Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng hồ chí minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng ...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng việt nam

.PDF
85
579
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU TRANG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “DÂN” VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Nguyên Việt. Các nguồn tài liệu được dẫn trích trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng và biết ơn sâu sắc tới PG.TS. Trần Nguyên Việt – Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Triết – Học viện Khoa học Xã hội đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản về triết học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này trong điều kiện tốt nhất. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... .1 Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN 9 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ..................................... 9 1.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân ........................................................................ .18 Tiểu kết chương 1........................................................................................... .41 Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “DÂN” VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM ........................................................ .43 2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam ........................................................................... 43 2.2. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay .................................................. 63 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... .76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cộng sản vĩ đại, vị anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không mệt mỏi, hiến dâng cả đời mình vì tổ quốc, vì nhân dân, vì độc lập tự do cho dân tộc, vì hoà bình và công lý trên thế giới. Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn cả cuộc đời mình Người chỉ có duy nhất một mong muốn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [36, tr. 187]. Nhân dân trong trái tim của Hồ Chí Minh giữ một vị trí vô cùng quan trọng bởi dân là gốc của nước, là ngọn nguồn sức mạnh, là lực lượng to lớn của Đảng, của cách mạng nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì làm sao có thể làm nên sự nghiệp lớn lao. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên có tư tưởng hết sức đầy đủ và đúng đắn về dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng đã chứng minh: nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh đuổi hai tên đế quốc hùng mạnh nhất, sừng sỏ nhất để giành lại độc lập tự do cho đất nước, và cũng chính nhân dân lại đem tất cả sức lực, tài năng trí tuệ, của cải để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và lãnh đạo Đảng, Người nhận thấy được rằng sức mạnh của Đảng và nhà nước là dựa trên sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân cho nên mọi công tác của Đảng đều phải dựa vào dân, tin tưởng ở nhân dân, phải thu hút trí tuệ, sức sáng tạo của nhân dân, đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân. Dù ở đâu, làm gì Người nhắc nhở mọi đảng viên đều phải nhớ nước phải lấy dân làm gốc bởi: “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [44, tr. 502]. Và dù ở đâu, 1 trong ý thức cũng như hành động của mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân, phải phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của nhân dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo cho nhân dân một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ trung ương đến địa phương có sự suy thoái và tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau như sự phai nhạt về lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền... Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra chưa thực sự hiệu quả, chưa xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân. Từ đó, gây nên sự thiếu tin tưởng, mất dần lòng tin, sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng và nhà nước cũng như mất đi sức mạnh của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước dẫn đến nguy cơ đe doạ đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta phải có sự đánh giá lại, nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của quần chúng nhân dân và đặc biệt quan trọng là phải biết chăm lo cho cái gốc của mình là nhân dân, bám rễ trong nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân. Từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ triết học với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm sáng tỏ một số phương diện lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học với nhiều khía cạnh khác nhau và những cách tiếp cận khác nhau. Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu vấn đề này. 2 Trong phạm vi của luận văn, tôi xin trình bày khái quát một số hướng nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, nhóm các báo, tạp chí và sách chuyên khảo Nguyễn Cương: “Triết lý “Lấy sức dân, của dân, tài dân, làm lợi cho dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 814 (13/8/2010), tr. 38 - 41. Bài viết đã phân tích một cách sâu sắc triết lý: “Lấy sức dân, của dân, tài dân, làm lợi cho dân” cuả Hồ Chí Minh. Từ đó vận dụng triết lý ấy trong xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. PTS.Đàm Văn Thọ, PTS.Vũ Hùng: “Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu lên khái niệm về dân, những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử phương Đông và phương Tây, cũng như trong lịch sử Việt Nam. Khi phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và của cá nhân kiệt xuất, các tác giả đã làm rõ quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân; những nội dung chủ yếu của mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh; những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân. GS.TS Hoàng Chí Bảo: “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” (tái bản), Nxb Chính trị - Hành Chính, Hà Nội, 2011. Cuốn sách đã trình bày quan điểm của tác giả khi nghiên cứu phương pháp Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng không thể tách rời tư tưởng, phong cách, đạo đức, lối sống với nhân cách của Người. Công trình này gồm có mười nội dung chính, trong đó, ở nội dung thứ sáu tác giả có đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân, đó là: Từ “Dân” đến “Dân chủ” và “Dân vận” trong tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. 3 PGS.TS Phạm Ngọc Anh: “Phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2012. Trong công trình này, tác giả đã trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân; về các nguồn lực vốn có trong nhân dân, từ đó đánh giá thực trạng các nguồn lực ấy và đề ra các giải pháp phát huy tối đa các nguồn lực của nhân dân có thể làm lợi cho dân trong công cuộc đổi mới đất nước. PGS.TS. Phạm Hồng Chương, PGS.TS. Doãn Thị Chín: “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh”, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 2016. Cuốn sách đã khái quát lại nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh gồm: khái niệm, vai trò, bản chất và đặc điểm dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh; các hình thức dân chủ và điều kiện thực hành dân chủ, đồng thời phân tích quá trình vận dụng tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay. Từ đó cho chúng ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng, người sáng lập nền dân chủ mới, mà còn là tấm gương vĩ đại về phong cách dân chủ cho toàn Đảng, toàn dân ta noi theo. Thứ hai, nhóm các đề tài và công trình khoa học các cấp PGS.TS Phạm Hồng Chương (chủ nhiệm) (2004) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”. Trong công trình này, tác giả đã nêu khái quát về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, phân tích làm sáng tỏ những nội dung của dân chủ qua các lĩnh vực cụ thể, đồng thời làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục ý thức chính trị cho mọi người dân trong xã hội. TS. Nguyễn Xuân Phong (chủ nhiệm đề tài) (2010) “Tư tưởng chính trị “Dân là gốc” trong lịch sử dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta”. Công trình này đã khái quát lại tư tưởng chính trị “Dân là gốc” trong lịch sử dân tộc, phân tích và so sánh tư tưởng chính trị “Dân là gốc” qua các giai đoạn trong 4 lịch sử dân tộc. Phân tích và đánh giá việc vận dụng và phát huy tư tưởng “Dân là gốc” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng, từ đó rút ra ý nghĩa của tư tư tưởng ấy trong giai đoạn hiện nay nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, các luận văn, luận án triết học Luận án tiến sĩ: “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, của Phạm Văn Bính, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2003. Luận án này đã nghiên cứu hệ thống tư tưởng, phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để xây dựng hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục đưa ra phương hướng vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc hiện nay”, Hà Trọng Thà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), 2013. Luận án này đã trình bày cơ sở thực tiễn và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân. Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, luận án đã làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ: “Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh”, Cao Phan Giang, Đại học Cần Thơ, 2010. Luận văn đã làm rõ những nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh; tập trung phân tích mối liên hệ và sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. 5 Luận văn thạc sĩ: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở Việt Nam hiện nay”, Mai Thị Bích Ngọc, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, 2013. Dựa trên cơ sở làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, luận văn xác định được tầm quan trọng và tập trung đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận. Luận văn thạc sĩ: “Triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay”, Nguyễn Cương, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Hà Nội, 2014. Luận văn đã đi vào phân tích nội dung và thực chất của triết lý lấy dân làm gốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và phần nào đưa ra được ý nghĩa của triết lý ấy trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và bài viết trên, ở mức độ nhất định, đã chỉ ra được những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề tư tưởng về dân, tư tưởng về vai trò của nhân dân, tư tưởng về “lấy dân làm gốc” trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh…Tuy nhiên, các quan điểm trên còn hết sức rời rạc chưa đưa ra được đầy đủ, chính xác tư tưởng của Hồ Chí Minh về “dân”, và vai trò của nhân dân. Không chỉ ra được ý nghĩa to lớn của tư tưởng “dân” và vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Tập trung phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về “dân”, về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. 6 3.2. Nhiệm vụ - Trình bày và phân tích bối cảnh xã hội và những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. - Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. - Làm rõ ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác: kết hợp lịch sử với lôgic, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề tư tưởng “dân” và vai trò của nhân dân trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí minh trên một số khía cạnh chủ yếu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tư tưởng và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân. Luận văn góp phần làm rõ ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập giảng dạy triết học, Hồ Chí Minh học. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 4 tiết. 8 Chƣơng 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, được chứng kiến nhiều phong trào đấu tranh yêu nước anh dũng nhưng rút cục đều thất bại của các bậc tiền bối. Bên cạnh đó là những biến động hết sức to lớn của tình hình thế giới đã góp phần thúc đẩy tạo những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về “dân” và vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng. Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương tây có sự chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về vấn đề thị trường, từ đó dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc phương tây với các quốc gia phương đông, nhằm biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sức lao động. Đất nước ta lúc đó cũng không thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa hết sức gay gắt. Các nước đế quốc, trong đó có thực dân Pháp tìm mọi cách trút gánh nặng chiến tranh bằng cách tăng cường khai thác, bóc lột, đàn áp nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có nước ta. Đầu thế kỷ XX, V. I Lênin sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu kĩ học thuyết Mác, ông đã bảo vệ và phát triển học thuyết ấy lên một trình độ cao hơn với việc đưa ra lý luận về một chính đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, về con đường và 9 cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi cách mạng vô sản giành thắng lợi. Chính những tiền đề lý luận được V.I.Lênin phát triển đã đựợc Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược và xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn là một xã hội phong kiến đặc thù với những đặc điểm cơ bản: thứ nhất, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế; thứ hai, giai cấp thống trị trong xã hội lúc đó là vua quan và địa chủ phong kiến (lực lượng chiếm hữu đại bộ phận ruộng đất), giai cấp nông dân chiếm số đông nhưng đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, lầm than. Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn lại thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại hết sức bảo thủ phản động (chính sách “bế quan toả cảng”, “cấm đạo và sát đạo”…), không mở ra cho nước ta cơ hội để tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới bên ngoài. Từ đó không phát huy được những thế mạnh của cả dân tộc và đất nước, không thể chống lại âm mưu thôn tính và nô dịch của chủ nghĩa thực dân phương tây. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, bạc nhược từng bước đầu hàng dâng nước ta cho giặc, với việc kí kết Hiệp ước Ácmăng năm 1883 và Hiệp ước Patơnốt năm 1884 đã chính thức biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm Việt Nam biến đổi một cách sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Về mặt kinh tế: do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi, quan hệ kinh tế nông thôn (thuần nông, tự cung tự cấp) bị phá vỡ. Cơ cấu kinh tế có sự biến đổi, cụ thể xuất hiện ngành kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và các hoạt động tài chính ngân hàng. Từ đó hình thành nên những đô thị mới, 10 những trung tâm kinh tế mới, những tụ điểm dân cư mới. Tuy nhiên, thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức ấy với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận một cách tối đa. Đó là sự cướp đoạt ruộng đất để lập ra các đồn điền, đầu tư vốn để khai thác tài nguyên, xây dựng hệ thống bến cảng, đường bộ, đường thuỷ để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Chính vì những chính sách khai thác thuộc địa như trên mà Việt Nam không thể phát triển lên tư bản chủ nghĩa một cách bình thường, nền kinh tế bị kìm hãm trong vòng lạc hậu, phát triển què quặt, phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. Về chính trị: thực dân Pháp tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Chúng tiếp tục củng cố bộ máy chuyên chế, tước bỏ mọi quyền lực của triều đình phong kiến, tập trung vào tay người Pháp. Đồng thời, chúng còn biến giai cấp phong kiến trở thành tay sai, công cụ đắc lực phục vụ cho những mưu đồ chính trị của mình. Thực dân Pháp kìm hãm tự do dân chủ, thẳng tay khủng bố, đàn áp, sẵn sàng dìm các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta trong biển máu. Chúng thi hành chính sách “chia để trị” với âm mưu làm suy giảm sức mạnh, tình đoàn kết của dân tộc ta, ngăn chặn sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta. Việc chia nước ta ra làm ba kỳ, mỗi kỳ lại đặt ra một chế độ cai trị riêng (chế độ nửa bảo hộ ở Bắc kỳ, chế độ bảo hộ ở Trung kỳ, chế độ thuộc địa ở Nam kì) là hoàn toàn phù hợp với tâm địa cai trị đó. Thực dân Pháp còn sử dụng những thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ, hận thù giữa ba kỳ Bắc, Trung, Nam, giữa các dân tộc, tôn giáo, các địa phương. Về mặt văn hoá: thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách “ngu dân”, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, nhằm kìm chế nhân dân ta trong cảnh ngu dốt để dễ bề cai trị, bóc lột. Mọi phong trào, hoạt động yêu nước đều bị cấm đoán, đàn áp thẳng tay. Thực dân Pháp 11 xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học. Mặc dù chúng có lập ra những cơ sở đào tạo nhưng cũng chỉ là đào tạo ra đội ngũ tay sai phục vụ cho chính quyền thực dân, hay những công nhân lành nghề phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa. Mặt khác chúng còn dung túng, bao che, thậm chí cổ vũ cho các tệ nạn xã hội: mại dâm, cờ bạc, nghiện ngập…, reo giắc tư tưởng sùng bái nước Pháp, coi Pháp là “mẫu quốc”, là người đi “khai hóa văn minh”. Chúng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao để lôi cuốn nhân dân ta, đặc biệt là tầng lớp thanh niên làm cho họ quên đi nỗi nhục mất nước và làm suy nhược ý chí, lòng căm thù mà quên đi nhiệm vụ đấu tranh đánh đuổi quân nô dịch cướp nước. Ngoài ra, chúng còn tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ của thế giới vào Việt Nam. Về mặt xã hội: Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ, Việt Nam từ một nước phong kiến trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp một cách sâu sắc, các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) có sự biến đổi. Giai cấp địa chủ một số trở thành đại địa chủ là tay sai đắc lực của thực dân Pháp, còn lại trung, tiểu địa chủ là lực lượng cách mạng có tinh thần yêu nước; giai cấp nông dân sống trong cảnh cực khổ, lầm than phải chịu sự áp bức bóc lột của cả thực dân và giai cấp địa chủ phản động nên có lòng căm thù giặc sâu sắc, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng nhưng không có tổ chức vững chắc. Nếu có lực lượng tiên tiến dẫn dắt, lãnh đạo thì sức mạnh của họ trong cách mạng giải phóng dân tộc sẽ được phát huy mạnh mẽ. Bên cạnh sự biến đổi của các giai cấp cũ là sự xuất hiện của các giai cấp mới (công nhân, tư sản và tiểu tư sản). Giai cấp công nhân ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nhưng với lực lượng khiêm tốn, chiếm tỷ trọng rất thấp so với giai cấp nông dân. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như không có tư liệu sản xuất, bị giai cấp tư sản bóc lột, có tinh thần cách mạng triệt để, giai cấp công nhân nước ta thời đó còn có đặc điểm riêng là bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế 12 quốc, phong kiến và tư sản người Việt, nhưng có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, nếu được tổ chức, giáo dục, họ sẽ có ý thức tổ chức kỷ luật, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, dễ tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng tháng Mười Nga nên giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng. Giai cấp tư sản là con đẻ của chế độ thuộc địa, gồm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa đế quốc, là kẻ thù của dân tộc và đối tượng của cách mạng. Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần yêu nước, lực lượng kinh tế nhỏ yếu, lập trường không kiên định dễ thoả hiệp cải lương khi đế quốc mạnh. Giai cấp tiểu tư sản gồm nhà buôn nhỏ, chủ xưỏng nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên… bị thực dân Pháp bạc đãi, chèn ép, đời sống bấp bênh, có lòng yêu nước, hăng hái đấu tranh, là một lực lượng quan trọng trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. Như vậy, đầu thế kỷ XX trong xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Từ đó, đối với bất kỳ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nào cũng đều hướng tới mục tiêu là giành độc lập cho dân tộc và người cày có ruộng, nhiệm vụ độc lập dân tộc là cơ bản nhất và chủ yếu nhất vì nó phản ánh nguyện vọng bức thiết nhất của cả dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại quân cướp nước và bè lũ tay sai bán nước. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã diễn ra các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng dân chủ tư sản, tiêu biểu có phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi phát động (1885 1896), phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 13 1913), phong trào Đông Du (1906 - 1908), phong trào Duy tân (1906 - 1908) do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng… Tuy nhiên, do phương pháp cách mạng sai lầm mà các phong trào đó đã đi đến thất bại. Phan Bội Châu là một chí sĩ đầy nhiệt huyết và tinh thần cách mạng sục sôi, song cuối đời bị bắt và bị giam lỏng ở Huế; Phan Chu Trinh đi theo xu hướng cải lương và mục tiêu của ông cũng không thành. Hồ Chí Minh nhận thấy các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều thất bại do chưa có đường lối đúng đắn, chưa tập hợp được lực lượng của đông đảo quần chúng nhân dân. Dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành các con đường cứu nước ấy, Hồ Chí Minh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới. Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm của cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, liên minh công nông là cơ sở vững chắc để xây dựng lực lượng cách mạng… từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc đó là: con đường cách mạng vô sản với tinh thần dựa vào sức mình là chính. Có thể nói, lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về “dân” và vai trò của nhân dân nói riêng cho chúng ta thấy tư tưởng của Người là một hệ thống lý luận gắn chặt với thực tiễn, có tác dụng to lớn trong công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại tiến bộ chống lại mọi hình thức áp bức, nô dịch để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. 1.1.2. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình 14 nhà nho yêu nước, lớn lên trên vùng quê nghèo lam lũ nhưng rất ham học và có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường chống thực dân phong kiến đã tác động sâu sắc thức tỉnh tinh thần yêu nước của người con đất Việt khi quê hương bị giặc giày xéo, xâm lăng. Với tấm lòng yêu nước thương dân, tư duy chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh đã suy ngẫm về nguyên nhân thất bại của những phong trào yêu nước lúc bấy giờ và nung nấu quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giành độc lập cho dân tộc. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh khi đó lấy tên là Văn Ba đã rời bến cảng Nhà Rồng trên chiếc tàu Amiral Latuche Tréville với hành trang là tình yêu quê hương đất nước, là khát vọng tìm hiểu, học hỏi, tiếp thu nền văn minh các nước tiến bộ trên thế giới để quay về giúp nước, cứu dân. Hồ Chí Minh đã đến Pháp và rất nhiều các nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ. Đi đến đâu Người cũng nhiệt tình tham gia vào phong trào công nhân và nhân dân các nước thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập và hoạt động cách mạng, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng Sản đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính từ đây Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 6 năm 1919, Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị các nước đế quốc thắng trận họp tại Versailes (Pháp) Bản yêu sách gồm 8 điểm yêu cầu các nước tham gia hội nghị công nhận quyền tự do, dân chủ và bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Tác phẩm đã mở ra cánh cửa tương lai cho vận mệnh của dân tộc Việt Nam, giúp Hồ Chí Minh tìm ra đường đi đúng đắn cho dân tộc đó là con đường 15 cách mạng vô sản. Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18 họp tại Tous, Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng Sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh từ một người yêu nước chân chính trở thành một người chiến sĩ cộng sản. Năm 1921, Hồ Chí Minh tham gia Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn viết rất nhiều bài cho các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”…, đặc biệt là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”, tố cáo tội ác của chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước, đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1923, Hồ Chí Minh rời Pháp sang Liên Xô. Tại đây Hồ Chí Minh vừa hoạt động cách mạng, vừa học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước Nga Xô Viết. Năm 1925, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, lập ra Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành lập nên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1940, tuy hoạt động cách mạng ở nước ngoài, nhưng Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng ở nước nhà. Năm 1941, Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, sách lược chiến đấu và nhận thấy thời cơ đã đến. Tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội nghị đã thông qua quyết định tổng khởi nghĩa, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội Quốc dân tại Tân Trào 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan