Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ xvi đến đầu thế ...

Tài liệu Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ xvi đến đầu thế kỷ xix

.PDF
81
3
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN --------------------------------------------------- PHẠM THỊ THU PHƢƠNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ CA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ THU PHƢƠNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ CA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vi Thái Lang HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Triết học, Phòng Đào tạo sau đại học, các Quý Thầy Cô giáo đã giảng dạy, trang bị những kiến thức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo, TS. Vi Thái Lang - ngƣời đã khuyến khích và tận tình chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể đồng nghiệp nơi tôi công tác - Trƣờng THPT Sóc Sơn - đã luôn tạo điều kiện tốt cho tôi học tập trong toàn khóa học. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 Tác giả Phạm Thị Thu Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 Tác giả Phạm Thị Thu Phương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội UNDP: United Nations Development Programme HDI: Human Development Index MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 8 8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8 Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ CA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX ........................................ 9 1.1. Điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ..................................... 9 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 9 1.1.2. Điều kiện chính trị .......................................................................... 12 1.1.3. Tiền đề văn hóa - tƣ tƣởng .............................................................. 14 1.2. Đặc điểm thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX............ 24 1.2.1. Một số quan niệm về “thơ” và “thơ ca” ........................................ 24 1.2.2. Sự phát triển của thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ........................................................................................................ 28 Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌCVỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ CA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX ........................................................................................................... 31 2.1. Tƣ tƣởng về sự sinh thành và bản tính con ngƣời ................................ 31 2.1.1. Về sự sinh thành con ngƣời ............................................................ 31 2.1.2. Về bản tính con ngƣời ..................................................................... 36 2.2. Tƣ tƣởng về mối quan hệ giữa con ngƣời và thế giới........................... 39 2.3. Tƣ tƣởng về đối nhân xử thế ................................................................. 43 2.3.1. Tƣ tƣởng về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời ............... 43 2.3.2. Tƣ tƣởng nhân nghĩa ...................................................................... 47 2.3.3. Tƣ tƣởng vô sự ................................................................................ 52 2.4. Một số giá trị của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca ViệtNam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ............................................................... 57 2.4.1. Những giá trị tích cực của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ......................................... 57 2.4.2. Những hạn chế của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX .............................................. 60 2.4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với quá trình xây dựng con ngƣời mới Việt Nam .................................................................................. 62 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 70 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con ngƣời là vấn đề trung tâm của mọi nghiên cứu khoa học. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều điều lý thú về con ngƣời. Trong quá khứ, hiện tại và mãi mãi về sau, con ngƣời vẫn là một đề tài phong phú, hấp dẫn cho mọi lĩnh vực nghiên cứu, nhất là triết học và các khoa học nhân văn. Trung Quốc và Ấn Độ đƣợc coi là cái nôi của văn minh nhân loại. Đồng thời, đây cũng là trung tâm ra đời những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà tƣ tƣởng có nghiên cứu về thế giới tự nhiên, nghiên cứu về quỷ thần.v.v. nhƣng cũng chỉ nhằm mục đích lý giải cuộc sống và số phận con ngƣời trong thế giới này với tất cả những hạnh phúc, đau khổ, niềm tin, khát vọng của chính con ngƣời. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hƣởng nhiều từ hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ, do đó, cũng đã kế thừa đƣợc khá nhiều thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng. Trƣớc đây, Việt Nam có truyền thống văn, sử, triết bất phân. Triết học ở Việt Nam chƣa giữ vai trò là một môn khoa học độc lập. Các tƣ tƣởng, các học thuyết triết học chủ yếu ẩn chứa bên trong các tác phẩm văn học, sử học.Vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề quan niệm triết học về con ngƣời trong thơ ca là một trong những góc độ nghiên cứu nhằm làm nổi bật lên tƣ tƣởng của các bậc tiền bối, giúp thiết lập đƣợc chiếc cầu nối giữa ngƣời xƣa và ngƣời sau. Quan niệm về con ngƣời trong thơ ca, tuy không đồng nhất với con ngƣời trong triết học nhƣng lại có những ảnh hƣởng nhất định. Con ngƣời trong thơ ca là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, nó khác với con ngƣời theo quan niệm của triết học. Thế nhƣng, xét trong tính tổng thể, cả triết học và văn học đều là những hình thái ý thức xã hội nên không thể không có 1 những nguồn gốc tƣơng đồng. Vì thế, những quan niệm về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam luôn chịu sự quy định của các quan niệm chính trị, xã hội và tƣ tƣởng triết học đƣơng đại. Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế, vấn đề văn hóa, lối sống của con ngƣời Việt Nam đang bị tác động, lay chuyển nhanh chóng cả về những mặt tích cực và những yếu tố tiêu cực. Những giá trị nhân văn truyền thống hàng ngàn năm của con ngƣời Việt Nam đang có nguy cơ bị biến dạng, bị mai một theo năm tháng. Một số giá trị thực dụng, chạy theo lối sống thiên về vật chất tầm thƣờng đang đƣợc hình thành;.v.v. Vì lẽ đó, những giá trị về đạo đức làm ngƣời, đạo lý Thánh hiền;.v.v. cần đƣợc tìm hiểu, khơi dậy để đánh thức và đƣa con ngƣời trở lại với “con ngƣời” nhân văn phƣơng Đông và đặc thù Việt Nam. Từ trƣớc đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề con ngƣời ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề quan niệm về con ngƣời trong thơ ca đƣợc xem xét dựa trên cơ sở tƣ duy triết học vẫn còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc tập hợp quy mô, hoàn chỉnh. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX” làm đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc những kết quả mới có ý nghĩa. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Con ngƣời luôn là đề tài hấp dẫn đối với mọi khoa học. Vấn đề quan niệm về con ngƣời ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo thời gian, số lƣợng các công trình nghiên cứu ngày càng tăng lên. Giá trị ẩn chứa trong các quan niệm về con ngƣời vì thế cũng ngày càng đƣợc khám phá dƣới nhiều góc độ. Điều này tạo cơ hội cho những ngƣời đi sau có một nền tảng kiến thức vững chắc để kế thừa. Song, nó cũng đặt ra thách thức là phải làm sao để không dẫm lên lối mòn khoa học của ngƣời đi trƣớc. Xung quanh vấn đề quan niệm về con ngƣời, đã có nhiều công trình 2 khoa học trong nƣớc và cả nƣớc ngoài nghiên cứu.Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ chọn những công trình gần với đề tài nghiên cứu để phân tích, xem xét và kế thừa. - Trong cuốn“Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam”của Trần Đình Sử ở phần “Sự vận động và phát triển của con ngƣời trong thơ Việt Nam trung đại”, ông cho rằng, qua các giai đoạn văn học, dƣới ảnh hƣởng của tƣ tƣởng chính thống và hoàn cảnh lịch sử xã hội mà con ngƣời trong thơ trung đại cũng có sự thay đổi. Từ con ngƣời sử thi trong thơ Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung;.v.v. với tình cảm yêu nƣớc có sức lay động mãnh liệt đến con ngƣời khí tiết biết giữ mình trong sạch, biết ứng xử trƣớc thời thế dƣới sự chỉ dạy của Nho giáo. Bƣớc sang giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII cùng với sự ra đời của thơ chữ Nôm, con ngƣời trong thơ cũng mở rộng về giá trị riêng tƣ, trần tục, ít quan phƣơng hơn so với giai đoạn trƣớc. Trong khi đó, theo bƣớc đi của lịch sử, cùng với sự suy thoái của xã hội phong kiến, sự trỗi dậy của ý thức cá nhân nên con ngƣời trong thơ giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX lại nghiêng về những khát khao trần tục. - Trong cuốn “Về con ngƣời cá nhân trong văn học cổ Việt Nam” của nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vƣơng, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân, qua chƣơng “Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện cái tôi tác giả”, các nhà nghiên cứu đã phân tích một cách cụ thể những vẻ đẹp của tâm hồn con ngƣời trong mối tƣơng quan với thiên nhiên, xem thiên nhiên nhƣ thƣớc đo nhân cách của nhà Nho. Đồng thời trong công trình này, nhóm nghiên cứu cũng đề cập một cách khái quát về con ngƣời cá nhân trong thơ, biểu hiện những vẻ đẹp về nhân cách. - Giáo sƣ Lê Trí Viễn trong công trình “Đặc trƣng văn học trung đại Việt Nam” có giới thuyết về khả năng nhận thức trƣớc tự nhiên của con ngƣời trung đại. Tác giả vạch ra ba dạng cảm thức: con ngƣời thấy mình trong tự 3 nhiên, thấy trong con ngƣời mình có cả vũ trụ, nhìn sự vật trong thế giới để thấy một ngụ ý hay một lời giáo huấn. Tiếp đến, tác giả đi vào giới thiệu cảm thức về thời gian và không gian của con ngƣời thời trung đại, từ đó đi đến khẳng định thế giới và con ngƣời là một. - “Con ngƣời nhân văn trong thơ ca sơ kì trung đại” của Đoàn Thị Thu Vân là công trình trực tiếp đề cập đến vấn đề con ngƣời nhân văn trong thơ Nguyễn Trãi. Để không lặp lại những điều mà các nhà nghiên cứu đã nhận định về con ngƣời siêu việt ấy, tác giả chỉ xoáy sâu vào khía cạnh một con ngƣời biết tìm niềm vui sống, thể hiện trong cách sống giản dị mà tự do phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên vạn vật và con ngƣời lao động. - Luận văn thạc sĩ “Văn học thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam”(2004) của tác giả Nguyễn Thanh Hoài cũng đã có những luận bàn về vấn đề con ngƣời trong phần “Nội dung văn chƣơng nhà Nho ẩn dật thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII”. Nhờ sự xuất hiện của các nhà Nho ẩn dật này mà văn học Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mới về mặt nội dung, đặc biệt là những nội dung xoay quanh con ngƣời, góp phần làm phong phú hơn cho hệ tƣ tƣởng Việt Nam thời kỳ trung đại. - Trong cuốn luận văn tốt nghiệp “Vấn đề con ngƣời trong triết học Trung Hoa cổ đại” (2009) của tác giả Mai Thị Cẩm Nhung đã trình bày một cách hệ thống các quan điểm của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia về vấn đề con ngƣời. Hệ thống quan điểm này đã giúp tôi có thêm đƣợc cơ sở lý luận để xây dựng nên các luận điểm về con ngƣời phƣơng Đông nói chung và con ngƣờiởViệt Nam nói riêng. - Luận văn thạc sĩ “Con ngƣời nhân văn trong tiến trình văn học trung đại qua thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du” (2010)của tác giả Nguyễn Thị Huyền Thƣơng đã có những khám phá khá mới mẻ về vấn đề con ngƣời trong thơ ca Việt Nam thời kỳ trung đại. Luận vănđã trình bày một 4 cách có hệ thống những khía cạnh về con ngƣời nhân văn đƣợc thể hiện qua tƣ tƣởng của ba nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du. Qua đó, ngƣời đọc có đƣợc hình dung về quá trình vận động, phát triển của con ngƣời qua các chặng đƣờng của văn học trung đại. - Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sự phát triển con ngƣời, lấy đó làm cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận cho nghiên cứu về sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam. Đó là các công trình: “Tƣ tƣởng về sự giải phóng con ngƣời trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của Trần Hữu Tiến, trích trong “Sống mãi với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998), “Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con ngƣời và sự nghiệp giải phóng con ngƣời”, của Bùi Bá Linh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003);.v.v. - Cũng có một số ngƣời đi vào nghiên cứu các khía cạnh xã hội khác nhau về con ngƣời nhƣ về chính sách y tế, giáo dục, chính sách xóa đói, giảm nghèo.v.v. từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phục vụ các yêu cầu về phát triển con ngƣời mới. Có thể kể ra các công trình nhƣ: “Về phát triển toàn diện con ngƣời thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2001); “Tính tƣơng thích giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế trong phát triển con ngƣời ở Việt Nam” của Đặng Quốc Bảo, trong tạp chí Nghiên cứu con ngƣời, số 2, (2002); “Nhà nƣớc và sự phát triển con ngƣời trong quá trình đổi mới ở Việt Nam” của Bùi Tất Thắng trong tạp chí Nghiên cứu con ngƣời, số 2, (2002);.v.v. - Vấn đề phát triển con ngƣời và xác định nội hàm của khái niệm “phát triển con ngƣời” đƣợc UNDP (United Nations Development Programme) đƣa ra vào năm 1990 trong “Báo cáo phát triển con ngƣời” (Human Development Report - HDR). Hàng năm “Báo cáo phát triển con ngƣời” của UNDP đƣợc 5 xuất bảnđể đánh giá những thành tựu và hạn chế của các quốc gia về phát triển con ngƣời, nghiên cứu những cơ hội và thách thức cũng nhƣ trao đổi những kinh nghiệm về phát triển con ngƣời trên phạm vi thế giới vì sự tiến bộ và văn minh của nhân loại. Đây là tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình tác giả của luận văn này nghiên cứu về định hƣớng phát triển con ngƣời sao cho phù hợp với những yêu cầu của thời đại. Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, các trào lƣu triết học, các tôn giáo ra đời. Các nhà tƣ tƣởng, các triết gia, các tôn giáo lớn nhƣ Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo;v.v. đều đem con ngƣời ra để luận giải theo những quan niệm riêng của mình. Nhìn chung, các công trình đều khẳng định nghiên cứu vấn đề con ngƣời mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Vấn đề con ngƣời trong triết học và quan niệm về con ngƣời trong thơ ca trung đại Việt Nam đã đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập trên nhiều bình diện khác nhau. Nhƣng để đánh giá đúng đắn, sâu sắc vấn đề vẫn cần có những chuyên đề đi sâu vào các tác phẩm với những nội dung cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Lý giải những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Hệ thống hóa và phân tích một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó, chỉ ra một số giá trị của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với việc xây dựng con ngƣời Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích những điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học về con ngƣời 6 trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Đi sâu lý giải một số nội dung của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Chỉ ra ý nghĩa của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với việc xây dựng và phát triển con ngƣời Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung làm sáng tỏ tƣ tƣởngtriết học về con ngƣời trong phạm vi thơ ca Việt Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XIX qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Tìm hiểu vấn đề quan niệm triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, cơ sở lý luận mà tôi viện đến là chủ nghĩa Mác - Lênin; những quan niệm, đƣờng lối của Đảng và các tƣ tƣởng truyền thống của dân tộc Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng đồng bộ nhiều phƣơng pháp khoa học khác nhau nhƣ phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, logic - lịch sử, so sánh, điều tra;.v.v 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã phân tích khá sâu những điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu 7 thế kỷ XIX, đặc biệt là ảnh hƣởng của các học thuyết triết học, tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đã đƣa ra đƣợc một cách thức truy tìm “cái triết học” trong thơ ca về con ngƣời. Việc tìm hiểu về những giá trị tốt đẹp của con ngƣời là hết sức quan trọng,đặc biệt là đối với môi trƣờng giáo dục trong nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Bởi lẽ, đây chính là điểm tựa về văn hóa, về tinh thần để giáo dục cho các thế hệ biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và học tập theo tấm gƣơngcủa cha ông ta.Thông qua luận văn, tác giả muốn góp một phần nhỏ bé vào việc làm nổi bật tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Từ đó, chỉ ra đƣợc một số giá trị chủ yếu của tƣ tƣởng này đối với việc xây dựng con ngƣời Việt Nam hiện nay.Đồng thời, luận văn cũng góp phần vào việc xây dựng hệ thống những quan điểm về vấn đề phát triển con ngƣời trong giai đoạn mới hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn phân tích vàlàm rõ một số nội dung của tƣ tƣởng triết học về con ngƣời mà các nhà tƣ tƣởng Việt Nam đã đúc kết trong thơ ca giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Từ đó, ngƣời đọc dễ dàng hệ thống hóa đƣợc những nội dung này và có thêm cách nhìn nhận sâu sắc hơn về vấn đề con ngƣời thông qua các quan niệm, các học thuyếttriết học Việt Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc sắp xếp thành 2 chƣơng, 6 tiết. 8 Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ CA VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX 1.1. Điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ sau một thời kỳ thịnh trị đã bƣớc vào giai đoạn suy thoái. Xã hội lúc này bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng về mọi phƣơng diện. Dƣới sự thống trị của triều đình chuyên chế đồi bại, đời sống của nhân dân ngày càng chìm đắm trong tối tăm, cơ cực.Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, đội ngũ quan liêu bị tha hóa, đời sống của đông đảo nhân dân ngày càng bị bần cùng. Tô thuế và lao dịch không ngừng tăng thêm, đè nặng lên cuộc sống của ngƣời nông dân. Kinh tế nông nghiệp không đƣợc chăm lo, đê điều và các công trình thủy lợi bị bỏ bê; thiên tai, mất mùa xảy ra quanh năm. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến cầm quyền, gây ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, những ngƣời sản xuất vẫn nỗ lực để duy trì cuộc sống, xây dựng quê hƣơng, bản quán. Nông dân ở cả hai vùng vẫn tiếp nối truyền thống lao động cần cùvà trong một mức độ, đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệpphát triển.Công cuộc khai hoang lập làng xóm mới, mở rộng thêm diện tích đấtđai canh tác tiếp tục đƣợc thực hiện ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, nhất là vùng đồng bằng, ven biển. Ở Đàng ngoài, hàng chục vạn mẫu đất đai đƣợc khai khẩn đƣa vào sản xuất.Ở vùng trung du thuộc các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, công cuộc khẩn hoang cũng đƣợc tiến hành mạnh. Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng ngoài trong các thế kỷ XVI, XVII và XVIII vẫn có sự phát triển mạnh mẽ. Đây là một biểu hiện rõ nét về sự ổn định của quan hệ sản xuất phong kiến và sự phát triển của chế độ phong kiến ở Đàng ngoài bấy giờ. 9 Ở Đàng trong, ban đầu các chúa Nguyễn dựa vào những ngƣời Việt đã sinh sống lâu đời ở đây lập thành xóm làng và tiếp tục công cuộc khẩn hoang. Về sau, số ngƣời lƣu tán từ Thuận Quảng vào ngày càng nhiều, do đó, chúa Nguyễn đã cho phép và khuyến khích các quan lại, địa chủ mộ ngƣời phiêu tán đi khẩn hoang và làm chủ tất cả ruộng đất khai phá. Với cách này, chúa Nguyễn đã tạo nên một tầng lớp đại địa chủ giàu có, là cơ sở xã hội vững chắc cho chính quyền mới.Những ngƣời nông dân, nhất là lực lƣợng nông dân lƣu tán đã tích cực và chủ động đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai dƣới những hình thức và quy mô khác nhau (tự động khai phá, khai hoang do các nhà giàu, có thế lực đứng ra chiêu tập, thuê mƣớn;.v.v.). Đối với dân lƣu tán từ Đàng ngoài vào vùng Thuận Quảng, chúa Nguyễn khuyến khích họ khẩn hoang lập làng xóm. Ruộng đất khai khẩn trở thành công điền chia cho ngƣời khai phá. Đối với bộ phận ruộng đất do những ngƣời giàu có tổ chức khai khẩnthì nhà nƣớc cho phép biến thành ruộng đất tƣ. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn sử dụng quân đội, tù binh và những ngƣời dân bị bắt trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn vào việc khẩn hoang. Nhờ có chủ trƣơng đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai và nhờ sức lao động cần cù, bền bỉ của những ngƣời dân lao động, trong đó có một bộ phận đông đảo từ Đàng ngoài vào, Đàng trong đã trở thành một vùng đất trù phú.Giai cấp địa chủ ở Đàng trong chủ yếu thực hiện phát canh thu tô, bóc lột theo quan hệ địa chủ - tá điền.Do có đất đai màu mỡ, đƣợc khai khẩn nhiều, nhất là ở phƣơng nam mà nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng trong khá phát triển. Thủ công nghiệp phát triển thêm một bƣớc, buôn bán phồn vinh, những thành thị hƣng khởi, những mầm mống của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa có điều kiện nảy sinh.Trong nhân dân, các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và trở nên phổ biến rộng khắp ở nhiều làng xã. Trong những thế kỷ 10 XVII, XVIII ngành kinh tế thủ công nƣớc ta phát triển rất mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công trong cả nƣớc. Về làng nghề Bát Tràng dân gian có câu ca: “Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng Ƣớc gì anh lấy đƣợc nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân” Về nghề dệt tơ lụa có làng nghề Vạn Phúc: “Hỡi cô thắt lƣng bao xanh Có về Vạn Phúc quê anh thì về Vạn Phúc có một cây đề Có ao tắm mát có nghề quay tơ” Nghề làm gốm đƣợc cải tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật và mỹ thuật, đã xuất hiện các lò gốm lớn nổi tiếng nhƣ Chu Đậu, Hợp Lễ (Hải Dƣơng), Bát Tràng nay thuộc Gia Lâm - Hà Nội. Nhiều làngnghề thủ công chuyênnghiệpnổi tiếng ra đời nhƣ làng Mỹ Thiện(Quảng Ngãi), Phú Trạch(Thừa Thiên) làm nồi đất nung, dệt chiếu, lụa hoa; làng Thổ Hà (Bắc Ninh), Hƣơng Canh (Vĩnh Phúc) chuyên sản xuất chum vại, vò, chĩnh; làng Yên Thái (Hà Nội) chuyên làm giấy;v.v. Hầu nhƣ các làng xã Đàng ngoài đều làm nghề trồng bông dệt vải, chăn tằm dệt lụa. Tơ trở thành một mặt hàng buôn bán quan trọng bậc nhất. Thƣơng nghiệp cũng phát triển lên một bƣớc đáng kể về cả nội thƣơng và ngoại thƣơng. Ở các làng hình thành nhiều chợ mới họp theo phiên, xuất hiện một số chợ có quy mô cấp huyện hay phủ nên có tên gọi là chợ huyện, chợ phủ. Sự trao đổi buôn bán với các thƣơng nhân nƣớc ngoài đƣợc tăng 11 cƣờng và mở rộng. Bên cạnh các thƣơng nhân Trung Quốc, Xiêm, Nhật Bản còn có thuyền buôn của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây. Sự phát triển của công thƣơng nghiệp đã làm xuất hiện một số thành thị mới và làm hƣng thịnh, phồn vinh các trung tâm kinh tế hàng hoá cũ. Ví nhƣ Kẻ Chợ (hay Kinh Kỳ) là đất Thăng Long nổi tiếng với 36 phố phƣờng.Phố Hiến cũng là một thành thị sầm uất của Đàng ngoài thời bấy giờ.Nhiều thƣơng nhân các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đều có mặt và buôn bán ở Phố Hiến. Ở Đàng trong có Hội An là thành phố cảng lớn nhất, từ thế kỷ XVI đã có thƣơng nhân nƣớc ngoài đến buôn bán. Ngoại thƣơng ở Đàng trong cũng có bƣớc phát triển mạnh từ thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Đầu thế kỷ XVII, các thuyền buôn Trung Quốc thƣờng đến buôn bán ở sông Thu Bồn. Hội An từ một chợ địa phƣơng đã phát triển thành thƣơng cảng nổi tiếng Đàng trong. Mặc dù có những bƣớc phát triển mạnh mẽ nhƣng nhìn chung quan hệ ngoại thƣơng giữa Đàng trong với các nƣớc phƣơng Tây cũng giống nhƣ ở Đàng ngoài, chỉ phát triển khá mạnh mẽ ở thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, sau đó thuyền buôn các nƣớc thƣa thớt dần và chấm dứt hẳn. 1.1.2. Điều kiện chính trị Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Lúc này, loạn lạc khắp nơi nổ ra, các phe phái đánh giết nhau để tranh giành quyền lực. Trong suốt hai thế kỷ XVII, XVIII chiến tranh Nam - Bắc, chống ngoại xâm, diệt Trịnh, Nguyễn, phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra liên miên. Do đó, đạo lý, luân thƣờng không còn trong khuôn thƣớc. Nỗi lòng ngƣời dân đƣợc thể hiện qua câu ca: “Sông Gianh nƣớc chảy đôi dòng Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?” Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Sự khủng hoảng này đƣợc bộc lộ trên nhiều 12 phƣơng diện nhƣng nổi bật nhất là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến.Nó còn đƣợc biểu hiện ở sức trỗi dậy mãnh liệt với một khí thế chƣa từng có của phong trào nông dân. Ðỉnh cao lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị trong nƣớc, đánh tan hơn hai mƣơi vạn quân Thanh xâm lƣợc, lập nên một vƣơng triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ. Nhƣng vua Quang Trung chỉ lên ngôi trong một thời gian ngắn. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn lại trở nên lục đục. Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Ánh trở lại tấn công nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình, nhà Nguyễn đã thực hiện đƣợc một số chính sách tiến bộ nhƣng càng về sau nhà Nguyễn càng đi vào con đƣờng phản động. Vì thế, các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên, khởi nghĩa nông dân trong hoàn cảnh của xã hội đƣơng thời không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Nó mới chỉ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển chứ chƣa thể làm thay đổi chế độ xã hội. Tình hình chính trị bất ổn đã đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng, giai cấp thống trị ra sức củng cố quyền lực bằng đủ mọi thủ đoạn phi nhân tính, những ngƣời tài đều không có đất dấn thân.Tuy vậy, con ngƣời trong giai đoạn này, đặc biệt là giới trí thức không còn là những con ngƣời chỉ biết cúi đầu cam chịu trƣớc sự áp bức của chế độ nữa. Sự tiếp xúc ngày càng mở rộng với văn hóa phƣơng Tây một mặt làm nứt vỡ đạo đức thánh hiền, khiến cuộc sống xã hội đảo lộn, nhƣng mặt khác cũng tạo ra một sự khởi động về mặt ý thức. Đã đến lúc ngƣời ta nhìn đời, nhìn ngƣời, nhìn số phận mình không còn nhƣ cũ. Họ biết thẩm định lại những giá trị vật chất và tinh thần, rằng giá trị nào đem lại hạnh phúc cho con ngƣời, những gì gây đau khổ, chết chóc. Điều đáng nói là họ nhận ra nhƣng lại chƣa thể tìm đƣợc một con đƣờng nào để giải thoát cho bản thân và cộng đồng, sự bế tắc đó chính là bi 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan