Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và cô...

Tài liệu Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ

.PDF
143
2
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRẦN THỊ DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRẦN THỊ DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Hà Nội - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Các kết quả công bố trong luận văn là hoàn toàn chính xác. Các trích dẫn, tham khảo đều rõ nguồn. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Tác giả Trần Thị Dung 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn và cho tôi những ý kiến quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành báo chí cũng nhƣ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai; các anh (chị) khối Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và các anh (chị) khối Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ Bình Dƣơng và Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2015 Trần Thị Dung 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 5 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn .................................................. 11 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 12 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ........................................................................................................... 13 1.1. Truyền thông và truyền thông về khoa học công nghệ ...................................... 13 1.2. Khái niệm về cổng thông tin điện tử .................................................................. 14 1.3. Chức năng của cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ trong hệ thống thông tin đại chúng .................................................................................................... 21 1.4. Phƣơng thức tổ chức và quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử ............. 25 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BA CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................ 35 2.1. Giới thiệu chung về cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ .................................................................................................. 35 2.2. Tổ chức hoạt động của ban biên tập và quy trình xử lý thông tin đăng trên cổng thông tin điện tử các Sở Khoa học và Công nghệ ..................................................... 42 2.3. Mức độ cung cấp thông tin, dịch vụ của các cổng thông tin điện tử ................. 45 2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dùng cổng thông tin điện tử ...... 66 2.5. Một số điểm khác biệt giữa 3 cổng thông tin điện tử ........................................ 76 Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 79 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ .................................................. 80 3.1. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của 3 cổng thông tin điện tử đối với hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ .................................................................................... 80 3.2. Nguyên nhân khách quan và chủ quan của nhƣợc điểm .................................... 83 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử .................................................................................................................. 86 3.4. Một số đề xuất trong cách viết và cách trình bày trên cổng thông tin điện tử . 101 Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................... 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 110 PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay khoa học và công nghệ đã trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất và tiến bộ xã hội. Do đó, truyền thông về khoa học và công nghệ đƣợc xác định là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020. Cùng với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) và internet mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra nhiều chƣơng trình ứng dụng CNTT trong quản lý. Chính từ yêu cầu đổi mới nền hành chính nƣớc nhà, hầu hết các cơ quan nhà nƣớc đều triển khai xây dựng trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử để phục vụ công tác tuyền thông về hoạt động của cơ quan, đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin và các dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cung cấp thông tin và dịch vụ cho ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền. Hiện nay, việc đƣa cổng TTĐT vào phục vụ ngƣời dân không chỉ nhằm mục đích cải cách nền hành chính mà còn nhằm mục đích nâng cao giá trị dân chủ và niềm tin của ngƣời dân đối với cơ quan nhà nƣớc thông qua việc cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và dịch vụ công trực tuyến. Thêm vào đó, những cổng TTĐT này còn giúp ngƣời dân phản hồi thông tin lại cho các cơ quan nhà nƣớc; đồng thời còn là một kênh truyền thông hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đòi hỏi nền hành chính nƣớc nhà phải hiện đại, tiện lợi và đặc biệt là quảng bá đƣợc hình ảnh cơ quan, đơn vị; cung cấp đầy đủ thông tin, giới thiệu đƣợc những thành tựu và tiềm năng nghiên cứu khoa học của ngành khoa học công nghệ đến với các đơn vị có nhu cầu liên kết, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong và ngoài nƣớc. Do khả năng xuất bản nhiều nguồn thông tin và cho phép tích hợp các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ nên cổng TTĐT có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến nhƣ: Dịch vụ cấp giấy phép X-Quang; dịch vụ về đề tài khoa học, dịch vụ về Tiêu chuẩn - Đo lƣờng - Chất lƣợng…. các dịch vụ này vừa là công cụ phục 5 vụ công tác quản lý, vừa tạo ra sự minh bạch thông tin, giảm phiền hà tiêu cực trong quá trình giải quyết các thủ tục. Trong quá trình phát triển, Sở KH&CN các tỉnh/ thành phố luôn xem cổng TTĐT là một kênh truyền thông khoa học công nghệ hiệu quả. Đồng thời còn là phƣơng tiện rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan nhà nƣớc với doanh nghiệp và công dân nên lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh/ thành phố luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ kinh phí để duy trì, cập nhật thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, để có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng thông tin và dịch vụ công trực tuyến cùng những tác động của chúng đến công chúng, nhất thiết phải tiến hành khảo sát ở cả hai mặt: nội dung, chất lƣợng của thông tin và dịch vụ đang đƣợc cung cấp và nhu cầu của công chúng đối với thông tin trên trên cổng TTĐT Sở KH&CN các tỉnh, thành phố. Có nhƣ vậy mới đƣa ra đƣợc một mô hình phát triển hoàn thiện và phù hợp với điều kiện ngành KH&CN và công chúng của cổng TTĐT Sở KH&CN. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về cổng TTĐT Sở KH&CN các tỉnh miền Đông Nam Bộ, cụ thể là ba tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh giúp tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các cổng TTĐT các Sở KH&CN. Đề tài này đƣợc lựa chọn nghiên cứu còn do bản thân ngƣời thực hiện đề tài hiện đang trực tiếp quản lý cổng TTĐT Sở KH&CN Đồng Nai và mong muốn có một công trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở phân tích thực trạng của thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT hiện tại nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin và dịch vụ trong tƣơng lai, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nƣớc về khoa học công nghệ và đáp ứng nhu cầu công chúng. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và internet trong hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ công dân đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo đó vấn đề cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến thông qua các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến nhƣ các trang web, 6 trang blog và mạng xã hội cho các mục đích quan hệ công chúng khác nhau cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan nhƣ: - Về việc chính phủ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến và tính dân chủ: Năm 2009 tác giả Broom [51] đã tiến hành nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng của các hoạt động quan hệ với công chúng của chính phủ khi xét đến hai nguyên tắc dân chủ; trách nhiệm báo cáo các hoạt động của chính phủ với ngƣời dân và nhu cầu hỗ trợ và tham gia của ngƣời dân để giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả. Tƣơng tự, năm 2012 tác giả Lee [54] đã nghiên cứu và nhấn mạnh về các hoạt động quan hệ với công chúng của chính phủ là nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chính phủ bằng cách cung cấp cho ngƣời dân những thông tin và dịch vụ cần thiết và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Trong khi đó, vào năm 2003, hai tác giả Welch và Hinnant [58] lại xác định tính minh bạch và tính tƣơng tác nhƣ hai thành phần chính của các website chính phủ. Welch và Hinnant cho rằng tính minh bạch có đƣợc chủ yếu bằng cách phổ biến thông tin và tính tƣơng tác đƣợc đảm bảo bằng cách công khai và đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dân. Tƣơng tự, năm 2010, hai tác giả Searson và Johnson [56] lại nghiên cứu về lợi thế của các chức năng tiên tiến của các website chính phủ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp hai chiều giữa chính phủ và ngƣời dân và do đó thúc đẩy tính minh bạch, tính khả dụng và tính tƣơng tác. Tính tƣơng tác và tính khả dụng của các website chính phủ đƣợc hỗ trợ bởi các công nghệ tiên tiến đã vƣợt khỏi giới hạn đơn giản chỉ là cung cấp thông tin. - Về sự ảnh hƣởng của các kênh truyền thông trực tuyến đối với các mối quan hệ giữa chính phủ và ngƣời dân: Năm 2003, hai tác giả Welch và Hinnant đã nghiên cứu và mô tả rằng việc sử dụng một website của chính phủ có tác động gián tiếp đến niềm tin vào chính phủ thông qua sự dung hòa mức độ nhận thức về tính minh bạch và tính tƣơng tác của website. Welch và Hinnant cho rằng hai yếu tố góp phần quan trọng cho các website chính phủ là sự cải thiện về mặt nhận thức về tính minh bạch và tính tƣơng tác của 7 chính phủ. Vì vậy, vai trò của các kênh truyền thông trực tuyến đƣợc nhấn mạnh trong khía cạnh giúp gia tăng cơ hội tham gia của ngƣời dân và thu hẹp khoảng cách thông tin giữa chính phủ và ngƣời dân. Năm 2012, tác giả Hyehyun Hong [52] tập trung nghiên cứu về ảnh hƣởng của các website chính phủ và các phƣơng tiện truyền thông xã hội đến cảm nhận của ngƣời dân. Nhìn chung, những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài tập trung nghiên cứu về niềm tin của ngƣời dân vào chính phủ thông qua các các kênh trực tuyến của chính phủ bằng cách tăng cƣờng các dịch vụ chính phủ cho ngƣời dân, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin chính phủ của ngƣời dân, khuyến khích sự tƣơng tác giữa chính phủ và ngƣời dân. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu về cổng TTĐT đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm ở góc độ ngành công nghệ thông tin. Phần lớn các đề tài nghiên cứu đều tập trung tìm ra những giải pháp về công nghệ phục vụ cung cấp thông tin, tra cứu thông tin và các dịch vụ phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền. Có thể kể đến một số đề tài nhƣ: - Đề tài “Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ tra cứu thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Dung (năm 2011). Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng một cổng TTĐT nhằm hỗ trợ việc tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời của Bác Hồ. Cổng TTĐT cho phép ngƣời sử dụng xem, trao đổi, tải thông tin về dƣới nhiều dạng tệp dữ liệu khác nhau, thực hiện việc trao đổi thông tin giữa hệ thống và ngƣời sử dụng, tăng hiệu quả công tác nghiên cứu và tra cứu thông tin về Bác Hồ. - Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin một cửa liên thông trong cấp phép đầu tƣ tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Bay (năm 2012). Đề tài ứng dụng dịch vụ web xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử hỗ trợ quản lý, theo dõi, tra cứu hồ sơ thủ tục hành chính tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định. - Đề tài “Tìm hiểu về kiến trúc Chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh 8 Phúc” của tác giả Hoàng Tiến Hợi (năm 2013). Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề tài “Xây dựng cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam theo kiến trúc hƣớng dịch vụ SOA” của tác giả Lƣơng Hoài Nhơn (năm 2011). Đề tài này tập trung nghiên cứu vào công nghệ mã nguồn mở Liferay nhằm xây dựng một cổng TTĐT tỉnh Quảng Nam dựa trên SOA nhằm thiết lập một cổng TTĐT có thể tích hợp các dịch vụ hành chính công để phục vụ nhu cầu của công dân, doanh nghiệp và chính quyền. Ở góc độ ngành báo chí - truyền thông, hiện chỉ có tác giả Cao Phƣợng Diễm nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lƣợng Website Hải quan Việt Nam” (năm 2010). Luận văn đã tiến hành nghiên cứu về công chúng của website Hải quan dựa trên lí thuyết về công chúng truyền thông. Cả hai đối tƣợng công chúng chính của website Hải quan là cán bộ trong ngành và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đều đƣợc xem xét trên ba bình diện nhân khẩu học xã hội, thực trạng nhận thức và thói quen, sở thích tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Kết quả nghiên cứu về công chúng của website Hải quan có thể đƣợc áp dụng vào hoạt động của đơn vị này và giúp ích cho những nghiên cứu về sau. Nhƣ vậy, dƣới góc độ tiếp cận của ngành báo chí - truyền thông, vẫn chƣa có đề tài nào nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng TTĐT Sở KH&CN. Vì vậy, đề tài thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lƣợng hoạt động của cổng TTĐT thông qua hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến đối với ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền dƣới góc độ truyền thông đại chúng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận chung và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động của cổng TTĐT, luận văn khảo sát việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT để nắm rõ thực trạng các cổng TTĐT nhƣ thế nào, từ đó đề 9 xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng TTĐT Sở KH&CN ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, cũng nhƣ bƣớc đầu gợi ý những hƣớng đi cho các cổng thông tin của các cơ quan nhà nƣớc khác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nội dung và hình thức thông điệp truyền thông đại chúng trực tuyến; phƣơng thức tổ chức các hoạt động thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT của các cơ quan nhà nƣớc; thế mạnh tƣơng tác của truyền thông trực tuyến thông qua cổng TTĐT giữa cơ quan trực thuộc chính phủ và ngƣời dân. - Khảo sát, đánh giá thực trạng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến về: nội dung, hình thức, tần suất cập nhật thông tin (văn bản, tin tức, dịch vụ…); công tác tổ chức và quản lý, sự tƣơng tác và mức độ hài lòng của công chúng. - Đƣa ra hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cổng TTĐT nói chung và cổng TTĐT các Sở KH&CN ba tỉnh miền Đông Nam Bộ nói riêng. Cụ thể: Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển cổng TTĐT hiện nay; các giải pháp (giải pháp chung và giải pháp cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cổng TTĐT các Sở KH&CN miền Đông Nam Bộ; một số khuyến nghị… 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng TTĐT, bao gồm nội dung, hình thức thông điệp chính, tần suất cập nhật, năng lực tƣơng tác trên cổng TTĐT của ba Sở KH&CN miền Đông Nam Bộ và mức độ hài lòng của công chúng. Cụ thể là cổng TTĐT của ba Sở KH&CN Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng. Đây là 3 tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mật độ dân cƣ đông, có nền kinh tế tăng trƣởng cao và có nhu 10 cầu sử dụng dịch vụ cao. Hiện cả ba cổng TTĐT này đều hoạt động ổn định, cập nhật thông tin và cung cấp dịch vụ công đầy đủ. Thời gian khảo sát: + Khảo sát việc cung cấp thông tin 2 năm (từ tháng 3/2012 - 3/2014). + Khảo sát dịch vụ: trong 3 tháng đầu năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề về: - Lý luận chung về báo chí - truyền thông; truyền thông trực tuyến; công chúng truyền thông trực tuyến; - Quan điểm chỉ đạo của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về việc ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển các cổng thông tin điện tử nhằm phục vụ phát triển đất nƣớc. Để nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu công cụ cơ bản sau: - Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Cụ thể, tác giả tập hợp tất cả các tài liệu về báo chí truyền thông và các ngành khoa học khác liên quan đến đề tài, đọc và phân tích, tham khảo, trích dẫn, đƣa ra quan điểm cá nhân cùng luận bàn về vấn đề nghiên cứu. Toàn bộ nội dung này đƣợc thực hiện trong chƣơng 1 của luận văn Phƣơng pháp phỏng vấn an két: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để thăm dò ý kiến của các đối tƣợng có liên quan đến đề tài. Cụ thể đã phát 300 mẫu phiếu khảo sát đối với nhà báo và đội ngũ trí thức các trƣờng đại học tại 3 tỉnh/ thành phố. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý, nhà báo, nhà khoa học để lấy đƣợc các ý kiến chuyên gia về đề tài nghiên cứu. Luận văn sẽ bao gồm các biên bản của cuộc phỏng vấn trong phụ lục. 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về báo chí và truyền thông. Luận văn đóng góp thêm góc nhìn về thông tin và dịch vụ trực tuyến công; đồng thời nêu ra thực trạng và đề xuất các giải pháp cung 11 cấp thông tin trực tuyến hiệu quả và nâng cao tính tƣơng tác giữa công chúng truyền thông trực tuyến với nhà quản lý. 6.2. Giá trị thực tiễn của luận văn Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, trong đó có Sở KH&CN ở Việt Nam nói chung và các Sở KH&CN miền Đông Nam Bộ nói riêng. Thông qua khảo sát, đánh giá cụ thể luận văn xây dựng một tài liệu có hệ thống về thực trạng về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Từ đó nêu lên những ƣu nhƣợc điểm trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến và đề xuất các giải pháp phát triển trên cổng TTĐT Sở KH&CN miền Đông Nam Bộ. Những bài học nêu trong luận văn cũng cung cấp cho các sinh viên báo chí, cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm, tính chất, ƣu điểm và hạn chế của thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên một cổng thông tin điện tử chuyên ngành. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổng thông tin điện tử Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của ba cổng thông tin điện tử Sở khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử ba Sở Khoa học và Công nghệ miền Đông Nam Bộ. 12 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 1.1. Truyền thông và truyền thông về khoa học công nghệ 1.1.1. Khái niệm về truyền thông Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tƣơng tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tƣơng tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin đƣợc truyền từ ngƣời gửi tới ngƣời nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết ngƣời gửi và ngƣời nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một ngƣời hiểu những gì ngƣời khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tƣợng, và học đƣợc cú pháp của ngôn ngữ. Có thể hiểu truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm...., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. Truyền thông thƣờng gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đƣa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này đƣợc thể hiện qua nhiều hình thức nhƣ động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính ngƣời/tổ chức gửi đi thông tin. 1.1.2. Truyền thông về khoa học và công nghệ Truyền thông khoa học và công nghệ là hoạt động tƣơng tác xã hội nhằm chia sẻ thông tin về chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển khoa học và công nghệ; về hoạt động khoa học công nghệ: từ những hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, phát triển công nghệ trong các lĩnh vực khoa học, những hoạt động đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, kinh doanh, đổi mới sản phẩm, dịch vụ đến các hoạt động dịch 13 vụ khoa học công nghệ nhƣ thông tin, tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, sở hữu công nghiệp…; về thành tựu, kết quả của hoạt động khoa học công nghệ: từ nhận thức của xã hội về khoa học công nghệ, vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội…. Nhƣ vậy có thể hiểu truyền thông về khoa học và công nghệ là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều đối tƣợng để cùng nhau chia sẻ các thông tin, kiến thức, thái độ, kinh nghiệm và kỹ năng về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tƣợng đƣợc tác động. Mục tiêu của truyền thông khoa học công nghệ là nhằm nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động khoa học công nghệ, vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển đất nƣớc, làm cho xã hội hiểu đúng về khoa học và công nghệ, đồng thời là cầu nối giữa hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất và đời sống. Truyền thông về khoa học và công nghệ trên cổng thông tin điện tử các Sở Khoa học và Công nghệ là một hình thức truyền thông hiệu quả, nhanh nhạy về tất cả những hoạt động của ngành khoa học và công nghệ trên mạng internet. Không chỉ cung cấp thông tin về những thành tựu khoa học, công nghệ mới, truyền thông còn có vai trò định hƣớng dƣ luận và đƣa các cơ chế, chính sách đến với công chúng. 1.2. Khái niệm về cổng thông tin điện tử 1.2.1. Định nghĩa cổng thông tin điện tử Cổng thông tin điện tử là một thuật ngữ tin học xuất hiện năm 1998[25]. Nội hàm định nghĩa còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục trao đổi, bởi vậy cho đến nay đã có khá nhiều định nghĩa khác nhau về cổng thông tin điện tử. Năm 2004, trên tạp chí IEEE Internet Computing, tác giả Christian Wege đã định nghĩa cổng TTĐT nhƣ sau: “Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới ngƣời sử dụng thông qua một phƣơng thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web” [4]. 14 Tại văn bản số 1654/BTTTT-ƢDCNTT ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hƣớng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho các dự án dùng chung theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg, cổng thông tin điện tử đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Cổng thông tin điện tử là một trung tâm tích hợp thông tin; là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh thông tin các dịch vụ, ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm đƣợc phát triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin với ngƣời sử dụng thông qua một phƣơng thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu. Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc: Cổng thông tin điện tử đƣợc định nghĩa là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi trƣờng mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó ngƣời dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin. Cổng TTĐT đƣợc hiểu nhƣ là một trang web xuất phát mà từ đó ngƣời sử dụng có thể dễ dàng truy xuất các trang web và các dịch vụ thông tin khác trên mạng máy tính. Ban đầu khái niệm này đƣợc dùng để mô tả các trang web khổng lồ nhƣ là Yahoo, Lycos, Altavista, AOL… bởi mỗi ngày có hàng trăm triệu ngƣời sử dụng. Lợi ích lớn nhất mà cổng thông tin điện tử đem lại là tính tiện lợi, dễ sử dụng. Ngày nay khái niệm cổng thông tin điện tử đã đƣợc áp dụng vào việc nâng cấp, cải tạo các website kiểu cũ, góp phần hình thành nên một không gian portal (portal space) trên mạng internet. Nhƣ vậy, có thể hiểu cổng TTĐT là một môi trƣờng giao diện Web thống nhất cho phép truy cập đơn giản, bảo mật đối với dữ liệu và các chƣơng trình ứng dụng cho ngƣời dùng. Cổng TTĐT có thể thu thập, tích hợp và cung cấp thông tin theo nhu cầu đặc thù của mỗi tổ chức, cá nhân, giúp các tổ chức, cá nhân tìm đƣợc cách thức giao tiếp hiệu quả. 15 Mục đích của các cơ quan nhà nƣớc khi xây dựng cổng TTĐT là nhằm tạo ra một công cụ hữu hiệu để ngƣời dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội giao dịch với cơ quan nhà nƣớc thông qua môi trƣờng điện tử một cách thuận lợi và minh bạch. Qua đó thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cƣờng dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời dân, kích thích phát triển công nghệ thông tin, tạo thói quen sử dụng thông tin trực tuyến. Để hoạt động đƣợc, cổng TTĐT phải đảm bảo đƣợc ba yếu tố về tên miền, nơi lƣu trữ cổng thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu thông tin. Tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng Anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lƣới, tên của các máy chủ trên mạng internet. Tên miền thƣờng gắn kèm với tên một đơn vị cụ thể và đƣợc cấp phát duy nhất cho chủ thể nào đăng ký trƣớc. Theo quy định tại Điểm 2.2,a - Thông tƣ số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông “Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt”. Tại khoản 2 mục II - Thông tƣ số 09/2008/TTBTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2009 quy định “Tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trƣờng hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra”. Nơi lƣu trữ cổng thông tin điện tử (web hosting) là nơi lƣu trữ tất cả các nội dung cổng TTĐT, các thông tin, tƣ liệu, hình ảnh... trên một máy chủ Internet tại Trung tâm dữ liệu. Dịch vụ lƣu trữ cổng TTĐT đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa những ngƣời sử dụng Internet với nhau và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Nói tóm lại, đây là máy chủ dùng 16 để lƣu trữ tất cả thông tin, dữ liệu của cổng TTĐT đồng thời giúp cổng TTĐT luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu truy cập của ngƣời dùng 24/7. Cơ sở dữ liệu thông tin cổng TTĐT tức là toàn bộ nội dung thông tin về hoạt động của cơ quan, đơn vị. Nội dung cổng TTĐT đƣợc quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 28 Luật Công nghệ thông tin. Cụ thể bao gồm: Thông tin giới thiệu về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan: hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về; thông tin về thủ tục hành chính; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch chuyên ngành: toàn văn các chế độ, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch chuyên ngành; danh mục địa chỉ thƣ điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền cần nêu rõ: họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thƣ điện tử chính thức; thông tin về dự án, hạng mục đầu tƣ, đấu thầu, mua sắm công; mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. Nhƣ vậy, để một cổng TTĐT hoạt động đƣợc thì nhất thiết phải có ba yếu tố cơ bản trên. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì cổng TTĐT không thể hoạt động. 1.2.2. Các tính năng của cổng thông tin điện tử Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhƣng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Theo tác giả Christian Wege và những tài liệu khác thì cổng TTĐT có một số tính năng sau: - Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization): cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau cho các loại đối tƣợng sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về ngƣời dùng và cộng đồng ngƣời dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm đƣợc yêu cầu. - Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation): cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tƣợng sử dụng. Sự khác 17 biệt giữa các nội dung thông tin sẽ đƣợc xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của ngƣời dùng (user-specific context), ví dụ nhƣ đối với từng đối tƣợng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ đƣợc cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ đƣợc cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin. - Xuất bản thông tin (Content syndication): thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho ngƣời dùng thông qua các phƣơng pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã đƣợc quy chuẩn, ví dụ nhƣ RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải đƣợc áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đƣa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Website khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã đƣợc quy chuẩn. - Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support): cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau nhƣ: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhƣng khi hệ thống xác định đƣợc thiết hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động. - Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO): cho phép dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về ngƣời dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu ngƣời dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal sẽ 18 phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin ngƣời dùng. - Quản trị portal (Portal administration): xác định cách thức hiển thị thông tin cho ngƣời dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện ngƣời dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, ngƣời quản trị phải định nghĩa đƣợc các thành phần thông tin, các kênh tƣơng tác với ngƣời sử dụng cuối, định nghĩa nhóm ngƣời dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau. - Quản trị người dùng (Portal user management): cung cấp các khả năng quản trị ngƣời dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tƣợng sử dụng của portal. Tại đây, ngƣời sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một công thông tin công cộng (nhƣ Yahoo, MSN…) hoặc đƣợc ngƣời quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tƣơng ứng đối với các công thông tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lƣợng thành viên có thể từ vài nghìn tới hàng triệu. Hiện tại phƣơng pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò (Role-based security) đƣợc sử dụng nhƣ một tiêu chuẩn để cung cấp thông tin phân quyền sử dụng cho các đối tƣợng khác nhau trong các portal cũng nhƣ các ứng dụng Web. 1.2.3. Thế mạnh và hạn chế của cổng thông tin điện tử 1.2.3.1. Thế mạnh của cổng thông tin điện tử Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, cổng TTĐT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và truyền tải thông tin. Hệ thống cổng thông tin điện tử hỗ trợ cộng đồng ngƣời dùng trực tuyến, các cán bộ, nhân viên, doanh nghiệp, ngƣời dân, cơ quan nhà nƣớc... dƣới nhiều hình thức kết hợp khác nhau. Cơ sở hạ tầng cổng TTĐT giúp việc khởi tạo, tích hợp, quản lí và cá nhân hóa toàn diện các thông tin và ứng dụng cho mỗi ngƣời dùng riêng biệt phục vụ các nhu cầu và sở thích của một cộng đồng riêng biệt. Các lợi ích thực sự của hệ thống cổng TTĐT đem lại nhìn từ khía cạnh hiệu quả ứng dụng thực tế đó là: - Nâng cao hiệu quả làm việc cho các cá nhân và tổ chức, đối tác... nhờ truy cập nhanh chóng, tích hợp tới các thông tin và ứng dụng liên quan, cũng nhƣ truy 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan