Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng triết học của nguyễn đức đạt trong tác phẩm nam sơn tùng thoại ...

Tài liệu Tư tưởng triết học của nguyễn đức đạt trong tác phẩm nam sơn tùng thoại

.PDF
105
3
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ THANH HIỀN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ THANH HIỀN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Quốc Quân Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Dương Quốc Quân Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Thị Thanh Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1.ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜITƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT.................................................... 9 1.1. Những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Đức Đạt ....................................................................................... 9 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị Việt Nam thế kỷ XIX ................... 9 1.2.2. Tiền đề văn hóa – tư tưởng ................................................................... 15 1.2. Khái quát về thân thế, sự nghiệp và các trƣớc tác của Nguyễn Đức Đạt.... 17 1.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt ........................................ 17 1.2.2. Các trước tác của Nguyễn Đức Đạt ...................................................... 21 1.3. Hoàn cảnh ra đời, kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ....................................................................................................... 25 1.3.1. Hoàn cảnh ra đời và vị trí của tác phẩm .............................................. 25 1.3.2. Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm ............................................ 27 CHƢƠNG 2.NỘI DUNG, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾUTRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠTQUA TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI ........................................................................... 34 2.1. Nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ..................................................................... 34 2.1.1. Vũ trụ quan trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt.................. 34 2.1.2. Nhân sinh quan trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt ........... 49 2.2. Giá trị và hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ....................................................... 77 2.2.1. Giá trị chủ yếu trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt............. 77 2.2.2. Hạn chế chủ yếu trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt .......... 80 2.3. Ý nghĩa của tƣ tƣởng triết học Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại trong giai đoạn hiện nay ..................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ngay từ thời Âu Lạc, nhân dân ta đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử với hàng ngàn năm văn hiến, cha ông ta đã xây dựng cho mình những truyền thống văn hóa, những hệ tư tưởng riêng mang màu sắc dân tộc Việt. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi một quốc gia, dân tộc đều hình thành nên cho mình những hệ tư tưởng, trong đó có tư tưởng triết học. Nếu lịch sử tư tưởng triết học là lăng kính phản chiếu trình độ phát triển tư duy lý luận của mỗi dân tộc, thì việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là điều phải làm hôm nay. Hiện tại, chúng ta đang sống trong thời đại mới với nền kinh tế tri thức và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực. Hội nhập đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó. Thực tế cho thấy, muốn phát triển bền vững thì không thể chỉ nhìn vào thực tại, hướng tới tương lai mà lãng quên đi lịch sử dân tộc. Vì thế, quay trở về tìm hiểu những giá trị tư tưởng triết học truyền thống của dân tộc là tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong thời kỳ hội nhập, góp phần thực hiện mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[10,tr.126]. Trong số các nhà tư tưởng Việt Nam cận đại phải kể đến Nguyễn Đức Đạt (1824-1887) – người con ưu tú của quê hương Nam Đàn xứ Nghệ, một nhân vật có tiếng dưới thời vua Tự Đức, một nhà Nho có kiến thức uyên 1 thâm. Cùng với việc làm quan, ông còn dạy học, đào tạo ra những lớp học trò thành danh. Nguyễn Đức Đạt có sự ảnh hưởng khá lớn trong đời sống học thuật đương thời, ông viết khá nhiều và để lại một di sản trước tác đồ sộ với các thể loại văn thơ, tiêu biểu như: Nam Sơn tùng thoại, Cần kiệm vựng biên, Khảo cổ ức thuyết, Vịnh sử thi tập, Vịnh sử hợp tập, Hồ dạng thi tập…Có thể nói toàn bộ những tri thức cao nhất nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta đều được bao quát trong các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Trong tác phẩm,Nguyễn Đức Đạt đã đưa ra nhiều quan điểm, ý kiến đặc sắc trên lập trường Nho giáo về các vấn đề triết học và nhiều hình thái ý thức xã hội khác;qua đó đã thể hiện rõ những quan điểm riêng mang tư tưởng tiến bộ, tích cực và chứa đựng nhiều giá trị khoa học nhân văn, phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện tài năng và trí tuệ của một danh nho lỗi lạc. Để góp phần tìm hiểu, nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Đức Đạt và những giá trị tư tưởng triết học truyền thống của ông trong bối cảnh hiện đại khi các công trình nghiên cứu về ông còn chưa nhiều, chúng tôi chọn vấn đề “Tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự công phu, bền bỉ. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn có những ý kiến trái ngược nhau nhưng phần lớn đều nhất trí khẳng định Việt Nam có triết học của mình và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội của người Việt là rõ nét. Để minh chứng cho khẳng định trên, trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu tìm hiểu tư tưởng triết học, triết lý của các dòng họ và danh nhân văn hóa nổi tiếng, trong đó có nhà nho Nguyễn Đức Đạt.Khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt ở nước ta, chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết đã được công bố, xuất bản và đăng trên các tạp chí khoa học, tiêu biểu như: 2 Thứ nhất, các công trình nghiên cứu biên dịch, giới thiệu trước tác của Nguyễn Đức Đạt. Nguyễn Đức Đạt đã để lại hai tập thơ và tám tập văn trong các lĩnh vực triết học, văn học, sử học. Hiện nay, hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt đang được lưu trữ dưới dạng nguyên bản ở thư viện Viện triết học và thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, nguyên bản tác phẩm Nam Sơn tùng thoạihiện còn lưu giữ 2 bản in, 2 bản viết tay. Hai bản in có mã số: VHv.246 và VHv.1420; Hai bản viết tay có mã số VHv.2682 và VHv.2683. Tại thư viện Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, hiện lưu giữ tác phẩm Nam Sơn từng thoại (Bản dịch ra ngôn ngữ phổ thông), gồm 4 quyển, có mã số từ H38 đến H41. Đây là bản được đánh máy taytrên giấy rất cũ, mỏng, nhòe, kèm theo nhiều dòng bút mực của các nhà nghiên cứu tham khảo về sau chú thích đè lên phần chữ in và xung quanhlề. Mặc dù còn những hạn chế trong công tác bảo tồn và biên dịch như vậy, nhưng chúng tôi cho rằng, công lao của các nhà dịch thuật là rất lớn, là bước đi đầu tiên trong việc khảo cứu, chú dịch các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt trong đó có Nam Sơn tùng thoại. Thứ hai, các sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới Nguyễn Đức Đạt. Cuốn sách “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng tám” (1973, tập 1) của Trần Văn Giàu,đã phân tích sự thất bại của ý thức hệ phong kiến trong quá trình vận động lịch sử của đất nước cuối thế kỷ XIX, viện dẫn khá nhiều tư tưởng của nhà Nho Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Cuốn sách “Nhà giáo danh tiếng đất Lam Hồng”(2005) của Ninh Viết Giao,viết về Nguyễn Đức Đạt với tư cách là một nhà giáo danh tiếng trên quê hương Nam Đàn. Cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập 2 (1997) của Lê Sĩ Thắng, trong bài viết “Nguyễn Đức Đạt và tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” tác giả đã 3 trình bày tiểu sử Nguyễn Đức Đạt và những nội dung cơ bản của tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại. Tác giả phân tích khái quát tư tưởng triết học, chính trị, giáo dục của Nguyễn Đức Đạt, chỉ ra một số nét mang màu sắc Việt Nam trong những phạm trù căn bản của Nho giáo. Tập bài giảng “Tư tưởng triết học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại qua một số tác phẩm tiêu biểu” (2014) của Đỗ Thị Hòa Hới, trong tập bài giảng của mình, tác giả đã trình bày và phân tích tương đối đầy đủ về tiểu sử của Nguyễn Đức Đạt cũng như những nội dung tư tưởng về triết học, chính trị xã hội của ông trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Cuốn sách “Triết học Việt Nam, tập 1 – Triết học Việt Nam truyền thống” (2017) của Nguyễn Hùng Hậu, trình bày khái quát toàn bộ tư tưởng triết học Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến nửa sau thế kỷ XIX, trong đó có giới thiệu cô đọng tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt. Thứ ba, một số bài báo nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt đăng trên các tạp chí khoa học. Bài báo “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn Văn Phúc, đăng trên tạp chí Triết học số 10 năm 2003. Tác giả đã trình bày và phân tích quan niệm về đạo, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt. Qua đó, tác giả đã chỉ ra mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt. Bài báo “Tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn Văn Phúc, đăng trên tạp chí Triết học số 9 năm 2005. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật trong tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt, thông qua quan điểm văn dĩ tải đạo, chức năng đạo đức của văn học, nghệ thuật, trách nhiệm xã hội của con người trong sáng tạo văn học, nghệ thuật. Bài báo “Quan niệm của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” của Mai Vũ Dũng, đăng trên tạp chí Triết học số 6 năm 2008. Tác giả đã phân tích tư tưởng của 4 Nguyễn Đức Đạt trong việc bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, tầm quan trọng của mối quan hệ này đối với việc trị nước. Bài báo “Quan niệm về đạo của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn Thị Hương, đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ An, bản điện tử, ngày 14/4/2010. Tác giả trình bày những quan điểm cơ bản của Nguyễn Đức Đạt về đạo, về nguồn gốc bản chất của đạo, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm của ông. Bài báo “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn Thị Hương, Đặng Xuân Trường, đăng trên tạp chí Xứ Nghệ - Đất và Người số 11 năm 2016. Bài viết cũng đã trình bày những tư tưởng cơ bản về giáo dục của Nguyễn Đức Đạt thông qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Thứ tư, các luận án và luận văn nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt. Luận án tốt nghiệp phó tiến sĩ “Nguyễn Đức Đạt, nhà giáo và học giả nửa cuối thế kỷ XIX” (1975)của Ngô Đức Thọ. Trong bản luận án viết tay hiện còn lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, tác giả đã trình bày về tiểu sử, bước đầu tìm hiểu tổng quan tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Đức Đạt, phân tích và chỉ ra một số mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng của ông.Mặt tích cực trong tư tưởng Nguyễn Đức Đạt là ở chỗ ông đã làm sống lại những giá trị tinh túy của đạo đức Nho giáo, nêu lên những mặt tích cực đạo đức Nho giáo trong việc rèn luyện con người, trau dồi kiến thức về tấm lòng yêu nước thương dân, làm quan hết lòng với dân, thực hành liêm khiết và trong sạch.Về mặt hạn chế, ông là một người bảo thủ đã biện hộ cho một hệ thống đạo đức đang bị đẩy lùi vào hậu trường của lịch sử do không đáp ứng được các yêu cầu của thời đại. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt” (2002) của Dương Tuấn Anh. Trong luận văn, tác giả giới thiệu tổng quan về tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt như mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. 5 Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” (2007) của Mai Vũ Dũng. Trong luận văn này, tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt, một số phạm trù đạo đức được Nguyễn Đức Đạt đề cập đến trong tác phẩm. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Đức Đạt (1824-1887) và ý nghĩa của chúng” (2010) của Nguyễn Thị Hương. Trong luận văn, tác giả đã phân tích thân thế của Nguyến Đức Đạt, bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, tư tưởng về đạo trị nước, quan niệm về học vấn và giáo dục của Nguyễn Đức Đạt. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ“Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại”(2016) của Trần Thị Hải Yến. Trong luận văn, tác giả đã trình bày về tiểu sử và bước đầu tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt, có những đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư tưởng của ông, đồng thời chỉ ra được ý nghĩa trong tư tưởng giáo dục truyền thống của ông đối với phương pháp giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những công trình tiêu biểu trên đây, việc nghiên cứu và giới thiệu về Nguyễn Đức Đạt còn được đề cập tới trong một số cuốn sách như:Danh nhân Nghệ An;Khoa bảng Nghệ An; Những ông Nghè, ông cống triều Nguyễn;Từ điển tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam;Các nhà khoa bảng Việt Nam; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam;Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm; v.v. Nhìn chung, tuy đã có một số công trình ở các cấp độ khác nhau, các sách, tạp chí, luận văn nghiên cứu về nhà tư tưởng Nguyễn Đức Đạt nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tư tưởng triết học của ông. Xét thấy giá trị cũng như tính hiện đại tại nhiều khía cạnh tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong điều kiện những công trình nghiên cứu về ông còn chưa nhiều, còn dừng lại ở những lát cắt khác nhau, thiếu hệ thống và 6 chưa xứng đáng với tầm vóc tư tưởng của ôngthì việc chúng tôi khảo tầm,nghiên cứu, hệ thống hóa “Tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” là việc làm mang nhiều ý nghĩa. 3. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu Mục đích: Luận văn làm rõ những tư tưởng triết học chủ yếu của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích khái quát những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt. Thứ hai, phân tích nội dung tư tưởng triết học chủ yếucủa Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Thứ ba, đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạtqua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, ý nghĩa của tư tưởng triết học Nguyễn Đức Đạt trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tư tưởng triết học chủ yếu của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Luận văn giới hạn việc nghiên cứu tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt chỉ trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm hiểu, phân tích về những quan điểm triết học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như nghiên cứu văn bản, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể, v.v. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại qua đó góp phần khẳng định những giá trị hiện đại của tư tưởng đó mà hiện thời chúng ta có thể khai thác, vận dụng được trong quá trình tích cực đổi mới toàn diện đất nước. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành triết học, lịch sử triết học và những ai quan tâm đến vấn đề lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương, 6 tiết. 8 CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT 1.1. Những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Đức Đạt 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị Việt Nam thế kỷ XIX 1.1.1.1. Điều kiện kinh tế Sau khi Nguyễn Huệ (1753-1792) đột ngột qua đời, nội bộ triều Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh(1762-1820) nhân cơ hội đó tập trung sức mạnh của giai cấp địa chủ trong nước đồng thời cầu viện sự giúp đỡ của nước ngoài nên đã đánh bại triều Tây Sơn vào năm 1802, thiết lập triều đại nhà Nguyễn. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đến năm 1804 đặt quốc hiệu là Việt Nam. Năm 1920, Minh Mệnh (1791-1841) kế vị, đổi tên quốc hiệu thành Đại Nam, đóng đô ở Huế. Khác với các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử, nhà Nguyễn được dựng lên bằng một cuộc nội chiến kéo dài mà kẻ thắng đã dựa vào sức mạnh của thế lực ngoại bang. Cũng như tất cả các triều đại phong kiến trước đó, nhà Nguyễn tiếp tục củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ, do vậy, nhà Nguyễn không được lòng đại đa số nhân dân. Đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858, bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam thời Nguyễn là đa dạng, phức tạp, chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ lạc hậu với tiến bộ. Về kinh tế nông nghiệp: Do xuất phát từ yêu cầu khôi phục lại đất nước và phát triển đất nước sau chiến tranh, nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách khuyến khích nông nghiệp, mở rộng việc khai hoang, lập điền, cơ cấu lại ruộng đất công tư. Nhà Nguyễn ra đời khi tình hình ruộng đất và nền sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như tình trạng bỏ hoang ruộng đất, 9 nông dân phiêu tán, nội chiến kéo dài đã làm cho nền nông nghiệp thêm xơ xác, tiêu điều. Vấn đề cấp thiết với triều đình là phải khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, đưa nông dân trở lại ruộng đồng, ổn định làng xã. Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt của công cuộc trị nước an dân. Do đó, năm 1804, Gia Long ban hành phép quân điền, theo đó tất cả mọi người đều được chia ruộng công ở xã, các quý tộc vương tôn được cấp 18 phần, quan lại nhất phẩm được cấp 15 phần, cứ tuần tự hạ mức cho đến dân nghèo được 3 phần. Ngoài ra, triều Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự động tổ chức khai hoang theo nhiều hình thức khác nhau. Nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp thời Nguyễn khá đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các hiện tượng thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra liên miên, ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống và tư tưởng phụ thuộc ông trời của nhân dân, giai cấp thống trị. Như vậy, đến thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có vai trò, vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. Chính sách của nhà Nguyễn thi hành trong vấn đề nông nghiệp thể hiện ở mấy đặc điểm chính: Thứ nhất, hầu hết nhân dân là nông dân, sống bằng nghề cày cấy. Chính sách của triều đình là “trọng nông”. Triều đình chỉ quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, vì nguồn lợi chủ yếu của nhà nước là thu thuế nông nghiệp; Thứ hai, ruộng đất được chia làm hai loại chính, đó là ruộng công và ruộng tư. Phần ruộng công rất lớn, gồm tịch điền, quan điền, đồn điền và công điền công thổ của làng xã. Trong đó, đồn điền là quan trọng nhất, được chú ý phát triển mà phần lớn ở các vùng biên cương, nhất là biên cương phía Nam; Thứ ba, phần ruộng tư càng ngàycàng lớn so với phần ruộng công do ảnh hưởng của sự phân hoá giai cấp, phân chia đẳng cấp dẫn đến việc chiếm hữu ruộng đất ở làng xã. Triều đình vẫn không ngăn chặn được địa chủ, cường hào cướp ruộng đất của dân, khiến sự bần cùng hóa của nông dân diễn ra mạnh mẽ. Bởi vậy, chính sách quân điềm về thực chất là nhằm đảm bảo quyền lợi kinh tế của các quan lại, số ruộng đất cho nông dân 10 ngày càng ít và chỉ là những ruộng xấu; Thứ tư, nghề nông thời nhà Nguyễn phát triển theo xu hướng tăng, giảm bất thường do nạn lưu tán xảy ra. Hiện tượng nhân dân lưu tán dưới triều Nguyễn xảy ra thường xuyên, phổ biến khắp ba kỳ và càng ngày càng trầm trọng. Đó cũng là nguyên nhân cơ bản đưa nhà Nguyễn đến chỗ khủng hoảng xã hội ngày càng sâu sắc. Về kinh tế công nghiệp: Trong lĩnh vực này, nhà Nguyễn đã có những bước phát triển cao hơn so với các thế kỷ trước. Tuy nhiên, công nghiệp hầu hết vẫn là các nghề thủ công với quy mô nhỏ lẻ. Năm 1803, Gia Long cho lập xưởng đúc tiền ở Thăng Long gọi là “Bắc Thành tiền cục”. Từ 1812, nhà Nguyễn cho đúc thêm tiền kẽm, giao cho thương nhân Trung Quốc quản lĩnh theo quy ước nhà nước, cứ 130 quan tiền mới đúc thì đổi lấy 100 quan tiền đồng trong kho. Về kinh tế thương nghiệp: Đầu thế kỷ XIX, đất nước được thống nhất, yên bình cũng là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi. Đường cái quan nối liền Nam Bắc và các tỉnh được sửa đắp, nhiều kênh sông được khai đào, thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng miền. Ngoài việc buôn bán nhỏ ở các làng, huyện thông qua các chợ, việc buôn bán lớn bằng thuyền ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chính sách “ức thương” của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của thương nghiệp. Chính sách thuế khoá và thể lệ kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt và phức tạp. Nhà nước đặt lệ trưng dụng thuyền buôn tư nhân,theo quy định năm 1807 “phàm thuyền vận tải, cứ một năm chở của công thì một năm đi buôn”. Năm 1816, quy định lại: “Thuyền đi buôn phải chịu thuế, chở cho nhà nước thì được miễn”. Có những năm như năm 1834, do sợ phong trào nông dân lan rộng, Minh Mạng ra lệnh cấm nhân dân họp chợ, hoạt động thương nghiệp đình trệ. Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài suy giảm. Nhà Nguyễn chủ trương “bế quan toả cảng”, không buôn bán với các nước phương Tây. Vì vậy, các đô thị lớn như Đà Nẵng, Bến Nghé, Thăng Long - Hà Nội 11 hoạt động bình thường, không thay đổi nhiều, ngoài ra, các đô thị cũ như Hội An, Thanh Hà, Phố Hiến không có điều kiện phục hồi. Sự hạn chế của nông, công, thương nghiệp ở nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn, đã không tạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự biến chuyển xã hội. Nền kinh tế xã hội vận hành trong sự ỳ ạch, chậm chạp, khép kín. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự thủ cựu, ngại thay đổi, không dám mạo hiểm trong tư tưởng của các nhà nho vốn chỉ vận hành trong khuôn khổ lễ nghĩa hiếu nhân. 1.1.1.2. Điều kiện xã hội Ở Việt Nam từ thời Lê cho đến thời Nguyễn, luôn tồn tại sự phân biệt đẳng cấp mà trong đó dân bị chia làm bốn hạng, gọi là tứ dân: sĩ, nông, công, thương. Cách chia đó có tính chất nghề nghiệp chuyên môn, nhưng cũng là sự sắp xếp có tính cao thấp về địa vị xã hội của các hạng người. Tuy nhiên, về tổng thể dưới góc nhìn địa vị kinh tế căn bản đối lập nhau, cũng như ở các triều đại trước, xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn được chia thành hai giai cấp lớn: thống trị và bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thư lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhưng do vị thế của mình, trở thành lớp người đối lập với nhân dân, hạch sách, bóc lột nhân dân. Giai cấp địa chủ giờ đây đã trở thành một lực lượng đông đảo, vừa có thế trong quan trường, vừa có nhiều uy quyền ở làng xã. Xu thế phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam không tạo ra những địa chủ lớn có ruộng đất tập trung ở Bắc cũng như ở Nam. Do đó, giai cấp địa chủ là cơ sở xã hội của nhà Nguyễn, vừa phải dựa vào lực lượng hào lý ở làng xã và quyền lực chính trị của nhà nước để tồn tại. Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thành thị. Lớp người bị lưu đày, nô tì cùng gia quyến sống trong các đồn điền cũng tăng lên đáng kể. 12 Về đời sống nhân dân, tuyệt đại đa số cư dân làm nông nghiệp. Họ có ít nhiều ruộng đất tư để cày cấy, sinh sống. Họ là lớp người gánh chịu mọi tai hoạ của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội; cùng với chế độ binh dịch, công tượng, sưu cao, thuế nặng của triều đình phong kiến, đã khiến họ ngày càng cùng cực, và cuối cùng dẫn đến những cuộc nổi dậy ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn của phong trào nông dân những thập kỷ sau của thế kỷ XIX. Điều kiện xã hội này là cơ sở cho những quan niệm về chính danh định phận, sự kỷ cương, nền nếp, sự duy trì nội giao về địa vị xã hội. 1.1.1.3. Điều kiện chính trị Nước Đại Nam về danh nghĩa là lệ thuộc chính trị vào “Thiên triều” nhà Thanh, nhưng trên thực tế hoàn toàn là một nước độc lập. Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, mà trong cả tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lưu buôn bán quốc tế. Hàng loạt các nước châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ thực dân, và Việt Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đó. Ngay từ những ngày đầu thiết lập vương triều, Nguyễn Ánh đã đặt quan, phong tước cho những người phò tá. Sau khi lấy được toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn Ánh xưng vương, kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản. Đương thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ. Ở Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã; ở Đàng Trong là thị trấn, dinh, huyện, xã. Sau đó ít lâu, nhà Nguyễn nâng tổng thành một cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã. Ngoài ra, 11 trấn Bắc thành được hợp thành một tổng trấn, 5 trấn cực Nam hợp thành 1 tổng trấn gọi là Gia Định thành. Như vậy, về chính quyền trung ương, vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. Bên cạnh sự nhất thể hoá về mặt tổ chức chính quyền trung ương, thì chính quyền địa phương có sự tồn tại của hai khu vực gần như độc lập ở Bắc và 13 Nam. Để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất và đảm bảo quyền lực nhà vua, Gia Long cho sửa đắp hệ thống đường giao thông chính từ các địa phương về trung ương và đặt một hệ thống trạm dịch nhằm chuyển đệ văn thư. Năm 1831-1832, Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xoá bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Bấy giờ cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Năm 1831, đổi các trấn phía Bắc thành 18 tỉnh. Năm 1832, đổi các dinh trấn phía Nam thành 12 tỉnh. Ban đầu, quan lại chủ yếu bao gồm những người có công theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn (bao gồm cả một số những người Pháp), một số cựu thần nhà Lê hoặc từng đỗ đạt dưới thời Lê. Về sau, thông qua thi cử, nhà Nguyễn mới bổ dụng thêm người. Tuy nhiên, năm 1807 mới có khoa thi Hương đầu tiên, năm 1822 mới mở khoa thi Hội đầu tiên. Do lượng người đi thi ít nên số đỗ đạt không đủ để bổ nhiệm vào các chức vụ cần thiết. Như vậy, chế độ phong kiến Việt Nam sau một thời gian dài khủng hoảng, đã để lại cho triều Nguyễn những hệ quả hết sức nặng nề, tình trạng cát cứ, các giá trị đạo đức truyền thống không những bị hủy hoại, mà còn cả mối đe dọa thường trực về sự tái diễn của cuộc khủng hoảng mới. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp về hành chính, thì về mặt tư tưởng ý thức hệ, Nguyễn Ánh không thể tìm thấy một công cụ hữu hiệu nào tốt hơn Nho giáo, bởi nó vừa hợp lý hóa được địa vị thống trị chính trị của nhà Nguyễn, vừa thiết lập và bảo vệ được chính quyền, vừa đảm bảo quyền lợi cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Như vậy, trên phương diện chính trị - xã hội, “nhà Nguyễn cũng đã mở ra một bước ngoặt lịch sử với một tổ chức chính quyền quy mô hơn thay thế cho những chính quyền cũ đã quá nát ruỗng, một sự ổn định mới thay thế cho tình cảnh bấp bênh, loạn lạc, v.v mà ai cũng đã chán ghét đến cực điểm và một nền văn hóa chính thống thay thế cho sự vô trật tự, đưa lại cho xã hội sự kỷ cương nền nếp, một sự phục hồi bản sắc. Đó quả là mong mỏi chung của 14 nhiều tầng lớp nhân dân, là khát vọng của cả một giai đoạn, là điều kiện hình thành và củng cố địa vị của triều đại Nguyễn trong lịch sử trung đại Việt Nam” [23,tr.198]. 1.2.2. Tiền đề văn hóa – tư tưởng Xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị dưới triều Nguyễn mà Nho giáo một lần nữa chiếm giữ vị trí độc tôn ở nước ta. Nước ta là nước nông nghiệp, có nền kinh tế tiểu nông, nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, hay đúng hơn là phụ thuộc vào trời. Trời theo Nho giáo quan niệm, có quyền quyết định mọi sự, ngay cả sự thành bại, thịnh suy của một quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, những quan niệm, học thuyết về “trời”, “mệnh”, “mệnh trời” trong Nho giáo là những tư tưởng được nhân dân ta dễ ràng tiếp nhận lúc bấy giờ. Tư tưởng trời, mệnh trời cũng là công cụ hữu hiệu để giai cấp thống trị trấn an dân chúng. Vua lĩnh mệnh trời mà trị dân. Người chiếm được nước là do mệnh trời. Ở đâu có quân chủ chuyên chế thì ở đó tư tưởng mệnh, mệnh trời được đề cao và thịnh hành dưới hình thức này hay hình thức khác, nhờ đó mà uy thế của nhà vua được đề cao. Nhà vua đã lĩnh mệnh trời, chỉ chịu trách nhiệm với trời mà thôi. Bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, bởi vua là thiên tử - con trời. Ngôi vua gọi là ngôi trời. Với thuyết thiên nhân tương cảm, thiên nhân hợp nhất thì nhà vua lĩnh hội ý trời, chịu trách nhiệm trước trời, vâng mệnh trời mà giáo hóa và dưỡng dân. Các triều đại phong kiến ở nước ta đề cao những quan niệm đó, như một hệ thống, trong đó có thiên đạo, đạo đức, chính trị, lấy sức người làm cơ bản, lấy xã hội làm mục tiêu, song kỳ thực nó vẫn phụ thuộc vào trời, vào thần, trói cột lý trí váo số, vào mệnh trời. Chính từ những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của xã hội nước ta nửa đầu thế kỷ XIX, và cũng là để chính danh hóa địa vị chính trị của mình, nhà Nguyễn cần phải có một công cụ tư tưởng hữu hiệu để đưa đất nước vào khuôn khổ và ổn định, một trật tự xã hội theo kiểu Tam cương, Ngũ thường 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan