Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị tr...

Tài liệu ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán việt nam

.DOC
116
189
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ VŨ ĐÌNH KẾT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI ĐỂ LÝ GIẢI CHO NHỮNG BẤT THƯỜNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 I MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... 4 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 7 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 7 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8 3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 8 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 8 3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 9 3.2.1. Nguồn số liệu ..................................................................................................... 9 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 10 3.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 11 4. Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 11 5. Kết cấu của đề tài................................................................................................... 11 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI .......................................... 12 1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 12 1.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả thông tin .............................................................. 12 1.3. Tài chính hành vi là gì? ....................................................................................... 13 1.4. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi .................................................... 13 1.4.1 Hành vi không hợp lý........................................................................................ 13 1.4.1.1 Sự tự tin quá mức (Overconfidence)............................................................... 13 1.4.1.2 Lệch lạc do tình huống điển hình (representativeness heuristic) ..................... 13 1.4.1.3 Sự an toàn (Conservatism/Loss aversion) ....................................................... 13 II 1.4.1.4 Niềm tin vững chắc (Belief perseverance) ...................................................... 13 1.4.1.5 Sự tham khảo (Anchoring) ............................................................................. 13 1.4.1.6 Sự ưa thích trong các lựa chọn - Lý thuyết triển vọng (Prospect theory)......... 13 1.4.1.7 Tài khoản tinh thần (Mental accounts). .......................................................... 20 1.4.1.8 Không thích sự mơ hồ (Ambiguity aversion)................................................ 213 1.4.1.9 Sự phản ứng quá mức/quá thận trọng (overreaction/underreaction) .............. 213 1.4.1.10 Tâm lý bầy đàn ............................................................................................ 22 1.4.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống. ....................................................... 24 1.4.3. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính............. 24 1.5. Các trường hợp bất thường trên TTCK .............................................................. 26 1.5.1. Hiệu ứng ngày trong tuần (Day-of-the-week effect) ......................................... 26 1.5.2. Hiệu ứng tháng trong năm (Monthly effect) ..................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 27 Chương 2: NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH HÀNH VI ĐỂ LÝ GIẢI NHỮNG BẤT THƯỜNG TRÊN TTCK VIỆT NAM .................................................................... 14 2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................................... 28 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành TTCK Việt Nam .................................................... 28 2.1.2. Một số thành tựu của TTCK Việt Nam đã đạt được ......................................... 29 2.1.3. Một số lệch lạc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam............. 33 2.1.4. Tình trạng đầu cơ trên TTCK Việt Nam ........................................................... 35 2.1.5. Đánh giá, phân tích luật chứng khoán hiên hành (tính hoàn hiện của chính sách, mức độ răn đe,...) ....................................................................................................... 37 2.1.6. Hành vi bầy đàn của nhà đầu tư từ kết quả khảo sát………………………………… 40 2. 2. Tác động của độ nhiễu thông tin đến giá cả (định giá) các cổ phiếu ................... 40 2.2.1. Thông tin thu thập ............................................................................................ 44 2.2.2. Kết quả và giải thích kết quả ............................................................................ 45 2.3. Phân tích tâm lý bầy đàn trên TTCK Việt Nam ................................................... 47 2.3.1. Mô hình định lượng ......................................................................................... 51 2.3.2. Dữ liệu ............................................................................................................. 52 2.3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 53 III 2.3.3.1 Thống kê mô tả các biến quan sát................................................................... 53 2.3.3.2 Kết quả kiểm định .......................................................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 57 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............................. 59 3.1. Một số giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của TTCK Việt Nam.................... 59 3.1.1. Hạn chế tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường chứng khoán ........................... 59 3.1.2. Nâng cao tính minh bạch trên TTCK................................................................ 61 3.1.3. Gia tăng giá trị thị trường của vốn cổ phần....................................................... 63 3.1.4. Phát triển các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp..................................................... 64 3.1.5. Tăng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân ............................................. 67 3.1.6. Phát triển chứng khoán phái sinh ………………………………………………68 3.1.7. Triển khai nghiệp vụ bán khống ……………………………………………….70 3.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................... 75 3.2.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 75 3.2.2. Hướng phát triển đề tài..................................................................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 76 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 79 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 82 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 84 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. T.P Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2011 Người cam đoan 2 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến nay ý tưởng trong luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài: “Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã được thực hiện thành công. Có được kết quả này là nhờ công ơn to lớn của toàn thể Quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến: PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, người đã dìu dắt hướng dẫn tôi từ những bước đi đầu tiên làm đề cương cho đến khi hoàn thành luận văn cao học. Đồng thời cũng là người động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc điều tra thu thập số liệu, phân tích, xử lý tốt bộ dữ liệu của mình. Nhân đây tôi cũng xin chân thành cám ơn các nhà đầu tư tại các sàn: SSI, Đại Việt, Bảo Việt, ACB và các tổ chức Indochina, SSI, Vinacapital, ANZ, Citi Bank….., với vai trò là người trực tiếp trả lời những bảng điều tra của tác giả, mang lại kết quả nghiên cứu chính của luận văn. TP Hồ Chí Minh, tháng …. năm 20… Học viên 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê thị trường chứng khoán Việt Nam 5 năm qua (2006 đến 2010) .. 31 Bảng 2.2: Thống kê về sự thay đổi niềm tin ............................................................... 34 Bảng 2.3: Thống kê mô tả tỷ lệ đầu tư CP của các nhà đầu tư .................................... 36 Bảng 2.4: Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thông tin .................... 45 Bảng 2.5: Thống kê mô tả độ lệch tuyệt đối từ 1/1/2004 đến 30/11/2010 ................... 53 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định hành vi bầy đàn cho toàn bộ phân phối của tỷ suất sinh lợi theo dữ liệu tuần và ngày ...................................................................................... 54 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định hành vi bầy đàn cho trường hợp Rm,t>0 và Rm,t<0 với cả dữ liệu tuần và dữ liệu ngày ....................................................................................... 56 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng......................................................... 20 Hình 2.1: Sở GDCK TP HCM ................................................................................... 29 Hình 2.2: Sở GDCK Hà Nội ...................................................................................... 29 Hình 2.3: Mức độ tự tin của nhà đầu tư...................................................................... 33 Hình 2.4: Mức độ hoàn thiện của luật chứng khoán Việt Nam ................................... 37 Hình 2.5: Mức độ răn đe của luật chứng khoán Việt Nam .......................................... 37 Hình 2.6: Yếu tố quan trọng trước khi đầu tư của NĐT ……………………………..41 Hình 2.7: Quyết định đầu tư của NĐT ……………………………………………….41 Hình 2.8: Quyết định đặt lệnh bán hay không của NĐT ……………………………..42 Hình 2.9: Quyết định đặt lệnh mua hay không của NĐT ..…………………...…….. .43 5 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTCK: Thị trường chứng khoán UBCKNN: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước HOSE: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HASTC: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh NASDAQ: National Association of Securities Dealers Automated Quotation System (Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ). Stockholm: The Stockholm Stock Exchange’s All Share Index – SAX NYSE: New York Stock Exchange (Sàn giao dịch chứng khoán New York) NSE: National Stock Exchange of India Ltd (Sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ) VN-Index: Vietnam Index (chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam) GDCK: Giao dịch chứng khoán CTCK: Công ty chứng khoán CP: Cổ phiếu TP: Trái phiếu ĐVT: Đơn vị tính NĐT: Nhà đầu tư 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong một vài năm, bắt đầu từ 1998, giá chứng khoán của các công ty IT (Công nghệ thông tin) có hiện tượng tăng và theo sau bởi một sự xuống giá đột ngột tương ứng vào tháng 3 năm 2000. Chỉ số NASDAQ tăng 170% trong suốt thời kỳ từ mùa thu năm 1998 đến tháng 3 năm 2000. Vào tháng 2 năm 2001 chỉ số NASDAQ đã giảm một nửa thị giá của nó so với đỉnh điểm vào tháng 3 năm trước. Cũng trong thời gian trên chỉ số chứng khoán Stockholm tăng 118% và vào tháng 11 năm 2001 giá trị của nó giảm 43%. Trong khi đó ở thị trường chứng khoán Việt Nam, đỉnh điểm của sự "kỳ vọng" là VN-Index đã lên đến 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 - mức kỷ lục cho đến ngày 30/12/2010, tăng hơn 55% so với phiên cuối cùng của năm 2006 (VN-Index ở mức 751,77 điểm vào ngày 29/12/2006), và rồi thị trường đi xuống. Đến quý 4 năm 2008, VN-Index với xu hướng tiếp tục giảm điểm với đáy là 286,85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008, đáy của quý này giảm 29,97% so với đáy của quý 3/2008 và giảm 21,63% so với đáy của quý 2/2008. VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là 315,62 điểm giảm 73,04% so với đỉnh của VN-Index (giá đóng cửa ngày 12/3/2007 với 1170,67 điểm và giảm 65,73% so với ngày đầu năm 2008). Năm 2009, chứng khoán Việt Nam có sự hồi phục, VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2009 là 494,77 điểm tăng 56,76% so với VN-Index giá đóng cửa ngày 31/12/2008. Trong suốt những năm qua thị trường chứng khoán có tính tăng cường biến động và không ổn định. Các thị trường tài chính thống nhất luôn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề đột biến tầm vĩ mô mà gây ra ảnh hưởng thị trường quy mô toàn cầu. Theo quan điểm của nhà đầu tư, điểm yếu của thị trường là ở chỗ không dự đoán được và không chắc chắn được, vì những điều kiện của thị trường không luôn phán đoán được chỉ với sự hỗ trợ của các công cụ và thước đo tài chính. Những người tham gia thị trường thì luôn dựa vào tính hiệu quả của thị trường và hành vi hợp lý của các nhà đầu tư khác để ra quyết định. Tuy nhiên, ý kiến dựa vào các nhà đầu tư, những người mà luôn muốn tối đa hóa lợi ích của mình và thể hiện tài tự kiểm soát hoàn hảo, 7 trở nên không hiệu quả. Trong suốt những năm gần đây, có nhiều dẫn chứng cho thấy thị trường thiếu hiệu quả do những nhận định sai lệch của nhà đầu tư. Những phương pháp dựa trên những dự đoán hoàn hảo, phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản và những quyết định đầu tư có cơ sở hợp lý của những người khác trong thị trường thì quá phi hiện thực ở thị trường chứng khoán toàn cầu ngày nay. Tài Chính Hành Vi là một hệ thuyết kinh tế đòi hỏi phải hiểu và dự đoán được những ẩn ý trong hệ thống thị trường tài chính của việc đưa ra những nhận định tâm lý. Bằng cách hiểu hành vi của con người và cơ chế tâm lý khi đưa ra các quyết định tài chính, những mẫu tài chính chuẩn có thể được nâng cao để phản ánh và giải thích tốt hơn thực tế phát triển của thị trường ngày nay. Đề tài: “Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam” với dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư và dữ liệu giao dịch trên sàn TP.HCM từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đến tháng 31 tháng 10 năm 2010 sẽ cho phép thực hiện đánh giá những khía cạnh trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Với những vấn đề được trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu việc ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:  Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về lý thuyết tài chính hành vi;  Nghiên cứu tài chính hành vi trên TTCK Việt Nam;  Đưa ra kết luận và các giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về việc ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài được giới hạn bởi những khía cạnh sau: Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng số liệu trên sàn của 2 sàn giao dịch CK TP.HCM và Hà Nội. Trong nghiên cứu định tính, do giới hạn về thời gian và chi phí điều tra nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu định lượng, đối tượng nghiên cứu là các cổ phiếu trên sàn giao dịch CK TP.HCM. Còn trong nghiên cứu định tính là các nhà đầu tư cá nhân ở các sàn chứng khoán Việt Nam như SSI, Đại Việt… và các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu ở TP.HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp định lượng: Với số liệu trên sàn giao dịch CK TP.HCM tác giả thông qua phương pháp phân tích hồi quy để thực hiện phân tích này.  Phương pháp định tính: Được thực hiện thông qua những nỗ lực của tác giả để mô tả lý do và sự tồn tại những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam với sự trợ giúp của những lý thuyết tài chính hành vi và số liệu điều tra trực tiếp từ nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Tác giả cũng mô tả những khái niệm cơ bản trong tài chính hành vi để cải thiện việc hiểu của chủ đề cần nghiên cứu. 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được mô tả như sau: 9 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam” CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Lý thuyết về tài chính hành vi. 2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế bản điều tra phỏng vấn. 2. Nguồn số liệu. 3. Phương pháp thu thập thông tin. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 1. Phương pháp thống kê mô tả. 2. Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê. 3. Phương pháp hồi quy đa biến. BÁO CÁO KẾT QUẢ - KIẾN NGHỊ 1. Nghiên cứu, ứng dụng tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên TTCK Việt Nam. 2. Kết luận và khuyến nghị. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu  3.2.1. Nguồn số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, các trang Web Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, các bài báo trong và ngoài nước, các báo cáo khoa học có liên quan, các tài liệu và giáo trình chuyên ngành tài  chính. Số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp có được cho một mục đích đặc biệt mà được đòi hỏi để bổ sung dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp trong đề tài này bao gồm cuộc khảo sát 10 dưới hình thức của câu hỏi điều tra trực tiếp đến nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường chứng khoán ở TP.HCM. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin Trong nghiên cứu định lượng, phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua số liệu giá đóng cửa trên sàn GDCK TP HCM và đã được công bố trên trang web của Sở GDCK TP HCM. Đối với thông tin trong nghiên cứu định tính, đề tài sử dụng bảng câu hỏi để thu thập, bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên lý thuyết về tài chính hành vi. Với quy trình thực hiện điều tra, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu như sau: Quy trình thực hiện điều tra - Xác định đối tượng điều tra: Liên hệ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM để thu thập thông tin về các công ty chứng khoán, các sàn giao dịch chứng khoán trên địa bàn và các nhà đầu tư có tổ chức. - Chọn địa bàn tiến hành điều tra: Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia chứng khoán, các nhà đầu tư lớn, tác giả chọn địa bàn điều tra là các sàn thị trường lớn như SSI, Đại Việt, Bảo Việt, ACB và chúng tôi gửi email tới các tổ chức như Indochina, SSI, Vinacapital, ANZ, Citi Bank….. Phương pháp chọn mẫu Trong phạm vi nghiên cứu định tính, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dựa trên thông tin thu thập từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM về số lượng và địa chỉ các sàn giao dịch, tác giả tiến hành thực hiện điều tra tại 4 sàn trên. Mẫu được điều tra một cách thuận tiện từ các nhà đầu tư sẵn lòng cung cấp thông tin, không quan tâm đến điều kiện và mức độ đầu tư của họ. Tuy nhiên, việc điều tra vẫn chú ý đến sự phân bổ số lượng nhà đầu tư trên các sàn (số lượng mẫu điều tra trên mỗi sàn tương ứng với tỷ lệ số lượng nhà đầu tư ước tính trên sàn đó). Do vậy, mẫu điều tra là mẫu thuận tiện nhưng có xét đến sự phân bố của tổng thể. Xác định kích thước mẫu Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài và số liệu chỉ dùng để phân tích định tính, tác giả lựa chọn kích thước mẫu điều tra là 150 mẫu cho nhà đầu tư cá nhân và phân bổ số mẫu cho các sàn theo tỷ lệ số nhà đầu tư trên từng sàn. Bên cạnh 11 đó, tác giả còn gửi email tới các tổ chức như Indochina, SSI, Vinacapital, ANZ, Citi Bank… 3.3. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành theo hai bước cụ thể sau: - Nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để nhập dữ liệu, sau đó tiến hành xử lý số liệu thô như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống (missing data)… - Phân tích thống kê mô tả và phân tích kiểm định: từ dữ liệu đã được xử lý thô, tác giả sử dụng một số phần mềm như SPSS 16.0, Microsoft Excel 2003… để phân tích. 4. Những đóng góp của đề tài Đề tài góp phần đưa ra một bức tranh cụ thể về việc ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các hiện tượng tâm lý của nhà đầu tư có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của TTCK, từ đó làm cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý TTCK Việt Nam tham khảo và có giải pháp đúng đắn, góp phần trong công tác xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam. Đề tài góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu thống kê về TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về TTCK và cho các nghiên cứu khác có liên quan đến sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tài chính hành vi. Chương 2: Nghiên cứu tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam. 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI 1.1. Một số khái niệm Trong luận văn này, tác giả có sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến thị trường chứng khoán như tính hợp lý, nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Các thuật ngữ này được hiểu như sau: Tính hợp lý (rational) có hai ý nghĩa: - Khi nhận được thông tin mới mọi người sẽ cập nhật các thông tin này vào kỳ vọng của họ một cách chính xác. - Sự lựa chọn của mọi người là sự lựa chọn được thừa nhận rộng rãi, phù hợp với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng của Savage (1954). Nhà đầu tư có tổ chức Một nhà đầu tư có tổ chức trong đề tài này được xem như là một chủ ngân hàng hay một nhà phân tích, thương gia hay gần như là một chuyên gia hoạt động trong thị trường tài chính hằng ngày. Các nhà đầu tư có tổ chức thì chịu trách nhiệm cho một tỷ trọng lớn của tất cả việc thương mại và ít hạn chế hơn các nhà đầu tư cá nhân trong các hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư cá nhân Một nhà đầu tư đơn lẻ là một cá nhân đầu tư tiền của anh ta vào thị trường cổ phiếu và quản lý phần vốn này. Một nhà đầu tư đơn lẻ trong đề tài này là một cá nhân thích đầu tư vào thị trường tài chính. Bảng câu hỏi trong đề tài này được phát ra cho các nhà đầu tư đơn lẻ ở một vài sàn chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nền tảng cơ bản dựa vào khung kiến thức được xây dựng trên nguyên tắc arbitrage của Miller và Modigliani, lý thuyết thị trường hiệu quả của Markowitz, lý thuyết định giá tài sản của Sharpe, Lintner và Black và lý thuyết quyền chọn giá của Black, Scholes và Merton. Những nguyên tắc này xem xét thị trường hiệu quả và ở mức phân tích tiêu chuẩn cao. 1.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả thông tin Một thị trường được xem là hiệu quả nếu giá cả của hàng hoá phản ảnh tất cả các thông tin sẵn có liên quan đến hàng hoá đó (Fama, 1970). Theo lý thuyết này, giá cả của các tài sản được kết hợp với tất cả các thông tin và giá cả được xem như là điều kiện dự đoán tốt nhất của giá trị đầu tư thật sự tại tất cả thời gian. Lý thuyết thị trường 13 hiệu quả dựa vào nguyên tắc rằng mọi người hành xử có lý trí, tối đa hóa lợi ích mong đợi một cách chính xác và xử lý được tất cả các thông tin. Thị trường hiệu quả có các mức độ sau: - Mức độ yếu (weak form): Giá cả phản ảnh tất các thông tin trong quá khứ. Không thể sử dụng giá cả trong quá khứ để dự báo giá cho tương lai. - Mức độ khá mạnh (semi-strong form): Giá cả phản ảnh tất cả các thông tin được công bố trên thị trường (chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, các thông báo về cổ tức, chia tách cổ phiếu). Các nhà đầu tư không thể kiếm được lợi nhuận bất thường bằng cách phân tích các báo cáo thường niên hoặc các thông tin được công bố rộng rãi. - Mức độ mạnh (strong form): Giá cả phản ảnh tất cả các thông tin sẵn có, bao gồm các thông tin được công bố rộng rãi và các thông tin bên trong công ty. Tuy nhiên, qua thời kỳ bong bóng internet và tiếp theo đó là các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính… thì lý thuyết thị trường hiệu quả không thể giải thích được các bất thường này. Và trong những trường hợp này, nghiên cứu về tài chính hành vi lại hoàn toàn có thể giúp chúng ta hiểu được thị trường tài chính. Những hành vi vô lý một cách hệ thống là cách giải thích hợp lý dễ chấp nhận đối với những bất thường trên thị trường chứng khoán. 1.3. Tài chính hành vi là gì? Tài chính hành vi là một phần của tài chính nhằm tìm ra cách hiểu và dự đoán được các dấu hiệu của hệ thống thị trường tài chính thông qua các quyết định tâm lý. “Tài chính hành vi gần như bao gồm cả hành vi con người, hiện tượng thị trường và sử dụng các kiến thức có được từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính”. - Tài chính hành vi là lĩnh vực nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư trên cơ sở những nguyên tắc tâm lý trong quá trình ra quyết định. - Tài chính hành vi nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý và kinh tế tài 14 chính. - Tài chính hành vi cố gắng giải thích việc các nhà đầu tư diễn giải và phản ứng như thế nào với thông tin để ra quyết định đầu tư. - Các nhà đầu tư không phải luôn luôn phản ứng “hợp lý”. Tài chính hành vi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư dẫn đến các trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán (anomalies). 14 - Tài chính hành vi cho rằng giá thị trường có sự khác biệt so với giá trị nội tại của cổ phiếu . 1.4. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi. Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba đều tồn tại, lý thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai không những là tồn tại, mà còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó bao gồm: - Tồn tại hành vi không hợp lý. - Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống. - Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính. 1.4.1. Hành vi không hợp lý. Khác với quan điểm của tài chính chính thống, tài chính hành vi cho rằng con người không hoàn toàn hợp lý vì thế có thể dẫn đến việc định giá sai, làm cho tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các tài sản lệch khỏi các dự báo của các lý thuyết và mô hình tài chính chính thống. Để làm rõ những bất hợp lý này, các nhà kinh tế học quay trở lại với các chứng cứ về những lệch lạc phát sinh khi con người hình thành niềm tin và sự ưa thích khi tiến hành các lựa chọn, những chứng cứ này được rút ra từ các cuộc thí nghiệm của các nhà tâm lý học nhận thức và được tổng kết trong tác phẩm “A Survey of Behavioral Finance” của Barberis Nicholas & Thaler Richard (2003). 1.4.1.1. Sự tự tin quá mức (Overconfidence) Mọi người có vẻ thái quá tài năng của họ và phán đoán tính hợp lý thông qua những gì họ không thể điều chỉnh được gọi là sự quá tự tin. Sự kết hợp của quá tự tin và bi quan gây cho con người đánh giá thái quá mức độ tin cậy về kiến thức của họ, đánh giá quá thấp rủi ro và đánh giá quá cao khả năng điều chỉnh những sự kiện, mà dẫn tới khối lượng giao dịch lớn và gây ra đầu cơ bong bóng. Sự cả tin thái quá mà một người có càng lớn, rủi ro càng cao. Đặc biệt điều này áp dụng ở nơi mà người ta không được thông báo đầy đủ. Tự điều chỉnh luôn luôn không gắn với kiến thức thật sự. Một điều ngạc nhiên là có mối quan hệ giữa quá cả tin và thỏa mãn. De Bondt and Thaler (1985) chỉ ra rằng người ta có xu hướng hành động thái quá đối với sự kiện tin tức gây xúc động và không mong đợi. Nhất trí với phán đoán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan