Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng t...

Tài liệu ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bến tre

.PDF
108
6
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ THẢO MY ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ THẢO MY ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. THÂN THỊ THU THỦY Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là : Trương Thị Thảo My Sinh ngày : 12 tháng 08 năm 1989 Quê quán : Bến Tre Là học viên cao học K21 của Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Mã số học viên: 7701210602 Tôi xin cam đoan luận văn: Ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy; số liệu nghiên cứu trong luận văn được sử dụng trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình công trình nào cho đến thời điểm hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2014 Tác giả luận văn Trương Thị Thảo My MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..........................................................................................................5 1.1 Xác xuất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại .................................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm xác xuất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp: ............5 1.1.2 Mục tiêu của việc xác định xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp ..........................................................................................................................7 1.2 Ƣớc lƣợng xác xuất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ..............................................................................................8 1.2.1 Khái niệm ...........................................................................................................8 1.2.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre và các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến khả năng không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại .................................................................................................................. 9 1.2.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre........................................... 9 1.2.2.2 Các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến khả năng không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại........................................................... 9 1.2.3 Các phương pháp ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp ............................................................................................................ 12 1.2.4 Các mô hình ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp ....................................................................................................................... 16 1.2.4.1 Mô hình hồi quy logistics ............................................................................. 17 1.2.4.2 – Mô hình KMV ........................................................................................... 18 1.2.4.3 - Mô hình điểm số Z ..................................................................................... 19 1.3 Sự cần thiết phải ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 22 1.4 Các nghiên cứu trên thế giới về ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ........................................ 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 24 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE................................................................................................................. 25 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre ................................................................................................. 25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 25 2.1.2 Mạng lưới hoạt động ....................................................................................... 27 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................................... 27 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre .......................................... 34 2.3 Thực trạng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre ...................................................................................................................................37 2.3.1. Thực trạng các khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ ........................37 2.3.2 Thực trạng nợ cơ cấu của khách hàng doanh nghiệp ......................................43 2.3.3 Thực trạng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp ..........44 2.4 Ứng dụng mô hình điểm số Z để ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre ...............................................................46 2.4.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................46 2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................48 2.4.3 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................50 2.5 Đánh giá thực trạng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre ..54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................56 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE ......................................................................................57 3.1 Xây dựng mô hình ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre ..................................................................................................57 3.2 Giải pháp nâng cao khả năng ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre .............................................................................60 3.2.1 Hoàn thiện phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................60 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống cảnh báo rủi ro ................................................................61 3.2.3 Xây dựng chế độ nghiệp vụ cho vay ................................................................62 3.2.4 Đào tạo cán bộ và sử dụng chuyên gia tín dụng ..............................................62 3.2.5 Thực hiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị ................................................... 67 3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin ......................................................................... 68 3.3 Kiến nghị đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre .............................. 69 3.4 Kiến nghị sự hỗ trợ ...................................................................................... 72 3.4.1 Đối với Chính phủ ........................................................................................... 72 3.4.2 Đối với Bộ Tài chính ....................................................................................... 74 3.4.3 Đối với Ngân hàng nhà nước ......................................................................... 75 3.4.4 Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ..... 77 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam CBCNV : Cán bộ công nhân viên CBTD : Cán bộ tín dụng DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ KHDN : Khách hàng doanh nghiệp NCC : NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NQH : Nợ quá hạn PGD : Phòng giao dịch PD : Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nợ cơ cấu Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mức xếp hạng theo rủi ro của Standard & Poor's .....................................16 Bảng 2.1: Huy động vốn tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2009 - 2013 .................28 Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2009-2013.....30 Bảng 2.3: Doanh số cho vay và thu nợ tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2009-2013 ...................................................................................................................................30 Bảng 2.4: Thu nhập và chi phí của Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2009-2013.........33 Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 20092013 ...........................................................................................................................34 Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo ngành, nghề tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 20092013 ...........................................................................................................................35 Bảng 2.7: Nợ quá hạn tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2009-2013..................................................................................................................40 Bảng 2.8 : Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 20092013 ...........................................................................................................................41 Bảng 2.9: Dư nợ cơ cấu tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2009-2013..................................................................................................................44 Bảng 2.10: Hạng tín dụng tương ứng với khả năng không trả được nợ của KHDN tại Vietinbank Bến Tre ..............................................................................................45 Bảng 2.11: Tóm tắt biến độc lập của mô hình ..........................................................49 Bảng 2.12: Chỉ số thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................50 Bảng 2.13: Sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ........................51 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Nợ quá hạn, nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo ngành, nghề tại Vietinbank Bến Tre trong giai đoạn 2009-2013 .......................................................38 Hình 2.2 Số lượng các KHDN theo ngành, nghề không trả được nợ tại Vietinbank Bến Tre trong giai đoạn 2009-2013 ..........................................................................38 Hình 2.3 Số lượng phân bổ khách hàng theo mức xếp hạng tín dụng ......................46 Hình 2.4 Sự khác biệt về xác suất không trả được nợ của KHDN tại Vietinbank Bến Tre năm 2012 và 2013...............................................................................................52 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam không ổn định và chưa có dấu hiệu phục hồi sau cơn suy thoái kinh tế, hậu quả nghiêm trọng là vấn đề nợ xấu tại các TCTD và có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2013.Vì lẽ đó, nhiều cơ quan ban ngành đang cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp để hồi phục tình hình sản xuất kinh doanh nhằm khắc phục nợ xấu. Điển hình là nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Sau khi phân tích vấn đề nợ xấu tại Việt Nam các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng việc cấp tín dụng dễ dàng và quản lý rủi ro tín dụng lỏng lẻo đã gây ra hậu quả nặng nề trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, điều này khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của việc dự báo và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Có thể nói, lĩnh vực ngân hàng ở Việt nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế với sự biến động khó lường của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao,... Nguồn thu nhập chính của các ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay khách hàng. Theo thống kê của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, giá trị các khoản cho vay thường chiếm từ 70 – 80% tổng tài sản của các ngân hàng. Do đó, việc đo lường rủi ro tín dụng có ý nghĩa với hoạt động và sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ngân hàng không thể xác định chính xác mức tổn thất tín dụng đối với từng khách hàng vay cụ thể và toàn danh mục tín dụng. Đứng trước tình hình này, để đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam ổn định vững chắc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định hướng chiến lược phát triển trong lĩnh vực ngân hàng từ nay đến năm 2020 theo hướng tập trung quản trị rủi ro nói 2 chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Các nhà lãnh đạo ngân hàng Việt nam cần phải áp dụng các kinh nghiệm quốc tế để xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel của Ủy Ban Basel. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu phải ước lượng xác suất vỡ nợ của khách hàng. Thực tế, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có ngân hàng nào áp dụng chính thức các mô hình xác định xác suất không trả được nợ của khách hàng vào trong hoạt động để hỗ trợ việc ra quyết định cho vay. Xuất phát từ thực trạng tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “ Ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ bối cảnh khách quan của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam và trong giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre, luận văn sẽ đề cập và giải quyết các vấn đề cụ thể sau đây:  Lý do tại sao Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre phải tiến hành ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp trong danh mục tín dụng;  Ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là xem xét xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp được giải thích bởi những yếu tố nào, yếu tố nào quan trọng nhất, mức độ tác động của các yếu tố đến xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu tập trung vào: + Phân tích thực trạng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre; + Ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại 3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre; + Dựa vào kết quả đưa ra giải pháp nâng cao khả năng ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Do sự giới hạn về thời gian và nguồn lực triển khai nên chỉ tập trung nghiên cứu xác suất không trả được nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre từ năm 2009-2013. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: khách hàng doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre và có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. + Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2013 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng số liệu được thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu để dễ dàng đánh giá và so sánh. Sử dụng phương pháp phỏng vấn tay đôi để thu nhập thông tin. Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp phân tích phân biệt và hồi quy tuyến tính để tính toán các tham số. Sau đó, sử dụng mô hình điểm số Z của Atlman để tìm ra xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn được chia thành 03 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. 4 Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Xác xuất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm xác xuất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp: Trên thế giới, theo Hiệp ước Basel II xác suất không trả được nợ của khách hàng là một thuật ngữ tài chính mô tả khả năng không trả được nợ của khách hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó cung cấp việc ước tính một khách hàng không thể hoàn thành các nghĩa vụ nợ đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, đối với các khách hàng không trả được nợ là những khách hàng bị một trong những hoặc tất cả những dấu hiệu sau: + Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản để hoàn trả; + Khách hàng có các khoản NQH có thời hạn trên 90 ngày. Tháng 6 năm 2004, Ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu. Như vậy, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như : xác suất khách hàng không trả được nợ (PD - Probability of Default); tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD - Loss Given Default); tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD - Exposure at Default ). Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được tổn thất có thể ước tính (EL - Expected Loss). Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau: EL = PD x EAD x LGD PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các 6 khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Tại Việt Nam, theo điều 3 Luật phá sản của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Xác suất phá sản là khả năng doanh nghiệp bị phá sản trong tương lai và thường được thể hiện bằng con số (%). Hiện tại, tại Việt Nam chưa có khái niệm khách hàng không trả được nợ vì đây là một khái niệm khá mới liên quan đến các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến theo Hiệp ước Basel II. NHNN cũng chưa có bất cứ quy định nào liên quan đến khách hàng không trả được nợ mà chỉ có các quy định về việc phân loại nợ trong đó bao gồm NQH, nợ xấu. Chính vì thế, việc xây dựng một khái niệm chính xác về khách hàng không trả được nợ là tương đối khó khăn. Đồng thời, định nghĩa về khách hàng không trả được nợ theo Hiệp ước Basel II mang tính chất tham khảo, trong đó, khuyến khích các ngân hàng tự xây dựng định nghĩa khách hàng không trả đươc nợ và xác suất khách hàng không trả được nợ. Tại NHTM hiện nay dựa theo các tiêu chí về phân loại nợ theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, quyết định số 18/2007/QĐNHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5. Trong đó, NQH bao gồm nợ nhóm 2, 3, 4, 5; Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3,4,5. Đây là căn cứ để xác định khả năng không trả được nợ của khách hàng. Theo Basel II, khái niệm không trả được nợ của khách hàng là khi có ít nhất một trong các vấn đề sau: + Khách hàng bị cơ cấu nợ (bao gồm gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ) mà số lần cơ cấu từ 01 lần trở lên. + Khách hàng có NQH có thời gian trên 90 ngày
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan