Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn việt hà ...

Tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn việt hà

.PDF
127
2
69

Mô tả:

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THỊ LOAN TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 32 HÀ NỘi- 2012 1 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THỊ LOAN TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương HÀ NỘi- 2012 2 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 5 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 7 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ...................................................... 15 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 16 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 16 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CUẢ NGUYỄN VIỆT HÀ .............................................................. 17 1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật ..................................................... 17 1.1.1. Khái niệm tư duy .................................................................................. 17 1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật. ........................................................... 18 1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết ........................................................................ 20 1.2. Hành trình sáng tác ......................................................................................... 21 1.3 Tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……………………………………………25 Chương 2: TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ .............................................................................................................. 37 2.1. Hướng tiếp cận hiện thực ................................................................................ 37 2.1.1 Hiện thực đa chiều đầy biến động phức tạp ............................................ 38 2.1.2 Hiện thực biến đổi đa đoan, đa sự nhưng không hoàn kết ....................... 41 2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà .................................................... 43 2.2.1. Quan niệm chung về nhân vật ............................................................... 43 2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết. .................................................................... 44 2.3. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ....................................... 46 2.3.1 Nhân vật dấn thân và hoài nghi .............................................................. 46 2.3.2. Nhân vật tha hóa và sám hối ................................................................. 50 2.3.3. Nhân vật cô đơn, lạc lõng ...................................................................... 56 2.3.4. Nhân vật khát vọng ............................................................................... 61 2.4. Hình ảnh biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà .................... 66 2.4.1. Các quan niệm về biểu tượng nghệ thuật ............................................... 66 3 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 2.4.1.1 Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa. ......................................... 66 2.4.1.2. Quan niệm biểu tượng dưới góc độ văn học ................................... 68 2.4.2. Giải mã một số hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà……...70 2.4.2.1 Biểu tượng kính trắng ...................................................................... 70 2.4.2.2 Biểu tượng bầu vú ........................................................................... 73 Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ .............................................................................................................. 81 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật......................................................................... 81 3.1.1 Phi trung tâm hóa nhân vật ..................................................................... 81 3.1.2. Phân xuất nhân vật ............................................................................... 82 3.2. Kết cấu tiểu thuyết. ......................................................................................... 84 3.2.1. Những vấn đề về lý thuyết kết cấu. ....................................................... 84 3.2.2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ...................................................... 88 3.2.2.1.Kết cấu phân mảnh, đứt gãy, gián đoạn ........................................... 88 3.2.2.2 Kết cấu lồng ghép nhiều mạch truyện………………………………88 3.2.2.3 Sự phối hợp luân phiên các điểm nhìn trần thuật ............................. 92 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu .................................................................................. 96 3.3.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 96 3.3.1.1. Tính chất của ngôn ngữ ...................................................................... 97 3.3.1.2. Các kiểu ngôn ngữ. .......................................................................... 102 3.3.2. Giọng điệu .......................................................................................... 110 3.3.2.1 Giọng giễu nhại, mỉa mai, bỡn cợt ............................................... 111 3.3.2.2.Giọng triết lí ................................................................................. 115 3.3.2.3. Giọng trữ tình .............................................................................. 117 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 123 4 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau ba mươi năm kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước ta hoàn toàn giải phóng. Từ đây (1975) văn học mang một trọng trách mới, phục vụ kịp thời xu hướng của thời đại. Nhằm đổi mới tư duy, đổi mới cách đánh giá tình hình, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh văn học cần phải “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Trên tinh thần đó, văn học sau năm 1975 đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là thể loại văn xuôi. Có thể nói chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ, nhà văn được thành thật như bây giờ. Tinh thần tại Đại hội Đảng lần thứ VI về văn hoá văn nghệ đã thật sự cởi trói cho văn học. Trước năm 1975, với lối tư duy cũ, hầu hết các tác phẩm đều được sáng tác bởi khoảng cách sử thi cho nên con người cũng là con người sử thi, con người cộng đồng với những phẩm chất cao cả. Sau năm 1975, tư duy nghệ thuật mới cho phép người viết nhiều khi trần thuật không khoảng cách. Nói khác đi, đó là sự trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, ở cái nhìn chưa hoàn thành. Và người ta phát hiện ra rằng thế giới không phải là hiện thực khép kín, con người không phải ai cũng toàn bích. Trong con người luôn có sự đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Con người phần lớn là làm chủ hoàn cảnh, nhưng cũng không ít lần bị hoàn cảnh xô đẩy, trở thành nạn nhân của hoàn cảnh. Nguyễn Việt Hà là cây bút tiểu thuyết sau đổi mới. Tác phẩm đánh dấu hành trình gia nhập làng văn của anh là các tập truyện ngắn Thiền giả và Của rơi. Nhưng Nguyễn Việt Hà chỉ thực sự trở thành một hiện tượng văn học nổi bật sau khi tác phẩm Cơ hội của Chúa của anh ra đời năm 1999. Tiếp đến là sự xuất hiện của tiểu thuyết Khải huyền muộn sau sáu năm. Có một điều thú vị là cứ sau mỗi tác phẩm của Nguyễn Việt Hà được xuất bản thì làn sóng dư luận về nhà văn, về tác phẩm lại rộ lên. Chín người mười ý. Có 5 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà nhiều ý kiến đồng thuận với nhà văn, nhưng cũng có không ít những lời chê, chê hết lời, lại có cả những ý kiến lưỡng chiều. Đọc Nguyễn Việt Hà người ta thấy không yên tâm, người ta thấy hoài nghi. Lý giải cho tâm lý đó có lẽ phải xuất phát từ cách viết của anh. Mặc dù “không mong mình quá mới” [32] nhưng lối viết của anh dường như đang đánh đố người đọc. Anh gây rối với thói quen thẩm mỹ của họ, gây rối với các nhà văn viết tiểu thuyết truyền thống và đương đại. Với một tư duy tiểu thuyết sắc sảo cộng với một sự mẫn cảm sẵn có, văn chương Nguyễn Việt Hà có khả năng gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Tác phẩm của Nguyễn Việt Hà luôn khiến cho bạn đọc phải giật mình, không thể không tự vấn lương tâm. Nói khác đi, độc giả có thể nhận ra mình qua những sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ nói lên phần nào tài năng của Nguyễn Việt Hà trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Nguyễn Việt Hà là nhà văn trẻ, cùng thế hệ với Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài… Cũng bởi anh là nhà văn trẻ nên lịch sử nghiên cứu sáng tác của anh giống như cuốn sổ còn bỏ ngỏ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy dư luận xung quanh Nguyễn Việt Hà rất nhiều, nhưng những bài nghiên cứu, phê bình nhằm chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Việt Hà trong công cuộc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam không nhiều. Chưa có một nghiên cứu nào thật sự kỹ lưỡng và thấu đáo về sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà qua những sáng tác của anh. Như vậy, trước những hiệu ứng đa chiều của độc giả về Nguyễn Việt Hà, vấn đề cần đặt ra ở đây là nên nhìn nhận một hiện tượng văn học, một tác phẩm văn học như thế nào cho đúng đắn? Nên chăng hãy bắt đầu từ chính tư duy nghệ thuật, từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn để xem xét? Với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi không dám khẳng định rằng việc nghiên cứu của mình sẽ khiến cho mọi người sẽ yêu mến tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hơn. Chúng tôi chỉ mong góp phần bù đắp vào khoảng trống trong việc tìm hiểu con đường sáng tạo của một nhà văn đã trở thành một hiện 6 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà tượng văn học từ đó hiểu một cách đầy đủ hơn sự phát triển phong phú và đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Như chúng ta đã biết, sau những tiếng vang và thành công nhất định với thể loại truyện ngắn, Nguyễn Việt Hà đã tiếp tục hòa nhập với đời sống văn chương bằng hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2005). Cũng kể từ đây cái tên Nguyễn Việt Hà mới thật sự gây dấu ấn trong lòng bạn đọc và làm bận tâm các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình Ngay sau khi xuất hiện khoảng một tháng với cuốn tiểu thuyết đầu tiên Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà đã được coi là một hiện tượng văn học. Bạn đọc chỉ cần seach trên trang Google cũng có thể thấy hiển thị trên trang tìm kiếm này hơn 10 triệu kết quả có liên quan đến Nguyễn Việt Hà cũng như tiểu thuyết của anh. Điều này đã chứng tỏ sáng tác của Nguyễn Việt Hà đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Tuy nhiên, văn chương cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác, khi tiếp cận với cái mới, có rất nhiều luồng tư tưởng trái ngược nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi những sáng tác, thậm chí phê phán, phủ định hoặc chất vấn tác giả. Dương Kiều Linh trong bài viết của mình đã gay gắt phê phán Cơ hội của Chúa “Cách mô tả tình dục rất thô tục. Cảnh yêu đương quan hệ xác thịt, quan niệm suy nghĩ về phụ nữ cũng như cách cư xử của họ trong tình yêu rất đỗi thấp hèn. Và tất nhiên lời lẽ văn chương khi nói về những pha yêu đương kiểu đó cũng thật xứng đáng là cuốn sách có đủ các pha giật gân câu khách rẻ tiền” [9]. Ngoài ra chị còn cho rằng đọc tiểu thuyết Cơ hội của Chúa “người đọc bị coi thường… phái nữ cảm thấy bị xúc phạm”. Vì vậy, với Dương Kiều Linh Cơ hội của Chúa thực sự đã “gây ra một cú sốc lớn” [9]. Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Cơ hội của Chúa: Gánh nặng của những cái tôi phù phiếm có vẻ bình tĩnh hơn khi nhìn tác phẩm của Nguyễn Việt Hà từ cách viết. Tác giả bình luận: Cơ hội của Chúa đã “không phản ánh được nhiều những biến đổi” của đất nước thời kỳ chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị 7 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà trường”. Nguyễn Thanh Sơn cũng tỏ ra khó chịu với cách sử dụng ngôn ngữ trong Cơ hội của Chúa: “nhân vật pha trộn tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh không cần thiết và sai chính tả, văn phạm một cách cẩu thả” [49]. Vì theo như tác giả của bài phê bình thì Nguyễn Việt Hà chỉ “viết cho sướng ngòi bút, cho thỏa mãn ego của mình, Nguyễn Việt Hà không thể kết thúc được câu chuyện… không hiểu tác giả sẽ đi về đâu trong cái mớ bòng bong những câu chuyện vụn vặt này” [49]. Cùng quan điểm với tác giả Thanh Sơn, nhà lí luận phê bình văn học Nguyễn Hòa cũng cho rằng: “Dù tác giả có khéo léo cài đặt viện dẫn tới Kinh Thánh, huy động một vốn sống phong phú, thổi vào một không khí hiện sinh thì cũng chưa đưa ra được một lí giải về tình trạng mà chỉ là sự miêu tả về tình trạng trong một mớ bòng bong các sự kiện và chi tiết” [40]. Trong bài viết của mình Nguyễn Hòa cũng bày tỏ thái độ không thích cái cách nhà văn Nguyễn Việt Hà thể hiện quá nhiều chi tiết đời tư của mình trong tác phẩm. Nhà phê bình này cho rằng “Nguyễn Việt Hà đã phóng chiếu những gì anh có vào trong tác phẩm với một tần số cao đến mức đọc nhiều trang lại ngỡ tác phẩm là nơi tác giả tự giới thiệu mình chứ không phải làm văn chương” [40]. Trong loạt bài nhận xét đánh giá về nội dung của tiểu thuyết một số nhà phê bình chỉ ra: “Con người và sự việc trong Cơ hội của Chúa không có gì mới. Vẫn là những xung đột gia đình, những cuộc tình tay ba, những chuyện mánh mung, những trò lừa tình, lừa tiền … không diễn ra trong sàn nhảy, nhà hàng thì diễn ra trong một văn phòng, một biệt thự sang trọng vốn đầy rẫy trong phim “mì ăn liền” của Hồng Kông, nội địa” [40]. Tác giả Nguyễn Việt Thắng đã sắc sảo hơn khi cho rằng: “Chất liệu đời sống mà tác giả dùng làm cơ sở cho trí tưởng tượng, cho tổ chức tác phẩm, cho việc tìm hình thức diễn đạt và cả ngôn từ phù hợp, thực ra là không có gì mới” [5;302]. Thậm chí nhà phê bình còn có phản hồi khá gay gắt về cách nhà văn xây dựng nhân vật tạo linh hồn cho tiểu thuyết: “nát rượu, chìm đắm trong ái tình và là một triết gia nửa mùa” [5;134]. Theo Nguyễn Việt Thắng thì “Quảng cáo cho một kiểu người kì dị như thế quả là không có lợi cho nhiệm vụ giáo dưỡng tinh thần thanh niên thời đại” [5;134]. 8 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Năm 2005, sau sáu năm khi những sóng gió tranh luận xung quanh cuốn Cơ hội của Chúa tạm lắng xuống Nguyễn Việt Hà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với nhan đề Khải huyền muộn. Cuốn tiểu thuyết này được người đọc đón nhận bình tĩnh hơn và cũng nhận được nhiều lời nhận xét, đánh giá của độc giả và giới phê bình lí luận. Như một sự ác cảm với lối viết của nhà văn, nhà phê bình Nguyễn Hòa trong bài viết Văn chương 2005- tín hiệu vui và giấc mộng bất thành đánh giá về Khải huyền muộn: “So với Cơ hội của Chúa, văn của Nguyễn Viêt Hà chưa có gì nhúc nhích” [41], thậm chí ông còn cho rằng “đây là một bước thụt lùi của Nguyễn Việt Hà” [41] Tác giả Thanh Huyền trong lời giới thiệu về cuốn Khải huyền muộn cũng đưa ra ý kiến riêng rất sắc sảo về lối viết của Nguyễn Việt Hà: “Dường như anh quá mải mê vào việc thể hiện vốn hiểu biết khá rộng và khá kỹ về đủ loại, từ Nho giáo, Phật giáo đến đạo Công giáo mà tác phẩm đôi lúc, đôi chỗ bộn bề, thiếu chọn lọc, rườm rà... Nhiều lúc nhà văn miên man kể từ chuyện này đến chuyện nọ khiến độc giả như lạc vào một ma trận ngập tràn chi tiết không phải lúc nào cũng có sự móc xích vào nhau” [65]. Cùng với cách tiếp cận như Thanh Huyền, nhà văn Tạ Duy Anh trong bài viết: Khải huyền muộn và những lời bình nhẹ nhàng chỉ ra nhược điểm lớn nhất của Khải huyền muộn là “Tác giả lộ ra mình phải cố… có chỗ đuối sức”[67]. Họa sĩ Lê Thiết Cương thành thực hơn khi cho rằng “Giá như Khải huyền muộn có kết cấu bớt mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút nữa, không giống chút nữa cũng chả sao, mỗi người viết cần có chính tả của mình”[67] Trong bài viết nhìn lại văn học năm cuối thế kỉ, tác giả phê bình Phạm Xuân Nguyên dù phê phán tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một bức tranh ảm đạm, bi quan về thực tại đời sống, nhân vật hóa thành tác giả từ hành vi đến phát ngôn, từ chuyện quen sài rượu Tây đến chuyện sính tiếng Tây, song nhà phê bình này cũng đã khẳng định tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là: “tác phẩm có giá trị, có khả năng níu kéo được người đọc. Vì vậy, Cơ hội của Chúa cũng như nhà văn đã không mất 9 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hết cơ hội, Khải huyền muộn vẫn hơn không khải huyền. Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn có không ít lời chê nhưng cũng nhận được rất nhiều lời khen. Nhiều tác giả đã đánh giá cao những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Từ ngôn ngữ, cấu trúc, điểm nhìn trần thuật, đến những cảm quan mới trong tác phẩm. Tác giả Thu Hồng, Nguyễn Quyến trong bài viết trên tờ Thể thao và văn hóa số 46 tháng 6/1999 đã cho rằng “cay nghiệt và bùi bụi, nhưng duyên và sang trọng là giọng của Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của Chúa. Văn phong của anh là sự hài hòa kết hợp giữa những bức biếm họa đời sống của Phạm Thị Hoài (nhưng ấm áp và đôn hậu hơn) và những lời rủ rỉ triết lí nhân sinh của Nguyễn Khải ” [66] Tháng 7 năm 1999 tờ Thể thao và Văn hóa số 55 đã đăng bài viết với tiêu đề Về cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Bài báo đã dẫn lời phê bình nhận xét của những người thuộc các lĩnh vực khác nhau về cuốn tiểu thuyết. Phóng viên Nhật Minh cho rằng đây là “một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội theo đúng nghĩa”. Nhà thơ Hoàng Hưng lại đánh giá “Cơ hội của Chúa đặt nghiêm túc lên bàn những băn khoăn về cứu cánh của sự sống mà mỗi con người trung thực hướng thiện hôm nay đang phải hàng ngày đặt ra cho bản thân mình nếu không muốn bị trôi tuột xuống địa ngục của hư vô”. Với đạo diễn Lê Hoàng thì lại có cảm giác “Cơ hội của Chúa là món nộm. Ăn lạ miệng, hấp dẫn nhưng vài kẻ ăn xong để một lúc nghe ngóng bụng mình và bụng các bạn cùng mâm” [78]. Cuốn tiểu thuyết này cũng khiến anh kinh ngạc: “lâu lắm rồi mới có một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đến thế, châm biếm đến thế và… lạy Chúa, trơ tráo đến thế” [78]. Vì vậy Lê Hoàng đã bị Cơ hội của Chúa lôi cuốn để rồi đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối không cần phải nghỉ ngơi. Đặc biệt có một bài viết 41 trang khá công phu của Hoàng Ngọc Hiến năm 2000. Bài viết thể hiện được những phát hiện mới mẻ và sắc sảo của lối đọc hiện đại. Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá kỹ lưỡng nhiều mặt của tác phẩm,: Những khái quát xanh rờn; Những mẫu người lập thân – lập nghiệp; Chủ đề văn hóa tôn giáo trong “Cơ hội của Chúa”. Ở đâu tác giả cũng chỉ ra những chỗ được và chưa 10 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà được của cuốn tiểu thuyết. Theo Hoàng Ngọc Hiến, “những khái quát xanh rờn” trong tác phẩm cho thấy Nguyễn Việt Hà “khá am hiểu, có sự cảm nhận tinh tế, có cả sự “vô tư” của một triết gia tiểu thuyết, vô tư theo cách hiểu rất bác học và cũng rất bình dân của người Hà Nội” [18]. Song song với cách đánh giá như vậy, tác giả cũng bày tỏ ý kiến rất khách quan về những khái quát này: “chớ cả tin nhưng rất đáng suy nghĩ”. Đáng chú ý là trong bài viết Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá kỹ lưỡng về các nhân vật trong Cơ hội của Chúa. Ông chú ý đến đặc điểm chung và đặc điểm riêng trong tính cách của từng cặp nhân vật: Lâm và Sáng mẫu người trí thức lập thân theo hai con đường khác nhau; Trần Bình và Tâm mẫu người kinh doanh lập nghiệp rất khác nhau… Những phân tích nhận xét của nhà nghiên cứu là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi khi triển khai đề tài. Năm 2004, xuất hiện muộn hơn với bài viết Cơ hội của Chúa, từ nhật kí đến hậu trường văn học của Đoàn Cầm Thi. Tác giả chú ý phân tích tỉ mỉ nghệ thuật của tiểu thuyết. Theo nhà phê bình Cơ hội của Chúa cuốn hút “trên hết bởi nghệ thuật của nó. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là lò thử nghiệm văn phong khổng lồ trong đó ta bắt gặp lối kể chuyện ngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng trong truyện, tiểu luận” [12]. Đặc biệt Đoàn Cầm Thi đánh giá cao cái cách Nguyễn Việt Hà để cho nhân vật cũng như sự việc được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho thế giới trong Cơ hội của Chúa hiện ra “không thuần nhất mà muôn hình vạn trạng, không khép mà mở, không xác thực mà đầy bí hiểm, bất ổn, hoài nghi” [12]. Những nhận xét của Đoàn Cầm Thi về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thực sự là những nhận xét khá sắc sảo, khách quan, phù hợp với lý thuyết tiếp nhận đương đại. Cũng giống như Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn nhận được không ít lời ngợi khen, tán thưởng. Tác giả Thanh Huyền trong lời giới thiệu về cuốn sách đã đưa ra đánh giá khá sắc sảo những hạn chế trong lối viết của Nguyễn Việt Hà song cũng không ngần ngại khẳng định: “Khải huyền muộn là một tác phẩm mới nối tiếp những sáng tạo của Nguyễn Việt Hà trên nhiều phương diện: nghệ thuật kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, cấu trúc tiểu thuyết” [65]. 11 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Cũng bàn về Khải huyền muộn, nhà văn Trung Trung Đỉnh nhận định: “Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã tự mình bứt ra khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống”. Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng đưa ra những bình luận về kết cấu của tiểu thuyết: “Trong Khải huyền muộn có những đoạn luận văn học, những đoạn không bịa như Nhật ký. Cảm giác như đang xem phim truyện lại có một trường đoạn phim tài liệu… Không có kiếm tiền xong rồi, yêu xong rồi, sống xong rồi. Không có kết. Khải huyền muộn là kiểu kết cấu siêu văn bản của nhiều văn bản dở dang”. Nhà văn Tạ Duy Anh đánh giá, khen ngợi: “Tôi phải nói ngay rằng văn trong Khải huyền muộn hơn đứt trong Cơ hội của Chúa. Nhiều trang văn rất đẹp, có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp… Đây là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Vì vậy sự vồ vập với người này, sự thất vọng với người kia là điều bình thường. Nhà văn không thể răm rắp làm theo đơn đặt hàng của độc giả. Sự bừa bộn nằm trong ý đồ của tác giả…” [67]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng cũng tỏ ra rất hao hứng với lối viết của Nguyễn Việt Hà. Anh nhấn mạnh: “Khải huyền muộn là những sải bơi tiếp theo của Cơ hội của Chúa trên dòng sông tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Chọn lựa thứ cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuông ru- bích, Nguyễn Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thỏa cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các nhân vật trong cuộc sống. Không có số phận đi tới cùng cũng như không có những câu chuyện đi đến hồi kết thúc, tác giả đang khám phá, mô tả cuộc sống đang diễn ra và điều thú vị, cũng là đóng góp riêng của Nguyễn Việt Hà, chính là vẽ nên những tâm trạng người đương thời” [67]. Nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Chí Hoan khi đọc Khải huyền muộn cũng chỉ ra đặc điểm về cấu trúc và nội dung của tiểu thuyết này: “Thứ nhất, là hình thức: nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết… Thứ hai, là nội dung: tiểu thuyết kể về những con người đang sám hối - từ một vài nhân vật công chức cao cấp mà đồi bại về đạo đức cho đến ngay cả nhân vật "đóng vai" nhân vật tiểu thuyết và nhân vật "đóng vai" tác giả/ nhà văn. Chủ đề đạo đức và sám hối này 12 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà được triển khai trên bình diện thời gian đương đại, không hề có chuyện sai lầm quá khứ nào” [67]. Năm 2005 thêm một lần nữa trong bài viết khác với nhan đề Khải huyền muộn- cuốn tiểu thuyết về chính nó nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan giúp người đọc ra nhận cấu trúc của cuốn tiểu thuyết với sự trình bày cụ thể từng chương đoạn. Theo nhà phê bình thì: “Cuốn tiểu thuyết này được cấu tạo bằng một loạt những câu chuyện dang dở, kết nối vào nhau hết sức chặt chẽ để bày tỏ sự dở dang của chính nó” [42]. Ngoài ra tác giả bài viết cũng rất chú ý đến cách Nguyễn Việt Hà để cho các nhân vật và ký ức hiện lên ngang bằng nhau. Trong câu chuyện của người này có câu chuyện của người khác, trong nhân vật này có một nhân vật khác và mỗi người đều là nhân chứng cho sự tha hóa của chính mình đồng thời lại còn là chứng nhân cho sự tha hóa của người khác và cuộc sống xung quanh. Bài viết của Nguyễn Chí Hoan là một gợi ý rất quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu về sự dịch chuyển cấu trúc của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Năm 2006, với bài viết Khải huyền muộn- cảm hứng những dấu hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết, nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Thiệp đánh giá: “Khác với các nhà văn khác viết tiểu thuyết cùng thế hệ với anh như Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Bình Phương, v.v… tôi luôn có cảm giác Nguyễn Việt Hà “cao tay ấn” hơn họ. Ở trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà có sự nguy hiểm tinh thần đáng sợ thế nào đó với các “đồng nghiệp”, những người đồng chí “cùng lý tưởng nhưng khác hạng”. Sự nguy hiểm ấy chí ít ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức” [51]. Nếu nhìn từ góc độ khoa học thì bài viết của Nguyễn Huy Thiệp là một bài viết mang tính chất hàn lâm có khả năng gợi mở rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề tư duy sáng tạo của Nguyễn Việt Hà. Trong văn chương, người đọc có quyền dân chủ với tác giả và với các độc giả khác. Vì thế, việc có những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh những bài viết có tính chất phê bình, luận bàn, có khá nhiều niên luận, khóa luận, luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chứng tỏ sự yêu thích và 13 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà quan tâm của giới trẻ đến những tiểu thuyết này, dù đó là những tiểu thuyết không dễ đọc. Tại báo cáo khoa học năm 2003, hai sinh viên Đỗ Thị Bích Liên và Vũ Thị Hồng Minh với đề tài: Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà đã cố gắng khảo sát và phân tích khá sắc sảo cách thức sử dụng từ vựng, ngôn ngữ của Nguyễn Việt Hà trong tiểu thuyết. Theo hai sinh viên này cái độc đáo trong ngôn ngữ Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà đó là lớp từ vay mượn phong phú gồm từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp và sự suồng sã hóa lớp từ Hán Việt. Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều lần của các thuật ngữ tôn giáo, hệ thống từ láy cũng như các từ được “lạ hóa” bằng những kết hợp mới. Bích Liên và Hồng Minh chú ý đến cấu trúc ngữ pháp câu văn mà Nguyễn Việt Hà sử dụng, đặc biệt là những câu văn ngắn và các phương thức tu từ chuyển nghĩa. Ngoài ra hai sinh viên cũng đã có những phát hiện khá chính xác về ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong cuốn tiểu thuyết. Mặc dù đây là một bài nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của một báo cáo khoa học, nhưng các tác giả của bài khoa học đã nghiêm túc và dụng công khi tìm hiểu ngôn ngữ của cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Năm 2004, sinh viên Hà Thu Nga với báo cáo khoa học, Bước đầu tìm hiểu một số phương diện đổi mới của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa đã chỉ ra những phương diện đổi mới của tiểu thuyết này trên góc độ thi pháp của thể loại như: đề tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật. Có thể thấy trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài nghiên cứu tác giả đã bao quát tất cả các phương diện của tiểu thuyết, tuy nhiên tác giả cũng bộc lộ hạn chế của mình ở chỗ những đánh giá, nhận định đưa ra chưa có sự phân tích kỹ lưỡng, còn sơ sài và chưa thật sự thuyết phục. Phạm Thị Thu Thủy trong luận văn năm 2003 Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay đã đề cập đến những vấn đề đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Trong một số tiểu thuyết đáng chú ý, tác giả đã đánh giá 14 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà khái quát những băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, những thể nghiệm đổi mới thể loại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Năm 2007, trong luận văn Những thể nghiệm tiểu thuyết qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Anh Đào đi từ sự thay đổi cách tiếp cận đời sống đến quan niệm nghệ thuật về con người. Tác giả chỉ ra những thể nghiệm về cốt truyện và di chuyển điểm nhìn trần thuật, cách ứng xử mới và khác trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Năm 2009, tác giả Lê Thị Sáng trong luận văn Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã phân tích khá kỹ lưỡng về các vấn đề: Cảm quan hiện sinh trong thế giới hiện thực; Cảm quan hiện sinh trong con người; Cảm quan hiện sinh trong nghệ thuật. Đây thực sự là một gợi ý quan trọng giúp chúng tôi hoàn thiện quá trình nghiên cứu về tư duy tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Như vậy, chỉ với hai tiểu thuyết có dung lượng vừa phải song các thế hệ độc giả cũng như nhiều nhà phê bình đã nhận ra cái “tạng” của Nguyễn Việt Hà trong làng tiểu thuyết. Những nhận xét đánh giá đều dựa trên cách tiếp cận từ khuynh hướng xã hội học, có người lại đọc tác phẩm từ khuynh hướng đạo đức. Đây đều là những cách tiếp cận không tương thích. Một số bài nghiên cứu đã ít nhiểu chỉ ra hướng đi riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà bằng cách đưa ra những dẫn chứng về sự thể nghiệm của tiểu thuyết đương đại trong nội dung lẫn nghệ thuật, vượt qua lối tư duy truyền thống. Tuy nhiên những bài nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức riêng lẻ, chưa thật sự có hệ thống cũng như chưa có một cái nhìn trên cấp độ tổng thể về tư duy sáng tác của nhà văn. 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu Đối tượng của luận văn là: “Tư duy nghệ thuât tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà”. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát 2 tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà: Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn. Kế thừa những nghiên cứu nói trên, luận văn của chúng tôi muốn dựa trên lý thuyết tiếp nhận đương đại để nghiên cứu lối viết tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. 15 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Vì thế chúng tôi sẽ tìm hiểu cả những điểm thành công và cả những điều còn dang dở trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Làm điều này, chúng tôi cố gắng có một cái nhìn xác đáng và toàn diện hơn về một hiện tượng văn học khá mới từ đó muốn góp thêm tiếng nói vào quá trình tìm hiểu hành trình sáng tạo của nhà văn, đặc biệt là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà từ đó chỉ ra vị trí của nhà văn Nguyễn Việt Hà trên văn đàn, góp phần xây dựng một nền văn học hiện đại giàu tính nhân văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử- xã hội - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái lược về tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà Chương 2: Từ hướng tiếp cận hiện thực đến thế giới nhân vật và hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 16 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ 1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm tư duy Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý, triết học, … mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. “Tư duy là hoạt động nhận thức lý trí của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệt thống tinh vi của gần 16 tỷ tế bào thần kinh” [59;32]. Tư duy không chỉ là một sản phẩm xã hội hay sản phẩm của tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân loại. Tư duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp qua hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tư duy chính là bằng chứng về sự xuất hiện của con người. Do vậy có thể định nghĩa: “con người là một động vật có tư duy”. Tư duy (pensée) là toàn bộ hoạt động tâm lý của con người, chỉ có con người mới có, đó là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy được phân biệt với nhận thức (conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tư duy ở trạng thái tĩnh, và tư duy ở trạng thái động, tư duy là hành động nhận thức của con người. Tư duy và lý trí (raison) không phải là một. Nói đến lý trí là nói đến cái lôgic có tính nguyên tắc của nhận thức. Nói đến tư duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố tư tưởng và tình cảm, cảm xúc và lý trí nhằm mục đích nhận thức. Tư tưởng (Idée) hay còn gọi là quan niệm tư tưởng vừa là kết quả lại vừa là xuất phát điểm của tư duy. Quan hệ con người với con người, con người với xã hội, con người với hoàn cảnh sống… là những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tư tưởng ở mỗi con người. Tư tưởng mang tính chất dân tộc, đoàn thể quốc gia, tính giai cấp… là những phạm trù mang tính chủ quan hơn so với tư duy. Tư tưởng nằm ở phạm trù nội dung, tư duy nằm ở phạm trù phương pháp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người với thế giới khách quan, quan hệ con người với con người và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các phương 17 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng nhận thức của tư duy. Nói đến tư duy là nói đến những hoạt động của bộ óc con người ở trạng thái sống động của nó. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của tế bào não. Nó là một quá trình xử lý lượng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận được. Trong lịch sử phát triển của con người, sự hình thành và phát triển của tư duy gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ thể. Vậy, phán đoán đầu tiên của sự sống là ở chỗ, với tư cách là chủ thể cá thể, sự sống tự tách mình ra khỏi tính khách quan. Nói đến sự sống trong vận động của tư duy chính là nói đến cơ sở sinh lý của tư duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tư duy một thuộc tính quan trọng, đó là sự trao đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng”, “giao cảm” giữa người với người. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có tính bề ngoài, còn trao đổi tinh thần, giao lưu tư tưởng và tình cảm là bản chất của hoạt động tư duy. Tư duy là một “trạng thái” bên trong của vật chất (Plêkhanôp) nhưng chỉ có ở trong dạng vật chất đặc biệt, phát triển ở trình độ cao, tức là ở con người. Mọi quan niệm cho rằng tư duy, tinh thần hay ý niệm tồn tại độc lập, bên ngoài đầu óc của con người, đều là quan niệm tư duy phi chủ thể, hoặc tạo ra một chủ thể siêu nhiên đối lập với con người. Nhưng cả tư tưởng và tư duy sẽ không nảy sinh được nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư tưởng. Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất của sự vật hơn. 1.1.2. Quan niệm tư duy về nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống nhất quan điểm của nhóm các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) và ý kiến của tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam (Nxb Văn 18 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà học Hà Nội, 1996). Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật” [54;381]. Kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật là tư duy bằng hình tượng. Mục đích cuối cùng của tư duy nghệ thuật là tìm đến bản chất của sự vật, hiện tượng để nắm bắt quy luật của đời sống khách quan. Nhưng ở đây tư duy hình tượng phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện, mang tính quy luật. Khác với loại tư duy hành động trực quan và tư duy khái niệm lôgic, tư duy nghệ thuật có cơ sở là tư duy hình tượng cảm tính hoặc tư duy này cho phép nghệ sĩ cùng một lúc vừa phát hiện khách thể vừa bộc lộ nỗi lòng, tâm tư của chủ thể sáng tạo. Đặc điểm của loại tư duy này là sự tái hiện từ xa, tách khỏi khách thể, bởi thế có thể sử dụng hư cấu tưởng tượng để hình thành những hình tượng nghệ thuật có tầm khái quát lớn lao, có sự tác động mạnh mẽ đến độc giả. Chính vì thế, Bêlinxki đã phân biệt: để tác động đến trí tuệ của người nghe và người đọc, kinh tế chính trị thì “chứng minh” bằng các số liệu, còn nhà thơ thì lại “trình bày” hiện thực như vốn có. Không phải ngẫu nhiên mà từ Hêghen cho đến Plêkhanôp, Gorki đều nhấn mạnh tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng. Dĩ nhiên tư duy nghệ thuật có những đặc trưng khác biệt so với tư duy hình tượng- cảm tính. Thông thường, chính tư duy nghệ thuật đã giúp cho nghệ sĩ có một quan niệm nghệ thuật riêng biệt về thế giới. Nói khác đi, trong nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật. Nó tương tự như một khí quyển của hoạt động con người. Như vậy, quan niệm nghệ thuật tạo ra khả năng lĩnh hội hiện thực đời sống triệt để, sâu sắc trong sự đa dạng, phức tạp của chúng. Cho nên trong thực tiễn sáng tạo nghệ thuật không phải nhà văn nào cũng có thể tạo một thứ tư tưởng cho riêng mình. Trên thực tế, những nhà văn lớn cũng là những nhà tư tưởng. Sáng tác của họ không thể đơn thuần dùng lại nguyên xi cuộc sống mà họ phải tìm ra bản chất và quy luật vận động của hiện thực khách quan, giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Lấy trí tưởng tượng sáng tạo là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ 19 Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”. Tư duy nghệ thuật “nhìn thấy” thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh, đồng thời phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra. Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương thức tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là các hệ thống năng động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn giữ tổ chức và truyền đạt thông tin. Điểm xuất phát của tư duy vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. Như vây, tư duy nghệ thuật được thể hiện rõ nét trong cảm hứng sáng tạo, trong quá trình nghệ sĩ phát hiện, chiêm nghiệm và thể hiện chân lý của đối tượng. 1.1.3. Tư duy trong tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội. Thật khó để có một khái niệm đầy đủ về tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết, bởi tiểu thuyết trong quá trình phát triển của mình luôn có sự biến đổi và giao thoa. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tư duy tiểu thuyết trong sự đối sánh với tư duy thơ và truyện ngắn. Do đặc trưng thể loại, tư duy thơ thường chỉ tập trung thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của chủ thể trữ tình. Cái mà tư duy thơ quan tâm chính là cảm xúc. Khác với tư duy thơ, dấu hiệu đầu tiên để người ta có thể nhận ra tư duy tiểu thuyết là tiểu thuyết đã biểu thị được mối liên hệ giữa thực tại xã hội với số phận cá nhân. Theo hướng tư duy này, nhà văn khám phá những vấn đề bản chất của hiện thực thông qua sự tái hiện số phận cá nhân. Hướng tư duy này cũng tạo nên kiểu nhân vật tiểu thuyết. Nhân vật tiểu thuyết không phải là những con người đơn giản một chiều mà là những con người đa đoan, “con người nếm trải”, con người không tương hợp với số phận và vị thế của nó. Nhân vật trong tiểu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan