọng của công tác giáo dục LLCT trong việc hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học cho sinh viên các trường đại học. Từ đó, nêu ra hệ thống các giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề tài KX. 10-09 do PGS.TS. Tô Huy Rứa (2004) làm chủ nhiệm: “Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT các trường đại học, cao đẳng”; Đề tài KX 10-08, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung”, Hà Nội 2002, do GS.TS. Nguyễn Hữu Vui, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ nhiệm; BTGTW, Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, TTHCM trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới” (10-2007). Nhìn chung, những đánh giá của nhóm tác giả các đề tài khoa học nêu trên đã gợi mở một hướng tiếp cận về một hiện tượng khá phổ biến trong thực trạng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, yếu tố quan trọng tác động trực tiếp chất lượng giáo dục LLCT của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, song ít được quan tâm chú ý tới. Đó cũng là 6 một trong những định hướng nghiên cứu, mà khi giải quyết các vấn đề thuộc về nội dung của luận án được tác giả luận án hết sức chú trọng. Hội thảo khoa học:“Giảng dạy các môn LLCT ở các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” (kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên LLCT, Hà Nội - 2007); Hội thảo khoa học quốc gia: “Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên LLCT ở Việt Nam hiện nay”, (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, BTGTW - BGD&ĐT - HVBC&TT, Hà Nội - 2014). Hội thảo khoa học quốc gia: “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn LLCT trong các trường đại học, cao đẳng”, (kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp với BGD&ĐT, TP. Hồ Chí Minh - 2015). Các ý kiến tại Hội thảo đã nêu bật những thành quả đáng khích lệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn LLCT. Tuy nhiên, công tác giảng dạy, học tập các môn học này vẫn còn không ít hạn chế, chưa thực sự đáp ứng tốt những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới. Luận án tiến sĩ Triết học của Hoàng Anh (2006), “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”; Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Hùng (2000), “Hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh -Thực trạng và giải pháp”. 1.2. Các công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT và vận dụng trong giáo dục LLCT TS. Hoàng Anh (2013), TTHCM về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội; TS. Hoàng Quốc Bảo (2006), “Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh” Nxb. CTQG, Hà Nội; “Vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT ở các trường chính trị tỉnh và thành phố hiện nay”(2010), Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 5; “Học tập cách học và dạy lý luận của Hồ Chí Minh” (2013), Bùi Thị Thanh Hương, Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông, số 5… Các tác giả của nhóm công trình này đã nêu được những vấn đề cơ bản TTHCM về giáo dục LLCT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng có hiệu quả công tác nay. 7 Đề tài cấp Bộ mã B.08-22 do PGS.TS. Ngô Ngọc Thắng (Chủ nhiệm đề tài), (2008), “Vận dụng TTHCM về công tác giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay”; Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Thắng (2001): “Nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho cán bộ cơ sở trong quân đội hiện nay dưới ánh sáng TTHCM”, Các công trình khoa học trên có cách tiếp cận vấn đề khá phong phú, từ đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp, mà ở đó TTHCM về giáo dục LLCT thường được liên hệ như những mẫu mực và trở thành nguyên tắc chỉ đạo công tác giáo dục LLCT. 1.3. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về giáo dục LLCT, giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - Phương hướng và các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên. - Khái quát những nội dung cơ bản TTHCM giáo dục LLCT, tầm quan trọng của việc vận dụng TTHCM về giáo dục LLCT vào việc nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên. - Đánh giá thực trạng việc vận dụng TTHCM trong công tác giáo dục LLCT: trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay. - Phương hướng, giải pháp vận dụng TTHCM về giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta, xác định điều kiện, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. 1.3.2. Hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Chưa làm rõ được cơ sở lý luận của việc giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM; - Chưa đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM; - Các giải pháp còn đơn lẻ, chưa tạo được hệ thống chỉnh thể các giải pháp nhằm tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. 1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 8 - Nghiên cứu làm sáng tỏ giá trị bền vững trong TTHCM về giáo dục LLCT; những vấn đề lý luận của việc giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. - Tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, những yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM. Tiểu kết chƣơng 1 Trong những năm qua, công tác giáo dục LLCT, vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng của hoạt động này đã đạt được những kết quả quan trọng. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, những hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án sẽ được nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận án. Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG TRONG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm lý luận chính trị “Lý luận chính trị là hệ thống lý luận, quan điểm, tư tưởng về chính trị, mang tính toàn diện, có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ hoạt động chính trị của một nhà nước, một quốc gia”. 2.1.1.2. Khái niệm giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên “Giáo dục LLCT cho sinh viên là hoạt động truyền bá, nhận thức và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của CNMLN, TTHCM, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện 9 chứng và phương pháp hành động khoa học, góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. 2.1.1.3. Khái niệm TTHCM về giáo dục LLCT “TTHCM về giáo dục LLCT là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản giáo dục LLCT Việt Nam từ giáo dục lý luận Mác - Lênin đến giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản, lý tưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị của CNXH từ đó có thái độ và hành động CT - XH tích cực, nhân văn, tiến bộ góp phần đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi: giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH”. 2.1.1.4. Khái niệm vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT cho sinh viên “Vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT cho sinh viên là vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT Việt Nam từ giáo dục lý luận Mác - Lênin đến giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học, góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. 2.1.2. Những yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục LLCT theo TTHCM 2.1.2.1. Về triết lý giáo dục LLCT Triết lý giáo dục LLCT Hồ Chí Minh thể hiện cô đọng, sâu sắc trong luận điểm Người đã ghi vào sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương năm 1949: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. 2.1.2.2. Về nguyên tắc, phương châm giáo dục LLCT Nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học. Nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn. 10 Phương châm giáo dục lý luận chính trị nhà trường gắn chặt với xã hội, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. 1.1.2.3. Về chủ thể giáo dục LLCT Hồ Chí Minh cho rằng: Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc…phải có một nền tảng lý luận và vốn thực tiễn phong phú để kiểm nghiệm lý luận và nâng nhận thức lý luận lên một tầm cao mới. 2.1.2.4. Về đối tượng giáo dục LLCT Đối tượng giáo dục LLCT theo TTHCM là cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt Người nhấn mạnh đến việc giáo dục LLCT cho thanh niên. 2.1.2.5. Về nội dung, chương trình giáo dục LLCT Thứ nhất, giáo dục lý luận: là giáo dục lý luận Mác - Lênin cho quần chúng nhân dân xem đó là điều kiện tiên quyết đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Thứ hai, giáo dục chính trị: là tuyên truyền, giải thích các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân, giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ XHCN cho nhân dân. 2.1.2.6. Về phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục LLCT Có rất nhiều hình thức học tập: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn” Nói về phương pháp dạy và học LLCT Hồ Chí Minh đã nêu một số phương pháp cơ bản, chủ yếu như sau: Thứ nhất, dạy và học LLCT phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, phải biết tự động học tập, phải lấy tự học làm cốt. Hai là, trong dạy và học LLCT, phải thực hành phương pháp “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng” Ba là, công tác giáo dục LLCT phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với đối tượng, với thực tiễn. 2.1.2.7. Về hiệu quả giáo dục LLCT Muốn giáo dục LLCT đạt hiệu quả cao thì điều quan trọng trước hết phải có tổ chức, có lãnh đạo sâu sát tỉ mỉ và chu đáo… 11 2.2. Sự cần thiết và yêu cầu vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay 2.2.1. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên hiện nay 2.2.1.1. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng thế hệ sinh viên Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế - Giáo dục LLCT cho sinh viên góp phần phát triển con người toàn diện - Giáo dục LLCTcho sinh viên góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng quá trình CNH, HĐH phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế 2.2.1.2. Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay Nội dung, chương trình còn lạc hậu, phương pháp giảng dạy thiếu hấp dẫn, việc đánh giá kết quả học tập chưa thực sự khoa học, công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo chuyên ngành chưa được đầu tư đúng mức… 2.2.1.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay Trước hết, về nguyên tắc, cần khẳng định tầm quan trọng của các môn LLCT trong các trường đại học hiện nay. Hai là, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà với bước đi, cách làm thích hợp đã bao hàm yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tất cả các bộ môn học. Trong đó có các môn LLCT . Ba là, với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT phải có cách tiếp cận đúng đắn và toàn diện về các vấn đề nội dung, phương pháp, phương tiện; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, quy chế thi cử đối với các môn khoa học này trong nhà trường 2.2.1.4. Xuất phát từ nhu cầu vận dụng những giá trị bền vững trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị Tư tưởng chỉ đạo, phương thức thực hiện của Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT đã trở thành những nguyên lý, phương châm, phương pháp, nguyên tắc của công tác giáo dục LLCT hiện nay. 2.2.2. Yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay 12 2.2.2.1. Nghiên cứu một cách nghiêm túc, sâu sắc, những giá trị TTHCM về công tác giáo dục LLCT và vận dụng sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng đào tạo TTHCM về giáo dục LLCT là vấn đề lớn cần được nghiên cứu sâu sắc, rút ra những giá trị định hướng đối với công tác giáo dục LLCT, làm cơ sở cho sự vận dụng vào thực tiễn hiện nay. 2.2.2.2. Vận dụng đồng bộ TTHCM về giáo dục LLCT trong xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý đào tạo Vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học là vấn đề cấp bách hiện nay cần phải được tiến hành đồng bộ, mang tính hiện thực và phải được tiến hành bằng quy trình hợp lý. Tiểu kết chƣơng 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT là hệ thống quan điểm có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc về vị trí, vai trò, nội dung và hình thức giáo dục LLCT. Mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dạy LLCT cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay hướng tới đẩy mạnh nghiên cứu và học tập lý luận Mác - Lênin, giúp sinh viên hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, lòng tự hào dân tộc. Trên cơ sở đó sinh viên xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những mục tiêu đó, việc nghiên cứu, vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay phải được coi là giải pháp có tính quyết định tới việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở nước ta. Chƣơng 3 GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục LLCT cho sinh viêc các trƣờng đại học ở Hà Nội theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 3.1.1. Đặc điểm sinh viên- đối tượng của công tác giáo dục LLCT 13 Sinh viên Hà Nội luôn nhạy bén với tình hình chính trị, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội; có lối sống thanh lịch, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới có chọn lọc; tích cực học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, dưới sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, một bộ phận sinh viên Hà Nội dao động về lập trường tư tưởng, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. 3 .1.2. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, giao lưu quốc tế Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu văn minh của nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ KH- CN trên thế giới. Song, hội nhập cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội.Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, những biến động của tình hình thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục LLCT cho sinh viên. 3.1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN Sự phát triển của KH - CN đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, góp phần hiện đại hóa quá trình giáo dục, hiện đại hóa công nghệ đào tạo. Thực trạng đó đặt ra sự cần thiết tiến hành một cuộc cách mạng trong giáo dục đại học ở nước ta trong đó có giáo dục LLCT phù hợp yêu cầu của thời đại. 3.1.4. Tình hình KT - XH của đất nước sau 30 năm đổi mới Nhiều vấn đề thực tiễn mà lý luận chưa thể tổng kết, giải thích đầy đủ và đúng đắn. Do đó, giáo dục LLCT cho sinh viên đòi hỏi phải thường xuyên liên hệ thực tiễn, làm cho sinh viên nhận thức sâu sắc hơn vấn đề lý luận, đồng thời tạo hứng thú, động lực để sinh viên học tập, nghiên cứu LLCT. 3.1.5. Chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch Đối tượng mà chiến lược “DBHB” hướng tới để tác động là thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên. Chúng tìm cách lôi kéo, tấn công vào ý thức hệ, làm sa sút niềm tin, gây hoang mang dao động, kích động chia rẽ gây mất đoàn kết trong nội bộ sinh viên... 3.2. Các trƣờng đại học ở Hà Nội và công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội 3.2.1. Khái quát các trường đại học ở Hà Nội 14 Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục đồng thời là trung tâm đào tạo đại học lớn nhất của nước ta. 3.2.2. Công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay 3.2.2.1.Về vị trí, vai trò các môn LLCT trong chương trình đào tạo bậc đại học Chương trình LLCT dùng cho sinh viên không chuyên ngành Mác - Lênin, TTHCM gồm 3 môn học: Những nguyên lý cơ bản của CNMLN; TTHCM và Đường lối cách mạng của ĐCSVN. Các môn LLCT là môn học bắt buộc, chiếm thời lượng 10 tín chỉ trên tổng số 125 - 130 tín chỉ trong chương trình đào tạo bậc đại học. 3.2.2.2. Về kết cấu, nội dung chương trình các môn LLCT Môn học Những nguyên lý cơ bản của CNMLN: Thời lượng: 5 tín chỉ; Môn học TTHCM: Thời lượng: 2 tín chỉ; Môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN: Thời lượng: 3 tín chỉ. 3.2.2.3.Về hình thức tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn LLCT Tổ chức theo lớp đông (ghép các lớp nhỏ lại thành một lớp lớn) với số lượng sinh viên lên tới trên 100 sinh viên cá biệt có những lớp trên 200 sinh viên được tổ chức giảng dạy trên hội trường lớn. Phương pháp giảng dạy của giảng viên trên lớp chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình (phương pháp dạy học truyền thống). Hiện nay, trong các trường đại học ở Hà Nội tồn tại hai hình thức đánh giá kết quả học tập, đánh giá theo hệ thống đào tạo niên chế và đánh giá theo hệ thống đào tạo tín chỉ. Hình thức tổ chức thi: tự luận, trắc nghiệm, thi vấn đáp, viết tiểu luận, có một số trường kết hợp 2 hình thức trắc nghiệm và tự luân (trắc nghiệm 40%; tự luận 60%). 3.3. Thực trạng việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 3.3.1.Thành tựu trong giáo dục LLCT cho sinh viêc các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM và nguyên nhân 3.3.1.1. Thành tựu 15 * Thành tựu đạt được trong việc xác định triết lý giáo dục LLCT thể hiện qua việc xác định mục tiêu, quan điểm giáo dục LLCT Xác lập động cơ học tập LLCT trong sáng cho sinh viên, kết hợp chặt chẽ giữa việc truyền thụ, trang bị kiến thức về lý luận với việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, đặc biệt là coi trọng rèn luyện phẩm chất “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, vô tư” cho sinh viên. * Thành tựu đạt được trong xác định nguyên tắc, phương châm giáo dục LLCT Các nguyên tắc, phương châm giáo dục LLCT luôn được xác định trong việc xây dựng nội dung, chương trình, trong quá trình giảng dạy và trong việc vận dụng những tri thức giáo dục LLCT vào thực tiễn. * Thành tựu đạt được trong xác định nội dung, chương trình giáo dục LLCT Nội dung, chương trình các môn LLCT trong các trường đại học những năm qua không ngừng được cải tiến theo hướng gọn hơn, hiện đại hơn, thiết thực hơn. * Thành tựu đạt được trong xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT Về cơ bản, đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT hiện nay vững vàng về chuyên môn, có khả năng đáp ứng được với nhiệm vụ giáo dục LLCT. * Thành tựu đạt được trong xác định phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục LLCT - Phương pháp giảng dạy Thời gian qua, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã tích cực tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục LLCT và đã đạt được kết quả nhất định. - Phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên Nhiều trường cải tiến khâu đánh giá kết quả học tập của sinh viên như: kết hợp thi trắc nghiệm khách quan với thi tự luận; tăng cường thi vấn đáp trực tiếp; khuyến khích viết tiểu luận. - Về hình thức, phương tiện giáo dục LLCT Trong những năm qua, các trường đại học cũng đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong sử dụng các hình thức giáo dục LLCT: chính khoá, ngoại khoá, tự giáo dục, phù hợp với từng loại đối tượng. 16 * Thành tựu đạt được về hiệu quả giáo dục LLCT Thứ nhất, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng của sinh viên ổn định. Thứ hai, lý tưởng và đạo đức cách mạng của sinh viên được tạo lập vững chắc. Thứ ba, phương pháp luận khoa học và năng lực tư duy lý luận của sinh viên được nâng lên. Thứ tư, tính tích cực xã hội của sinh viên được tăng cường. 3.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu * Nguyên nhân khách quan Một là, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục LLCT trong các trường đại học. Hai là, sự quan tâm của các đoàn thể trong hệ thống chính trị đối với công tác giáo dục LLCT cho sinh viên. Ba là, thành tựu đổi mới đất nước, sự phát triển KH - CN, kinh tế tri thức, mở rộng hội nhập, giao lưu quốc tế. * Nguyên nhân chủ quan Một là, sự quan tâm của đảng ủy và ban giám hiệu các trường đại học đối với công tác giáo dục LLCT cho sinh viên. Hai là, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy LLCT ở các trường đại học. Ba là, ưu thế tuổi trẻ và sự cố gắng, chủ động học tập của sinh viên. 3.3.2. Hạn chế trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế * Việc xác định triết lý giáo dục LLCT chưa được quan tâm đúng mức Chưa chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống, tác phong cho sinh viên theo mục tiêu “làm người, làm cán bộ”. * Việc xác định nguyên tắc, phương châm giáo dục LLCT chưa gắn với thực tiễn Trong giảng dạy các môn LLCT, những kiến thức thực tiễn sôi động ngoài xã hội chưa được các giảng viên kịp thời đưa vào bài giảng 17 hoặc chưa giải thích được một cách thuyết phục những vấn đề thực tiễn mà sinh viên nêu ra. * Việc xác định nội dung, chương trình giáo dục LLCT còn thiếu nhất quán, trùng lắp Nội dung trình bày ở từng chương bị trùng lắp, thiếu nhất quán, dung lượng không cân đối, Các giáo trình, chương trình chưa được “cá biệt hóa” theo từng khối ngành đào tạo. * Việc xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT chưa được quan tâm đúng mức, thiếu những giảng viên đầu đàn Một số giảng viên giảng dạy LLCT còn thiếu nhiệt huyết, chưa đầu tư thỏa đáng cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ thậm chí một số ít có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. * Việc xác định phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục LLCT còn nhiều lúng túng, bất cập - Phương pháp giảng dạy các môn LLCT: hiện nay trong các trường đại học về cơ bản giảng viên vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, nói một chiều, ít có cơ hội để sinh viên trao đổi. - Hình thức, phương tiện giáo dục LLCT cho sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: Thứ nhất, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ ngoại khóa hầu như chưa có hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả. Thứ hai, các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục LLCT ở nhiều trường đại học còn thiếu, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ ba, tài liệu phục vụ giệc giảng dạy và học tập các môn LLCT (giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu bổ trợ, sách báo, tạp chí…) còn thiếu. * Hiệu quả giáo dục LLCT chưa được quan tâm đúng mức Hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội theo TTHCM chưa đạt so với yêu cầu đặt ra 3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan Một là, tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường. 18 Hai là, những hạn chế, khiếm khuyết của quá trình đổi mới đất nước ta. Ba là, chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa *Nguyên nhân chủ quan Một là, việc triển khai phương thức đào tạo các môn LLCT theo tín chỉ còn hạn chế, bất cập. Hai là, một số cán bộ giảng dạy LLCT còn thiếu nhiệt huyết, chưa đầu tư thoả đáng cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Ba là, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập LLCT chưa khoa học, thiếu công bằng. Bốn là, động cơ, thái độ học tập của một bộ phận sinh viên chưa thật sự đúng đắn. Năm là, sự phối hợp của các chủ thể giáo dục LLCT chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. 3.4. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 3.4.1. Triết lý về giáo dục LLCT chưa thật rõ với yêu cầu cao của xu hướng giáo dục hiện đại Việc xác định mục tiêu, quan điểm giáo dục LLCT cho sinh viên mới chú trọng đến việc truyền thụ, tiếp thu tri thức LLCT còn việc vận dụng tri thức LLCT để làm việc, làm người, làm người cách mạng chưa được chú trọng. 3.4.2. Nguyên tắc, phương châm giáo dục LLCT hiện hành còn bất cập với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo trong đó có đổi mới nguyên tắc, phương châm giáo dục LLCT Những kiến thức LLCT sinh viên lĩnh hội được ít có khả năng vận dụng vào thực tế hoặc vận dụng nhưng hiệu quả không cao. Trong kế hoạch đào tạo một khóa học đều có nội dung đưa sinh viên đi lao động, xong nội dung này hầu hết các trường đều không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với mục đích đặt ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan