Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ngữ văn...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ngữ văn 11

.PDF
19
103
93

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY BÀI PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN- NGỮ VĂN 11 Người thực hiện: Trần Ngọc Minh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC TT 1 NỘI DUNG 1- Mở đầu TRANG 3 2 1.1- Lý do chọn đề tài 3 3 1.2- Mục đích nghiên cứu 3 4 1.3- Đối tượng nghiên cứu 4 5 1.4- Phương pháp nghiên cứu 4 6 2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 7 2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 8 2.2- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 9 2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 10 2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15 11 3- Kết luận, kiến nghị 16 12 3.1- Kết luận 16 13 3.2- Kiến nghị 16 14 Tài liệu tham khảo 17 15 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành 18 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, trên tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để nâng cao hiệu quả dạy học. Việc sử dụng kiến thức liên môn đã trở thành một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhằm giúp học sinh chú ý say mê học tập, khả năng thực hành. Vận dụng kiến thức liên môn trên nguyên tắc “ Học đi đôi với hành”, “ Lý luận gắn với thực tiễn”. Điều đó đã đem lại những thuận lợi cũng như những khó khăn nhất định cho người giáo viên nói chung và người giáo viên Ngữ văn nói riêng trước mỗi giờ lên lớp. Trong những năm qua, Bộ giáo dục và các Sở giáo dục đào tạo đã có những đợt tập huấn cho giáo viên song hiệu quả đạt được vẫn chưa thực sự cao vì cả người dạy lẫn người học còn nhiều lúng túng khi tiếp cận. Một giờ học tốt là giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm đem lại hứng thú cho người học. Trong xã hội văn minh hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Trong đó việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một điều tất yếu của xã hội nói chung và con người nói riêng. Thông qua việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, ta thu thập được những thông tin về một chủ đề được quan tâm. Bài giảng sẽ hấp dẫn người học hơn nếu ta biết vận dụng kiến thức liên môn; Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Kiến trúc - Hội họa, Âm nhạc và tích hợp với việc bảo vệ môi trường vào bài học. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong chương trình Ngữ văn 11” làm sáng kiến kinh nghiệm cho công tác giảng dạy của mình [4]. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trong thời đại hiện nay, con người rất cần các kiến thức và kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để có thể đặt câu hỏi, chuyện trò. Qua đó mở rộng tầm hiểu biết và làm hiệu quả giao tiếp được nâng cao. Sự am hiểu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn còn giúp học sinh rất nhiều trong một tương lai không xa, khi các em cần du học hoặc tìm kiếm việc làm. Khi nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn củng như trả lời phỏng vấn các em sẽ có thái độ tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp. Vì thế quen với hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn chính là một cách chuẩn bị rất thiết thực cho học sinh bước vào đời. Bên cạnh đó sẽ khắc phục được những vướng mắc của người dạy lẫn người học khi kết hợp kiến thức liên môn vào một bài học hay một chủ đề cụ thể. Từ đó 3 định hướng cho học sinh hiểu đúng nội dung, tạo hứng thú, say mê với bài học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong chương trình Ngữ văn 11 và một số kiến thức cơ bản ở các môn học cụ thể như Ngữ văn (đặc biệt là bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh), Lịch sử, Địa lý, Kiến trúc - Hội họa, Âm nhạc và tích hợp với việc bảo vệ môi trường. Cách thức thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, quá trình tiếp thu bài học của học sinh lớp 11 Trường THPT Tĩnh Gia 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này dựa vào nội dung cơ bản của bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và phần luyện tập từ đó vận dụng các kiến thức liên môn cụ thể vào trong bài học để học sinh nhớ lại những cuộc phỏng vấn mà các em đã gặp trong thực tế. Cho học sinh thảo luận, thực hiện những cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn bằng phương pháp nghiên cứu xây dựng lý thuyết, phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp trực quan, cho học sinh xem, nghe clip, tổ chức biên soạn hệ thống câu hỏi ở các liên môn trong vai người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Cuối cùng khắc sâu những kiến thức cơ bản của bài học 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lý luận Sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong chương trình Ngữ văn 11”, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: Làm thế nào để dạy - học văn thêm hứng thú? làm thế nào để học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động hiệu quả? làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hướng tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận bài học, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong các bài học nguồn tri thức phong phú, đa dạng vô cùng hấp dẫn và bổ ích để giúp cho thế giới tinh thần, trí tuệ của người học được giàu có hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Nói dạy văn là dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ. Trong môn Ngữ văn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và phần luyện tập có một ý nghĩa nhất định trong việc mở rộng tầm hiểu biết và làm cho hiệu quả giao tiếp được nâng cao. Dạy học liên môn là 4 hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Ngữ văn để làm cho môn học sinh động và hấp dẫn hơn. Từ năm học 2012-2013, Bộ GD- ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông, hằng năm luôn có những đợt hội thảo, chuyên đề về dạy học tích hợp kiến thức liên môn do Sở giáo dục, trường, tổ chuyên môn tổ chức. Tuy nhiên đây là hình thức dạy học mới giáo viên chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy ở môn Ngữ văn còn nhiều lúng túng. Đó là những cơ cở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Nó sẽ là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ văn nói chung và bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nói riêng. 2.2 Thực trạng của vấn đề Việc vận dụng kiến thức liên môn là một tất yếu trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng việc vận dụng phương pháp này trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả, nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú đến việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp. Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt, nhiều giờ dạy giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó, nhiều giờ dạy giáo viên tích hợp các đơn vị kiến thức vẫn chưa trọng tâm. Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng phương pháp tích hợp. Song,việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu bài dạy chứ không phải bạ đâu là vận dụng đó. Kiểu vận dụng này sẽ làm lệch lạc mục tiêu, nội dung của tiết dạy điều đó học sinh sẽ không nhận ra sự gắn kết giữa đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa. Tiến hành đề tài này tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau. - Thuận lợi Về phía giáo viên: Tổ Ngữ văn Trường THPT Tĩnh Gia 1 có nhiều giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Nhiều giáo viên có thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Về phía học sinh: Phần lớn học sinh chăm ngoan, chất lượng học tập khá đồng đều ở các môn và có sự nâng lên trong các năm. - Khó khăn Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiên nay đang bị xem nhẹ, thậm chí nhiều học sinh tỏ ra hờ hửng với môn học điều này xuất phát từ nhận thức của học sinh và phụ huynh, điều đó có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người dạy lẫn người học Bài dạy này chưa ai áp dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy măc dù đã có những tiết thao giảng, dạy mẫu cho cả cụm dự giờ Về tài chính: Tiền để mua vật tư phục vụ học tập không có trong chế độ nhà nước. 5 Về thời gian: muốn đào sâu bài học, hình thành cho các em kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, thời gian cho 45 phút là quá ít vì thế các tiết thực hiện thường phải xé từng phần, hạn chế nhất định chất lượng Xuất phát từ thực tiễn 16 năm giảng dạy môn Ngữ văn, 3 năm liên tục dạy khối 11, tôi nhận thấy: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong giảng dạy học văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng, đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Nếu trong bài dạy giáo viên biết tích hợp kiến thức liên môn ở các môn học tiết học sẽ trở nên sôi nổi và hấp dẫn hơn đối với người học. 2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: Giáo án cụ thể - Chuẩn bị: Để tiến hành một tiết học đạt kết quả tốt, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, nội dung chuẩn bị gồm: Chuẩn bị vật tư: Máy quay, giấy, bìa khổ rộng, bút dạ, tranh ảnh tư liệu, Chuẩn bị kiến thức: Bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn củng như kiến thức ở các liên môn như Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Kiến Trúc - Hội Họa, Âm Nhạc và tích hợp với việc bảo vệ môi trườn - Các bước tiến hành: Thông qua các hoạt động của các nhóm đã chia Hoạt động của GV và HS. Yêu cầu cần đạt. I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn Hoạt động 1: Tìm hiểu nội và trả lời phỏng vấn. dung bài học. 1. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời GV tiến hành bằng cách cho phỏng vấn thường gặp. học sinh nhớ lại những cuộc - Một chính khách, một nhà văn, một nhà hoạt phỏng vấn mà các em đã gặp động xã hội, một doanh nhân...trả lời trên ti vi. trong thực tế dưới các hình - Một bài phỏng vấn đăng báo. thức cho các em kể lại hoặc - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin việc nghe qua máy ghi âm, hoặc làm ở một cơ quan, doanh nghiệp... xem lại trên màn hình… 2. Mục đích. - Để biết quan điểm của một người nào đó. - Mục đích của việc phỏng - Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn và trả lời phỏng vấn ? vấn đề đang được phỏng vấn. - Để tạo lập các mối quan hệ xã hội. - Để chọn được người phù hợp với công việc. 3. Vai trò. - Biểu hiện một xã hội văn minh, dân chủ, tôn - Phỏng vấn và trả lời phỏng trọng các ý kiến khác nhau về một vấn đề nào vấn có vai trò gì đối với xã đó. hội? II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn. 1. Công việc chuẩn bị phỏng vấn. 6 * Hoạt động 2. - Phải xác định: HS đọc mục II và trả lời câu + Chủ đề phỏng vấn. + Mục đích phỏng vấn. hỏi SGK. + Đối tượng được phỏng vấn. Trao đổi thảo luận nhóm. + Người thực hiện phỏng vấn. GV chuẩn xác kiến thức. + Phương tiện phỏng vấn. Nhóm 1. Trước khi phỏng vấn ta cần - Hệ thống câu hỏi phỏng vấn. + Ngắn gọn, rõ ràng. chuẩn bị những gì? + Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn. + Làm rõ được chủ đề. + Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nhóm 2. Người phỏng vấn cần chuẩn bị 2. Thực hiện cuộc phỏng vấn ( Vận dụng câu hỏi và có thái độ như thế kiến thức ở các môn: Lịch sử, Địa lý, Hội họa- kiến trúc, Âm nhạc, tích hợp bảo vệ môi nào ? ở phần này chính là phần vận trường) dụng kiến thức liên môn vào bài học Hoạt động 3: HS sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn bằng việc đã chuẩn bị trước Nội dung cuộc phỏng vấn: 2. 3.1. Vận dụng môn Lịch Sử: - Người phỏng vấn: Bạn hãy cho biết vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của thắng cảnh Hương Sơn ? - Người trả lời phỏng vấn: Theo Phật giáo thì Hương Sơn là nơi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Khi đắc đạo rồi người trở về chữa bệnh cho cha, trừ nghịch cho đất nước và phổ độ chúng sinh. Khi câu chuyện này được truyền bá ra, các Thiền sư, cổ đức đã chống gây tích tới đây, nhàn du mây nước. Kết quả là ba vị hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích thường được gọi là chùa Trong, Thiên Trù được gọi là chùa Ngoài, rồi người ta lấy tên chung là chùa Hương, Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho. Một chi tiết khác: Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ XVII, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân [1]. 7 (Ảnh chụp những năm 1927-1955) 2.3.2. Vận dụng môn Địa Lý: 8 (Nguần ảnh lấy từ google) - Người phỏng vấn: Bạn hãy cho biết vị trí địa lý của thắng cảnh Hương Sơn ? - Người trả lời phỏng vấn: theo tôi được biết, Hương Sơn là khu di tích thắng cảnh bao gồm phân giới hành chính của bốn xã Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú. Hương Sơn hay còn gọi là Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây với diện tích 5131 ha. Nằm trong tọa độ địa lý từ 20˚19’ đến 20˚24’vĩ độ Bắc và Đông thuộc tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình - khu thắng cảnh Hương Sơn cách Hà Nội về phía Tây Nam khoảng 60 km. 2.3.3. Về công trình – kiến trúc: - Người phỏng vấn: Ở chùa có rất nhiều những công trình độc đáo và những khuôn mẫu hội họa tinh tế, bạn có thể cho chúng tôi biết một vài công trình ở Hương Sơn được không ? - Người trả lời phỏng vấn: Chùa Hương không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung ". Chuông cao 1,24m đường kính đáy 0,63m, thân chuông có tám núm lồi chìa ra bốn góc, mỗi góc hai núm. Xung quanh mỗi núm là những chấm tròn tạo nên sự khác biệt so với chuông cùng thời. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo trong động Hương Tích có niên đại Cảnh Hưng 27 tức năm 1766. Một kiến trúc cổ nhất còn lại là tòa "Viên Công Bảo tháp" gần suối Điện trong khu vực chùa Ngoài (chùa Thiên Trù). Tháp này được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi lưu giữ xá lợi của tổ Viên Quang có công kiến tạo lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng. Tháp Viên Công xây bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, mạch được miết đều chứng tỏ kỹ thuật xây tháp rất tinh xảo. Tháp Viên Công là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đặc sắc ở thời Hậu Lê. (Tháp Viên Công – thời Hậu Lê) 9 (Chùa Hương – Hà Tây) ( Nguần ảnh lấy từ google) 2.3.4. Về âm nhạc: - Người phỏng vấn: Có rất nhiều bài hát, ca khúc về phong cảnh Hương Sơn, bạn thích nhất là ca khúc nào, bạn có thể hát một bài được không ? - Người trả lời phỏng vấn: Tất nhiên là được rồi! tôi rất thích bài hát Về Hương Sơn của nhạc sĩ Đức Trịnh. ( hát theo bản nhạc ) 10 2.3.5. Tích hợp kiến thức liên môn vào bảo vệ môi trường: - Người phỏng vấn: Bạn có nhận xét gì về thực trạng môi trường ở Hương Sơn ? - Người trả lời phỏng vấn: Theo lời ba tôi kể lúc ông con cư trú ở Hương Sơn, nơi đây thật sự rất sạch sẽ, dòng nước trong xanh có thể nhìn tới tận đáy. Nhưng xã hội ngày càng phát triển cùng thời gian, những người đi thăm chùa ngày 11 càng đông, điều đó đã làm ô nhiễm môi trường chung của quần thể Hương Sơn, nào là vỏ nilon hay đổ ăn thừa, những việc làm đó đã làm mất đi tính thẩm mỹ của quần thể Hương Sơn. ( ảnh chụp khi tham quan chùa Hương) (Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hương Sơn ) - Người phỏng vấn: Với tình trạng như vậy, cá nhân bạn có những biện pháp gì để giảm việc ô nhiễm môi trường ? - Người trả lời phỏng vấn: Theo tôi, mỗi người nên có ý thức trong việc giữ gìn môi trường sạch đẹp, đầu tư nhân lực dọn sạch lượng rác tồn đọng, tăng cường kiểm tra, giám sát hành vi của khách, nên tuyên truyền ý thức bảo vệ vẻ đẹp của Hương Sơn và có biện pháp xử lí nghiêm túc người vi phạm. - Người phỏng vấn: Cảm ơn bạn về buổi phỏng vấn hôm nay, chúc bạn khỏe mạnh và học tập tốt [2]. 2.3.6. Vận dụng môn Ngữ Văn: - Người phỏng vấn: Cảm nhận của bạn khi tới thăm quần thể Hương Sơn? - Người trả lời phỏng vấn: Quả thật phong cảnh Hương Sơn đẹp như những gì Chu Mạnh Trinh đã từng miêu tả trong bài thơ Bài ca Phong cảnh Hương Sơn. 12 Bầu trời cảnh Bụt Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay Kìa non non, nước nước, mây mây “ Đệ nhất động ” hỏi đây có phải ? Những khung cảnh thanh bình và thơ mộng khiến lòng người như trút bỏ mọi ưu tư trong đời thường Sau khi được thăm Hương Sơn, tôi nhớ tới bài thơ : Về Hương Sơn, năm sơ tán ấy của Bằng Việt. - Người phỏng vấn: Là một học sinh giỏi Văn, bạn có thể cho biết cảm xúc của mình khi đến thăm Hương Sơn và đặc biệt là khi học xong bài thơ “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn” của Chu Mạnh Trinh ? - Người trả lời phỏng vấn: Sau khi được tận mắt quan sát thắng cảnh Hương Sơn, tôi thấy đây là một nơi rất đẹp, sơn thủy hữu tình. Cái đẹp cuả Hương Sơn là cái đẹp của quần thể nhiều tầng, thiên tạo lẫn nhân tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền. Phải chăng đây chính là cảm xúc để nhà thơ viết nên bài thơ “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn” 13 BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN ( Hương Sơn phong cảnh ca- Chu Mạnh Trinh) Bầu trời, cảnh bụt, Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay. Kìa non non, nước nước, mây mây, Đệ nhất động hỏi là đây có phải? Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái, Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh. Thoảng bên tai một tiếng chày kình, Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng, Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh. Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình: Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt, Chập chờn mấy lối uốn thang mây. Chừng giang sơn còn đợi ai đây, Hay tạo hoá khéo ra tay sắp đặt? Lần tràng hạt niệm "Nam mô Phật", Cửa từ bi công đức biết là bao. Càng trông, phong cảnh càng yêu! Hương Sơn phong cảnh ca là một trong ba bài thơ được Chu Mạnh Trinh viết vào dịp ông đứng trông coi việc trùng tu, tôn tạo quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Bài thơ viết theo thể hát nói. Bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp và nên thơ về phong cảnh Hương Sơn. Đây là một bài thơ vịnh cảnh và thể hiện tâm sự. Đó là tâm sự yêu nước, tự hào với cảnh đẹp quê hương đất nước của nhà thơ. Lưu ý: Sau khi cho HS theo dõi và thực hiện các cuộc phỏng vấn GV chốt lại các kiến thức ở phần thực hiện cuộc phỏng vấn Hoạt động của GV và HS. Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 4. - Ngoài hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn, cần có HS đọc mục II và trả lời câu những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh cuộc phỏng vấn hỏi SGK. để cuộc phỏng vấn không bị khô khan, máy móc, Trao đổi thảo luận nhóm. nhưng cũng không lam man, lạc đề. GV chuẩn xác kiến thức. - Người phỏng vấn cần phải có thái độ thân tình, 14 Nhóm 1. Trước khi phỏng vấn ta cần chuẩn bị những gì? Nhóm 2. Người phỏng vấn cần chuẩn bị câu hỏi và có thái độ như thế nào ? Nhóm 3. Sau khi phỏng vấn xong người phỏng vấn cần phải làm gì? * Hoạt động 5. HS đọc mục III. GV chuẩn xác kiến thức. * Hoạt động 6. HS đọc ghi nhớ SGK * Hoạt động 7. GV hướng dẫn HS phỏng vấn và trả lời phỏng vấn theo cặp. 2 em một cặp: một người phỏng vấn, một người trả lời. - GV định hướng, giúp HS chọn câu trả lời hay nhất, đánh giá và cho điểm. GV cho hai HS thực hiện một cuộc phỏng vấn với đề tài về âm nhạc. đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời. - Kết thúc cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn người trả lời phỏng vấn. 3. Biên tập sau khi phỏng vấn. - Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung các câu trả lời để đảm bảo tính trung thực của thông tin; nhưng có thể sắp xếp lại một số câu chữ cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. - Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời phỏng vấn để người đọc hiểu rõ hơn tình huống của câu nói. III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn. - Người trả lời phỏng vấn cần có phẩm chất: + Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình. + Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn. Có thể pha chút hóm hỉnh, gây ấn tượng cho công chúng. IV. Ghi nhớ. ( SGK) V. Luyện tập. Bài tập 1: - Giả sử em muốn xin vào làm việc ở một công ty. Nhà tuyển dụng nêu ra một câu hỏi: Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của bạn được không? Em sẽ trả lời thế nào? Có thể trả lời: Công việc của tôi, tôi chưa tường tận lắm có thể có nhiều khiếm khuyết ; nhưng tôi quyết tâm học hỏi để làm tốt. Tôi chắc rằng lãnh đạo công ty và anh em đồng nghiệp sẽ giúp đỡ tôi. Bài tập 3: Cuộc phỏng vấn có hai vai: - Người phỏng vấn: 1. Xin bạn vui lòng bạn có thích âm nhạc không? 2. Bạn thích bài hát nào nhất? 3. Vì sao bạn thích bài hát đó? Bạn thử hát cho cả lớp cùng nghe một đoạn? 15 - Người trả lời phỏng vấn trả lời. - Người phỏng vấn: Xin cảm ơn bạn. 4. Củng cố và dặn dò (5 phút) - Nắm nội dung bài học. - Tập trả lời phỏng vấn theo câu hỏi bài tập SGK. - Soạn bài theo phân phối chương trình. 2.4. Hiệu quả của đề tài: Qua thực tế giảng dạy ở các lớp 11 Trường THPT Tĩnh Gia1, chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống là một điều hết sức cần thiết. Vì những kiến thức ấy giúp chúng em tiếp thu bài một cách sôi nổi và hiệu quả hơn. Cụ thể: Các lớp vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Giỏi Khá Trung bình Yếu- Kém Lớp Số HS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 11A2 45 12 26,6 % 20 44,4 % 13 19,1 % 0 0% 11A6 44 15 34,1 % 22 50 % 7 15,9 % 0 0% 11A8 42 13 30,9% 21 50 % 8 19,1 % 0 0% Các lớp Không vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Giỏi Khá Trung bình Lớp Số HS SL TL% SL TL% SL TL% 11A7 46 6 13 % 16 34,7 % 23 50 % Yếu- Kém SL TL% 1 2,3 % 11A3 41 5 12,2 % 15 36,5 % 19 46,3 % 2 5% 11A4 42 4 9,5 % 14 33,3 % 22 52,4 % 2 4,8 % "Học đi đôi với hành", việc giải quyết một vấn đề trong cuộc sống và học tập, giúp học sinh vừa vận dụng kiến thức đã học vừa củng cố kiến thức mới một cách khoa học và toàn diện về mặt lí thuyết lẫn thực hành. Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn giúp học sinh hình thành một tư duy năng động, nắm bắt một cách đầy đủ trọn vẹn những kiến thức đã học. Không chỉ dừng lại ở đó, việc vận dụng kiến thức liên môn đã giúp cho các em hình thành những kĩ năng mới trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống cũng như trong học tập. 16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận: Với những nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, cho thấy quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên, trong hoạt động học tập của học sinh, tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ, tìm mọi cách phát huy năng lực học tập của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ. Trong thời đại hiện nay, con người rất cần các kiến thức và kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để có thể đặt câu hỏi, trò chuyện, mở rộng tầm hiểu biết làm cho hiệu quả giao tiếp được nâng cao. Chưa kể là, sự am hiểu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn còn giúp học sinh rất nhiều trong một tương lai không xa, khi các em cần du học hoặc tìm kiếm việc làm. Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn liên quan trực tiếp tới việc nâng cao phẩm chất trí tuệ và nhân cách văn hóa cũng như trình độ làm văn cho học sinh. Làm quen với các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn chính là một cách chuẩn bị thiết thực cho học sinh bước vào đời. 3.2. Kiến nghị: - Với Sở giáo dục: Hằng năm cần có những Hội thảo, chuyên đề về việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn cho giáo viên. Cung cấp đầy đủ kịp thời những tư liệu cần thiết cho các nhà trường để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học - Với nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều tra độ hứng thú học tập bộ môn của học sinh. Bộ phận thư viện, tổ Ngữ văn cần tham mưu cung cấp nhiều tư liệu về: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý, Kiến Trúc - Hội Họa, Âm Nhạc và tích hợp việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi đã được các đồng chí, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn phối hợp giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến. Tuy nhiên khi thực hiện vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm này phát huy hiệu quả tối đa trong quá trình dạy- học 17 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tĩnh Gia ngày 18/ 05 / 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Trần Ngọc Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Giáo án “Bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”- Doãn Thị Thanh Hương, Trường THPT Tĩnh Gia 1 - Vận dụng môn Lịch Sử -Năm học 2015- 2016. [2]. Giáo án “Bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”- Mai Thị Nga, Trường THPT Tĩnh Gia 1. Tích hợp kiến thức liên môn vào bảo vệ môi trường - Năm học 20162017 [3]. Một số tranh ảnh, tư liệu khác cũng như kiến thức về Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Kiến Trúc - Hội Họa, Âm Nhạc trên trang Google. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/204080 [4]. Tài liệu tham khảo về việc vận dụng kiến thức liên môn của Hoàng Hà LinhSở GD& ĐT Hà Nội. Năm 2012 18 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XẾP LOẠI TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại Xếp loại Năm học 1. Chữa lỗi chính tả cho học sinh THCS qua việc trả bài kiểm tra Huyện B 2003-2004 2. Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Nghành C 2009-2010 3. Nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục học sinh cá biệt Nghành C 2014-2015 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan