Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của nhà nước trong lễ hội chùa hương...

Tài liệu Vai trò của nhà nước trong lễ hội chùa hương

.PDF
103
406
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NHUNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NHUNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG Chuyên ngành: Văn Hoá Học Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CẦM HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Vai trò của nhà nước trong lễ hội chùa Hương ” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ XÃ HƯƠNG SƠN VÀ KHU DI TÍCH CHÙA HƯƠNG ............................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về xã Hương Sơn ................................................................ 6 1.2. Khái quát về chùa Hương ................................................................... 12 Chương 2: DI SẢN HÓA VÀ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ DANH THẮNG VÀ LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG ....... 32 2.1. Di sản hóa danh thắng và lễ hội chùa Hương ....................................... 32 2.2. Vai trò của nhà nước trong quản lý danh thắng và lễ hội chùa Hương 35 Chương 3 : SỰ THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG .............................. 61 3.1. Những thay đổi trong lễ hội chùa Hương ............................................. 61 3.2. Vai trò của Nhà nước và vấn đề ngoài lề hóa cộng đồng chủ nhân lễ hội chùa Hương .................................................................................................. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Uỷ ban nhân dân VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm BTC Ban tổ chức VSMT Vệ sinh môi trường ANTT An ninh trật tự BQL Ban quản lý VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch DSVH Di sản văn hóa BVHTT&D Bộ văn hóa thể thao và du lịch DT – TC Di tích – thắng cảnh VHXH Văn hóa xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Trình độ, năng lực cán bộ ..................................................................................... 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội là một đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới. Nó là “tấm gương” phản chiếu một cách trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng động, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình tiếp biến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó. Khu di tích – thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vốn là một quần thể di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng bao gồm một hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn núi rừng, hoa lá cây cỏ phong phú. Hương Sơn không chỉ là một chốn “kỳ non thủy tú” mà còn được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đương đại với hàng năm có hàng triệu phật tử hành hương về đất phật chính vì vậy lễ hội chùa Hương được coi là lễ hội lớn nhất và dài nhất ở nước ta hiện nay. Thời gian mở hội thường kéo dài trong vòng ba tháng. Với tầm quan trọng của chùa Hương với tư cách là trung tâm hành hương Phật giáo cũng như giá trị kiến trúc và danh thắng của nó, khu di tích chùa Hương đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa cấp Quốc gia. Cùng với việc công nhận là di tích là sự tham gia ngày càng sâu, rộng của các cơ quan, ban ngành của nhà nước đối với việc quản lý, trùng tu cấu kiến trúc cũng như lễ hội của khu di tích này. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích và lễ hội với vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý văn hoá và chính quyền địa phương đang là vấn đề được quan tâm, bởi sau khi được công nhận là “di sản hóa” quần thể di tích 1 và thắng cảnh chùa Hương đã trở thành tài sản của nhà nước, do nhà nước quản lý và các thực hành văn hóa của người dân nơi đây cũng dần thay đổi, chịu sự tổ chức quản lý của nhà nước cũng như các quy định của “luật di sản”. Người dân không còn là chủ thể chính của lễ hội và họ – đang dần mất đi những đặc quyền văn hóa do chính họ đã sáng tạo và gìn giữ. Chính vì vậy đã tạo ra nhiều thách thức cho sinh hoạt văn hóa xã hội và kinh tế của người dân nơi đây. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Vai trò của nhà nước trong lễ hội chùa Hương” cho luận văn Thạc sỹ của mình với mong muốn hiểu một cách có hệ thống vai trò của nhà nước ở quần thể khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và những vấn đề đang được đặt ra ở đây. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong vài thập kỷ trở lại đây, lễ hội hay các vấn đề về di sản hóa các khu di tích – thắng cảnh, di sản hóa lễ hội không còn là đề tài mới trong nghiên cứu, đã có rất nhiều các tác giả, các nhà nghiên cứu nghiên cứu về chủ đề này. Đặc biệt không chỉ có các nhà nghiên cứu trong nước mà còn cả các học giả nước ngoài. Chủ đề nghiên cứu chính là các vấn đề di sản hóa di tích, lễ hội và các thực hành văn hóa lễ hội của người dân Việt Nam. Điển hình cho các bài viết về di sản văn hóa là công trình nghiên cứu của học giả người Hà Lan Oscar Salemink với bài viết xuất bản năm 2013: “Chiếm đoạt văn hóa: tính chính trị của di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”. Tác giả cho rằng di sản hóa văn hóa chính là một hình thức của sự “chiếm đoạt” văn hóa và đi đôi với nó là quá trình “ngoài lề hóa” cộng đồng chủ nhân - những người đã sáng tạo và gìn giữ di sản - ra khỏi những thực hành văn hóa của họ. Và việc di sản hóa sẽ mang lại kết quả tốt nếu việc tổ chức, quản lý, bảo quản cũng như chia lợi ích diễn ra hợp lý ngược lại nó cũng có thể đẩy chính những người dân địa ra ngoài lề, mất độc quyền thực hành văn hóa của chính họ. Tác giả Lê Thị Ngà trong đề tài “Quá trình di sản hóa và thưc hành văn hóa xã hội ở Đường Lâm hiện nay” cũng đã chỉ ra “Di sản hóa” là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình tạo ra di sản thông qua các hoạt động đánh giá, công nhận, tôn vinh, xếp hạng di tích lịch sử và các thực hành văn hóa thường ngày của các cộng đồng địa 2 phương. Các di tích và thực hành văn hoá sau khi được di sản hoá thường trở thành một loại tài sản do nhà nước, thông qua các cơ quan có thẩm quyền các cấp, trực tiếp hay gián tiếp quản lý và bảo vệ. Quá trình di sản hoá, vì vậy, thường đi đôi với việc hạn chế hay ngoài lề hoá chính các chủ nhân ra khỏi các thực hành văn hoá, di tích được nhà nước cộng nhận, vinh danh [Lê Thị Ngà (2015)]. Các công trình nghiên cứu của GS.TSKH. Phan Đăng Nhật, GS.TS. Ngô Đức Thịnh, GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, PGS.TS.Hoàng Lương…đã đưa ra khung lý thuyết chung về lễ hội, mối quan hệ giữa lễ và hội, các giá trị và vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng, lịch sử của sự hình thành lễ hội… Nghiên cứu về lễ hội chùa Hương còn có các nghiên cứu của Nguyễn Đức Bảng (2007), Lịch sử chùa Hương Tích, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội là tác phẩm được viết bằng hai thứ tiếng Anh – Việt, có rất nhiều hình ảnh về chùa Hương. Tác phẩm đi sâu vào giúp độc giả hiểu rõ về lịch sử chùa Hương Tích đồng thời cũng giới thiệu một cách đầy đủ về các động, đền chùa trong khu di tích thắng cảnh chùa Hương và giải thích những gốc tích liên quan đến đạo Phật nơi đây. Ngoài ra còn có một số tài liệu nghiên cứu về chùa Hương như tập thơ: Thung mơ Hương Tích (2005) của tác giả Trần Lê Văn; Thơ chùa hương (2000), của các tác giả Bùi Văn Vượng, Lê Thanh Bình các tác phẩm thể hiện cảnh sắc thiên nhiên nơi “Kỳ non thủy tú” cũng như tinh thần yêu thiên nhiên. Không tiếp cận theo các hướng nghiên cứu đã nêu ở trên, sau khi xem xét quá trình di sản hóa tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, tác giả nhận thấy quá trình di sản hóa hay nói cách khác sự tham gia của Nhà nước vào di sản đã làm cho lễ hội to hơn, di tích khang trang và hoành tráng hơn, song di sản hoá cũng “gạt” phần lớn người dân địa phương - chính là chủ nhân di sản - ra khỏi môi trường tâm linh, tín ngưỡng và di sản văn hoá của họ. Hay nói cách khác, nhìn từ góc độ của người dân bản địa, nó đúng như nhận định của Oscar: “người dân đã bị chiếm đoạt di sản văn hóa của chính họ”. 3 Với đề tài này, chúng tôi sẽ tiếp cận theo hướng nghiên cứu của tác giả đã nêu ở trên để nghiên cứu vai trò của nhà nước và những tác động của nó đối với việc thực hành văn hóa của người dân địa phương nơi đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức và quản lý lễ hội chùa Hương - Xem xét tác động của sự tham gia này đối với các thực hành văn hóa xã hội của người dân địa phương. - Trên cơ sở xem xét về sự tham gia của nhà nước và tác động của nó đổi với vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội, luận văn hướng tới thảo luận mối quan hệ giữa vấn đề di sản hoá và sự biến đổi thực hành văn hoá lễ hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn và vai trò của nhà nước thể hiện ở lễ hội chùa Hương qua đó cũng cho thấy những tác động quá trình di sản hóa đối với các thực hành văn hóa xã hội tại lễ hội chùa Hương. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ không gian tự nhiên, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: Điền dã dân tộc học, khảo sát thực địa, kết hợp giữa quan sát tham gia, chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn sâu và phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu. Đối với phương pháp điền dã dân tộc học, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu điền dã tại điểm nghiên cứu từ tháng 7 năm 2016 tới tháng 2 năm 2017. Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã phỏng vấn phỏng vấn sâu 15 người. Để đa dạng hoá nguồn thông tin, chúng tôi đã phỏng vấn nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm những người dân thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức; những người đang làm việc nhưng không có hộ khẩu tại xã Hương Sơn; một số người là cán bộ của Ban quản lý 4 khu di tích thắng cảnh Hương Sơn và Phòng văn hóa thông tin huyện Mỹ Đức cũng như cán bộ quản lý văn hoá các cấp ở địa phương. Đối với phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tài liệu (bao gồm tư liệu nghiên cứu và tư liệu báo chí) cùng với các tư liệu được Ban quản lý khu di tích cung cấp, để hệ thống lại và có cái nhìn toàn cảnh. Trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức việc tiếp cận và thu thập thông tin cũng dễ dàng hơn nữa đây cũng là quê hương của tác giả nên việc tìm hiểu thông tin cũng không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên cũng gặp phải không ít những khó khăn. Từ việc đi lại cho đến việc gặp và phỏng vấn, xin tư liệu. Nhiều người dân có ý tránh né không trả lời trung thực bên cạnh đó những số liệu được cung cấp thì độ chính xác cũng không cao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn sẽ cung cấp thêm một nghiên cứu trường hợp về việc thực hành quản lý di sản của nhà nước và những tác động của nó đối với cộng đồng dân cư địa phương cũng như khách tham quan du lịch. - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham kháo cho việc xây dựng các mô hình quản lý di sản ở địa phương. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn của tôi gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về xã Hương Sơn và khu di tích chùa Hương Chương 2: Sự tham gia của nhà nước trong quản lý danh thắng và lễ hội chùa Hương Chương 3: Sự tham gia của nhà nước và những tác động của nó đối với lễ hội chùa Hương 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XÃ HƯƠNG SƠN VÀ KHU DI TÍCH CHÙA HƯƠNG 1.1. Tổng quan về xã Hương Sơn 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Trước kia Hương Sơn là vùng đất nằm trên bãi bồi sông Đáy. Hai phía Đông và Nam là dòng sông Đáy uốn lượn ôm trọn vùng đất này. Dòng sông Đáy kéo dài từ đầu làng Hà Đoạn ôm Bãi Nương (làng Tiên Mai cùng xã) vòng về ấp Tân Sơn, cuối làng Phú Yên hơn 6 km. Sông Đáy cũng là địa giới tự nhiên giữa Hương Sơn với các xã Hồng Quang (Ứng Hoà), Tượng Lĩnh (Kim Bảng - Hà Nam). Phía Bắc xã Hương Sơn giáp xã Hùng Tiến, An Tiến, An Phú (cùng huyện), xưa có sông Thường Vệ cắt chéo từ Tây Bắc sang Đông Nam, cửa sông đổ ra Đục Khê. Dãy núi đá vôi ôm toàn bộ phía Tây xã Hương Sơn, An Tiến và An phú kéo dài từ Tây sang Bắc tỉnh Hoà Bình, ngăn cách giữa núi rừng và đồng bằng. Bước tường thành được tạo bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp liên tiếp. Nhân dân quen gọi là “Thượng chí tượng đới, hạ chí chiếu quang”. Chính vì đặc điểm địa lý này đã “ban” cho Mỹ Đức đặc thù “hùng sơn tú thuỷ”, “tiểu danh lam mà có đại kỳ quan”, tức Chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn. Năm 1965, tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây. Năm 1991 tái tách tỉnh Hà Sơn Bình thành tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thì huyện Mỹ Đức lại trực thuộc tỉnh Hà Tây cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2008.[ Phụ lục 2, tr.2] Hiện nay, xã Hương sơn là xã nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 Km về phía Tây Nam và cách trung tâm huyện 10 km. Với tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 4.284.73 ha. Xã có 6 thôn: Hà Đoan, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ, Tiên Mai, Phú Yên và có vị trí được xác định cụ thể như sau: Phía Bắc: giáp các xã Hùng Tiến và An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 6 Phía Tây: giáp xã Ba Sao, huyện Kim Bảng , tỉnh Hà Nam và huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. Phía Đông: giáp sông Đáy là danh giới tự nhiên với xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Phía Nam: giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. [Phụ lục 1, tr. 5] Hương Sơn nằm ở vùng đất trũng với các dãy núi đá vôi ôm trọn toàn bộ phía Tây dãy Hương Sơn kéo dài 5 km từ Tây Bắc sang Hòa Bình ngăn cách rừng núi với đồng bằng tạo thành bức tường thành với dãy núi đá vôi trùng điệp liên tiếp mà nhân dân quen gọi địa giới này là “Thượng chí tượng đới, hạ chí chiếu quang”. Chính vì đặc điểm địa lý này đã “ban” cho Mỹ Đức đặc thù “hùng sơn tú thuỷ”, “tiểu danh lam mà có đại kỳ quan”, tức Chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn. Địa hình nơi đây được chia thành hai khu rõ rệt: khu 1 là nơi dân cư sinh sống, tương đối bằng phẳng nằm ở phía Bắc của xã; khu 2 là khu vực di tích chùa Hương địa hình chủ yếu là núi và sông. Hành hương tới chùa có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Đường thủy: Khách bắt đầu từ Phủ Lý đi Đục Khê. Đây là hành trình đầy lý thú và nhàn hạ của một thời đã qua. Lên đường từ Hà Nội buổi trưa bằng ô tô khách, về phương nam, 57 km theo quốc lộ 1, tới thị xã Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) vào cuối chiều, vừa kịp chuyến đò dọc đêm trên sông Đáy, thưởng ngoạn ánh trăng man mác dòng sông suốt hành trình (nếu thời gian từ mồng 10 đến 20 tháng giêng), gần sáng thì tới bến Đục (Đục Khê). Trẩy hội chùa Hương thường có nhóm, có bạn, để có thể cùng uống rượu thưởng trăng, vui cuộc cờ (nam giới); hoặc trầu nước trò chuyện miên man (nữ giới) trong đêm trên sông nước mênh mang. Đường bộ: Hà Nội lên xe khách thẳng tới Đục Khê. Xe thuê chuyến ngay tại thủ đô, hoặc vào bến xe ô tô thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây). Hằng năm, khách thập phương hành hương suốt mùa hội có tới cả chục vạn người. Không giống các danh lam thắng cảnh khác, bố cục động chùa trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn này gồm 3 cụm hang động, đi theo 3 tuyến đường, lấy Bến Đục làm nơi xuất phát. 7 Tới đây, khách bắt đầu tiếp xúc khung cảnh rộng lớn của danh thắng, được gọi là “bầu trời – cảnh Bụt”. [ 1, tr. 544] Theo các nhà nghiên cứu, dãy núi đá vôi Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, con người có mặt ở Hương Sơn từ rất sớm và chính sức sáng tạo lao động của con người làm cho vùng Hương Sơn trở lên trường cửu với thời gian. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn ( thuộc quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn) những chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn năm. Động Hương Tích hay còn gọi là động Hương Sơn có con suối trong chảy từ rừng sâu qua núi hương Tích đổ về: …Đường vào Hương Tích lượn quanh Nước non gấm dệt, mầu xanh phủ màn Người niệm Phật, khách tham quan Suối thanh tịnh rửa nhẹ nhàng trầm duyên… Trước khi vào vãng cảnh chùa Hương, mọi du khách đều phải đến Bến Đục, và từ đây mọi người mới xuống đò (ba lá), hàng trăm chiếc thuyền nho nhỏ bằng thiếc vỏ dày 2 ly hoặc bằng gỗ, mỗi chiếc chở chỉ được 5 hoặc 7 người, quang cảnh bến đò lúc này thật là nhộn nhịp, từng đoàn người đi xuống thuyền, mỗi thuyền có một cô lái đò chèo thuyền ra đi dọc theo Suối Yến (có người gọi là Suối Mơ). Trong cảnh đẹp Hương Sơn, những dòng suối có một vai trò hết sức quan trọng, luôn thu hút du khách. Chính vì thế mà từ xa xưa, chúa Trịnh Sâm đã khắc trên tấm bia đá bốn chữ “ Sơn Thủy Hữu Tình” [6, Tr. 12 - 13]. Hương sơn là một phần của hệ thống núi đá vôi Sơn La, Mộc Châu. Độ cao của khu vực này giao động từ 20 – 381 m (đỉnh núi cái Bà Lồ) so với mực nước biển. Do phần lớn núi đá bị xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành nên nhiều hang động tự nhiên rất đẹp, có giá trị du lịch và lịch sử lớn với chiều dài 20 – 25m đó là động Hương Tích, Hinh Bồng, Long Vân, Tuyết Sơn…Bên cạnh đó còn các khối núi đá nhở, viễn quanh dãy núi là đồng bằng trũng. 8 Phía Bắc tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 4 - 6m. Đây là nơi tập trung dân cư đông và các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi là vùng trũng, khả năng ngập úng cao, có nhiều tiềm năng về du lịch và nuôi trồng thủy hải sản. 1.1.2. Thành phần dân cư Xã Hương Sơn có dân số đông nhất huyện Mỹ Đức. Dân cư xã Hương Sơn sống tập trung ở cả 6 thôn, nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc của xã. Phân bố tương đối hợp lý. Dân số toàn xã: 20.517 người, 4.963 hộ, trung bình 4,13 người/ hộ. Thành phần dân tộc: 98 % dân tộc Kinh; Mật độ dân số: 513 người/km2. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 10.768 người, chiếm 52,48 % tổng dân số toàn xã. Trong đó ngành nghề lao động chủ yếu là thương mại, dịch vụ, du lịch, còn lại là một số ngành nghề lao động khác như xây dựng cơ bản, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1.9 %. Dân trí: không có nạn mù chữ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99%. Toàn xã có 4.474 ngôi nhà, trong đó có 1.823 nhà kiên cố cao tầng, chiếm 40,7%; 2.494 nhà bán kiên cố, chiếm 55,8%; 157 nhà tạm đã bị xuống cấp, chiếm 3,5% tổng số nhà trên điạ bàn xã Hương Sơn. [Phụ lục 1, tr. 8 ] Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tự nhiên, nhân văn đến nay, Hương Sơn trở thành một trong những xã được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức. Nơi đây đã hình thành một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng. Cùng với công tác phục vụ tổ chức lễ hội và dịch vụ ngày càng tốt hơn, cộng với những cố gắng không mệt mỏi của cán bộ, nhân dân toàn xã, những năm gần đây, thu nhập của hầu hết các hộ dân cư tại xã Hương Sơn đều có mức tăng đáng kể, trung bình đạt được từ 9% đến 12% hàng năm, cuộc sống của người dân đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã tập trung đầu tư ngân sách và huy động nguồn vốn của các công ty và nhân dân đóng góp để thiết 9 kế, xây dựng các công trình phúc lợi, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Xã cũng có những giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thông qua các ngành nghề nhằm đưa Hương Sơn phát triển lên một tầm cao mới, hài hòa, bền vững và công bằng, làm cho Hương Sơn thực sự là một vùng du lịch, lễ hội lý tưởng đối với du khách trong nước, nước ngoài và những ai đến đây một lần sẽ không thể nào quên. 1.1.3. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội * Về kinh tế: Cư dân xã Hương Sơn trước kia nghề nghiệp vốn thuần nông và trồng rừng. Trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế, xã hội phát triển cộng với lưu lượng du khách về lễ hội chùa Hương ngày một đông nhất là vào các tháng hội, nên trên địa bàn xã nhân dân tập trung vào việc phục vụ khác du lịch. Chủ yếu bằng các nghề: Chèo đò và bán hàng quanh khu vực diễn ra lễ hội…Chính vì vậy mà tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng lên. Năm 2011 đạt 18,2% năm 2016 đạt 29.2 % . Cơ cấu kinh tế đa dạng như sau: Tổng giá trị thu về từ sản xuất nông nghiệp đạt 21,25 tỷ đồng, chiếm 7.7 %. Tổng giá trị thu về từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 26,22 tỷ đồng, chiếm 9,5 %. Tổng giá trị thu về từ dịch vụ, thương mại đạt 228,54 tỷ đồng, chiếm 82,8 %. Bình quân thu nhập đầu người đạt 14.500.000 đ/người/năm. Số người trong độ tuổi lao động là 10.768 người, chiếm 52,48 % tổng dân số toàn xã. Trong đó ngành nghề lao động chủ yếu là thương mại, dịch vụ, du lịch có 6720 người, chiếm 62,4%; ngành nghề xây dựng cơ bản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 1560 người, chiếm 14,5%; ngành nghề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi có 2488 người, chiếm 23,1%. Đa dạng trong cả hình thức sản xuất: Sản xuất nông nghiệp như trồng trọt; trong chăn nuôi, thuỷ sản; trong sản xuất công nghiệp – TTCN; trong dịch vụ, du lịch và thu nhập khác. Xã có 2 hợp tác xã trong đó có 1 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải. Hoạt động của hợp tác xã vận tải có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của người dân trong xã, mà đáp ứng nhu cầu di chuyển, đi lại, chuyên chở hàng hoá của cả những người dân bên ngoài địa bàn xã. Hoạt động 10 của hợp tác xã nông nghiệp đã phần nào đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Khó khăn của HTX nông nghiệp là không có vốn điều lệ, không có vốn góp của xã viên, do đó HTX không có điều kiện để mở rộng các dịch vụ mang tính thương mại. Hầu hết HTX mới chỉ làm khâu dịch vụ phục vụ khâu sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn nên doanh thu của HTX chưa cao. Trên địa bàn xã có hơn 40 doanh nghiệp, công ty TNHH, trong đó có 4 doanh nghiệp duy trì tốt mức tăng trưởng qua từng năm, còn lại là những doanh nghiệp hoạt động, duy trì tăng trưởng ở mức thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động các ngành sản xuất chế biến lâm sản, còn lại là dịch vụ thương mại, vận tải và xây dựng chiếm 65%. [phụ lục 1, tr.10] Về các lĩnh vực văn hóa, xã hội: Mặc dù là địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa của thành phố Hà Nội nhưng một trong những quan tâm của cán bộ và nhân dân trong xã là tạo điều kiện cho con em được đến trường đầy đủ. Trong những năm qua xã phối hợp với nhà trường đã tu sửa trường lớp thường xuyên đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Hiện nay trên toàn xã có 3.719 em học sinh các cấp phổ thông đi học trong đó có 93 em học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh; Năm 2015 xã có 79 em học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng. Đây chính là niềm tự hào của người dân trong xã. Mặc dù chưa có trung tâm văn hóa – thể dục thể thao nhưng trên địa bàn xã vẫn tích cực tham gia các hoạt động do huyện, các tổ chức phát động. Xã có 5/6 nhà văn hóa thôn đã đạt tiêu chuẩn về quy mô xây dựng nhà văn hoá cấp thôn (diện tích khuôn viên > 500m2). Trên địa bàn xã có điểm bưu điện văn hóa nằm trên địa bàn thôn Đục Khê, có vị trí thuận lợi, với tổng diện tích 164 m2, công trình là nhà 2 tầng có kết cấu bê tông, gạch đặc, kiên cố. Xã có 01 trạm y tế với diện tích khuôn viên 1.729 m2, diện tích xây dựng công trình 198 m2. Đạt chuẩn quốc gia năm 2004. Xã có đài truyền thanh thường 11 xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các bản tin của địa phương. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được chỉ đạo và thực hiện tốt. Nhân dân trên địa bàn xã luôn thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng, phù hợp với quy định của nhà nước an toàn, tiết kiệm. 1.2. Khái quát về chùa Hương 1.2.1. Vài nét về lịch sử chùa Hương Lịch sử chùa Hương Chùa Hương xã Hương Sơn được biết đến không chỉ với một ngôi chùa mà là cả một quần thể di tích với hệ thống đền chùa, hang động…Dãy núi Hương Sơn ở bên sườn Đông của dãy núi đá vôi chạy từ Phong Thổ, Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu xuống đến Hà Tây, Hòa Bình, sông Đáy (một phụ lưu cấp 1 của sông Hồng) chạy theo hướng Bắc – Đông. Giữa sông núi là một hệ khe, nối suối ngầm (Suối Tuyết, Suối Yến) dẫn nước qua lại cung cấp cho Thung Dâu, Thung Mơ…phơi trải nước của các hang động. Những khe núi này là nguồn cung cấp nước cho sông Đáy thuộc miền Bắc Việt Nam. Bên trong dãy núi, nước chảy xói mòn khoét thành nhiều hang động, có một ngọn núi nối liền là thắng cảnh lâu đời – Động núi Hương Tích. Truyền thuyết kể rằng: Đức Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành rồi trở thành Phật tại đây.Vì vậy mà hiện nay chúng ta không khó để ghé thăm khu di tích danh lam thắng cảnh này, hơn nữa xã Hương Sơn có trục đường huyện chạy qua nối với tỉnh lộ 431 ở phía Bắc. Xã có tuyến đường liên thôn, xóm, các trục chính đã được nhựa hóa, bê tông hóa khá thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa. Quần thể di tích chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn gồm đền, chùa, động chùa nằm rải rác trên địa bàn các thôn: Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá, Tiên Mai và Phú Yên. Đa số các di tích dựa vào sườn núi hoặc nằm ở thung lũng có địa thế đẹp để kiến tạo nên di tích. Cũng như các ngôi chùa Việt, chùa Hương được cổ nhân xây dựng để thờ Phật; nhưng quần thể di tích danh thắng này có sự độc đáo, đặc biệt 12 mang tên “Hương Tích” (tức dấu vết thơm tho), nên việc thờ Phật ở đây cũng có những đặc điểm khác của các chùa làng. Theo truyền thuyết thì trong tâm thức của người Việt, Chùa Hương là một địa danh được nhắc đến vì đó là “nơi lưu dấu thơm của Phật” Quán Thế Âm, một vị Phật do dày công tu luyện, có lòng từ bi nên Ngài có thể nghe thấy những tiếng kêu than nhỏ nhất của chúng sinh đau khổ ở mọi nơi. Kinh Pháp Hoa ghi rằng: Khi gặp khổ đau, người ta tụng niệm pháp danh của Ngài thì Ngài đem phép nhiệm màu cứu giúp. Ngài có phép thần thông biến hoá, có thể hiện ra ở các sắc tướng khác nhau: có lúc là nam tướng, nữ tướng hay Đức vua và Hoàng hậu… Nam Hải Quán Thế âm được thờ ở động Hương Tích, chùa Thiên Trù, Chùa Giải Oan… Hành trạng của Ngài là công chúa Diệu Thiện; dân gian quen gọi là công chúa Ba, đã vượt qua mọi trở ngại, quyết chí tu hành. Vua cha là Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm sinh được ba công chúa. Khi khôn lớn, hai chị lấy chồng nhưng các phò mã đều ham mê chơi bời, không lo việc nước nên vua bắt chúa Ba lấy chồng để chọn người tài giỏi nhường ngôi nhưng Ngài nhất định xin đi tu để sau này độ cho vương triều và chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Trang Vương không nghe, sai đốt chùa, giết tăng ni và giết cả chúa Ba. Nhưng thiên đình đã sai thần núi Hương Tích hiện thành hổ cõng chúa Ba về vùng núi Hương Tích. Đức Phật Thích Ca hiện thân chỉ cho chúa Ba vào động Hương Tích tu tại đây. Khi thành đạo Bà biến hoá thần thông nghìn mắt, nghìn tay cứu độ cho cha. Hai chị của Ngài sau cũng quy y tu hành và đều thành Phật. Theo truyền thuyết kể lại rằng vùng núi Hương Sơn được tìm thấy cách ngày nay 2000 năm và đã được đặt tên Hương Sơn – lấy tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ), nơi đức Phật đã ngồi tu khổ hạnh 6 năm ròng rã. Không gian quần thể di tích chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn hầu như hình tượng Phật Bà Quán Thế Âm luôn bao trùm trong các di tích. Các hang động, động - chùa khác ở chùa Hương như: Hang chùa Thanh Sơn, động Hinh Bồng, động Long Vân, hang Sũng Sàm… đều có ánh sáng mờ ảo, hình thù nhũ đá 13 ly kỳ, khiến người ta liên tưởng tới sự sắp đặt đầy kỳ bí của tạo hoá. Người xưa trước những hiện tượng thiên nhiên ấy với tư tưởng tôn sùng đạo Phật và đức tin với Phật, sự tín ngưỡng và tôn giáo đã nảy sinh ở vùng này khá sớm. Chưa thấy sách nào ghi chép về sự hình thành Phật giáo ở Hương Sơn trước thế kỷ XV, chỉ đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) chùa Hương mới được phát hiện, truyền thuyết dân gian vẫn coi nơi đây lưu dấu và hành trạng của Phật Bà Quán Âm. Tuy nhiên, với hình thể núi non tươi đẹp và hang động nhuốm màu huyền tích, rất có thể quần thể di tích chùa Hương đã được người Việt Nam biết đến và sử dụng hang động làm nơi thờ cúng. Các chùa trong quần thể di tích chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn, ngoài việc thờ Phật theo phái Đại Thừa, thờ Phật Bà Quán Âm, còn có điện thờ Mẫu (Tam tòa thánh mẫu). Riêng đền Cửa Võng, còn gọi là đền Trấn Song là nơi thờ Thanh Y công chúa, tục gọi là bà chúa Thượng Ngàn, huý là Sơn Tinh Triều Mường công chúa Lê Mại đại vương và 12 thị nữ tiên cô là người dân tộc thiểu số. Ngoài việc tôn thờ Quán Thế Âm và Mẫu, đến thế kỷ XVII, quần thể danh thắng này xuất hiện thêm các chùa, hệ thống tượng Phật nhiều hơn. Các bia đá “Hương Tích động Thiên Trù bi ký”, lập năm Cảnh Trị 05 (1667) ở vách đá động Hương Tích, bia “Thiên Trù tự bi ký” lập năm Chính Hoà 7 (1686)… cho thấy sự ghi chép tu sửa, tôn tạo, hưng công, tạc tượng, đúc chuông và văn thơ đề vịnh của Chúa Trịnh, của các quan Nghè, quan Đốc học… với chùa Hương suốt từ thời Lê đến thời Nguyễn. Chùa - động là nơi bài trí tiếp các vị Phật tổ, La Hán, các tượng Tam giáo đồng nguyên (Phật - Lão - Nho) nhưng trung tâm vẫn là tượng Phật. Sức cuốn hút của một vùng “Kỳ sơn tú thuỷ” và sự hình thành một trung tâm Phật giáo ngày càng mạnh, từ nửa cuối thế kỷ XIX về sau, các ông hoàng bà chúa giữ cương vị trọng trách đương thời và các vị đại khoa, danh sĩ… đến chùa Hương ngày càng đông, họ đã để lại những bài thơ nổi tiếng trong văn học cổ - cận đại Việt Nam [phụ lục 2, tr. 4]. Quần thể di tích chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn gồm đền, chùa, động chùa nằm rải rác trên địa bàn các thôn: Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá, Tiên Mai và 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan