Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vấn đề chính sách phát triển văn hoá từ thực tiễn thành phố đà nẵng...

Tài liệu Vấn đề chính sách phát triển văn hoá từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.PDF
95
276
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HỒNG HẠNH VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HỒNG HẠNH VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ AN HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 02 năm 2017. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ ...................................................................................................... 10 1.1. Khái niệm công cụ ................................................................................... 10 1.2. Chu trình chính sách phát triển văn hóa và việc xác định vấn đề chính sách phát triển văn hoá .................................................................................... 13 1.3. Đặc điểm và những nhân tố tác động đến chính sách phát triển văn hoá 17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997-2015 ................................................... 24 2.1. Các nhân tố chủ yếu tác động và tình hình thực hiện chính sách phát triển văn hoá ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2015....................................... 24 2.2. Thực trạng và nguyên nhân của các vấn đề chính sách phát triển văn hoá đặt ra từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2015 .......................... 44 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................... 63 3.1. Mục tiêu về chính sách phát triển văn hoá của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ................................................................................ 63 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực phát hiện và đề xuất các vấn đề chính sách phát triển văn hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian sắp tới ......................................................................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTƢ : Ban Chấp hành Trung ƣơng CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CSVH : Chính sách văn hoá ĐTH : Đô thị hoá KDC : Khu dân cƣ NQTƢ5 KVIII : Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII VH, TT&DL : Văn hoá, Thể thao và Du lịch DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bàng bảng Trang Những chính sách phát triển văn hoá chủ yếu của 2.1. thành phố Đà Nẵng đƣợc xây dựng và ban hành 27 trong giai đoạn 1997-2015 Danh mục di tích cấp quốc gia, cấp thành phố, di 2.2. tích nằm trong danh mục kiểm kê của thành phố Đà Nẵng năm 2015 33 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của văn hoá, cũng nhƣ CSVH đối với sự phát triển bền vững đất nƣớc. Ở Việt Nam, từ những nhận thức đó, Đảng và Nhà nƣớc đã luôn quan tâm và đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá. NQTƢ5 KVIII “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã ghi nhận một bƣớc tiến mới về việc nhận thức vai trò của văn hóa, chính sách phát triển văn hóa đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Trong suốt hơn 15 năm sau khi NQTƢ5 KVIII đƣợc ban hành, nhiều CSVH đã ra đời góp phần phát triển văn hóa nƣớc nhà và những CSVH đó không những tạo điều kiện để ngƣời dân có cơ hội sáng tạo văn hóa, mà còn mở rộng mức hƣởng thụ văn hoá cho ngƣời dân, góp phần phát triển con ngƣời Việt Nam một cách toàn diện. Quán triệt quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về văn hoá, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng hết sức quan tâm lĩnh vực quan trọng này và những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ từ các CSVH hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì việc hoạch định và triển khai thực hiện những CSVH của thành phố thời gian qua vẫn tồn tại không ít những bất cập, hạn chế tác động xấu đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong chính lĩnh vực văn hoá, cần ban hành những chính sách để giải quyết. Trong số các vấn đề chính sách phát triển văn hoá từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng thời gian qua có thể thấy nổi bật lên hai vấn đề chính sách: Văn hoá thành phố vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển tƣơng xứng 1 với kinh tế và nhu cầu thụ hƣởng của ngƣời dân, ĐTH đã làm biến đổi mạnh mẽ văn hoá và lối sống của cƣ dân Đà Nẵng. Thực trạng các bất cập, hạn chế trong quá trình phát triển văn hoá của thành phố Đà Nẵng thời gian qua cần đƣợc các giới, các ngành, các cấp quan tâm, bàn luận, nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất các vấn đề chính sách nhằm sửa đổi, bổ sung những CSVH bất cập, không còn phù hợp, kịp thời đề ra những CSVH mới đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của sự phát triển bền vững. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vấn đề chính sách phát triển văn hoá từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn chính sách công là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nƣớc ta, phạm trù chính sách công, CSVH còn khá mới mẻ vì thế những công trình nghiên cứu về đối tƣợng này chƣa nhiều. Hơn nữa, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào đề cập tới vấn đề chính sách phát triển văn hóa, đặc biệt là từ thực tiễn một địa phƣơng, cụ thể là thành phố Đà Nẵng. Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ sau: 2.1. Nghiên cứu về chính sách công - Công trình Tìm hiểu về khoa học chính sách công (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị và cuốn Đại cương về chính sách công (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013) do Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hoà (Đồng chủ biên) là hai trong nhiều công trình mà tôi tiếp cận để tìm hiểu một cách khái quát về khoa học chính sách công ở khía cạnh lịch sử, khái niệm, bản chất... - Công trình Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách (NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001) của Lê Chi Mai đã đƣa ra những quan niệm về khái niệm, bản chất, vai trò... chính sách công 2 đƣợc chấp nhận rộng rãi. Công trình này cũng đã chỉ ra các bƣớc của quy trình chính sách công, từ xây dựng đến triển khai chính sách. - Trong bài Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp (trên Tạp chí Cộng sản online, ngày 17-12-2012), Nguyễn Đăng Thành đã phân tích một khâu quan trọng của quy trình chính sách, đó là đánh giá chính sách. Trên cơ sở đó, tác giả nhận diện vấn đề chính sách và đề xuất giải pháp. - Trong Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khoá 2011-2013, tài liệu Phân tích chính sách công: Nhập môn, Chương 3: Cấu trúc các vấn đề chính sách của William N. Dunn đã giới thiệu bản chất, đặc điểm, cấu trúc vấn đề chính sách. Đây là một trong những nguồn tài liệu mà tác giả luận văn tham khảo để xây dựng phần cơ sở lý luận. 2.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển văn hóa Thực tế có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá, nhƣng nghiên cứu ở khía cạnh CSVH thì không nhiều, còn nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển văn hoá thì hầu nhƣ không có: - Trong công trình Phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Những vấn đề phương pháp luận (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009), Phạm Duy Đức đã bàn đến các vấn đề phƣơng pháp luận nghiên cứu, thực trạng và giải pháp để phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 căn cứ từ Chiến lƣợc phát triển văn hoá đến năm 2020 của nƣớc ta với những định hƣớng và nhiệm vụ đƣợc xác định cụ thể. - Cuốn Chính sách văn hoá (Giáo trình dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng các trƣờng văn hoá - nghệ thuật, Hà Nội, 2012) đã giới thiệu các khái niệm, đặc tính, vai trò CSVH của một số nƣớc trên thế giới và những vấn đề cốt yếu trong CSVH Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả luận văn xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài. 3 - Trong công trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới (NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012), tác giả Nguyễn Danh Tiên giúp ngƣời đọc có thêm tài liệu về quá trình đổi mới quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1986 đến nay. - Tổng kết 15 năm thực hiện NQTƢ5 KVIII, tác giả Nguyễn Tri Nguyên đã có bài viết: Đổi mới và hoàn thiện chính sách văn hoá (Báo Nhân dân cuối tuần online, ngày 17-9-2013). Ở công trình này, tác giả khẳng định vai trò của CSVH. Ông viết: “Chính sách văn hóa hiện thực hóa đƣợc những tƣ tƣởng cơ bản trong các nghị quyết của Đảng ta về văn hóa, thực chất là ý chí, quan điểm và định hƣớng, tạo điều kiện cơ bản để quản lý văn hóa của đất nƣớc với tƣ cách là phƣơng tiện hiệu quả để thiết lập cuộc sống tốt đẹp đồng thời với việc phát triển một nền sản xuất và thị trƣờng văn hóa lành mạnh”. - Trong cuốn Văn hoá sức mạnh nội sinh của phát triển, Phùng Hữu Phú, Đinh Xuân Dũng (Đồng chủ biên) (NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2004), các bài viết chuyên sâu của nhiều nhà khoa học đầu ngành về văn hoá đã đƣa ra một cái nhìn khá toàn diện về những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới ở nƣớc ta; đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hƣớng và giải pháp có tầm chiến lƣợc và tính đột phá trong việc xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Nghiên cứu về văn hoá Đà Nẵng Nghiên cứu về văn hoá Đà Nẵng có thể đề cập đến một số bài viết của các nhà nghiên cứu trên Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, nhƣ sau: - Lê Hữu Ái trong công trình Đô thị hoá và các hiệu ứng văn hoá cho sự phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng hiện nay vào năm 2011 đã chỉ ra những nét khác biệt trong lối sống của cƣ dân Đà Nẵng so với các vùng miền khác, chịu tác động của quá trình ĐTH nhƣng lối tƣ duy tiểu nông (tính tuỳ tiện, tính vô tổ chức...) của ngƣời dân Đà Nẵng, cũng nhƣ của những ngƣời nhập cƣ 4 trong nƣớc khó có thể nhanh chóng thay đổi để phù hợp với lối sống đô thị văn minh, hiện đại; đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại trên. - Năm 2012, Viện Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của ngƣời dân về thực trạng và nhu cầu sử dụng đối với hệ thống thiết chế văn hoá thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (2002-2012) tại 3 phƣờng thuộc quận Hải Châu (Hoà Cƣờng Bắc, Bình Hiên và Thuận Phƣớc) và 2 xã thuộc huyện Hoà Vang (Hoà Tiến và Hoà Châu) và trên cơ sở này Huỳnh Năm và Đàm Thị Vân Dung đã căn cứ để nhận định vấn đề trên với bài viết Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở tại thành phố Đà Nẵng, thực trạng và nhu cầu qua ý kiến của người dân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở xã, phƣờng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Năm 2014, Đỗ Thanh Tân trong bài viết Xu hướng vận động văn hoá trong bối cảnh đô thị hoá ở Đà Nẵng hiện nay đã có những đóng góp khi chỉ ra: Đà Nẵng trong bối cảnh ĐTH diễn ra trên diện rộng, văn hoá thành phố đang ở vào giai đoạn đặc biệt, không ngừng tiếp biến, văn hoá phát triển trong thời cơ và thánh thức mới (văn hoá và lối sống đô thị, sự biến đổi của văn hoá gia đình…). Trên đây là những công trình, bài viết đề cập đến văn hoá Đà Nẵng trên các khía cạnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, tuy không trực tiếp nhƣng cũng góp phần giúp tác giả tìm hiểu văn hoá Đà Nẵng ở những nét nổi bật. Nhìn chung, nội dung của những công trình, tài liệu nghiên cứu trên đề cập tới những vấn đề lý luận: chính sách công, CSVH, các vấn đề phát triển văn hóa ở Đà Nẵng (chƣa khai thác dƣới góc độ vấn đề chính sách phát triển văn hoá). Đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp tác giả kế thừa 5 và xây dựng nên hệ thống cơ sở lý luận của đề tài; liên hệ nghiên cứu lĩnh vực văn hoá ở hƣớng tiếp cận mới: vấn đề chính sách, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển văn hóa ở thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn - Xác định các vấn đề chính sách từ thực tiễn phát triển văn hóa của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực phát hiện và đề xuất các vấn đề chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách công, vấn đề chính sách công, CSVH, chính sách phát triển văn hóa, chu trình chính sách phát triển văn hoá và việc xác định vấn đề chính sách phát triển văn hoá. Thứ hai, từ việc phân tích và đánh giá thực trạng về những bất cập, hạn chế trong xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua, tìm ra nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của các vấn đề chính sách phát triển văn hóa đó. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực phát hiện và đề xuất các vấn đề chính sách phát triển văn hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: địa bàn thành phố Đà Nẵng - Về thời gian: từ năm 1997 đến năm 2015 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Khoa học chính sách công: Phân tích chu trình chính sách từ phát hiện vấn đề, xây dựng chính sách, ban hành, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, phát hiện vấn đề và tiếp tục hoàn thiện chính sách. - Văn hóa học phát triển: Với nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có lĩnh vực văn hoá, con ngƣời đều tôn trọng quan điểm phát triển. Các nhà nghiên cứu văn hoá hiện nay quan niệm rất biện chứng khi cho rằng: văn hoá không chỉ thúc đẩy mà có khi còn cản trở sự phát triển. Vì vậy, văn hoá về cơ bản vừa có vai trò động lực, mục tiêu, nguồn lực nội sinh đối với phát triển kinh tế - xã hội nhƣng văn hoá cũng có thể trở thành lực cản đối với phát triển nếu nó lạc hậu, lệch lạc, thiếu đồng bộ trong chính bản thân nó hay đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin, số liệu từ các văn bản triển khai thực hiện, tổng kết, đánh giá, thẩm tra... của Thành uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở VH,TT&DL và các đơn vị liên quan về lĩnh vực văn hoá. - Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thu thập thông tin, số liệu bằng trao đổi, phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp này khắc phục những hạn chế mà các phƣơng pháp khác mắc phải: Trao đổi với một số lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hoá ở thành phố Đà Nẵng; phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá có uy tín của thành phố (ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trƣởng Ban Tổ 7 chức Thành uỷ Đà Nẵng, hiện là Chủ tịch Liên hiệp Hội văn học nghệ thuật thành phố). Ngoài ra, trong luận văn tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhƣ tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài vận dụng lý thuyết về chính sách công, cụ thể là lý thuyết về chu trình chính sách công, trong đó có khâu xác định vấn đề chính sách công để xác định các vấn đề chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng; do vậy, kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ, chứng minh và bổ sung cho các lý thuyết về chính sách công, đƣa ra lý luận về khái niệm chính sách công, vấn đề chính sách công và chính sách phát triển văn hóa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu vấn đề chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng sẽ làm rõ những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại, hạn chế trong thực thi đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về văn hoá ở cấp địa phƣơng. Từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách (của địa phƣơng, Trung ƣơng) xác định các vấn đề chính sách, các mục tiêu, giải pháp công cụ giải quyết các vấn đề chính sách nhằm phát triển lĩnh vực văn hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. - Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu, tìm hiểu chính sách phát triển văn hóa, các vấn đề chính sách phát triển văn hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 03 chƣơng, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1. Lý luận về vấn đề chính sách phát triển văn hoá 8 Chƣơng 2. Thực trạng xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách phát triển văn hoá từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2015 Chƣơng 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực phát hiện và đề xuất các vấn đề chính sách phát triển văn hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 9 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ 1.1. Khái niệm công cụ 1.1.1. Chính sách công, vấn đề chính sách công và vấn đề chính sách phát triển văn hoá - Chính sách công Khoa học chính sách công đƣợc nghiên cứu ở phƣơng Tây từ những năm 1940 của thế kỷ XX nhƣng phải đến những năm 1980, chính sách công mới phát triển và đƣợc coi nhƣ một lĩnh vực nghiên cứu độc lập và định nghĩa chính sách công của William Jenkin (1978) đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt đƣợc các mục tiêu đó”1. Ngành nghiên cứu này ở Việt Nam cũng chỉ mới đƣợc bắt đầu chú ý vào đầu thế kỷ XXI. Tác giả Đỗ Phú Hải đã đƣa ra một định nghĩa về chính sách công nhƣ sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nƣớc nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” (Đỗ Phú Hải, Học viện Khoa học xã hội, 2012). Từ những phân tích trên, tác giả luận văn xin đƣa ra quan niệm về khái niệm chính sách công nhƣ sau: “Chính sách công là những quyết định hành động của các cơ quan thuộc Nhà nƣớc tác động đến các hiện tƣợng tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của xã hội để đạt đƣợc các mục tiêu nhất định”. - Vấn đề chính sách công Hiện nay, các nhà nghiên cứu về chính sách công ở nƣớc ta đã đƣa ra các 1 10 quan niệm về vấn đề chính sách công. Chung quy, có thể hiểu: Vấn đề chính sách công là một bộ phận của vấn đề xã hội, là vấn đề cần đƣợc trả lời và là mâu thuẫn cần phải giải quyết hoặc đang trong quá trình giải quyết về mặt chính sách của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội...) hay nói cách khác thì đây là những nhu cầu trong tƣơng lai của đời sống xã hội cần đƣợc đáp ứng, cần đạt đƣợc về mặt chính sách của Nhà nƣớc. - Vấn đề chính sách phát triển văn hoá Từ cách hiểu về vấn đề chính sách công thì vấn đề chính sách phát triển văn hoá đƣợc hiểu là một bộ phận của các vấn đề xã hội dùng để chỉ những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển văn hoá hay những nhu cầu về văn hoá mà ngƣời dân cần đƣợc giải quyết, đáp ứng bằng chính sách của Nhà nƣớc. Mâu thuẫn và vấn đề chính sách phát triển văn hóa: Trong quá trình phát triển, nếu CSVH lạc hậu, sai lệch, không phù hợp hoặc thiếu chính sách thúc đẩy và vấn đề này tồn đọng, kéo dài gây kìm hãm cũng nhƣ tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cả sự phát triển trong chính lĩnh vực văn hoá, cần đƣợc điều chỉnh, sửa đổi. Nhu cầu và vấn đề chính sách phát triển văn hóa: cơ sở của CSVH còn dựa trên những nhu cầu văn hóa của nhân dân (nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo văn hoá) và mục tiêu của CSVH là nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Nếu CSVH chỉ xuất phát từ ý chí và thoả mãn quyền lợi của một nhóm ngƣời trong xã hội, thì CSVH đó sẽ nhanh chóng bị xơ cứng, không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn và một khi nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo văn hoá của ngƣời dân không đƣợc thoả mãn thì sẽ không tạo nên đƣợc thế hệ những con ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của xã hội, văn hoá không thực hiện đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình là động lực, mục tiêu, là hệ điều chỉnh… cho sự 11 phát triển bền vững, nhân văn. Nhƣ vậy, cả điểm xuất phát và đích đến của CSVH đều vì con ngƣời. 1.1.2. Chính sách văn hóa và chính sách phát triển văn hoá - Chính sách văn hoá CSVH là một bộ phận của chính sách công, đã đƣợc thế giới quan tâm trong những thập kỷ gần đây với định nghĩa của các chuyên gia văn hoá tại Monaco năm 1967 và của UNESCO cuối thế kỷ XX. Trên đại thể, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: “Chính sách văn hoá là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của nhà nƣớc trong lĩnh vực văn hoá nhằm phát triển và quản lý thực tiễn đời sống văn hoá theo những quan điểm phát triển và cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội” [28, tr.21]. - Chính sách phát triển văn hóa Phát triển văn hóa là một khái niệm chƣa đƣợc thống nhất trong các nhà nghiên cứu ở nƣớc ta. Nhà nghiên cứu Hồ Bá Thâm cho rằng: “Phát triển văn hoá là quá trình hoạt động sáng tạo các giá trị tinh thần và vật chất, phát huy các giá trị truyền thống, tiếp thu, tiếp biến giá trị văn hoá trong giao lƣu, đƣa văn hoá vào cuộc sống thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn nội sinh, mục tiêu của phát triển kinh tế và chính trị, xã hội, tạo nên chất lƣợng mới của cuộc sống” [66, tr.37]. Trong khi đó, Dƣơng Phú Hiệp lại cho rằng: “Về đại thể, phát triển văn hoá là một quá trình có tính tất yếu và khách quan trong sự vận động của các lĩnh vực văn hoá. Quá trình này dẫn tới sự biến đổi giá trị và hệ giá trị. Tính tất yếu và khách quan của quá trình này, tuy không đơn giản, không đơn tuyến, và thậm chí có lúc thụt lùi, tha hoá, nhƣng xu hƣớng chung vẫn là đảm bảo cho cuộc sống của con ngƣời hƣớng tới cái tốt, cái thiện và cái đẹp ngày một cao hơn, nhân đạo hơn” [35, tr.39]. 12 Khi nói văn hoá và phát triển thực chất là văn hoá trong phát triển hay văn hoá phát triển, tức gồm: văn hoá kinh tế, văn hoá môi sinh, văn hoá chính trị, văn hoá tinh thần mà trung tâm là hoạt động sáng tạo của con ngƣời với những hệ thống giá trị và phƣơng thức thể hiện theo hƣớng nhân văn, hƣớng tới chân - thiện - mỹ. Nhắc đến phát triển văn hoá, ta nghĩ ngay đến khái niệm bảo tồn văn hoá và mối quan hệ giữa chúng. Giữa phát triển văn hóa và bảo tồn văn hoá đôi khi đƣợc coi là đối lập, tuy nhiên, nhìn ở phạm vi vĩ mô, phát triển văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự bảo tồn văn hoá vì trong quá trình phát triển văn hóa thì tự thân nó sẽ có sự đào thải yếu tố văn hoá lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với hiện thực khách quan. Nhƣ vậy, hoạt động bảo tồn văn hoá không triệt tiêu sự phát triển văn hóa mà ngƣợc lại phát triển văn hóa sẽ có chức năng bảo tồn văn hoá. Chính vì vậy, bảo tồn văn hoá giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa và phát triển văn hóa tạo điều kiện cho bảo tồn văn hoá. Dựa trên sự phân tích các khái niệm trên, chúng tôi xây dựng định nghĩa về chính sách phát triển văn hóa nhƣ sau: “Chính sách phát triển văn hoá là một hệ thống các quyết định thực hành của nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hoá, có những quan điểm và có cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần, vật chất của ngƣời dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất, tinh thần sẵn có của xã hội và cả sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới tiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hƣởng thụ và sáng tạo văn hoá của ngƣời dân”. 1.2. Chu trình chính sách phát triển văn hóa và việc xác định vấn đề chính sách phát triển văn hoá 1.2.1. Chu trình chính sách phát triển văn hoá Quy trình hay chu trình chính sách công nói chung, chính sách phát triển văn hóa nói riêng là khái niệm để chỉ một hoạt động mang tính khép kín từ 13 khâu đầu cho đến khâu cuối và đó cũng là điểm bắt đầu cho một hoạt động chính sách ở tầm cao hơn, diễn ra theo một lôgic, có trật tự và đặc biệt có tính kế thừa rất cao. Nhƣ vậy, chu trình chính sách phát triển văn hoá lần lƣợt trải qua các bƣớc sau: Xác định vấn đề chính sách; Xây dựng chính sách; Ban hành chính sách; Đánh giá chính sách. a) Xác định vấn đề chính sách văn hoá Xác định vấn đề chính sách văn hoá là giai đoạn khởi đầu nằm trong chu trình chính sách phát triển văn hoá, bao gồm từ bƣớc khởi đầu phát hiện ra những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển văn hoá hay những nhu cầu về văn hoá mà ngƣời dân cần đƣợc giải quyết, đáp ứng bằng chính sách; đƣa vào chƣơng trình để thảo luận – tức là xác lập nghị trình. Mọi vấn đề chính sách nói chung, vấn đề chính sách văn hoá nói riêng có thể thấy đều nảy sinh từ dữ kiện thực tế, thông qua ba nguồn quan trọng nhất: số liệu thống kê, các sự kiện và các nhận định. Nhƣ vậy, xác định vấn đề chính sách phát triển văn hoá là bƣớc quan trọng đầu tiên để từ đó xác định thứ tự, phƣơng hƣớng, mục tiêu, cách thức giải quyết các vấn đề văn hoá bằng chính sách của Nhà nƣớc. b) Xây dựng chính sách phát triển văn hoá Chính sách PTVH ở nƣớc ta đƣợc xây dựng bởi các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nƣớc theo yêu cầu của xã hội, của nhân dân, là sản phẩm của quá trình thực thi quyền lực chính trị. Trong quá trình xây dựng, chính sách phát triển văn hóa đƣợc tổ chức tham vấn ý kiến của các bên tham gia soạn thảo, ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, đối tƣợng thụ hƣởng trực tiếp và gián tiếp của CSVH để khi chính sách đƣợc ban hành vừa đảm bảo tính khoa học, trách nhiệm xã hội, vừa có hiệu lực. c) Ban hành chính sách phát triển văn hoá Trong những năm qua, đã có một số bộ Luật về văn hóa đã đƣợc ban 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan