Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người dao ở huyện lục yên tỉnh yên bái...

Tài liệu Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người dao ở huyện lục yên tỉnh yên bái

.PDF
109
448
52

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRIỆU THỊ HỒNG NHẤT TRANH THỜ TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRIỆU THỊ HỒNG NHẤT TRANH THỜ TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 60 31 06 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN THỊ TUYẾN HÀ NỘI, năm 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO ................................................................................................. 10 1.1. Về người Dao và quá trình di cư tới Việt Nam........................................ 10 1.2. Người Dao ở Yên Bái và huyện Lục Yên ................................................ 13 1.3. Vài nét về tranh thờ của người Dao ......................................................... 20 CHƯƠNG 2 VIỆC SỬ DỤNG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN ....................................................................................... 26 2.1. Cách sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ ................................................ 27 2.2. Tranh thờ trong ngày thường ................................................................... 47 CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN HIỆN NAY ..................................... 49 3.1. Vấn đề bảo tồn và gìn giữ tranh thờ ......................................................... 49 3.2. Về phát huy các giá trị của tranh thờ ....................................................... 53 3.3. Một số kiến nghị, giải pháp bảo tồn tranh thờ ......................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69 PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các quý thầy cô trong Học viện và các quý thầy cô trong khoa Văn hóa học đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đoàn Thị Tuyến, người đã hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình. Những nhận xét và góp ý của cô đã giúp tôi khắc phục những hạn chế, thiếu sót để hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các đồng chí lãnh đạo bảo tàng tỉnh Yên Bái, huyện Lục Yên, các thầy cúng ở xã Tân Phượng, Khai Trung, Tân Lĩnh, Phúc Lợi, gia đình ông Phùng Xuân Nhị xã Tân Phượng, gia đình ông Phùng Kim Phú xã Khai Trung và đặc biệt cảm ơn ông Triệu Đức Tâm xã Tân Phượng, ông Đặng Hữu Thanh xã Đại Sơn huyện Văn Yên đã tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học. Trân Trọng! Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Tác giả luận văn Triệu Thị Hồng Nhất LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những tư liệu tham khảo chỉ dùng để làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận văn đồng thời có trích dẫn rõ ràng. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Triệu Thị Hồng Nhất MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Dao là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở toàn quốc năm 2009, người Dao ở Việt Nam có 751.067 người, trong đó 377.185 nam, 373.882 nữ, đông thứ hai trong các dân tộc nói ngôn ngữ Hmông - Dao và thứ 9 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Tại tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 74.847 người, dân số đông thứ ba trong 33 dân tộc trong tỉnh (sau hai dân tộc Kinh và Tày). Tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 16.216 người, dân số đông thứ ba trong 18 dân tộc trong huyện (sau hai dân tộc Kinh và Tày). Xét về nguồn gốc lịch sử, người Dao là tộc người di cư từ Nam Trung Quốc vào Việt Nam từ lâu đời. Tại Việt Nam, trải qua nhiều đời sinh sống, người Dao đã cùng hòa hợp với các dân tộc anh em, tiếp tục duy trì đời sống kinh tế, xã hội và bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của mình. Do những lý do và đặc điểm riêng dân tộc Dao được biết đến như là dân tộc cho đến nay còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cho văn hóa nhóm Hmông- Dao, có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc. Bên cạnh các giá trị văn hóa vật thể như trang phục, trang sức, nhà cửa, bố trí làng bản, đồ gia dụng, ẩm thực, các giá trị văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Bàn Vương, nghi lễ cấp sắc..., nghệ thuật dân gian cũng là một thực hành văn hóa có giá trị tiêu biểu của người Dao. Trong nghệ thuật dân gian, tranh thờ chứa đựng các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của người Dao, cần được quan tâm nghiên cứu để kế thừa và phát huy. Nghiên cứu tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh hiện nay. Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu tranh thờ trong tín ngưỡng của người Dao sẽ góp phần làm sáng tỏ và tăng nhận thức của chúng ta về các vấn đề như nguồn gốc ra đời, 1 lịch sử phát triển, cách thức sử dụng, ứng xử đối với tranh thờ cũng như vai trò và ý nghĩa của nó trong đời sống người dân. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu tranh thờ sẽ cho thấy một bức tranh văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú của người Dao, từ đó, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết và Nghị quyết Trung ương 9, khóa 11 năm 2014 của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi các thực hành văn hóa truyền thống khác của người Dao như lễ cấp sắc, nhà cửa, trang phục, dòng họ, hôn nhân, gia đình, tang ma, nghi lễ vòng đời và tín ngưỡng đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm không chỉ tranh thờ mà còn dân ca, dân nhạc, dân vũ của người Dao còn chưa hoặc ít được tìm hiểu. Là một người con của dân tộc Dao, đang theo học tại khoa văn hóa học và đặc biệt quan tâm tới mảng nghệ thuật dân gian, học viên mạnh dạn đề xuất nghiên cứu: “Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nói đến lịch sử nghiên cứu về văn hóa ở Việt Nam thì đây là một vấn đề khá rộng và đã được quan tâm từ rất sớm. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, người Pháp đã có nhiều ghi chép về văn hóa Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XX thì văn hóa Việt và đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số mới thực sự lôi cuốn các nhà khoa học vào cuộc và văn hóa dân tộc Dao cũng không nằm ngoài sự quan tâm đó. Nghiên cứu về dân tộc Dao đã có rất nhiều tác giả thực hiện và công bố trên các tạp chí khác nhau như Dân Tộc học, Nghiên cứu lịch sử và một vài tạp chí chuyên ngành khác. 2 Về tên gọi, lịch sử thành phần tộc người, quá trình di cư, các thực hành tín ngưỡng tôn giáo và các luận bàn về đặc điểm tộc người ở quá khứ và tương lai có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: Người Dao ở Việt Nam do các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến biên soạn (1971); Người Dao đỏ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn làm chủ biên (1971); và cuốn Sự phát triển Văn hoá – Xã hội của người Dao Hiện tại và tương lai do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia biên soạn (1998)...vv. Một số công trình nghiên cứu khác lại đi sâu phân tích các đặc điểm cảnh quan, môi trường sinh thái và những sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần của người Dao như: về tín ngưỡng, nhà ở, các phong tục, tập quán, lễ hội và trò chơi dân gian, đó là: Hồ sơ khoa học Văn hoá dân tộc Dao đỏ, bản Động Ỉnh xã Tân Lĩnh , huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là một nhánh của đề tài Thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội và du lịch do tác giả Đổng Thị Hồng Hạnh (2008) thực hiện; Đề tài luận văn thạc sỹ Văn hoá học Phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái do học viên Triệu Thị Bình, niên khoá 2000- 2003 thực hiện; Đề tài luận văn thạc sỹ Văn hoá học Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, do học viên Đào Đức Toàn, niên khoá 2000 – 2003 thực hiện ... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về người Dao chủ yếu đề cập đến các vấn đề mang tính khái quát về đặc điểm tộc người hoặc thực hành văn hoá tín ngưỡng và nguồn gốc di cư của tộc người Dao. Trong các công trình này đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh của đời sống văn hoá tinh thần hay các không gian văn hoá phi vật thể của người Dao. Tuy nhiên, do người Dao là một dân tộc có dân số khá đông và phân bố rải rác ở nhiều vùng với nhiều dòng họ khác nhau; có những phong tục giống nhau cùng tồn tại song song 3 bên cạnh những khác biệt, do vậy, các thông tin về người Dao được đề cập trong những công trình nghiên cứu này có thể không đúng với tất cả tộc người Dao ở Việt Nam; người Dao ở địa phương này có thể có những đặc điểm khác biệt với người Dao ở các địa phương khác. Ngoài những công trình nghiên cứu như đã nêu ở trên, riêng về mảng tranh thờ, đã được một số tác giả đi sâu nghiên cứu. Có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu như: Cuốn Tranh thờ đạo giáo ở Bắc Việt Nam của tác giả Phan Ngọc Khuê (2001) do Nhà xuất bản Mỹ Thuật công bố. Tác giả là một họa sĩ. Ông là một cán bộ làm công tác nghiên cứu mỹ thuật lâu năm. Đặc biệt là mỹ thuật cổ truyền của các dân tộc ít người. Tác giả Phan Ngọc Khuê từng có nhiều năm sinh sống và nghiên cứu về mỹ thuật của các dân tộc vùng núi phía Bắc. Tranh Đạo Giáo là một vấn đề khá rộng và hấp dẫn đối với ông. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày tóm lược những nét cơ bản về nghệ thuật của tranh Đạo giáo nói chung ở phía Bắc Việt Nam. Trên cơ sở của các tư liệu đã sưu tầm, tác giả trình bày vấn đề rất đơn giản nhưng mạch lạc, giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung. Tác giả đưa vào trong cuốn sách từng bức tranh của các dân tộc khác nhau, trình bày chi tiết tiểu sử của nhân vật trong bức tranh đó nhằm giúp người xem hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc thờ các nhân vật trong tranh. Ngoài tác phẩm tiêu biểu nêu trên, tác giả Phan Ngọc Khuê còn có một bài viết trình bày chi tiết về tranh thờ của người Dao, đăng trong cuốn kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia xuất bản năm 1998. Bài viết của tác giả có tiêu đề Tranh thờ của người Dao ở Bắc Bộ Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả Phan Ngọc Khuê đã trình bày rất cụ thể, chi tiết về tranh thờ; ông đặt tranh thờ của người Dao trong sự so sánh với các 4 dân tộc khác như Tày và Cao Lan, phân biệt rõ đặc điểm tiêu biểu của tranh thờ của dân tộc Dao. Ở phần khảo tả về phân loại tranh thờ, tác giả đã trình bày chi tiết về bức tranh, gắn với truyền thuyết lịch sử của tộc người và nhóm gộp các tranh thờ dành cho cúng gia tiên trong gia đình, gia tộc để phân biệt với tranh dùng trong nghi lễ cấp sắc/phong sắc của người Dao. Trong phần viết so sánh, ông chỉ ra những loại tranh nào xuất hiện ở cả dân tộc Dao và các dân tộc khác (Tày, Nùng, Cao Lan, Kinh). Tác giả cũng trình bày chi tiết nội dung bức tranh về các thần linh trong cõi Thượng Nguyên (Tam Thanh cung, Ngọc Hoàng thượng đế, Trương Thiên Sư và Lý Thiên Sư, Tứ Đại Nguyên Súy, Bắc Đẩu Tinh Quân), tranh về các vị thần ở cõi Trung Nguyên (tranh Đương kim Hoàng đế trong tranh này lại phân loại ra Kiếm Khảnh và Sần Tào mỗi tranh có 4 bức), tranh về các thần linh ở cõi Hạ Nguyên (Địa Tạng Vương, Thập Điện Linh Vương), tranh vẽ chung các vị thần linh ở các cõi Thượng – Trung - Hạ Nguyên (gồm có bộ tranh có 2 bức vẽ Thiên Phủ (Thiên Khố) - Địa Phủ (Địa Khố) và Nhạc Phủ (Dương Phủ) - Thoải Phủ (Thủy Khố). Theo tác giả Phan Ngọc Khuê, bộ tranh vẽ chung các vị thần linh ở ba cõi Thượng – Trung - Hạ nguyên (tức Thiên Phủ - Địa Phủ và Dương Phủ - Thủy Phủ) rất hiếm, khó có thể sưu tầm được, ngay cả với dân tộc Dao, đây là bức tranh thâu tóm toàn bộ quan niệm của Đạo giáo về ba cõi Thượng Trung - Hạ Nguyên; từ bộ tranh này người ta có thể hình dung thứ tự, lớp lang của các thần được vẽ trên bộ tranh. Trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến vấn đề về xuất xứ, niên đại và tác giả, tác phẩm và những giá trị nghệ thuật của tranh. Tiếp theo, bên cạnh các nghiên cứu của tác giả Phan Ngọc Khuê, Frederick Harris - Chủ tịch quỹ Đông Sơn ngày nay đã xuất bản cuốn Tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (người dịch: Phạm Hoài Nam, nhà xuất bản Lao động-Xã hội, năm 2006). Đây có thể coi là “một bộ sưu tập 5 đồ sộ” với hơn 2000 bức tranh và các loại mặt nạ của người Dao, Tày, Nùng, Cao Lan và Sán Dìu, trong đó đặc biệt chú ý đến văn hóa tín ngưỡng của người Dao. Theo như tác giả Frederick Farris nhận xét thì: “Sự sùng bái thần linh và sức sống mãnh liệt của linh hồn tạo ra nhu cầu cho những suy nghĩ, bùa chú và các bức tranh thiêng liêng. Theo thần thoại Hy Lạp, không phải con người sinh ra để đại diện cho các Thánh thần mà chính con người mới là nguyên mẫu cho họ. Sự tồn tại song song của vật chất và ý thức, linh hồn và thể xác, suy nghĩ và thực tại chính là nhân tố để người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẽ lên những bức tranh mang tính nghi lễ của Đạo giáo” [04, tr.11]. Khoảng 300 bức tranh tiêu biểu nhất của cuốn sách đã được lựa chọn và đưa ra triển lãm. Cũng đề cập về chủ đề tranh thờ, tác giả Chu Xuân Giao (2016) gần đây có bài viết Hệ thống thờ Tứ Phủ trong tín ngưỡng của người Dao đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian. Bài viết mặc dù không đi quá sâu phân tích tranh thờ, tác giả cũng đã chỉ ra một đặc điểm của Tứ Phủ của người Dao thể hiện trong kinh sách, trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của họ và so sánh với việc thờ Tứ Phủ ở nhóm người Kinh. Tóm lại, nghiên cứu về văn hóa người Dao nói chung và tranh thờ nói riêng, mặc dù đã có nhiều tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu song chưa có công trình chuyên sâu nào giới thiệu về thực trạng tranh thờ trong bối cảnh thực hành đời sống của người Dao; cách thờ tranh hiện nay được quan tâm và sử dụng như thế nào? các ứng xử và thực hành liên quan đến nó hiện nay ra sao và có những vấn đề nào đang đặt ra đối với tranh thờ.... dường như vẫn còn là một khoảng trống, chưa được giới nghiên cứu đề cập một cách tương xứng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 6 Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm giới thiệu một bức tranh tổng quan về việc sử dụng tranh thờ trong đời sống của người Dao hiện nay ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và Việt Nam nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và trả lời cho các câu hỏi: tranh thờ hiện đang “sống” như thế nào trong cộng đồng người Dao ở huyện Lục Yên? sự tham gia của tranh thờ trong một số thực hành văn hóa cụ thể và thường ngày ở đây ra sao?. - Trên cơ sở thực trạng, chúng tôi sẽ đưa ra một số luận bàn xung quanh việc sử dụng tranh thờ của người Dao ở huyện Lục Yên trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tranh thờ và việc sử dụng tranh trong đời sống tín ngưỡng của người Dao. Tranh thờ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, được sử dụng trong các nghi lễ cấp sắc, đám tang và nhảy lửa của gia đình và cộng đồng. Đề tài được thực hiện chủ yếu trong phạm vi cộng đồng người Dao ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Tại đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở các xã có đông người Dao cư trú, còn lưu giữ được nhiều thực hành văn hóa truyền thống liên quan đến tranh thờ như: Tân Phượng, Phúc Lợi, Khai Trung, Tân Lĩnh và An Lạc. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn này sẽ được chúng tôi tiếp cận từ quan điểm của Văn hóa học và Nhân học Văn hóa trong đó nhấn mạnh tiếng nói của người trong cuộc những người Dao ở huyện Lục Yên - chủ nhân của tranh thờ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là nghiên cứu định tính. Cụ thể, chúng tôi coi việc đi điền dã, thâm nhập vào thực tế cộng đồng để lấy tư liệu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chúng tôi đã tiến hành nhiều 7 đợt nghiên cứu điền dã tại huyện Lục Yên. Chúng tôi quan sát, phỏng vấn và ghi chép lại những lời kể của thầy tào và người dân ở huyện Lục Yên và Văn Yên (chỉ phỏng vấn 1 họa công ở Văn Yên bởi vì họa công này được người dân ở Lục Yên rất tin tưởng và đặt vẽ tranh). Quá trình thâm nhập thực địa, tiếp xúc và trò chuyện với người dân địa phương đã giúp chúng tôi có được nguồn tư liệu phong phú, tạo cơ sở quan trọng để hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó, để có cái nhìn bao quát đối với chủ đề nghiên cứu, chúng tôi còn tiến hành tổng thuật các tài liệu có liên quan đã công bố, bao gồm: sách/báo/tạp chí và các đề tài luận văn, luận án. Các hiện vật ở bảo tàng trung ương và địa phương cũng được chúng tôi quan tâm tìm hiểu. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về Tranh thờ trong đời sống của người Dao ở huyện Lục Yên. Thông qua nội dung nghiên cứu, luận văn cho chúng ta biết được thực trạng và cách thức sử dụng tranh thờ hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu giúp người đọc có được một hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về tranh thờ của người Dao tại huyện Lục Yên và Việt Nam nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho các nhà quản lý văn hóa và những ai quan tâm tới chủ đề tranh thờ của người Dao; góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của tranh thờ gắn với một tộc người cụ thể. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài luận văn được bố cục thành ba chương: Chương 1: Khái quát về người Dao và tranh thờ của người Dao 8 Chương 2: Việc sử dụng tranh thờ của người Dao ở huyện Lục Yên Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với tranh thờ của người Dao ở huyện Lục Yên hiện nay 9 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO 1.1. Vài nét về người Dao và quá trình di cư tới Việt Nam Việt Nam là quốc gia có số lượng người Dao đông thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc người Dao có khoảng 2,5 triệu người; họ sinh sống tại 31 tỉnh, đông nhất là Quảng Tây và sau đó là một số tỉnh như: Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam. Ở Việt Nam, dân số của người Dao là 751.067 người; họ cư trú xen kẽ với các tộc người H’mông, Tày, Nùng,Thái, Mường và Việt. Phạm vi cư trú của người Dao ở Việt Nam phủ khắp các tỉnh biên giới (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Lai Châu) và trung du ven biển Bắc Bộ, dọc theo biên giới Việt Lào đến miền núi Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại Châu Á, người Dao tập trung chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện). Ngoài ra, người Dao cũng đã nhập cư vào một số nước như: Mĩ, Pháp, Canada, và một số nước Âu Mĩ khác (Hoàng Quý Quyền 2003: 1; Hà Hồng Nhất/He Hong-yi 2007: 4-7). Người Dao có tên dùng trong giới nghiên cứu dân tộc học quốc tế là Yao hay Iu Mien. Họ tự gọi dân tộc mình là Dìu Miền; viết và đọc theo tiếng Hán là Dao Nhân, tức là người Dao. Hoặc, tự xưng là Kiềm Miền hay Kiềm Mùn, viết và đọc phiên âm theo chữ Hán là sơn nhân, có nghĩa người ở rừng/núi. Ở nước ta, người Dao được chia thành nhiều nhóm với những nét riêng về phong tục tập quán và thể hiện rõ nhất qua trang phục. Đó là: Dao Đỏ (Đại Bản), Dao Tiền (Tiểu Bản), Dao Quần chẹt, Dao Lô Gang và Dao Áo Dài. Trong quá trình di cư và sinh sống, do cư trú riêng theo bản làng độc lập hoặc sống xen kẽ với một hoặc nhiều tộc người khác, người Dao hiện nay có nhiều nhóm ở địa phương và giữa họ không hiểu tiếng nói của nhau, phải dùng đến ngôn ngữ tiếng Kinh để giao tiếp. 10 Câu chuyện lịch sử viết bằng thơ Đặng Hành và Đại Bàn Hồ, về quá trình di cư của người Dao tới Việt Nam kể rằng: tổ tiên của họ sinh sống lâu đời ở đất Quảng Đông (phía Nam Trung Quốc), khoảng cuối thế kỷ II trước Công Nguyên. Theo tác giả Phan Ngọc Khuê, Tranh thờ đạo giáo ở Bắc Việt Nam (2001) viết: “Có trường hợp chỉ rõ là khu vực Động Đình Hồ (tỉnh Hồ Nam). Cứ liệu khảo cổ học cho hay nơi đây và khu vực láng giềng, thời đồ đồng, đồ đá, đã phát hiện một nền nông nghiệp dùng cuốc với rìu có vai, khác với nền văn hóa Ngưỡng Thiều (R.F.Ito. 1960). Chủ nhân là những bộ lạc gọi chung là Tam Miêu hay Miêu Dân. Về sau họ ly tán xuống Quảng Tây, Quảng Đông. Đến thời Tần – Hán (thế kỷ II – II trước Công Nguyên) trong thư tịch không còn thấy xuất hiện tên gọi Tam Miêu nữa, mà xuất hiện nhiều tộc danh mới như Man, Di, Việt...kế đó là Man Dao, Man Mieu”. Còn theo ông Trương Hữu Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Dân Tộc Học, Học Viện Dân Tộc Quảng Tây, Phó chủ tịch Hội người Dao Trung Quốc, trong một tranh luận tại Hội nghị quốc tế về người Dao, họp tại Thái Nguyên, tháng 12 – 1995 cho rằng: Thời kỳ Đường Tống, người Dao sống chủ yếu ở tỉnh Hồ Nam có một bộ phận sống ở miền Bắc Lưỡng Quảng. Thời Nguyên (1280 – 1369) trung tâm cư trú của người Dao bắt đầu di chuyển về phía nam, thời Minh (1836 – 1662) Quảng Tây mới trở thành nơi cư trú chủ yếu của người Dao. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX, người Dao di cư vào Việt Nam theo ba con đường. Đó là: - Con đường đất liền: từ vùng Phòng Thành, Thượng Tứ tỉnh Quảng Tây vào Quảng Yên, Quảng Ninh của Việt Nam. - Từ Quảng Tây (Ninh Minh) đi vào vùng Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam. 11 - Một con đường nữa theo phía Tây của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua biên giới Việt Trung vào các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng của Việt Nam và các nước Mianma, Thái Lan, Lào. Người Dao ở nước ta là một trong những tộc người có nhiều nhóm địa phương. Nếu dựa theo tên tự gọi của cộng đồng người Dao, tên phiếm xưng và những tên mà dân tộc khác đặt cho thì có thể có tới 30 nhóm Dao khác nhau. Song, theo sự phân loại của nhiều nhà dân tộc học, căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa, người Dao ở nước ta có 7 nhóm. Đó là: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (Dao Lô Gang), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y (Dao Chàm), Dao Áo Dài (Dao Làn Tuyển). Nếu dựa theo phương ngữ thì có 2 ngành là: Ngành nói phương ngữ thứ nhất, gồm các nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt và Dao Thanh Phán; ngành nói phương ngữ thứ hai là Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài và Dao Thanh Y. Riêng Dao Tiền, có đặc điểm là người phụ nữ mặc váy in hoa văn xanh lơ, mặc áo dài nhuộm chàm, đặc biệt cổ áo, phía sau gáy có treo 7 hoặc 9 đồng tiền xu kim loại và dây thắt lưng; cũng bởi nét đặc trưng này họ có tên gọi là Dao Tiền. Ở nước ta, Dao Tiền phân bố ở hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Tây Bắc, người Dao cư trú ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Sơn La. Phía Đông Bắc người Dao cư trú ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hà Giang. Tỉnh Bắc Kạn có 4 huyện có Dao Tiền sinh sống và đông nhất là 2 huyện Ba Bể và Ngân Sơn. Trước đây, người dao ở nước ta sinh sống chủ yếu bằng phương thức canh tác nương rẫy và thường du cư từ nơi này tới nơi khác. Ngày nay, người Dao đã kết hợp làm ruộng, trồng rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi; chỉ có một số ít còn làm nương rẫy. Đa số làng của người Dao nay đã định cư, có kinh tế khá ổn định, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện. 12 Người Dao có nền văn hóa lâu đời và phong phú. Đó là các hình thức sinh hoạt ca hát, các loại truyện cổ, những điệu múa dân gian trong dịp tết Nguyên đán và lễ cấp sắc, các loại hoa văn trang trí thêu thùa, kho tàng tri thức dân gian về thời tiết, chữa bệnh,... Tuy sống phân tán, nhưng người Dao rất trân trọng giá trị văn hóa cổ truyền, luôn quan tâm truyền dạy và tạo điều kiện kế thừa, phát huy những đặc trưng văn hóa của mình. Một trong những điều kiện quan trọng đồng bào trao truyền và bảo lưu những giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác là việc duy trì các nghi lễ vòng đời, các nghi lễ sinh đẻ, cấp sắc, cưới xin, và tang ma là những nghi lễ chủ yếu, bởi vì ai cũng phải trải qua một lần. Nhờ vậy, trong điều kiện hiện nay là đoàn kết, bình đẳng và giao lưu với các dân tộc anh em, nền văn hóa của người Dao vốn đa dạng và phong phú lại càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trải qua hàng ngàn năm ly tán trong không gian rộng lớn người Dao đã xây dựng nên một tục lệ chung của dân tộc Dao là thờ Bàn Vương - thủy tổ của dân tộc, mang tinh thần tôn giáo nghiêm ngặt nhằm củng cố và mở rộng huyết thống của cộng đồng người Dao. 1.2. Người Dao ở Yên Bái và huyện Lục Yên 1.2.1. Người Dao ở Yên Bái Yên Bái là một tỉnh miền núi có dân số 1.000.234 người (tính đến năm 2015), bao gồm 30 dân tộc cùng sinh sống trong đó người Dao là dân tộc có số dân đông thứ 3, chiếm 10,31%. Theo các tư liệu lịch sử, Yên Bái là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ; nơi đây các nhà khoa học đã tìm thấy được xương cốt động vật hóa thạch, có niên đại cách đây hơn 10 vạn năm ở Hang Hùm (Lục Yên) và hang Thẩm Thoong (Văn Chấn) cùng với nhiều công cụ bằng đá, đồng thau khác nằm rải rác trên toàn bộ địa bàn tỉnh. 13 Thạp Đào Thịnh (Trấn Yên), cao 81cm, đường kính 70cm và nặng 60kg cùng với trống đồng Ngọc Lũ là những di vật được tìm thấy nguyên vẹn và lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Chúng được chế tác ở thời đại đồng thau tại Việt Nam, tức khoảng vài trăm năm trước công nguyên. Trên di vật này, có nhiều chạm khắc hoa văn trang trí đẹp mắt. Đặc biệt, trên nắp thạp đồng Đào thịnh trang trí 4 đôi nam nữ đang ở tư thế giao cấu, biểu hiện cho mong muốn sinh sôi nảy nở của con người; Đây có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật vô giá của thời cổ. Người Dao ở Yên Bái thường cư trú chủ yếu trên các rẻo giữa, tức khu vực tiếp giáp giữa vùng thấp và vùng cao. Họ sinh sống tập trung nhất là ở các huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Trấn Yên. Tại đây, người Dao có 4 nhóm chính đó là: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng, Dao Làn Tuyển (Dao Tuyển). Họ có thể dễ dàng phân biệt qua trang phục. Người Dao Đỏ lấy màu đỏ làm màu chủ đạo của trang phục và trang trí với nhiều tua và núm bông đỏ. Trong đám cưới, phụ nữ Dao Đỏ đội mũ to, có khung gỗ hay nan tre nứa bẻ thành góc nhọn nhô ra phía trước mặt. Bên ngoài phủ vải đỏ và khăn thêu. Dao Quần Chẹt mặc quần ống bó sát vào chân. trước đây phụ nữ của nhóm Dao này có tục chải tóc bằng sáp ong nên gọi là Dao Sơn Đầu. Đặc điểm trang phục của Dao quần trắng là ở chiếc yếm, sử dụng để che kín cả phần ngực và bụng. Người Dao Quần Trắng mặc quần màu trắng trong lễ cưới. Cuối cùng, Dao Làn Tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ như cái đấu gỗ. Giữa các nhóm Dao ở đây cũng có sự khác biệt tương đối về tiếng nói, do đặc điểm cư trú đưa lại. Tuy nhiên họ đều thuộc nhóm ngôn ngữ H’mông – Dao (ngôn ngữ Nam Á) và có chung tục thờ Bàn Vương. Ngày nay, trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền phổ biến câu chuyện về Bàn Hồ. 14 Chuyện kể rằng xưa có hai vị Cao Vương và Bình Vương cầm đầu hai nước đánh nhau không phân thắng bại. Một lần Cao Vương uy hiếp thành công Bình Vương. Bình Vương rất lo sợ liền tuyến bố sẽ gả công chúa cho ai có thể đánh thắng được giặc. Không một viên tướng nào dám nhận. Sau đó, bỗng nhiên xuất hiện một người tự xưng là Bàn Hồ đến xin đánh mà không cần dùng quân lính. Cực chẳng đã, Bình Vương buộc phải bằng lòng. Bàn Hồ đi tới thành của Cao Vương, biến thành con chó, canh một tới chân thành, canh hai vào thành tới chỗ Cao Vương. Thấy chó quý đến, Cao Vương cho rằng có điềm lành, bèn giữ lại, luôn cho theo bên mình. Một hôm, Cao Vương quá chén, rượu say bất tỉnh, Bàn Hồ bèn chém đầu và đưa về dâng cho Bình Vương. Thắng trận, Bình Vương mặc dù không muốn gả con gái cho Bàn Hồ song, vì đã chót hứa nên đành phải giữ lời. Đôi vợ chồng Bàn Hồ trở về núi Nam Sơn và sinh sống ở trong động. Sau ba năm, vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 người con trai, 6 người con gái, kết hôn với nhau và thành thủy tổ 12 dòng họ của người Dao hiện nay. Vợ chồng Bàn Hồ cùng con cái sau đó trở về thăm bố vợ. Thương các cháu, Bình Vương ban cho các cháu áo, quần (váy), sặc sỡ. Tuy nhiên, vợ chồng và con cái của Bàn Hồ không quen ở đất bằng, họ xin trở về núi sinh sống. Nhà vua phong cho làm Bàn Vương, cấp cho Bình Hoàng khoán điệp mà người Dao gọi là “Quỷ son poong” làm chủ tất cả khu vực rừng núi phía Nam. Trong các câu chuyện kể về nguồn gốc của người Dao, chuyện Bàn Vương là phổ biến. Câu chuyện này hiện có nhiều phiên bản khác nhau, do ảnh hưởng qua lại với các tộc người khác... Một số nhóm không thuộc người Dao cũng phổ biến câu chuyện Bàn Hồ. Dù câu truyện được truyền miệng và kể với mô típ nào chăng nữa thì cũng cho thấy một đặc điểm rất rõ là nguồn gốc của nười Dao là kết quả của sự giao lưu văn hóa. Nếu câu truyện Bàn Hồ liên kết toàn bộ cộng đồng người Dao, thì một số tín ngưỡng và thực hành 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan