Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (abc) phục vụ cho việc ra quy...

Tài liệu Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (abc) phục vụ cho việc ra quyết định chiến lược tại công ty tnhh ý chí việt

.PDF
98
6
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN --------oo0oo-------- BÙI MINH NGUYỆT VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) ĐỂ PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH Ý CHÍ VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN --------oo0oo-------- BÙI MINH NGUYỆT VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) ĐỂ PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH Ý CHÍ VIỆT Chuyên ngành : Kế toán Mã số: 60340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ĐÌNH TRỰC Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) để phục vụ cho việc ra quyết định chiến lược tại công ty TNHH Ý Chí Việt là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, bảng biểu đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ. Nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn dựa theo tài liệu thu thấp được. Các tài liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn đầy đủ. Tác giả luận văn Bùi Minh Nguyệt MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) ................................................................................................4 1.1. Tổng quan về ABC ........................................................................................4 1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm ABC ...................................................4 1.1.2. Đặc điểm của phương pháp ABC ...........................................................5 1.1.3. Các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công của ABC ................7 1.2. Quy trình kế toán trên cơ sở hoạt động (ABC) .............................................8 1.2.1. Xác định các hoạt động ...........................................................................9 1.2.2. Phân bổ chi phí gián tiếp cho các hoạt động ........................................12 1.2.3. Xác định hệ số phân bổ chi phí hoạt động ............................................12 1.2.4. Phân bổ chi phí của từng hoạt động cho từng đối tượng chịu chi phí. .13 1.2.5. Lập báo cáo quản trị..............................................................................13 1.2.6. ABC là công cụ hỗ trợ ra quyết định chiến lược. .................................14 1.3. So sánh phương pháp ABC và phương pháp tính giá thành truyền thống ..14 1.3.1. Ưu điểm của ABC.................................................................................17 1.3.2. Hạn chế của ABC .................................................................................18 1.4. Lập báo cáo cho bên ngoài dựa trên ABC. ..................................................19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH Ý CHÍ VIỆT.............................................................................................................22 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Ý Chí Việt.....................................................22 2.1.1. Sơ lược về công ty ................................................................................22 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ....................................................22 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty........................................23 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Ý Chí Việt ..................................................................................................................24 2.2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm ................................................................24 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí .....................................................................26 2.2.3. Đối tượng tính giá thành và đối tượng chịu chi phí tại Ý Chí Việt ......27 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Ý Chí Việt ....27 2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .......................34 2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ..................36 2.3. Đánh giá về công tác kế toán chi phí tại công ty TNHH Ý Chí Việt ..........38 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................38 2.3.2. Những vấn đề tồn tại .............................................................................38 2.3.3. Nguyên nhân phát sinh những vấn đề tồn tại ở công ty Ý Chí Việt .....40 CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) ĐỂ PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH Ý CHÍ VIỆT. ...................................................................43 3.1. Quan điểm về vấn đề ứng dụng ABC vào công ty Ý Chí Việt. ..................43 3.1.1. Phù hợp với xu hướng thế giới .............................................................43 3.1.2. Phù hợp với Luật hiện hành ở Việt Nam ..............................................44 3.1.3. Quan điểm kế thừa ................................................................................44 3.1.4. Quan điểm lợi ích và chi phí .................................................................44 3.2. Quy trình kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC) tại công ty TNHH Ý Chí Việt ..................................................................................................................45 3.2.1. Xác định các hoạt động .........................................................................45 3.2.2. Phân bổ chi phí gián tiếp cho từng hoạt động. .....................................47 3.2.3. Xây dựng hệ số phân bổ chi phí hoạt động cho từng đối tượng chịu chi phí. ...............................................................................................................51 3.2.4. Phân bổ chi phí hoạt động cho từng đối tượng chịu chi phí .................54 3.2.5. Lập báo cáo quản trị .............................................................................61 3.3. Vận dụng ABC để hỗ trợ ra quyết định chiến lược .....................................64 3.4. Vận dụng ABC để lập báo cáo ra bên ngoài ...............................................66 3.5. Một số kiến nghị hỗ trợ nhằm thực hiện mô hình ABC tại công ty TNHH Ý Chí Việt ..................................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ABC: (Activity – Based Costing): hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động. - BP: Bộ phận - MMTB PX: Máy móc thiết bị phân xưởng. - NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp - NCTT: Nhân công trực tiếp - PX: Phân xưởng - QC: Phòng kiểm tra chất lượng - SXC: Sản xuất chung DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1- Xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng ép tháng 10/2013 Bảng 2.2- Xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng xi tháng 10/2013 Bảng 2.3- Xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng sơn tháng 10/2013 Bảng 2.4- Chi phí lương nhân công trực tiếp tháng 10/2013 Bảng 2.5- Phân bổ chi phí sản xuất chung vào các trung tâm chi phí tháng 10/2013 Bảng 2.6- Chi phí sản xuất dở dang tháng 10/2013 Bảng 2.7- Tổng hợp chi phí sản xuất tháng 10/2013 Bảng 2.8- Trung tâm chi phí bán hàng tháng 10/2013 Bảng 2.9- Trung tâm chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 10/2013 Bảng 3.1- Tiêu thức phân bổ cho từng hoạt động Bảng 3.2- Chi phí sản xuất và phi sản xuất theo phương pháp truyền thống Bảng 3.3- Tập hợp và phân bổ nguồn lực vào các trung tâm chi phí theo ABC. Bảng 3.4- Tính toán các hệ số phân bổ Bảng 3.5- Mô hình phân bổ ABC tại công ty Ý Chí Việt Bảng 3.6- Hệ số phân bổ cho đối tượng chịu chi phí là sản phẩm Bảng 3.7 – Hệ số phân bổ cho đối tượng chịu chi phí là khách hàng Bảng 3.8- Phân bổ chi phí cho đối tượng chịu chi phí là sản phẩm Bảng 3.9- Phân bổ chi phí cho đối tượng chịu chi phí là khách hàng Bảng 3.10- Báo cáo doanh thu, lợi nhuận của Ganish Protector 18319-VBA theo truyền thống Bảng 3.11- Báo cáo doanh thu, lợi nhuận của Ganish Protector 18319-VBA theo ABC Bảng 3.12- Báo cáo doanh thu, lợi nhuận của Broad Bright theo ABC Bảng 3.13- Tập hợp chi phí sản xuất theo ABC điều chỉnh. Bảng 3.14- Tính toán lại hệ số phân bổ theo ABC điều chỉnh Bảng 3.15: Tính chi phí sản xuất cho sản phẩm Ganish Protector 38139-VBZ theo ABC điều chỉnh Bảng 3.16- Tính chi phí sản xuất cho sản phẩm Emblem Honda 80mm-86102 KYZV000 theo ABC điều chỉnh Bảng 3.17- So sánh giá thành sản phẩm giữa hai phương pháp truyền thống và ABC điều chỉnh. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân bổ nguồn lực theo ABC Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện ABC Sơ đồ 1.3: Mô hình ABC Sơ đồ 1.4: Mô hình truyền thống Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Ý Chí Việt Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Ý Chí Việt 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung những năm gần đây rất khó khăn, bắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường hơn nữa. Thông tin kế toán quản trị ngày nay phải càng chính xác và linh hoạt hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản trị. Là một công ty chuyên về lĩnh vực ép nhựa, xi mạ trên các sản phẩm nhựa và đang phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề khác, công ty Ý Chí Việt đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đặc biệt là trong tình hình hiện tại khi doanh số sụt giảm và mất một số khách hàng lớn. Hơn nữa, phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay tại doanh nghiệp được tinh theo tỷ trọng doanh thu sản phẩm với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ được xác định theo tỷ lệ ước tính. Điều này khiến cho chi phí không được xác định chính xác, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đánh giá tình hình kinh doanh. Qua tìm hiểu, kế toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) có khả năng cung cấp thông tin chính xác hơn, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình hình hình hoạt động kinh doanh .. Vì vậy, tác giả chọn phương pháp này để nghiên cứu và định hướng vận dụng vào tình hình thực tế tại công ty Ý Chí Việt. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn thực hiện nhằm hướng đến những mục tiêu sau: Thứ nhất, nghiên cứu quy trình hoạt động sản xuất tại công ty Ý Chí Việt nhằm vận dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Thứ hai, vận dụng phương pháp ABC điều chỉnh để có thể lập báo cáo tài chính theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam. Như vậy, vận dụng phương pháp ABC sẽ giúp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại doanh nghiệp. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và vận dụng phương pháp ABC vào thực tiễn công tác kế toán chi phí và xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí tại công ty Ý Chí Việt . Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả dừng lại ở việc vận dụng phương pháp tính giá ABC vào điều kiện thực tế tại công ty Ý Chí Việt nhằm cung cấp thông tin chi phí cả đối tượng chịu chi phí thích hợp, đáng tin cậy và phương hướng giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định chiến lược chi phí tại doanh nghiệp. Thời gian nghiên cứu có hạn nên số liệu minh họa trong luận văn chỉ giới hạn trong 1 tháng (tháng 10/2013) và bỏ qua không trình bày sổ sách, chứng từ, tài khoản. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm thu thập thông tin trên các tài liệu nghiên cứu để hệ thống hóa lý thuyết ở chương 1 làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện ABC. - Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích những dữ liệu thu thập được để đưa ra thực trạng kế toán chi phí hiện tại của công ty. - Phương pháp quan sát quy trình sản xuất và phỏng vấn công nhân viên làm việc tại công ty, tác giả sử dụng dữ liệu thu thập được để xây dựng quy trình thực hiện ABC tại công ty. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Về mặt lý luận thì ABC đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. 3 Tuy nhiên tại Việt Nam, việc ứng dụng ABC trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Một số luận văn nghiên cứu để vận dụng ABC vào trong một doanh nghiệp cụ thể đã được thực hiện như của tác giả Trần Minh Hiên (2009) vận dụng ABC vào công ty điện tử Samsung Vina lĩnh vực thiết bị điện tử, tác giả Lâm Thị Trúc Linh (2010) vận dụng ABC vào công ty ADC lĩnh vực phân bón, thuốc trừ sâu. Cả hai tác giả đều vận dụng ABC để tính lại giá thành sản phẩm, cho thấy áp dụng ABC có ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống. Với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả không chỉ sử dụng phương pháp ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại doanh nghiệp, cung cấp thông tin chi phí giúp cho nhà quản trị có thông tin đưa ra những quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn áp dụng phương pháp ABC điều chỉnh của Garrison, et al (2012) để có thể lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. 6. Kết cấu luận văn Luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí tại công ty TNHH Ý Chí Việt. Chương 3: Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) để phục vụ cho việc ra quyết định chiến lược. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) 1.1. Tổng quan về ABC 1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm ABC Từ giữa những năm 1970 trên thế giới đã diễn ra sự đổi mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật trên đà phát triển, toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Một môi trường kinh tế mới ngày càng đòi hỏi phải sử dụng những thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến tổ chức, quy trình sản xuất, khách hàng, dịch vụ, sản phẩm,… Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nhân viên nhằm sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng với chất lượng cao và giá bán phù hợp với chiến lược kinh doanh. Nhưng để xác định chính xác chi phí nhằm đưa ra mức giá phù hợp , tăng tính cạnh tranh của sản phẩm lại là điều không dễ dàng. Trong khoảng thời gian trước đó, thế giới có nhiều phương pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp xác định chi phí, tuy nhiên chúng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm làm cho thông tin cung cấp không chính xác, linh hoạt phù hợp với yêu cầu của các nhà quản trị. Chính vì lẽ đó, các nhà chuyên môn, các tổ chức kinh tế đã nghiên cứu các tiếp cận mới về chi phí như Robert S.Kaplan, Robin Cooper, H. Thomas Johnson,…và phương pháp kế toán chi phí mới dựa trên hoạt động (ABC) đã ra đời và được công bố rộng rãi vào những năm 1980 nhằm khắc phục nhược điểm của những phương pháp trước đó. Phương pháp ABC này thực sự gây chú ý lớn trên thế giới, tiếp sau đó là các bài nghiên cứu trên khắp thế giới nhằm hệ thống khái niệm, hoàn thiện quy trình thực hiện cũng như chứng minh những ưu khuyết điểm của nó so với những phương pháp truyền thống khác. Có thể kể đến một số bài báo nghiên cứu như “Activity Based Costing: A tool for manufacturing excellence” của tác giả Turney (1989) đã cho rằng ABC là một công cụ xuất sắc trong quản trị hay một số tác giả khác đã nghiên cứu cách thức, quy trình để thực hiện ABC cho thành công. 5 Theo Kaplan & Cooper (1998) ABC được sử dụng để đo lường những hoạt động của công ty, nguồn lực, chỉ ra mức độ tiêu hao bao nhiêu cho những hoạt động sản xuất ra sản phẩm , dịch vụ. Hệ thống ABC cho phép phân bổ chi phí gián tiếp trước hết đến các hoạt động, sau đó mới đến các sản phẩm, dịch vụ và khách hàng . Các nhà quản trị sẽ hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp , sử dụng hiệu quả các nguồn lực như lao động trực tiếp, máy móc,… làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Turney (1989) cho rằng ABC giả định các hoạt động tiêu thụ nguồn lực của doanh nghiệp và tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động đó gồm có quan hệ với các nhà cung cấp, mua nhận hàng, hoạt động máy móc, tổ chức quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm,…gắn liền với nhu cầu thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm. Hiệu suất của các hoạt động này gây nên mức tiêu thụ nguồn lực của doanh nghiệp. Như vậy, quan điểm này của Turney cũng tương tự như quan điểm của Kaplan và Cooper . Tóm lại, ABC có thể được hiểu là một phương pháp phân tích chi phí dựa trên các hoạt động và tiêu thụ bao nhiêu nguồn lực cụ thể của doanh nghiệp. Phương pháp ABC tập trung vào các hoạt động cần thiết để sản xuất một sản phẩm, dịch vụ cuối cùng. Nó tập hợp và phân bổ chi phí dựa trên mức tiêu thụ nguồn lực vào các hoạt động , sau đó phân bổ tiếp đến các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, dịch vụ,..) Các nhà quản trị sẽ hiểu rõ cách thức các nguồn lực chuyển thành sản phẩm, dịch vụ,… và tập trung vào kiểm soát chi phí dựa trên các hoạt động cụ thể để tránh lãng phí các nguồn lực. 1.1.2. Đặc điểm của phương pháp ABC Theo Huỳnh Tấn Dũng và cộng sự (2013) thì ABC sẽ được áp dụng hiệu quả trong những doanh nghiệp có chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất; sản phẩm và dịch vụ đa dạng, các loại sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và mức độ phục vụ khác nhau. Ngoài ra quy trình sản xuất phải phức tạp và có sự thay đổi thường xuyên giữa các loại sản phẩm. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có quy 6 trình sản xuất đơn giản và chỉ sản xuất một vài sản phẩm thì không nên áp dụng ABC do chi phí thực hiện ABC khá lớn và phức tạp, doanh nghiệp sẽ không thu được lợi ích từ ABC. ABC xác định các giá trị và hoạt động liên quan đến sản xuất các sản phẩm , dịch vụ,..(đối tượng chịu chi phí). Dựa trên khái niệm về ABC đã trình bày ở phần 1.1.1 thì hai điểm quan trọng trong quá trình thực hiện ABC được tóm gọn như sau: - Xác định các hoạt động tiêu thụ các nguồn lực gì? - Các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, dịch vụ,..) liên quan đến các hoạt động nào? Có thể hiểu trong ABC các đối tượng chịu chi phí không trực tiếp sử dụng các nguồn lực mà thông qua các hoạt động.Để xác định các hoạt động đã tiêu hao nguồn lực như thế nào thì sẽ dựa vào hệ số phân bổ nguồn lực vì một nguồn lực có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau và một hoạt động có thể sử dụng nhiều nguồn lực.Tương tự như vậy, khi xác định chi phí các hoạt động cho các đối tượng chịu chi phí thì dựa vào hệ số phân bổ hoạt động. Xem sơ đồ 1.2-Phân bổ nguồn lực cho ABC Đối tượng chịu chi phí Hoạt động Nguồn lực Hệ số phân bổ nguồn lực Hệ số phân bổ hoạt động Sơ đồ 1.1-Phân bổ nguồn lực theo ABC Hệ số phân bổ nguồn lực: Nguồn lực có thể là con người, máy móc bị, nhà xưởng,…nên yếu tố để đo lường nguồn lực là sự tiêu hao của nguồn lực hoạt động. Con người khác với máy móc, thiết bị nên các đo lường mức độ tiêu hao nguồn lực sẽ khác nhau. Do đó, tùy theo từng loại nguồn lực khác nhau trong doanh nghiệp mà sẽ có phương thức đo lường và phân bổ khác nhau. Ví dụ nếu nguồn lực là con người thì sẽ mất bao nhiêu thời gian cho các hoạt động, hay nếu nguồn lực là máy móc thiết bị thì thời gian thực hiện từng hoạt động là bao nhiêu. 7 Hệ số phân bổ hoạt động: yếu tố đo lường sự tiêu hao của các hoạt động cho các đối tượng chịu chi phí. Hệ số phân bổ chi phí hoạt động đòi hỏi phải được định lượng để truy nguyên các phần chi phí tương ứng liên quan của các hoạt động đến các đối tượng chịu chi phí của nó. 1.1.3. Các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công của ABC ABC được cho là một công cụ hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị , nhưng để các doanh nghiệp thực hiện thành công ABC là điều không dễ dàng. Từ khi phương pháp ABC ra đời đến nay đã có rất nhiều tác giả và các bài nghiên cứu hướng dẫn thực hiện ABC sao cho hiệu quả. Tác giả Zhang & Isa (2010) sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết từ các đề tài nghiên cứu liên quan và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp khi thực hiện ABC gồm có: yếu tố kỹ thuật, yếu tố hành vi tổ chức, yếu tố cấu trúc tổ chức và yếu tố văn hóa tổ chức. - Tập trung vào yếu tố kỹ thuật là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng khi thực hiện ABC như thiết kế cấu trúc phần mềm của hệ thống ABC, xác định các hoạt động chính, lựa chọn tiêu thức phân bổ, thu thập các dữ liệu chi phí,… Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, chỉ yếu tố kỹ thuật không thôi thì không đủ để giải thích tại sao thực hiện ABC thành công. Các yếu tố phi kỹ thuật sau cũng quan trọng không kém. - Yếu tố hành vi tổ chức : vai trò của các nhà quản trị, kế toán, việc liên kết ABC với các chiến lược cạnh tranh , chiến lược đào tạo chuẩn bị nguồn lực thực hiện ABC , … ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện ABc. - Yếu tố cấu trúc tổ chức: các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp với sự hỗ trợ của các nhà quản trị, cấu trúc phân cấp và các nguồn lực cũng là những yếu tố quan trọng trong việc xác định thực hiện thành công ABC . - Yếu tố văn hóa tổ chức: các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của văn hóa dân tộc và văn hóa của doanh nghiệp đối với việc thực hiện ABC thành công không được rõ nét như yếu tố tổ chức của doanh nghiệp. 8 Tùy theo từng đặc điểm kinh doanh của các quốc gia, các doanh nghiệp mà chương trình thực hiện ABC sẽ khác nhau. Đối với đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, phương pháp ABC vẫn không phổ biến mấy dù nó đã được thực hiện trên thế giới từ lâu. Huỳnh Tấn Dũng và cộng sự (2013) đã nghiên cứu so sánh ABC với phương pháp tính giá truyền thống và qua đó đưa ra những gợi ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện ABC. Các tác giả đã tổng hợp, phân tích, so sánh và cũng đề ra những giải pháp để thực hiện ABC trong môi trường Việt Nam như sau: Sự hợp tác giữa các bộ phận, nhóm làm việc; giải pháp nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu; thay đổi quan điểm của nhà quản trị; áp dụng phương pháp ABC phải gắn liền với nội lực doanh nghiệp và yêu cầu thực tế; điện toán hóa kế toán. ABC cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để kiểm soát chi phí và lập kế hoạch ngân sách tốt hơn nhưng thực hiện ABC phức tạp và tốn nhiều ngưồn lực hơn so với phương pháp truyền thống, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Quy trình kế toán trên cơ sở hoạt động (ABC) 1.2. Quy trình thực hiện ABC gồm 5 bước của Garrison et al (2012) hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện phương pháp ABC như sau: - Xác định các hoạt động chính - Phân bổ chi phí gián tiếp cho các hoạt động - Xác định các hệ số phân bổ chi phí hoạt động - Phân bổ chi phí hoạt động cho từng đối tượng chịu chi phí - Lập báo cáo quản trị. 9 Nguồn lực Nguồn lực gián tiếp Nguồn lực trực tiếp Phân bổ chi phí nguồn lực theo hệ số phân bổ nguồn lực Hoạt động Phân bổ chi phí hoạt động theo hệ số phân bổ hoạt động Đối tượng chịu chi phí Lập báo cáo quản trị Sơ đồ 1.2- Quy trình thực hiện ABC 1.2.1. Xác định các hoạt động Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng, khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất khi doanh nghiệp phải xác định các hoạt động trong quy trình quy trình sản xuất kinh doanh của mình. Theo Blocher, et al (2010) các hoạt động có thể là một hay nhiều công việc được kết hợp với nhau để tạo ra đối tượng chịu chi phí. Các hoạt động được xác định thông qua phân tích ban đầu, kiểm tra thực tế khu vực làm việc, phỏng vấn nhân viên liên quan, yêu cầu họ mô tả lại chi tiết cụ thể từng công việc của họ theo tính chất công việc, thời gian làm việc chi tiết, hoặc phỏng vấn những nhà quản trị về công việc, thời gian trong khu vực quản lý của họ,…Kết quả của việc phân tích ban đầu, kiểm tra thực tế và phỏng vấn sẽ cung cấp thông tin cho chúng ta để xây dựng một bảng danh sách các hoạt động cùng với những mô tả chi 10 tiết về các hoạt động đó cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho việc phân bổ các nguồn lực hay phân bổ chi phí hoạt động cho các đối tượng chịu chi phí sau này. Một số dữ liệu cần phải thu thập như: - Có bao nhiêu bộ phận liên quan đến sản xuất? - Số người trong các bộ phận và công việc chi tiết của họ (làm những công việc gì? Thời gian cho các việc đó là bao nhiêu? Sử dụng những máy móc thiết bị nào?... nhằm xác định hệ số phân bổ hoạt độngvà đối tượng chịu chi phí ) - Nguồn lực nào bị tiêu hao từ những hoạt động nào? (nhằm xác định chi phí và hệ số phân bổ nguồn lực cho các hoạt động) - Quy trình sản xuất như thế nào? (nhằm xác định các hoạt động) - … Một danh sách bao gồm rất nhiều hoạt động nhưng trong đó sẽ có những hoạt động mang tính chất tương tự nhau hay có thể kết hợp lại với nhau thành những hoạt động chính.Ví dụ việc xử lý sản phẩm gồm các bước thủ công sau: cắt gọt phần thừa, chà nhám, lau bụi sản phẩm sẽ được gom lại thành một hoạt động chính là xử lý sản phẩm. Việc kết hợp hay tách riêng các hoạt động được thực hiện kỹ càng, dựa trên chi phí có đáng kể và có xác định được tiêu thức để phân bổ hay không. Blocher, et al (2010) cũng cho biết nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu hoạt động bằng cách quan sát các công việc thực hiện và thực hiện một danh sách tất cả các hoạt động liên quan. Và qua đó các hoạt động được xác định theo năm cấp độ hoạt động sau: cấp độ đơn vị sản phẩm, cấp độ loạt sản phẩm, cấp độ sản phẩm, cấp độ khách hàng, cấp độ duy trì tổ chức. - Hoạt động cấp độ đơn vị sản phẩm: loại hoạt động này được sử dụng cho từng sản phẩm khi được sản xuất hay tiêu thụ. Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguồn lực tiêu hao phát sinh tương ứng. Chi phí hoạt động cấp độ đơn vị sản phẩm tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan