Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh đồng nai hiện nay...

Tài liệu Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh đồng nai hiện nay

.PDF
283
775
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -----o0o------ PHẠM THỊ MINH NGUYỆT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -----o0o------ PHẠM THỊ MINH NGUYỆT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62 22 80 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. TRẦN CHÍ MỸ TS. BÙI BÁ LINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Chí Mỹ và TS. Bùi Bá Linh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này. Nghiên cứu sinh PHẠM THỊ MINH NGUYỆT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APHEDA : Australian People for Health, Education and Development Abroad ( Tổ chức Nhân dân Australia vì Y tế, Giáo dục và Phát triển Hải ngoại ) HDI : Human Development Index ( Chỉ số phát triển con người ) ILO : International Labour Organization ( Tổ chức Lao động Quốc tế ) InWent :Internationale Weiterbildung und Entwicklung ( Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế ) UNESCO : The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization ( Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc ) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY......... 1.1. Đời sống văn hóa tinh thần và những đặc trưng cơ bản của đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay ............................................. 1.2. Các nhân tố tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 1.3. Tính tất yếu và yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay............................................................. Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................ Chƣơng 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Khái quát về tỉnh Đồng Nai và công nhân tỉnh Đồng Nai ............................... 2.2. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở tỉnh Đồng Nai trong những năm qua 2.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh Đồng Nai và một số bài học kinh nghiệm ......... Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY ........................................................................................................................ 3.1. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh Đồng Nai hiện nay .................................................................................. 3.2. Phương hướng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh Đồng Nai hiện nay .................................................................................................. 3.3. Một số giải pháp cơ bản xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh Đồng Nai hiện nay ........................................................................................... Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng các giai cấp và tầng lớp khác, giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng và to lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong - Đảng Cộng sản, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để hoàn thành vai trò quan trọng và to lớn đó, giai cấp công nhân nước ta phải được phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó xây dựng đời sống văn hóa tinh thần có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp đối với phát triển toàn diện người công nhân. Nhiệm vụ trung tâm của xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam là bồi dưỡng người công nhân Việt Nam thành những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất lẫn năng lực, nhân lên tiềm năng sáng tạo và sức mạnh của người công nhân ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Sự phát triển của công nghiệp vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi người công nhân phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp và tác phong công nghiệp. Bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường vừa kích thích người công nhân phát huy tính tích cực cá nhân song vừa đặt họ trước những biến đổi phức tạp của cơ chế kinh tế mới đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực vươn lên hoàn thiện bản thân để thích nghi với những biến đổi đó. Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin vừa đem lại cho giai cấp công nhân Việt Nam nhiều cơ hội tiếp thu cái hay, cái mới, cái tinh hoa của văn hóa nhân loại, nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm nhìn, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người công nhân ngày càng phong phú, tốt đẹp; song lại vừa đặt họ trước không ít nguy cơ, thách thức, nhất là nguy cơ dao động mục tiêu chủ nghĩa xã hội, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, lối sống. Thêm nữa, lợi dụng toàn cầu hóa và 2 hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường chống phá nước ta trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, xâm nhập, phát tán nhiều tài liệu, văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, gây tác động xấu đến đời sống tinh thần của giai cấp công nhân. Quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay vừa thúc đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của tri thức hóa công nhân vừa đặt ra yêu cầu cao đối với người công nhân về năng lực tiếp cận, làm chủ các thành tựu khoa học tiên tiến, khả năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới để cải tiến quản lý sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa nền kinh tế. Nhìn một cách tổng thể, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức ở nước ta vừa đem lại thời cơ, vận hội mới vừa đặt ra khó khăn, thách thức to lớn đòi hỏi giai cấp công nhân Việt Nam phải được “đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt” [23, tr.48]. Do đó, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân hơn lúc nào hết càng có ý nghĩa cấp bách và quan trọng. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam “Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân” [23, tr.48], Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã xác định “trước hết tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ công nhân là quan trọng nhất” [30, tr.219], trong đó đặc biệt chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân ở địa phương. Trong những năm qua, bằng sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị, giới chủ, nhân dân và bản thân công nhân trong tỉnh, công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân đã có những chuyển biến tích cực. Đa số công nhân Đồng Nai có tinh thần yêu nước, có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có tinh thần 3 năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, có ý thức tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, có đời sống tinh thần lành mạnh, tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân Đồng Nai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, chậm trễ, “nhất là khâu cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nhiệm vụ” [30, tr 25 – 26]. Bức tranh tổng thể về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhiều công nhân chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề thiếu trầm trọng ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Sự dao động về tư tưởng, xa rời mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, suy giảm về bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, yếu về ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu tinh thần đoàn kết, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với bản thân, với xã hội, có diễn biến lệch lạc trong lối sống, dễ sa lầy vào các tệ nạn xã hội, ... đang có biểu hiện gia tăng trong một bộ phận không nhỏ công nhân ở tỉnh Đồng Nai. Hiện tượng trên đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người công nhân, làm suy giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, làm què quặt nhân cách mỗi con người, kìm hãm tài năng và sức sáng tạo của mỗi cá nhân, làm suy yếu chất lượng nguồn nhân lực, và tất yếu “làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà” [114, tr.78]. Không những vậy, hiện tượng đó cũng phần nào phản ánh tình trạng mất cân đối trong chiến lược phát triển khi mà tăng trưởng kinh tế chưa đảm bảo gắn kết hài hòa, hợp lý với đảm bảo an sinh xã hội, “chất lượng cuộc sống không theo kịp đà tăng trưởng kinh tế và ngày càng doãn cách” [30, tr.218]. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và tìm kiếm giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tỉnh Đồng Nai hiện nay được tiếp tục đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu, nhận thức và xử lý đúng đắn nhằm nâng cao đời sống 4 văn hóa tinh thần của công nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng cao đẹp, thúc đẩy giai cấp tiên phong phát triển toàn diện vì sự thắng lợi của mục tiêu xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài đời sống văn hóa tinh thần của con người và xã hội nói chung, đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân nói riêng đã được nhiều tổ chức, cá nhân, nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Rất nhiều công trình về chủ đề này đã được công bố trong thời gian qua, song có thể khái quát các công trình đó theo một số hướng chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của con người và xã hội nói chung, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Ở nước ngoài, chủ đề nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của con người và xã hội nói chung có công trình “Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền thống” của Ronald Inghart và Waye E.Baker xuất bản năm 2000, do Bùi Lưu Phi Khanh dịch. Tác giả đã phân tích về sự biến đổi văn hóa nói chung, sự biến đổi đời sống tinh thần nói riêng của con người dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, khi đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì đề tài về đời sống văn hóa tinh thần của con người và xã hội đã được nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu, phân tích theo nhiều chiều cạnh và mức độ khác nhau. Tiêu biểu có một số công trình nổi bật sau: Cuốn sách “Những vấn đề thời sự văn hóa” của Huỳnh Khái Vinh, Nxb. Văn hóa thông tin, năm 1998, là công trình tổng hợp nhiều bài viết của tác giả được đăng trên các tạp chí, các báo trong nước. Các bài viết đã bàn đến nhiều lĩnh vực của văn hóa tinh thần như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật,…; phân tích làm rõ chức năng, vai trò của văn hóa và các lĩnh vực của văn hóa tinh thần, đường lối chính sách phát triển văn hóa và 5 xây dựng con người, thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển các lĩnh vực đa dạng của văn hóa tinh thần. Cuốn sách “Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay” do Trần Văn Bính chủ biên, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998, đã phân tích những biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của con người dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa ở nước ta, chỉ ra hiện trạng quản lý văn hóa đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đề xuất một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của con người trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” của Trần Chí Mỹ, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2002, đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đã xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Cuốn sách “Phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003, phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển con người, về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển trong thời kỳ mới, về phát triển toàn diện con người và xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị mới; đồng thời các tác giả cũng đã đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cho các vấn đề nêu trên. Đề tài “Nhân tố văn hóa tinh thần trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” của Vũ Đức Khiển, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam bộ, năm 2005. Tác giả đã phân tích làm rõ những điều kiện hình thành giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Việt Nam, hệ thống hóa các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng và vai trò của văn hóa tinh thần đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề xuất một số giải 6 pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Công trình “Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng đô thị và khu công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước, mã số KX 05.03 do Đình Quang làm chủ nhiệm. Thông qua việc nghiên cứu thực tế đời sống văn hóa ở bốn địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và có thế mạnh phát triển khu công nghiệp là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà N ng và Bình Dương, tác giả đã đánh giá khá rõ nét về thực trạng đời sống văn hóa ở vùng đô thị và một số khu công nghiệp ở nước ta, xu hướng phát triển văn hóa ở các đô thị công nghiệp; chỉ ra thành tựu và mặt hạn chế trong đời sống văn hóa so với các tiêu chí văn hóa vùng đô thị và khu công nghiệp của một xã hội mới; đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể để trong tương lai cư dân đô thị và khu công nghiệp nước ta có được đời sống văn hóa theo định hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với tiêu chí của một xã hội công nghiệp hiện đại, của thời đại kinh tế tri thức và tiến trình toàn cầu hóa. Cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế” của Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2010, đã phân tích khá sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng văn hóa đối với sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam cũng như đối với sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Công trình “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do Dương Phú Hiệp làm chủ nhiệm, chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước, mã số KX.03/06-10, năm 2010, đã đánh giá thực trạng xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới; xác định những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao nguồn nhân lực và xây dựng nhân cách văn hoá của con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; cung cấp luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn để xây dựng con người và phát 7 triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất hệ quan điểm, các chính sách, giải pháp và lộ trình xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Toạ đàm “Phương pháp luận đánh giá thực trạng đời sống văn hoá tinh thần ở nước ta trong 30 năm đổi mới” là hoạt động khoa học nằm trong đề án “Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các tầng lớp, các vùng, miền trong cả nước” được tổ chức tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hà Nội vào tháng 01 năm 2012. Các ý kiến tại buổi tọa đàm đã tập trung phân tích các vấn đề về phương pháp tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu đánh giá thực trạng đời sống văn hoá tinh thần, khái niệm và cấu trúc các thành tố cơ bản của đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng các tiêu chí đánh giá thực trạng đời sống văn hoá tinh thần ở nước ta hiện nay, những vấn đề đặt ra trong đời sống văn hoá tinh thần của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, cùng với đó là các giải pháp xây dựng, phát triển đời sống văn hoá tinh thần ở nước ta ngày càng cao đẹp. Thứ hai, nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Ở nước ngoài, chủ đề về đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu khá sớm với số lượng công trình khá phong phú, trong đó nổi bật là một số công trình sau: Lý thuyết “con người xã hội" do trường phái “Quan hệ con người” ở Mỹ đưa ra vào đầu thế kỷ XX đã xem xét người công nhân với tư cách là một thực thể xã hội, một sinh vật có ý thức nên để phát huy được tốt năng lực và sức sáng tạo của người công nhân, bên cạnh đáp ứng các nhu cầu tồn tại thiết yếu, cần phải chú trọng việc đáp ứng các nhu cầu xã hội cho họ như: giao tiếp, tâm lý, học tập, sinh hoạt văn hóa tinh thần, nhu cầu tiến thân và cống hiến cho cộng đồng, xã hội…. Như vậy, lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng các nhu cầu tinh thần đối với phát huy vai trò chủ quan của người công nhân trong hoạt động thực tiễn; song điểm hạn chế của lý thuyết này là khi xem xét về con người – người công nhân, đã không chú ý đến vai trò của các yếu tố khách 8 quan bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội. Mặt khác, việc nghiên cứu lý thuyết nhân tố con người - công nhân nêu trên chỉ nhằm mục đích khai thác mọi tiềm năng của người công nhân vì lợi nhuận tối đa cho giới chủ, chứ không phải xuất phát từ tính nhân văn coi công nhân là chủ thể quá trình phát triển kinh tếxã hội và là mục tiêu của phát triển kinh tế. Cuốn sách “Cơ sở lý luận văn hóa Mác – Lênin” của A.I. Ác-nôn-đốp chủ biên, Nxb. Văn hóa, năm 1984, là công trình nghiên cứu khá đồ sộ của tập thể các nhà khoa học đầu ngành về văn hóa ở Liên Xô cũ. Công trình đã luận giải một cách có hệ thống về một loạt các vấn đề như: khái niệm văn hóa và quy luật phát triển văn hóa; văn hóa xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và vai trò của giai cấp công nhân trong sự phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa; vai trò của văn hóa xã hội chủ nghĩa trong đời sống tinh thần của nhân loại ngày nay,…. Bài viết “Hiện trạng giai cấp công nhân Trung Quốc” của Lưu Thực, do Đặng Thúy Hà – Nguyễn Thanh Giang dịch, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6 (76)-2007, tr.28-34, đã phản ánh khá chân thực hiện trạng bần cùng hóa về đời sống vật chất và tinh thần, vô quyền hóa về quyền lợi chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Trung Quốc hiện nay. Đồng thời trong bài viết này, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị để xoay chuyển hiện trạng giai cấp công nhân Trung Quốc, nhất là nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò quan trọng của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công nhân. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng giai cấp công nhân nói chung, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân nói riêng đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi trọng và đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, đề án nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc giải quyết những vấn đề này, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Quyết định 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định về 9 việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79KL/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Song song đó, chủ đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân cũng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức, nhà khoa học đi sâu nghiên cứu với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu đã được công bố về chủ đề này có thể kể đến các công trình sau: Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa và Đặng Hữu Toàn chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002, là công trình khoa học công phu, tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước. Công trình đã tập trung phân tích làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển con người, với xây dựng đời sống tinh thần, với phát triển kinh tế thị trường, với giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Đặc biệt trong phần thứ hai, phần thứ ba, phần thứ năm của cuốn sách, các tác giả đã luận giải sâu sắc về vai trò của văn hóa, của giáo dục đào tạo, của khoa học công nghệ đối với xây dựng và phát triển giai cấp công nhân; đánh giá về thực trạng và xu hướng phát triển của đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân; đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực công nhân ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công trình “Đời sống văn hoá của công nhân các khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” do Phan Công Khanh làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ trì, năm 2006 và công trình “Đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” của Phạm Đình Nghiệm, chương trình nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 10 2007, là những đề tài khoa học phân tích khá sâu sắc về đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân khu công nghiệp ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở khảo sát đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân tại một số khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố, công trình đã chỉ ra hiện trạng thấp kém, nghèo nàn, đơn điệu trong đời sống tinh thần của công nhân, những hạn chế, bất cập của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trong thực thi chính sách chăm lo đời sống tinh thần của công nhân, nguyên nhân của hạn chế; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống tinh thần của công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân Thành phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Đăng Thành chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008, là công trình nghiên cứu công phu về đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Tác giả đã có sự khảo sát, phân tích, đánh giá sâu sắc về thực trạng đời sống tinh thần của công nhân Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình thực hiện các chính sách và pháp luật về chăm lo xây dựng công nhân của thành phố trong những năm qua, trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công nhân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan điểm về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam được phân tích sâu sắc trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Văn Nhật chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội, năm 2010. Công trình này là sản phẩm nghiên cứu của chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước “Xây dựng và phát triển văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, mã số KX.03.17/06. Dựa trên số liệu thu thập được từ việc thực hiện khảo sát trên 1.400 công nhân thuộc các loại hình doanh nghiệp ở một số tỉnh công nghiệp tiêu biểu của cả ba miền 11 Bắc, Trung, Nam, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của giai cấp công nhân trên các mặt cơ bản: việc làm và điều kiện làm việc, thu nhập và điều kiện sống, vấn đề nhà ở, nhận thức chính trị - xã hội, quan hệ lao động tại doanh nghiệp, đời sống tinh thần; qua đó nắm bắt, phản ánh tình cảm, tâm tư, nguyện vọng cùng những vấn đề bức xúc của công nhân tại các doanh nghiệp, nhất là công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ thực trạng đời sống văn hóa của giai công nhân hiện nay đồng thời trên cơ sở tham khảo đời sống văn hoá công nhân tại một số nước, đề tài cũng đề xuất các quan điểm và hệ thống giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Cuốn sách “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” của Đặng Ngọc Tùng, Nxb. Lao động, năm 2011. Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn, thành tựu và hạn chế trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có những phân tích, đánh giá khá rõ nét về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân trên một số mặt như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, đời sống tinh thần, tình cảm giai cấp, ý thức chính trị; chỉ ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Đồng thời, tác giả đã đề xuất một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân nói riêng trong giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn tới năm 2030. Cuốn sách “Xây dựng, phát triển văn hóa giai cấp công nhân trong quá trình hội nhập quốc tế” của Lê Thanh Hà, Nxb. Lao động, Hà Nội, năm 2011, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam, tác động của hội nhập quốc tế đối với đời sống văn hóa công nhân, phân tích thực trạng đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của Công đoàn trên các góc độ như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, nhận thức chính trị xã hội, năng lực hoạt động văn hóa thể thao và thưởng thức văn học nghệ thuật của công nhân; vai trò của công đoàn trong việc xây dựng đời 12 sống văn hóa cho công nhân; các hoạt động phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của công nhân; các yếu tố tác động đến hoạt động và thực trạng hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân; đồng thời qua đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa của giai cấp công nhân trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, trong đó nhấn mạnh đến phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa công nhân; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ; xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động; nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo quan điểm trí thức hóa công nhân. Công trình “Trí thức hóa công nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” của Bùi Thị Kim Hậu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012, đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận về trí thức hóa công nhân, tính tất yếu và mối quan hệ giữa trí thức hóa công nhân với hội nhập kinh tế quốc tế, những yếu tố tác động đến trí thức hóa công nhân Việt Nam hiện nay; đánh giá thực trạng trí thức hóa công nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình trí thức hóa công nhân trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Cũng trong công trình này, tác giả đã có sự phân tích, đánh giá về thành tựu và hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam trên các khía cạnh tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, giáo dục. Hội thảo “Thực trạng đời sống công nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương kết hợp với tạp chí Cộng sản tổ chức vào tháng 12 năm 2006 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tác giả của các báo cáo khoa học tại hội thảo đều tập trung phân tích về hiện trạng chất lượng giai cấp công nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên các phương diện: phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, lối sống, tác phong công nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật,…; đồng thời chỉ rõ những vấn đề búc xúc, cấp bách đối với lực lượng công nhân tại đây, nổi bật là về: thu nhập, việc làm, nhà ở, học tập, điều kiện làm việc, mức sống, nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần,…. Tại hội thảo, nhiều giải pháp đã được các nhà nghiên cứu đề xuất, trong đó nhấn mạnh đến việc tổ chức và kiện toàn các tổ chức chính 13 trị - xã hội tại doanh nghiệp, nhất là tổ chức công đoàn, đẩy mạnh đào tạo nghề cho công nhân và phải bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân. Hội thảo “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân lao động ở các khu công nghiệp đến 2015” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức năm 2008, đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần đối với sự phát triển lớn mạnh của giai cấp công nhân và sự bền vững của khu công nghiệp; xác định rõ những nhiệm vụ chủ yếu trong xây dựng đời sống văn hóa công nhân lao động ở các khu công nghiệp đến 2015 cùng với hệ thống các giải pháp khả thi, trong đó nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh xây dựng thiết chế văn hóa trong và ngoài doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, chăm lo đời sống văn hóa của công nhân, gắn kết xây dựng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp với xây dựng đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư xung quanh khu công nghiệp. Hội thảo với những chủ đề như “Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động tại các khu công nghiệp” do Ban Tư tưởng –Văn hóa Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động và Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp tổ chức năm 2006; “Nghiên cứu về tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu của người lao động trong khu vực doanh nghiệp” do Viện Công nhân – Công đoàn tổ chức năm 2011; “Vấn đề lao động và điều kiện sống, làm việc của công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức năm 2011; “Tìm kiếm các mô hình và giải pháp hợp lý đảm bảo phúc lợi cho người công nhân” do Nhóm nghiên cứu đời sống xã hội (Sociallife) thuộc Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn nhân lực tổ chức năm 2012,... đã tập trung làm rõ thực trạng đời sống tinh thần của người công nhân. Tham luận của các tác giả đều thống nhất đánh giá rằng: đời sống văn hóa tinh thần của người công nhân rất khó khăn, nghèo nàn, thiếu thốn; việc thực thi các chính sách liên quan đến việc làm, thu nhập và chính sách an sinh xã hội đối với người công nhân 14 chưa kịp thời và còn nhiều bất cập; vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân chưa được phát huy hiệu quả. Qua hội thảo, các nhà khoa học cũng đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống tinh thần của người công nhân, có thể kể đến một số số giải pháp tiêu biểu như: quy hoạch phát triển công nghiệp khu công nghiệp với xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân, thực hiện chính sách xã hội hóa văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho công nhân, tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn, các tổ chức chính trị, đoàn thể tại doanh nghiệp trong công tác chăm lo đời sống tinh thần của công nhân,.... Bên cạnh các công trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần còn được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau qua hàng loạt các bài viết được đăng tải trên các tạp chí, báo, các trang web; cụ thể như: “Sức ép của lao động nhập cư trong các khu công nghiệp và chính sách đối với họ” của Trần Xuân Cầu trên tạp chí Kinh tế và Phát triển tháng 05/2007, “Cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của Trần Hùng, Tấn Vũ trên http://dangcongsan.vn ngày 25/7/2008, “Đời sống công nhân lao động còn nhiều nỗi lo” trên http://dangcongsan.vn ngày 16/9/2009, “ Điều kiện lao động và đời sống của công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế” trên http://www.khucongnghiep.com.vn ngày 07/06/2011; “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động” trên http://sokhcn.vinhphuc.gov.vn ngày 07/12/2012; “Đời sống văn hóa tinh thần của đội ngũ công nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Đôi điều suy nghĩ” của Trịnh Thị Hiền trên http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn ngày 31/8/2012, “Vài suy nghĩ về đời sống văn hóa tinh thần của nữ công nhân” trên http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 04/02/2013,…. Thứ ba, nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của công nhân ở tỉnh Đồng Nai, tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là một số công trình sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan