Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

.PDF
204
319
82

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ HƯỚNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2017 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ HƢỚNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thanh Cúc TS. Trần Bá Dung HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Lê Thị Hƣớng i LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc thực hiện dƣới sự giúp nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức và bạn bè đồng nghiệp. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thanh Cúc và TS. Trần Bá Dung là những ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng giúp tôi trƣởng thành và hoàn chỉnh luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, các thầy/cô giáo của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ các phòng, ban của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Cục Thuế; Bảo hiểm xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Chi cục Bảo vệ môi trƣờng; các cơ quan, ban ngành cấp huyện; các doanh nghiệp đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, hỗ trợ thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin để tôi thực hiện luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc nơi tôi công tác, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Lê Thị Hƣớng ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ viii Danh mục các hình ix Danh mục các hộp x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4 Những đóng góp mới của luận án 5 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 6 2.1 Cơ sở lý luận 6 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 6 2.1.2 Vai trò của thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 15 2.1.3 Đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 18 2.1.4 Nội dung nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 20 2.1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 27 2.2 Cơ sở thực tiễn 33 2.2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới 33 2.2.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam 38 2.2.3 Bài học kinh nghiệm để tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.2.4 nhỏ và vừa của Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc 42 Một số công trình nghiên cứu liên quan 43 iii PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 47 3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc 47 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 47 3.1.3 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc 49 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 53 3.2.1 Khung phân tích 53 3.2.2 Tiếp cận nghiên cứu 54 3.2.3 Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 56 3.2.4 Phƣơng pháp thu thập thông tin 59 3.2.5 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu và phân tích 61 3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 63 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 65 Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 65 4.1.1 Trách nhiệm nộp thuế 65 4.1.2 Trách nhiệm đối với ngƣời lao động 77 4.1.3 Trách nhiệm đối với môi trƣờng 94 4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 107 4.2.1 Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp 108 4.2.2 Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp 117 4.3 Giải pháp tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 126 4.3.1 Định hƣớng, mục tiêu 126 4.3.2 Các giải pháp chủ yếu 130 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 5.1 Kết luận 147 5.2 Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố 150 Tài liệu tham khảo 151 Phụ lục 160 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BHXH Bảo hiểm xã hội BVMT Bảo vệ môi trƣờng DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTGT Giá trị gia tăng HĐLĐ Hợp đồng lao động LĐ-TBXH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội NXB Nhà xuất bản TNMT Tài nguyên và Môi trƣờng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNXH Trách nhiệm xã hội TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng STT Trang 2.1 Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số nƣớc 2.2 Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghi định 56/2009/NĐ-CP 2.3 7 Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 3.1 6 34 Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh giai đoạn 2011-2015 50 3.2 Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô (2015) 50 3.3 Tƣơng quan giữa quy mô doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (2015) 52 3.4 Bảng tổng hợp mẫu khảo sát của nghiên cứu 56 3.5 Đặc điểm mẫu khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp 57 3.6 Đặc điểm mẫu khảo sát ngƣời lao động 58 4.1 Tốc độ tăng trƣởng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo ngành nghề kinh doanh (2015) 4.2 66 Tốc độ tăng trƣởng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo quy mô doanh nghiệp (2015) 67 4.3 Đóng góp thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nội dung thu 69 4.4 Đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thu ngân sách tỉnh 70 4.5 Tỷ lệ nợ đọng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 72 4.6 Tỷ lệ nợ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nội dung thu 72 4.7 Cơ cấu nợ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tính chất nợ 73 4.8 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ thuế trong 3 năm gần đây 74 4.9 Kết quả thanh, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa 75 4.10 Tình hình ký kết hợp đồng lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa 77 4.11 Tỷ lệ ký hợp đồng lao động theo ngành nghề kinh doanh (2014) 78 4.12 Tỷ lệ ký hợp đồng lao động theo quy mô lao động (2014) 79 4.13 Tổng hợp tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn tỉnh 80 vi 4.14 Kết quả khảo sát ngƣời lao động về quyền lợi bảo hiểm xã hội 81 4.15 Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 84 4.16 Kết quả khảo sát về mức lƣơng bình quân của lao động năm 2015 phân theo ngành nghề kinh doanh 86 4.17 Kết quả khảo sát về thời gian làm việc của ngƣời lao động 88 4.18 Kết quả khảo sát việc chấp hành quy định về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 89 4.19 Kết quả khảo sát về công tác an toàn, vệ sinh lao động 91 4.20 Tình hình tai nạn lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa 92 4.21 Kết quả khảo sát công tác đăng ký hồ sơ bảo vệ môi trƣờng phân theo ngành nghề và quy mô vốn (2015) 95 4.22 Lý do doanh nghiệp không có hồ sơ bảo vệ môi trƣờng 96 4.23 Kết quả khảo sát về công tác giám sát môi trƣờng định kỳ 97 4.24 Kết quả khảo sát về công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại (n=19) 4.25 Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ năm 2012 đến 2014 4.26 103 105 Các hoạt động đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 106 4.27 Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới 109 4.28 Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp 112 4.29 Ảnh hƣởng của yếu tố năng lực tài chính đến việc chấp hành quy định pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa 114 4.30 Nhận thức của ngƣời lao động về một số quy định của pháp luật lao động 115 4.31 Tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội theo trình độ và vị trí việc làm 4.32 116 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng tại doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.33 122 Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý, cƣỡng chế nợ thuế tại doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.34 123 Nhu cầu đƣợc hỗ trợ về kiến thức pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa 131 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ STT 2.1 Trang Tăng trƣởng về số lƣợng báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc qua các năm 3.1 36 Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh phân theo ngành nghề (2015) 51 4.1 Đóng góp thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 66 4.2 Tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngân sách nhà nƣớc tại một số tỉnh (2011) 70 4.3 Nợ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 71 4.4 Kết quả khảo sát về mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động năm 2015 85 4.5 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có hồ sơ bảo vệ môi trƣờng 94 4.6 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ 4.7 98 Lý do doanh nghiệp không thực hiện báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ (n=19) 99 4.8 Đánh giá của ngƣời dân về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn 102 4.9 Lý do doanh nghiệp cải thiện chế độ đãi ngộ lao động 108 4.10 Lợi ích từ việc thực hiện tốt chế độ đãi ngộ lao động 109 4.11 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nƣớc về ý thức pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa 110 4.12 Sự đáp ứng về vốn đối với yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp 113 4.13 Phản ứng của ngƣời dân địa phƣơng đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng 125 viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Mô hình kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.2 Tỷ lệ ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ 11 của các công ty có cam kết hoạt động xã hội và bảo vệ môi trƣờng 11 2.3 Mô hình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo các vấn đề cốt lõi 20 3.1 Khung phân tích tổng thể của luận án 53 4.1 Thiếu an toàn lao động tại các công trình xây dựng 92 4.2 Bãi tập kết ô tô ở xã Tề Lỗ huyện Yên Lạc 101 4.3 Ô nhiễm từ bụi gỗ ở xƣởng mộc thị trấn Yên Lạc 101 ix DANH MỤC CÁC HỘP Tên hộp STT 2.1 Trang Ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 15 4.1 Tình trạng gian lận thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 76 4.2 Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tại công ty Cổ phần Thƣơng mại – Xuất nhập khẩu Tùng Mai 4.3 83 Thực hiện chế độ tiền lƣơng tại công ty Cổ phần Thƣơng mại – Xuất nhập khẩu Tùng Mai 4.4 87 Thực hiện chế độ về thời gian làm việc tại công ty Cổ phần Thƣơng mại – Xuất nhập khẩu Tùng Mai 4.5 90 Công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công ty Cổ phần Thƣơng mại – Xuất nhập khẩu Tùng Mai 4.6 93 Hồ sơ bảo vệ môi trƣờng và công tác giám sát môi trƣờng định kỳ tại Công ty TNHH Thƣơng mại Khánh Dƣ 100 4.7 Đánh giá của ngƣời dân về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn 104 4.8 Công tác quản lý chất thải tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Khánh Dƣ 4.9 107 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nƣớc về ý thức pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa 111 4.10 Nhận thức của ngƣời lao động về các chế độ đãi ngộ lao động 116 4.11 Ảnh hƣởng của công tác quản lý thuế đến thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 124 4.12 Phản ứng của ngƣời dân đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm 126 4.13 Nhu cầu tƣ vấn về pháp luật lao động của ngƣời lao động 139 x TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Lê Thị Hƣớng Tên luận án: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới. * Mục tiêu cụ thể: i) Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa. ii) Đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. iii) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo ngành, tiếp cận theo quy mô doanh nghiệp, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận thể chế. - Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu thông qua các tài liệu đƣợc công bố chính thức của các cơ quan của tỉnh. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua khảo sát chủ doanh nghiệp, ngƣời lao động, cán bộ quản lý nhà nƣớc, ngƣời dân đại phƣơng. - Phương pháp lấy mẫu: Tổng mẫu điều tra là 542, gồm: 92 lãnh đạo doanh nghiệp, 324 ngƣời lao động, 77 cán bộ quản lý nhà nƣớc, 49 ngƣời dân địa phƣơng. Kết quả chính và kết luận * Một số kết quả chính có thể tóm tắt như sau: i) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp định hƣớng các hành vi của họ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trƣờng, đạo đức kinh doanh, tự nguyện đóng góp cho xã hội theo hƣớng hài hòa lợi ích của các bên liên quan và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Phạm vi và nội dung của trách nhiệm xã hội tùy thuộc vào đặc thù của từng nhóm doanh nghiệp. Các nội dung trách nhiệm xã hội đƣợc đề xuất đối với DNNVV, bao gồm: trách nhiệm nộp thuế; trách nhiệm đối với ngƣời lao động; trách nhiệm đối với môi trƣờng; trách nhiệm đối với thị trƣờng và trách nhiệm đối với cộng đồng. ii) Luận án nghiên cứu thực trạng trách nhiệm xã hội của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trên ba nội dung cốt lõi: trách nhiệm nộp thuế, trách nhiệm đối với ngƣời lao xi động và trách nhiệm đối với môi trƣờng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tuy nhiên việc thực hiện các trách nhiệm xã hội cốt lõi của khối doanh nghiệp này còn rất hạn chế: - Tỷ lệ đóng góp của DNNVV vào ngân sách tỉnh hàng năm mới đạt trên 4%, chƣa tƣơng xứng với các nguồn lực đƣợc sử dụng; tỷ lệ nợ đọng thuế rất cao, lên đến 23% tổng số ghi thu hàng năm, chiếm trên 30% tổng nợ thuế toàn tỉnh. - Phần lớn các DNNVV chƣa đảm bảo đầy đủ các lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động nhƣ chế độ bảo hiểm, thời gian làm việc, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, công tác an toàn vệ sinh lao động... Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động chỉ chiếm 30% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và chỉ có khoảng 20% trong tổng số lao động đƣợc hƣởng quyền lợi này. - Phần lớn các DNNVV chƣa thực hiện đúng quy định về quản lý và xử lý chất thải. Tính đến năm 2014, chỉ có 33% doanh nghiệp có hồ sơ ban đầu về công tác bảo vệ môi trƣờng và chỉ có 6,4% trong số đó thực hiện quy định về báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ. iii) Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chịu ảnh hƣởng bởi hai nhóm yếu tố. Yếu tố nội tại doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về trách nhiệm xã hội, ý thức pháp luật của lãnh đạo doanh nghiệp, nhận thức của ngƣời lao động và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài bao gồm: nhận thức của cộng đồng dân cƣ, hệ thống pháp luật và hoạt động quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng. iv) Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Một là, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, ý thức pháp luật của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp và nhận thức của ngƣời lao động, cộng đồng dân cƣ. Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý vi phạm hợp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp. Ba là, thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích để DNNVV có điều kiện thuận lợi trong triển khai các chƣơng trình trách nhiệm xã hội. Luận án đã khuyến nghị việc thiết kế và áp dụng các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở nƣớc ta, tiến tới thiết kế bộ tiêu chuẩn riêng cho địa phƣơng. * Kết luận: Luận án đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của DNNVV; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung trách nhiệm xã hội cốt lõi của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. xii THESIS ABSTRACT PhD candidate: Le Thi Huong Thesis title: Social responsibility of small and medium-sized enterprises in Vinh Phuc province Major: Development economics Code: 62 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives * General objective: To assess the reality, analyzing the causes and factors that affect the social responsibility of small and medium-sized enterprises in Vinh Phuc province, by which proposing a number of key measures to strengthen social responsibility of small and medium-sized enterprises in the province in the coming time. * Specific objectives: 1) To systematize and clarifying theoretical and practical basis of social responsibility of small and medium-sized enterprises (SMEs). 2) Assessing the reality of social responsibility of SMEs in Vinh Phuc province. 3) Proposing some measures which mainly aim at strengthening the social responsibility of SMEs in Vinh Phuc province in the coming time. Materials and Methods - Research approaches: sector approach, enterprise scale approach, participatory approach, institutional approach. - Sampling method: Total sample is 542, in which there are 92 business leaders; 324 employees; 77 state managers and 49 locals. - Sources and methods of data collection: Secondary data was collected mainly through documents published by the official agencies of the Province. Primary data was collected through interviews business owners, workers, managers of state, local people. Main findings and conclusions * Main findings: Social responsibility of enterprises can be defined as the behavioral orientation of enterprises in order to ensure economic benefits, legal compliance, environmental protection, business morality, voluntary contributions to society towards harmonizing the benefits of the related sides and pursuing sustainable development objectives. The scope and content of social responsibility depends on specific characteristics of each business group. The proposed content of social responsibility for SMEs includes: Tax responsibility; responsibility for employees; environment; market and the community. ii) The thesis studies the current reality of social responsibility of small and medium-sized enterprises in Vinh Phuc province on three core contents: Tax xiii responsibility, responsibility for workers and environmental responsibility. The research results showed that small and medium-sized enterprises in Vinh Phuc province despite having positive contributions in economic – social development of the local, but the implementation of core social responsibility of this business sector is very limited: - The contribution percentage of SMEs to the annual province budgets is just over 4%, is not commensurate with the used resources; the rate of tax arrears is very high, up to 23% of total annual recorded revenue, accounting for over 30% of total tax debt throughout the province. - The majority of SMEs are not fully guaranteed legal benefits of employees such as insurance policy, working time, holiday mode, leave, safety and hygiene of labor... Up to 2014, fewer than 30% of enterprises participated in social insurance for employees and only 20% of employees are entitled to this benefit. - The majority of enterprises do not comply with the regulations on management and waste treatment. By 2014, only 33% had the original documents on environmental protection, and only 6.4% of them implemented regulations on environmental monitoring reports periodically. iii) Implementing the social responsibility of SMEs in Vinh Phuc province is influenced by two groups of factors. Internal factors include: awareness business leaders, workers' awareness and financial capability of the business. External factors include: awareness of the community, the legal system and state management operations of the local. iv) The thesis proposed measures to strengthen the social responsibility of SMEs in Vinh Phuc province in the near future. Firstly, raising awareness of social responsibility, the legal awareness of business leaders and the awareness of workers, communities. Secondly, promoting the state management of local; strengthening inspection and monitoring and having reasonable measures to handle the violation of the business activities. Thirdly, the implementation of supportive policies, providing small and medium-sized enterprises with favorable conditions for implementing social responsibility programs. The thesis recommended designing and applying the sets of social responsibility standard in business in our country, then proceeding to the design of specific local standards. * Conclusion: This thesis systematized and developed theoretical basis of SMEs; analyzing, assessing the reality of implementing core contents of social responsibility of SMEs in Vinh Phuc province, finding out the causes and proposing key measures to strengthen the social responsibility of SMEs in Vinh Phuc province in the coming time. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất trên toàn thế giới với mục đích thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đồng thời cũng gây ra những bất ổn đối với xã hội và môi trƣờng. Thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, bất bình đẳng, thiếu an toàn trong lao động và trong tiêu dùng… và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng thiệt hại môi trƣờng ở Việt Nam do các hoạt động kinh tế gây ra chiếm khoảng 5,5% GDP hàng năm và có xu hƣớng gia tăng trong những năm tiếp theo nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa (Đinh Đức Trƣờng và Lê Hà Thanh, 2012). Vì vậy, các chủ thể của nền kinh tế trong đó có doanh nghiệp phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết những bất ổn này, nếu không bản thân sự phát triển sẽ không bền vững và dẫn tới những ảnh hƣởng xấu cho các thế hệ con cháu về sau. Nói cách khác, hoạt động của các doanh nghiệp ngoài mục tiêu lợi nhuận còn cần phải gắn liền với thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, bảo vệ môi trƣờng, đối xử có đạo đức với ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng và các trách nhiệm khác với cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là đòi hỏi tất yếu của xã hội đối với doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, mà còn là tiêu chuẩn để củng cố uy tín cho chính các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Các thị trƣờng nhập khẩu trên thế giới đang đặt ra các yêu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa, dịch vụ không chỉ về chất lƣợng mà còn về nguồn gốc hình thành ra nó gắn với các yếu tố lao động và môi trƣờng. Trong xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh đa cấp độ, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, trƣớc hết sẽ có nguy cơ bị mất đi đội ngũ lao động giỏi đồng thời sẽ dần mất đi cơ hội để hòa nhập với thị trƣờng quốc tế. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc vận dụng ở Việt Nam trong khoảng 20 năm trở lại đây cùng với quá trình hội nhập quốc tế. Khởi nguồn việc thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nƣớc ta là các công ty đa quốc gia nhƣ Toyota, Honda, Nestle, Unilever… Về sau một số doanh nghiệp trong nƣớc, 1 đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thầu, doanh nghiệp xuất khẩu đã có ý thức rất tốt trong việc tích hợp trách nhiệm xã hội vào chiến lƣợc kinh doanh, coi trách nhiệm xã hội là một tấm vé thông hành để tiếp cận với thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp ở nƣớc ta chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Do nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò, bản chất của trách nhiệm xã hội đồng thời những hạn chế vốn có của khối doanh nghiệp này đã trở thành rào cản trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Phạm Văn Đức, 2010). Đa số các doanh nghiệp nhỏ cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội là gánh nặng về chi phí nên chỉ phù hợp với các tập đoàn lớn, hoặc đánh đồng trách nhiệm xã hội với làm từ thiện. Một số doanh nghiệp có thực hiện trách nhiệm xã hội nhƣng thực hiện một cách thụ động theo yêu cầu của các bên hữu quan hơn là chiến lƣợc chủ động của doanh nghiệp (Hoàng Thị Thanh Hƣơng, 2015). Hậu quả là số doanh nghiệp vi phạm những quy định về luật lao động và môi trƣờng tăng nhanh ở mức báo động trong những năm vừa qua (Võ Khắc Thƣờng, 2013). Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến cuối năm 2014 có tới 80% lực lƣợng lao động cả nƣớc không đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội (Nguyễn Thị Lệ Thu, 2015). Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu ngƣời lao động trên cả nƣớc có thể có cuộc sống bất ổn khi về già do không có thu nhập. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội; giá trị xuất khẩu chiếm 8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2015). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là ngƣời địa phƣơng, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp; mỗi năm tạo thêm từ 7 đến 8 ngàn chỗ làm mới; góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Có thể thấy sức ảnh hƣởng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn. Nghị quyết số 04-NQ/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XV đã nêu quan điểm: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lƣợc lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh; là một trong những nhân tố phát triển bền vững trong quá 2 trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020” (Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2013a). Để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát huy đƣợc vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công mục tiêu của tỉnh đề ra thì mỗi doanh nghiệp ngoài các đóng góp mạnh mẽ về mặt kinh tế còn phải tích cực gánh vác trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, đóng góp từ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chỉ chiếm khoảng 4% tổng thu ngân sách tỉnh, chƣa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra – mục tiêu đóng góp từ 10-15% tổng thu ngân sách vào năm 2015 (Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2013a). Tỷ lệ đóng góp hiện tại cũng đƣợc xem là chƣa tƣơng xứng với các nguồn lực mà khối doanh nghiệp này đang sử dụng. Các số liệu đƣợc các cơ quan quản lý ở địa phƣơng công bố gần đây còn cho thấy việc chấp hành quy định pháp luật về thuế, lao động, bảo vệ môi trƣờng của khối doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động chỉ chiếm dƣới 30% tổng số và cũng chỉ có khoảng 20% số lao động thuộc khối doanh nghiệp này đƣợc đóng bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015); Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trƣờng, tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế, không thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ lao động theo luật định cũng đƣợc ghi nhận một cách phổ biến. Thực trạng trên là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm qua chƣa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng giá trị còn rất hạn chế, hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh chƣa có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết nhằm đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện các nội dung trách nhiệm xã hội, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm: nội dung, bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; các chính sách pháp luật của nhà nƣớc có liên quan; thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phần lý luận tổng quan, luận án nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và khung lý thuyết về trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Mặc dù khung lý thuyết đã chỉ ra năm nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa, song do hạn chế về nguồn lực của nghiên cứu và để phù hợp yêu cầu về dung lƣợng luận án tiến sĩ, nghiên cứu chỉ giới hạn đánh giá theo ba nội dung cốt lõi bao gồm: trách nhiệm nộp thuế; trách nhiệm đối với ngƣời lao động và trách nhiệm đối với môi trƣờng. Trong đó nghiên cứu chú trọng đánh giá, phân tích khía cạnh trách nhiệm pháp lý vì đây là khía cạnh cơ bản nhất thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay. + Trách nhiệm nộp thuế: nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá và phân tích việc chấp hành quy định pháp luật đối với các khoản thuế nội địa, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. + Trách nhiệm đối với ngƣời lao động: Đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về chế độ hợp đồng lao động, bảo hiểm, thời gian giờ giấc làm việc, an 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan