Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ảo giác tiền tệ tại việt nam...

Tài liệu Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ảo giác tiền tệ tại việt nam

.PDF
76
6
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- Nguyễn Bình Thành TƯƠNG QUAN GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ẢO GIÁC TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 Mục lục Mục lục i Danh mục các bảng, biểu iii Danh mục các hình vẽ, đồ thị iv 1 Tăng trưởng kinh tế dưới ảnh hưởng của ảo giác tiền tệ 1 1.1Giới thiệu 3 1.2Các nghiên cứu liên quan 5 1.3Mô hình 1.3.1 Môi trường . . . . . . . . . . . 1.3.1.1 Sở thích . . . . . . . . . 1.3.1.2 Kĩ thuật tạo thu nhập . 1.3.1.3 Chính sách tiền tệ . . . 1.3.1.4 Cân bằng . . . . . . . . 1.3.2 Quyết định tiêu dùng/tiết kiệm 1.3.3 Cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 8 8 10 10 11 11 17 1.4Định lượng tác động của ảo giác tiền tệ 20 1.4.1 Tổn thất phúc lợi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 1.4.2 Triệt tiêu phí tổn của ảo giác tiền tệ . . . . . . . . . . . . . . 27 1.5Kết luận 31 2 Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ảo giác tiền tệ tại Việt Nam 45 2.1Thu thập và xử lý dữ liệu 45 2.2Kết quả nghiên cứu 50 2.2.1 Phân tích kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 i 2.2.1.1 Thay đổi của tổn thất phúc lợi . . . . . . 2.2.1.2 Thay đổi của tỉ lệ phần trăm tăng trưởng 2.2.1.3 Sự tham gia của tham số tránh rủi ro γ . . 2.2.2 Triệt tiêu tác động của ảo giác tiền tệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 55 57 60 2.3Kết luận 65 2.3.1 Tóm tắt kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65 2.3.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . 65 Tài liệu 67 Bảng biến số 71 ii Danh sách bảng 2.1 2.2 2.3 GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam từ 1984 - 2014 46 Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam từ 1996 - 2015 . . . . . . . . . . 48 Bộ tham số cơ bản cho trường hợp Việt Nam . . . . . . . . . . 49 iii Danh sách hình vẽ 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18 Tổn thất phúc lợi và hiệu ứng tăng trưởng của ảo giác tiền tệ. Chúng tôi đặt các tham số γ = 2, A = 0.0644, ρ = −ln (0.98) , σk = 0.0204 và π = 0.0425. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hiệu ứng của ảo giác tiền tệ ở các tỉ lệ lạm phát kì vọng khác nhau. Chúng tôi đặt các tham số γ = 2, A = 0.0644, ρ = −ln (0.98) , σk = 0.0204. . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hiệu ứng của ảo giác tiền tệ tại các độ tránh rủi ro khác nhau. Chúng tôi đặt các tham số A = 0.0644, ρ = −ln (0.98) , σk = 0.0204 và π = 0.0425. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lãi suất danh nghĩa tối thiểu hóa tổn thất và tỉ lệ lạm phát kì vọng. Chúng tôi đặt các tham số γ = 2, A = 0.0644, ρ = −ln (0.98) , và σk = 0.0204. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tác động của tham số tránh rủi ro lên lãi suất danh nghĩa tối thiểu hóa tổn thất và tỉ lệ lạm phát kì vọng. Chúng tôi đặt các tham số A = 0.0644, ρ = −ln (0.98) , và σk = 0.0204. . . . Chương trình tính tổn thất phúc lợi và vẽ đồ thị . . . . . . . . Chương trình kiểm chứng lại trường hợp Hoa Kỳ . . . . . . . Đồ thị kiểm chứng lại trường hợp Hoa Kỳ . . . . . . . . . . . Chương trình tính tổn thất phúc lợi trường hợp Việt Nam . . Đồ thị tổn thất phúc lợi - trường hợp Việt Nam . . . . . . . . Đồ thị tổn thất phúc lợi - trường hợp Việt Nam (đã điều chỉnh) Tác động lên tăng trưởng kinh tế của ảo giác tiền tệ - trường hợp Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chương trình tính sự phụ thuộc của biến số γ . . . . . . . . . Đồ thị biểu diễn phụ thuộc của γ lên tăng trưởng kinh tế . . . Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của γ lên tổn thất phúc lợi . . . Chương trình tính giải pháp triệt tiêu tác động ảo giác tiền tệ Phần trăm lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh (theo γ) . . . Lạm phát kì vọng được điều chỉnh (theo γ) . . . . . . . . . . . iv 24 25 26 28 30 51 51 52 52 53 55 56 58 59 60 62 63 64 Chương 1 Tăng trưởng kinh tế dưới ảnh hưởng của ảo giác tiền tệ 1 Tăng trưởng kinh tế dưới ảnh hưởng của ảo giác tiền tệ Jianjun Miao∗ Danyang Xie† Ngày 24 tháng 11 năm 2016 Tóm tắt Các bằng chứng cả lí thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra ảo giác tiền tệ là dai dẳng và phổ biến. Bài báo này đưa khái niệm ảo giác tiền tệ vào một mô hình tiền tệ ngẫu nhiên với thời gian liên tục có tăng trưởng nội sinh. Chúng tôi mô hình hóa hành vi của một đối tượng bị ảo giác tiền tệ bằng giả định rằng anh ta tối đa hóa tiện ích một cách không tiêu chuẩn do phát sinh từ cả giá trị thực và giá trị danh nghĩa. Ảo giác tiền tệ ảnh hưởng đến nhận thức của đối tượng về tăng trưởng và khả năng mạo hiểm đối với tài sản thực, vì vậy làm sai lệch quyết định tiêu dùng/tiết kiệm của anh ta. Nó ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn thông qua cơ chế này. Chúng tôi cho thấy rằng tổn thất phúc lợi của ảo giác tiền tệ là không đáng kể, trong khi ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng dài hạn thì đáng lưu tâm thậm chí ngay khi độ ảo giác tiền tệ ở mức thấp. ∗ Liên hệ tác giả tại: Khoa kinh tế, đại học Boston, 270 Bay State, Boston, MA 00215, Hoa Kỳ, CEMA, Trung tâm đại học tài chính và kinh tế và AFR, đại học Triết Giang, Trung Quốc Tel: +1 617 353 6675, email: [email protected] (J. Miao), † Khoa kinh tế, đại học khoa học và kĩ thuật Hongkong, Clear Water Bay, Kowloon, Hong Kong, Tel.: +852 2358 7615, email: [email protected] 2 1.1 Giới thiệu Thuật ngữ ảo giác tiền tệ mô tả cho hiện tượng con người nhầm lẫn giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực. Khái niệm này đã được đặt ra bởi Irving Fisher trong cả cuốn sách của ông nói về chủ đề này (Fisher, 1928). Sự hiện diện của ảo giác tiền tệ thường làm xuất hiện tính bất quân bình trong ngắn hạn của tiền tệ đối với các kinh tế gia trường phái Keynesian và một số nhà lí thuyết định lượng như Fisher1 . Tuy nhiên, ảo giác tiền tệ thường được xem như phi lí trí và gây thiệt hại kinh tế cho người đưa ra quyết định, vì vậy các nhà kinh tế đã không sử dụng ảo giác tiền tệ trong phân tích chính thức, ngoại trừ 2 kinh tế gia Akerlof and Yellen (1985b,a). Sự quan tâm đối với ảo giác tiền tệ đã được khơi lại bởi nhiều nghiên cứu cả thực nghiệm và kinh nghiệm từ giữa thập niên 1990, có thể kể đến các nghiên cứu lí thuyết của Akerlof et al. (1996, 2000) về đường Phillips, Piazzesi and Schneider (2008) về thị trường nhà, và Basak and Yan (2010) về hành vi nhà đầu tư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi mở rộng mô hình dựa trên sở thích của Basak and Yan (2010) và kết hợp sự mở rộng này vào một mô hình tăng trưởng nội sinh. Chúng tôi nghiên cứu làm thế nào sự hiện diện của ảo giác tiền tệ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tăng trưởng nội sinh được sử dụng thông qua mô hình AK một thời kì (one-sector AK framework) của Jones and Manuelli (1990) và Rebelo (1990). Tiền tệ được đưa vào thông qua hàm MIU (mony-in-the-utility) của Sidrauski (1967a,b)2 . Chúng tôi chỉ ra rằng ảo giác tiền tệ ảnh hưởng đến nhận thức của đổi tượng về tăng trưởng và khả năng mạo hiểm đối với tài sản thực, vì vậy làm sai lệch quyết định tiêu dùng/tiết kiệm của anh ta. Theo trực giác, tài sản thực bao gồm các cân bằng tiền tệ thực. Một đối tượng bị ảo giác tiền tệ đánh giá cả giá trị thực và giá trị danh nghĩa, vì vậy cả lạm phát kì vọng và lạm phát đều có ảnh hưởng một cách không chắc chắn đến các quy luật quyết định của anh ta. Mô hình của chúng tôi dễ sử dụng và cho phép chúng tôi suy được các giải pháp cho mô hình đóng. Tuy vậy, nó cũng đủ đa dạng để cân chỉnh và đánh giá định lượng. Chúng tôi đã chứng minh được tổn thất phúc lợi của ảo Theo các nhà kinh tế Keynesian (Keynes, 1936; Leontief, 1936), người lao động chịu ảnh hưởng của ảo giác tiền tệ. Nguồn cung lao động phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa trong khi nguồn cầu phụ thuộc vào mức lương thực. Một sự gia tăng trong mức giá sẽ nâng điểm cân bằng lao động. 2 Để củng cố kết quả, chúng tôi cũng phân tích mô hình theo giới hạn tiêu dùng cashin-advance (CIA). Chúng tôi tìm được cùng một kết quả (xem phụ lục B) 1 3 giác tiền tệ là một hàm số ít nhất bậc 2, trong khi tác động lên tăng trưởng kinh tế dài hạn là hàm số bậc 1 đối với biến số ảo giác tiền tệ. Khi áp dụng mô hình vào số liệu kinh tế hàng năm của Hoa Kỳ từ 1960 đến 2006, chúng tôi nhận ra rằng kể cả khi mức độ ảo giác tiền tệ là thấp, ví dụ đối tượng đại diện bị ảnh hưởng chỉ 5% giá trị danh nghĩa vào quá trình ra quyết định, thì khi đó tổn thất phúc lợi bị ảnh hưởng không đáng kể ở mức 0.06% thu nhập thực tế, trong khi ảo giác này làm giảm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận ở mức 0.11 điểm phần trăm. Kết quả này bổ sung cho kết quả nghiên cứu của Basak and Yan (2010)3 , và làm gợi nhớ lại kết luận của Keynesian rằng một sự sai lệch nhỏ trong lí trí thuần túy chỉ làm phúc lợi tổn thất ở mức thấp, nhưng có thể có tác động đáng kể lên hậu quả kinh tế Akerlof (2002); Akerlof and Yellen (1985a); Mankiw (1985). Chúng tôi diễn giải trong lí thuyết, nhà ban hành chính sách tiền tệ có thể chọn mức tăng trưởng của cung tiền phù hợp để triệt tiêu tổn thất gây ra bởi ảo giác tiền tệ bằng cách điều chỉnh lại các sai lệch ở quyết định tiêu dùng/tiết kiệm. Chính sách tiền tệ này bao gồm cả một tỉ lệ lạm phát kì vọng khác 0 hoặc một lãi suất danh nghĩa hằng định sao cho sự sai lệch do việc đối tượng quan niệm sai lầm về tăng trưởng và rủi ro của tài sản thực bù trừ lẫn nhau. Có thể lập luận rằng ảo giác tiền tệ sẽ không còn trong mô hình dài hạn bởi vì khi đó đối tượng đã nhận thức được. Tuy nhiên, như Shafir et al. (1997) đã lập luận, ảo giác tiền tệ xuất hiện trong phần lớn các trường hợp bởi vì một cá nhân suy nghĩ dựa trên giá trị danh nghĩa thì dễ dàng và tự nhiên hơn là suy nghĩ về giá trị thực. Khuynh hướng này tồn tại dai dẳng, mặc cho sự cố gắng của nhà kinh tế trong việc cải thiện nhận thức của công chúng. Akerlof et al. (2000) đã sử dụng nhiều bằng chứng tâm lí học để chứng minh rằng chính lạm phát cao, chứ không phải thời gian, mới làm xua tan ảo giác tiền tệ. Lạm phát cao dễ bị chú ý nên người ta sẽ chủ động phân biệt sự khác nhau giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực. Kết quả định lượng của chúng tôi ủng hộ quan điểm tâm lí học này. Chúng tôi nhận thấy rằng tổn thất phúc lợi của ảo giác tiền tệ là nhỏ khi lạm phát thấp. Tổn thất này tăng một cách không tuyến tính theo tỉ lệ lạm phát kì vọng và trở thành tổn thất lớn khi lạm phát cao. Mô hình của chúng tôi làm sáng tỏ quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát4 . 3 Basak and Yan (2010) minh họa rằng tổn thất phúc lợi của ảo giác tiền tệ đối với nhà đầu tư là nhỏ trong một môi trường bình thường, trong khi tác động của nó lên cân bằng là đáng ghi nhận. 4 Chúng tôi lưu ý rằng cả lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều nội sinh. Mối quan hệ 4 Trong khi một số nhà nghiên cứu tìm được bằng chứng rằng mối quan hệ này nghịch biến (Barro, 1996; Chari et al., 1995), các nghiên cứu thực nghiệm khác chỉ ra rằng mối quan hệ này không bền vững (Bullard and Keating, 1995; Sarel, 1996; Bruno and Easterly, 1998; Dotsey and Sarte, 2000; Fischer et al., 2002; Khan and Ssnhadji, 2001). Chúng tôi chứng minh được mối quan hệ này phụ thuộc vào thái độ của đối tượng đại diện với rủi ro hoặc độ co dãn thay thế liên thời gian [elasticity of intertemporal substitution]5 . Trong trường hợp đặc biệt, tăng trưởng và lạm phát quan hệ nghịch biến (đồng biến) khi độ lớn của tham số tránh rủi ro lớn hơn (nhỏ hơn) đơn vị. Mối quan hệ này độc lập khi độ lớn của tham số tránh rủi ro bằng đơn vị. Phần tiếp theo của bài báo này được trình bày như sau. Trong phần 2, chúng tôi khảo sát các nghiên cứu có liên quan và chỉ ra tính phù hợp của mô hình của chúng tôi. Trong phần 3, chúng tôi nghiên cứu một mô hình MIU trong tăng trưởng nội sinh có sự hiện diện của ảo giác tiền tệ. Trong phần 4, chúng tôi phân tích các tác động định lượng của ảo giác tiền tệ và thảo luận về chính sách tiền tệ sao cho triệt tiêu được tổn thất phúc lợi gây ra bởi ảo giác tiền tệ. Chúng tôi kết luận trong phần 5, các chứng minh và các chi tiết kĩ thuật được trình bày trong phần phụ lục. 1.2 Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu của chúng tôi liên quan đến 2 xu hướng lí thuyết. Thứ nhất, nó liên quan đến lí thuyết về ảo giác tiền tệ, vào thời kì đầu của tiên của thế kỉ 206 . Fisher (1928) định nghĩa ảo giác tiền tệ như là "một sự thất bại trong nhận thức đồng đô la, hay bất kì đơn vị tiền tệ nào, đang mở rộng hoặc thu hẹp giá trị". Leontief (1936) định nghĩa sẽ không có ảo giác tiền tệ nếu các hàm số cung và cầu cùng thuần nhất bậc 0 với giá danh nghĩa. Điều này Leontief (1936) đã gọi là "nguyên lý thuần nhất" (homogeneity postulate). Bắt đầu từ Haberler and Haberler (1941), các tác giả khác đã sử dụng thuật ngữ ảo giác tiền tệ như là một khái niệm phá vỡ "nguyên lí thuần nhất" ở trên. Patinkin (1965) chỉ ra rằng việc sử dụng như thế này sẽ không chính xác khi có tính đến hiệu ứng cân bằng thực (real balance effect). Patinkin giữa chúng liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa tăng trưởng tiền tệ và tăng trưởng sản lượng bởi vì lạm phát được xác định bởi tăng trưởng tiền tệ. 5 Trong hàm tiện ích của chúng tôi, mức độ tránh rủi ro tương đối bằng nghịch đảo của độ co dãn thay thế liên thời gian. 6 Xem Howitt (1987) để có một tổng quan lí thuyết về ảo giác tiền tệ. 5 (1965) định nghĩa rằng "một cá nhân được xem như là chịu ảnh hưởng của ảo giác đó nếu hàm cầu thuần hàng hóa của anh ta không duy nhất phụ thuộc vào tương quan giữa giá cả và tài sản thực" Trong một mô hình tĩnh, sự thiếu vắng của ảo giác tiền tệ, theo Patinkin, tương đương với hành vi tiêu dùng có lí trí. Cho hàm cầu của một người là x∗i (p1 , ..., pn , W ) với các hàng hóa i = 1, ..., n, cùng với hàm cầu tiền là M ∗ (p1 , ..., pn , W ), hàm tiện ích được tối đa hóa U (x1 , ..., xn ; M, p1 , ..., pn ) sao cho thỏa mãn phương trình ngân sách p1 x1 + ... + pn xn + M = W , với W là tài sản danh nghĩa ban đầu. Hàm tiện ích bao gồm tiền M và giá danh nghĩa pi bởi vì tiền được giả định như có thể sinh ra những dịch vụ ẩn có giá trị phụ thuộc vào giá cả7 . Hàm U được gọi là không có ảo giác nếu nó thuần nhất bậc 0 với (M, p1 , ..., pn ). Dễ dàng chứng minh được x∗i không có ảo giác theo cách diễn giải của Patinkin khi và chỉ khi các biến này có thể suy ra từ hàm U không có ảo giác (xem Dusansky and Kalman 1974; Howitt and Patinkin 1980). Sử dụng lí thuyết sở thích bộc lộ trong môi trường tĩnh, Löffler (2001) đưa ra một nền tảng tiên đề cho một hàm tiện ích để trình bày một hàm cầu vi phạm thuộc tính thuần nhất bậc 0 của tài sản, từ đó làm xuất hiện ảo giác tiền tệ. Ông ấy đã chứng minh hàm tiện ích này phụ thuộc vào thịnh vượng danh nghĩa. Mô hình của chúng tôi về ảo giác tiền tệ kế thừa những nghiên cứu trước đây và mở rộng nó trong môi trường động. Môi trường của chúng tôi liên hệ mật thiết với mô hình của Basak and Yan (2010) và bao hàm cả mô hình đó như một trường hợp đặc biệt. Có những xu hướng tiếp cận mô hình khác trong các nghiên cứu gần đây. Akerlof et al. (2000) giả định rằng năng suất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào lương danh nghĩa mà doanh nghiệp đó trả so với một mức lương danh nghĩa được tham khảo. Một mức lương tham khảo doanh nghĩa của doanh nghiệp bị ảo giác đánh giá thấp lạm phát. Trong một mô hình lương có hiệu quả, Shafir et al. (1997) mô hình hóa ảo giác tiền tệ bằng cách giả định nỗ lực người lao động bị ảo giác không chỉ phụ thuộc vào mức lương thực, mà còn vào tỉ lệ giữa mức lương danh nghĩa hiện tại và mức lương danh nghĩa trong quá khứ. Trong mô hình 2 thời kì, Cohen et al. (2005) giả định rằng (i) một đối tượng bị ảo giác tiền tệ tối đa hóa tiện ích kì vọng thông qua tài sản danh nghĩa thay vì tài sản thực, và (ii) đối tượng này tin rằng tăng trưởng danh nghĩa của tài sản doanh nghiệp Có những lí do khác giải thích vì sao sở thích phụ thuộc vào giá cả. Ví dụ, Pollak (1977) và Veblen (1899) tham luận rằng mọi người nhận định chất lượng thông qua giá cả hoặc giá cao làm cho hàng hóa trở nên đáng giá hơn. 7 6 không phụ thuộc vào lạm phát. Piazzesi and Schneider (2008) giả định một đối tượng bị ảo giác tiền tệ có một hàm tiện ích tiêu chuẩn của tiêu dùng thực, nhưng đối tượng này tin tưởng một cách sai lệch rằng lợi nhuận danh nghĩa của một tài sản không phụ thuộc vào lạm phát. Thứ hai, nghiên cứu của chúng tôi liên quan đến mảng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Hầu hết các nghiên cứu trong mảng này là thực nghiệm và cung cấp chứng cứ hỗn hợp về mối quan hệ này. Mô hình lí thuyết tiêu chuẩn không thể lí giải được chứng cứ này. Như đã đề cập trong phần giới thiệu, Barro (1996) và Chari et al. (1995) báo cáo mối quan hệ là nghịch biến. Chari et al. (1995) sử dụng 4 dạng của mô hình tăng trưởng nội sinh (mô hình Ak một thời kì, mô hình AK 2 thời kì, mô hình vốn nhân lực của Lucas (1988), và mô hình hiệu ứng ngoại lai của Romer (1986)) để giải thích về mối quan hệ nghịch biến này. Họ tranh luận rằng vấn đề của các mô hình chuẩn có lẽ do giả định giới hạn tiêu chuẩn của chúng rằng tất cả tiền tệ được nắm giữ công khai để thực hiện giao dịch. Khi mô hình được điều chỉnh sao cho ngân hàng có vai trò giữ tiền, mô hình cho kết quả tốt hơn. Jones and Manuelli (1995) nghiên cứu 2 mô hình phát triển nội sinh (mô hình AK và mô hình Lucas, 1988) với cầu tiền được đưa vào thông qua các ràng buộc CIA (cash-in-advance). Họ đã chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng phụ thuộc vào lạm phát có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không. Một vài nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng và lạm phát là không vững chắc (Bullard and Keating, 1995; Sarel, 1996; Bruno and Easterly, 1998; Dotsey and Sarte, 2000; Fischer et al., 2002; Khan and Ssnhadji, 2001). Bullard and Keating (1995) cho thấy một cú sốc lạm phát thường xuyên không tương quan với một thay đổi thường xuyên của đầu ra thực ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Sarel (1996) tìm được bằng chứng về một điểm gãy cấu trúc của hàm số liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Dotsey and Sarte (2000) đưa ra một mô hình tăng trưởng AK nội sinh với ràng buộc CIA và chính sách tiền tệ không chắc chắn. Họ cho thấy lạm phát và tăng trưởng nghịch biến trong dài hạn nhưng lại đồng biến trong ngắn hạn. Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp vào cả 2 xu hướng lí thuyết ở trên. Trong giới hạn hiểu biết của mình, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên khám phá ra tác động của ảo giác tiền tệ lên mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. 7 1.3 Mô hình Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu môi trường mô hình và sau đó phân tích bài toán tối ưu hóa của đối tượng. Sau cùng, chúng tôi mô tả đặc điểm của cân bằng tiền tệ có cạnh tranh. 1.3.1 Môi trường Chúng tôi xem xét một nền kinh tế bao gồm một đối tượng nghiên cứu đại diện và 1 nhà ban hành chính sách tiền tệ. Thời gian trong mô hình là liên tục và không giới hạn. Để tạo được tăng trưởng dài hạn nội sinh, chúng tôi sử dụng mô hình AK một thời kì đơn giản (Jones and Manuelli, 1990; Rebelo, 1990). Mô hình này dễ phân tích và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát (Dotsey and Sarte, 2000; Chari et al., 1995). Không giống như mô hình AK tất định tiêu chuẩn (standard deterministic AK model), chúng tôi đưa yếu tố bất định vào kĩ thuật sản xuất giống như Eaton (1981) để làm rõ cách thức một môi trường bất định có thể khuếch đại tác động của ảo giác tiền tệ. Tại mỗi điểm thời gian, đối tượng nghiên cứu quyết định tiêu dùng bao nhiêu và đầu tư bao nhiêu tổng tài sản vào vốn sản xuất, trái phiếu danh nghĩa và tiền mặt. Trái phiếu danh nghĩa có một lãi suất danh nghĩa cơ bản R và đang ở trạng thái cân bằng thị trường. Lãi suất danh nghĩa R là nội sinh và là một hằng số trong cân bằng. 1.3.1.1 Sở thích Để xác định vai trò của tiền tệ, chúng tôi sử dụng công thức Sidrauski (1967a,b) của hàm Money-In-the-Utilty (MIU). Cụ thể, đối tượng nghiên cứu tạo ra tiện ích phát sinh từ tiêu dùng và tiền mặt. Không giống như công thức tiêu chuẩn, chúng tôi giả định đối tượng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của ảo giác tiền tệ. Để kiểm soát được ảo giác tiền tệ này, chúng tôi sử dụng hàm số tiện ích kì vọng có tính đến yếu tố thời gian như sau:  ∞  ˆ (1) e−ρt U (ct , Mt , Pt )dt E   0 với (ct ), (Mt ) và (Pt ) lần lượt là chuỗi tiêu dùng, tiền mặt và giá cả. Như trong phần 2, chúng tôi định nghĩa hàm U không có ảo giác nếu nó thỏa mãn 8 tính thuần nhất bậc 0 đối với M và P . Như vậy, để có ảo giác tiền tệ trong mô hình, thuộc tính thuần nhất bậc 0 này phải được phá bỏ. Bởi vì chúng tôi phân tích tăng trưởng trong dài hạn, chúng tôi cần một hàm tiện ích để thỏa mãn thuộc tính thuần nhất trong tiêu dùng (certain homogeneity property in consumption). Yêu cầu này đưa chúng tôi đến một dạng đặc biệt của hàm CES 1−ϕ 1−ϕ (1−γ)/(1−ϕ)   1 (α c1−θ (P c)θ + (1 − α) (M/P )1−θ M θ ) 1−γ (2) với γ > 0 là tham số tránh né rủi ro, 1/ϕ > 0 là độ co giãn thay thế giữa tiêu dùng và tiền mặt, và α ∈ (0, 1) đại diện cho tỉ trọng tương đối giữa tiêu dùng và tiền mặt. Tham số quan trọng nhất θ ∈ [0, 1] đại diện cho độ ảo giác tiền tệ. Trong trường hợp θ = 0 là không có ảo giác và trường hợp θ = 1 có nghĩa là ảo giác hoàn toàn. Có thể giải nghĩa như sau: đối tượng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của cả giá trị thực và giá trị danh nghĩa, với giá trị của θ được tính theo giá trị danh nghĩa. Điều này phù hợp với cách giải thích theo nghĩa tâm lí học của ảo giác tiền tệ của Shafir et al. (1997), trong đó họ đã đưa ra lập luận rằng “mọi người đều nhận thức được sự khác nhau giữa giá trị thực và giá trị danh nghĩa, nhưng trong một thời điểm riêng lẻ, hoặc một thời gian ngắn, tiền là một đơn vị dễ nhận biết và tự nhiên, mọi người thường thiên về giá trị danh nghĩa khi giao dịch. Kết quả là, mức giá của giao dịch thường là một sự pha trộn giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực. Điều này dẫn đến ảo giác tiền tệ”. Chúng ta không nên hiểu về mô hình giá trị theo nghĩa đối tượng thích mức giá cao. Thay vào đó, hàm giá trị cho thấy một đối tượng bị ảo giác tạo ra tiện ích từ sự pha trộn nhận thức sai lệch của anh ta về tiêu dùng thực và tiêu dùng danh nghĩa, c1−θ (P c)θ , cũng như cân bằng tiền tệ thực và danh nghĩa, (M/P )1−θ M θ Công thức CES ở trên tương đồng với một vài trường hợp nổi tiếng. Trong trường hợp γ = 1 tương đương với hàm tiện ích logarit, và trường hợp ϕ = 1 tương đương với công thức sau: U (c, M, P ) = U (c, M, P ) = 1 (cα (M/P )1−α )1−γ P θ(1−γ) 1−γ (3) Cho θ = 0, hàm này được sử dụng bởi Fischer (1979) trong nghiên cứu về đường chuyển đổi của tích lũy tư bản, và bởi Lucas Jr (2001) trong nghiên cứu về tổn thất phúc lợi của lạm phát. Khi chúng tôi nghiên cứu về mô hình 9 CIA trong phụ lục B, tiền tệ không được đưa vào hàm tiện ích. Vì vậy, chúng tôi sử dụng dạng đặc biệt sau: U (c, M, P ) = [c1−θ (P c)θ ]1−γ 1−γ (4) Hàm này được sử dụng đầu tiên bởi Basak and Yan (2010) trong một mô hình kinh tế trao đổi thuần túy. Phương trình của chúng tôi ở (2) mới và khái quát phương trình được sử dụng bởi Basak and Yan (2010). 1.3.1.2 Kĩ thuật tạo thu nhập Giả định đối tượng được nghiên cứu của chúng tôi sử dụng một kĩ thuật có lợi nhuận thu được giới hạn trong một phạm vi. Cụ thể, với kt đơn vị vốn thực ở thời điểm t, kĩ thuật này đem về một kết quả kinh tế có tính ngẫu nhiên theo dạng của chuyển động Brown hình học như sau: dyt = Akt dt + kt σk dzt (5) trong khoảng thời gian dt, với A > 0, σk > 0 và (zt ) là một chuyển động Brown tiêu chuẩn (cụ thể, dzt là một biến ngẫu nhiên độc lập có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai bằng dt). Ở đây, dzt đại diện cho một cú sốc cung. Để đơn giản hóa, chúng tôi giả định vốn không bị sụt giá. Đặc điểm này là cốt yếu để việc tính toán có thể khả thi cho ra kết quả trong một mô hình động và không chắc chắn như trên. Điều này đã được sử dụng bởi Eaton (1981), Turnovsky (1993) và Rebelo and Xie (1999) cùng với những người khác. 1.3.1.3 Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ được giả định là có tăng trưởng tiền tệ đơn giản, sao cho cung tiền Mt , thỏa mãn phương trình dMt = µMt dt (6) với µ > 0 là hằng số tăng trưởng tiền tệ. Bất kì chính sách cung tiền nào cũng được thực hiện bởi một chính sách lưu chuyển tài khóa, nghiệp vụ thị trường mở, hoặc cả hai. Tại điểm khởi đầu, chúng tôi giả định rằng đối tượng nghiên cứu sử dụng lưu chuyển trọn gói (một lần, bao gồm thuế, phí, các khoản viện trợ...) theo thời gian thực (real lump-sum transfers), như sau: 10 vt = µ Mt Pt (7) Những giả định khác cách thực hiện tăng trưởng cung tiền có thể đẫn đến những kết luận khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Vi dụ, thực hiện tăng cung tiền để hỗ trợ cho việc hình thành tư bản hoặc giảm thiểu các biến dạng do thuế có thể thúc đẩy tăng trưởng. 1.3.1.4 Cân bằng Một cân bằng tiền tệ có cạnh tranh bao gồm các tiến trình ngẫu nhiên (ct ), (kt ), (Bt ), (Pt ), và R phải thỏa mãn các điều kiện sau: 1. đối tượng nghiên cứu tối ưu hóa tiện ích bằng cách đưa phương trình (1) và (2) áp dụng vào giới hạn ngân sách dkt + RBt dBt dMt + = (Akt − ct )dt + kt σt dzt + dt + vt dt Pt Pt Pt (8) với k0 được cho trước, Pt biểu thị mức giá ngày t, Bt và Mt tỉ lệ trái phiếu và tiền mặt nắm giữ ngày t, vt biểu thị giá trị thực ngày t của lưu chuyển tiền tệ. Nếu vt < 0, có nghĩa là thuế trọn gói 2. Tất cả các thị trường được đơn giản hóa với Bt = 0, Mt = Mt tại bất kì thời điểm t nào, khi đó dkt = (Akt − ct )dt + kt σt dzt (9) 3. Chính sách tiền tệ thỏa mãn các phương trình (6) và (7) 1.3.2 Quyết định tiêu dùng/tiết kiệm Để giải quyết vấn đề cân bằng tiền tệ có cạnh tranh, trước tiên, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề lựa chọn của đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp quy hoạch động với giá cả và lưu chuyển tiền tệ đã xác định ở trên. Vì vậy, chúng tôi cần xác định chuyển động của mức giá Pt và lưu chuyển tiền tệ vt . 11 Chúng tôi ước đoán quy luật cân bằng của chuyển động của Pt tuân theo chuyển động Brown hình học dPt = πdt − σP dzt Pt (10) P0 = 1, σP > 0 với dzt , đại diện cho cú sốc cung, là biến bất định duy nhất trong mô hình này. Trong phương trình phỏng đoán (10), tỉ lệ lạm phát kì vọng (1/dt)E[dPt /Pt ] bằng hằng số π và tỉ lệ lạm phát không được kì vọng được biểu thị bằng −σP dzt . Ở phần sau, chúng tôi sẽ tính toán π và σP và xác nhận ước đoán của phương trình (10) là đúng trong cân bằng Lưu ý là dấu trừ (−) trong vế phải của phương trình (10) biểu thị ý nghĩa rằng một cú shock cung có giá trị dương sẽ làm giảm mức giá. Áp dụng bổ đề Ito, ta suy ra giá cả của tiền tệ, 1/Pt , cũng tuân theo chuyển động Brown hình học:    2  1 1 σP σP π 1 2 d = − 2 dPt + 3 (dPt ) = dt + − dzt (11) Pt Pt Pt Pt Pt Pt Chúng tôi định nghĩa mức tài sản thực ròng của đối tượng nghiên cứu đối với dòng lưu chuyển trọn gói trong tương lai như sau wt = kt +Bt /Pt +Mt /Pt . Từ định nghĩa này ta suy ra:     Bt Mt dwt = dkt + d +d (12) Pt Pt Suy ra từ bổ đề Ito, d(Mt /Pt ) và d(Bt /Pt ) được viết lại như sau:     1 dMt Mt = d + Mt d Pt Pt Pt và d  Bt Pt  dBt + Bt d = Pt  1 Pt  (13) (14) Đến đây, chúng tôi sẽ sử dụng phương trình (11), (13) và (14) để viết lại phương trình ngân sách của đối tượng nghiên cứu (8) như sau   dBt dMt 1 dwt = dkt + (15) + + (Bt + Mt ) d Pt Pt Pt    RBt = (Akt − ct ) dt + kt σk dzt + dt + vt dt + (wt − kt ) σP2 − π dt + σP dzt Pt 12 Đặt kt = φt wt và Bt /Pt = ψt wt , với φt và ψt sẽ được xác định sau. Suy ra Mt /Pt = (1 − φt − ψt )wt . chúng tôi có thể viết lại phương trình ngân sách (15) như sau    dwt = wt Aφt + Rψt + (1 − φt ) σP2 − π + vt − ct dt+[φt σk + (1 − φt ) σP ] wt dzt (16) chúng tôi ước đoán rằng trong cân bằng, φt có giá trị là một hằng số, như sẽ chỉ ra ở phương trình (24) dưới đây. Bởi vì trong cân bằng, Bt = 0 và ψt = 0, vì vậy chúng tôi có Mt = wt (1 − φ∗ ) Pt (17) Phương trình này có dạng giống như phương trình cầu tiền trong lí thuyết định lượng tiền tệ bởi vì tài sản tỉ lệ với tổng thu nhập trong cân bằng. Áp dụng bổ đề Ito vào phương trình này và kết hợp với hệ số khuếch tán trong phương trình (17), chúng tôi đạt được φ∗ σk + (1 − φ∗ )σP = σP suy ra σP = σk . Khác với lạm phát kì vọng, giá cả thay đổi nghịch biến và tỉ lệ một đối một với cú sốc cung. Kết quả này biểu thị một thực tế rằng hàm sản lượng thì tuyến tính theo kt , và cầu tiền thực tỉ lệ với tài sản và vốn. Tiếp theo, chúng tôi sẽ chuyển sang khảo sát biến thiên của lưu chuyển vt . Lưu chuyển này phụ thuộc vào cân bằng của mức độ nắm giữ tiền mặt, và phụ thuộc vào mức tổng tài sản của nền kinh tế, kí hiệu bằng w. Vì vậy cần thiết phải tìm nguồn gốc biến thiên của tổng tài sản. Theo Rebelo and Xie (1999), chúng tôi ước đoán tổng tài sản tuân theo quá trình khuếch tán: dwt = f (wt ) dt + h (wt ) dzt (18) với f và h là những hàm sẽ được xác định sao cho nó phù hợp với mức tài sản của đối tượng nghiên cứu, wt = wt . Trong trường hợp này, lưu chuyển trọn gói thỏa mãn vt = µM t /Pt = µwt (1 − φ∗ ) (19) Chúng tôi giờ đã sẵn sàng để giải bài toán quy hoạch động của đối tượng kinh tế, với 3 quy luật chuyển động (10), (15) và (18) lần lượt cho Pt , wt và wt . Theo thông thường các biến mức tài sản của đối tượng và mức giá là các biến trạng thái. Trong quá trình giải bài toán ra quyết định, đối tượng 13 nghiên cứu nhận lưu chuyển trọn gói. Vì vậy, anh ta phải tính đến quy luật chuyển đổi của mức tổng tài sản. Điều này ngụ ý rằng mức tổng tài sản nên là một biến trạng thái. Theo thuộc tính thuần nhất của hàm tiện ích, chúng tôi ước đoán hàm giá trị có dạng như sau: (w + βw)1−γ θ(1−γ) P J (w, w, P ) = b 1−γ (20) với b và β là các hằng số. Sử dụng lí thuyết quy hoạch động chuẩn, hàm giá trị thỏa mãn phương trình Hamilton-Jacobi-Bellman (HJB) sau: 0 = maxU (c, M, P ) − ρJ (w, w, P ) (21) φ,ψ    +J1 (w, w, P ) w Aφ + Rψ + (1 − φ) σk2 − π + v − c +J2 (w, w, P ) f (w) + J3 (w, w, P ) P π 1 1 1 + J11 (w, w, P ) σk2 w2 + J22 (w, w, P ) [h (w)]2 + J33 (w, w, P ) [P σk ]2 2 2 2 2 +J12 (w, w, P ) h (w) wσk − J13 (w, w, P ) wP σk − J23 (w, w, P ) h (w) P σk với U được định nghĩa trong phương trình (2). Giải phương trình này, ta được: Mệnh đề 1 Cho   ρ − (1 − γ) A 1 σk2 2 θ (γ − 1) η≡ π+ + (1 − γ) σk + ((γ − 1) (2 − θ) − 1) > 0 γ 2 γ 2 (22) Cho mức giá, mức tổng tài sản, và lưu chuyển lần lượt thỏa mãn phương trình (10), (18) và (19), với σP = σk , f (w) = (A − η) w (23) h (w) = σk w và φ∗ = 1 − η R+ 14  αR 1/ϕ 1−α −µ (24) thì hàm giá trị được cho bởi phương trình (20) với b và β được cho bởi b=η −γ  R 1−α γ−1 α  " αR 1−α β =µ R+  (1−ϕ)/ϕ αR 1−α + (1 − α) 1/ϕ −µ #−1 !(1−γ)ϕ/(1−ϕ) (25) (26) Hơn nữa, lãi suất danh nghĩa thỏa mãn R = A + π − σk2 = A + π − σP2 Quy tắc tiêu dùng tối ưu được xác định bằng  αR 1/ϕ η 1−α (w + βw) c=  1/ϕ αR R + 1−α (27) (28) Quy tắc cầu tiền tối ưu được xác định bằng M η =  (w + βw) αR 1/ϕ P R + 1−α (29) Phương trình (27) là phương trình Fisher đã hiệu chỉnh cho các nhân tố bất định. Nó cho thấy lãi suất danh nghĩa bằng với lãi suất thực kì vọng, A, cộng với tỉ lệ lạm phát kì vọng trừ đi mức độ biến động của tỉ lệ lạm phát, σP2 . Phương trình này được suy ra từ mô hình không arbitrage đơn giản. Khi có sự hiện diện của lạm phát không kiểm soát, lãi suất danh nghĩa nói chung là không bằng lãi suất thực kì vọng cộng với lạm phát kì vọng. Điều này dẫn đến một thực tế là, nhìn chung, E(1/P ) 6= 1/E(P ) khi lạm phát là ngẫu nhiên, xem (Fischer, 1975) Quan trọng hơn, mệnh đề 1 xác nhận hàm ước đoán giá trị (20) là chính xác. Mệnh đề 1 cũng mô tả đặc điểm của các quy luật ra quyết định của đối tượng nghiên cứu. Để nói thêm về các luật ra quyết định này, chúng tôi trước hết cần phân tích trường hợp đặc biệt với θ = 0. Trường hợp này mô tả hành vi của các đối tượng thuần lí trí và không có ảo giác tiền tệ. Trong trường hợp này, cũng giống như trong lý thuyết lựa chọn danh mục Merton (1969), một đối tượng hoàn toàn lí trí tiêu dùng một phần cố định tài sản của mình phân phối một phần cố định khác tài sản của mình dưới dạng tiền 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan