Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật ...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam

.PDF
16
353
67

Mô tả:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam Vũ Ngọc Chuẩn Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm chung về người chưa thành niên. Phân tích bản chất pháp lý và những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nghiên cứu, xác định trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra dưới mô ̣t số khiá ca ̣ nh cu ̣ thể . Đánh giá thực trạng xét xử của cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra . Thông qua đó tìm ra những điểm vướng mắc, tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục. Keywords. Bồi thường thiệt hại; Vị thành niên; Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chế định bồi thường ngoài hợp đồng là một trong những chế định xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại không có sự thoả thuận hoặc có sự thoả thuận nhưng sự thoả thuận đó không liên quan đến hậu quả thiệt hại . Viê ̣c gây thiê ̣t cho người khác và phải bồ i thường thiê ̣t ha ̣i là điề u mang tiń h tấ t yế u trong xã hô ̣i , trong số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác . Đối với người chưa thành niên,với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ đố i tươ ̣ng này, Nhà nước đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên, bên ca ̣nh đó Nhà nư ớc cũng xác đinh ̣ rõ ràng trách nhi ệm của ho ̣ khi tham gia vào các quan hê ̣ pháp luâ ̣t cu ̣ thể , trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng là những trường hợp người chưa thành niên gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác . Chính vì thế, trong các quy đinh ̣ của pháp luật về bồ i thường thiê ̣t ha ̣i của Nhà nước đối với người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, giáo dục để người chưa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Đồng thời, cũng nhằ m xác đinh ̣ trách nhiê ̣m của cha me ̣ , người quản ý trong viê ̣c giáo dục chăm sóc con em mình. Xác định người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm và sinh lí, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ vào nhiề u hoạt động, chưa tự chủ trong mọi tình huống. Do vậy, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy định riêng để nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gâ y ra mô ̣t cách khách quan nhấ t, phù hợp nhất. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thà nh niên gây ra là một nội dung trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồ ng . Viê ̣c xác đinh ̣ trách nhiê ̣m bồ i thường của người chưa thành niên là vấ n đề hế t sức phức ta ̣p bởi ho ̣ đươ ̣c coi là những chủ thể chưa có đủ năng lực hà nh vi dân sự , và do vậy bắt họ phải chịu một mức bồi thường thiệt hại cụ thể lại là điều còn khó khăn hơn , khi mà truyề n thố ng và thói quen ở Viê ̣t Nam , những người chưa thành niên hầ u hế t là không có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm do hành vi của mình. Thực tế, đây là vấn đề tương đối khó khăn, chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thực hiện. Tác giả viết luận văn này với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học, có hệ thống giúp các nhà nghiên cứu, áp dụng pháp luật có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này khi giải quyết các vụ án cụ thể góp phần mang đến sự công bằng cho các đương sự trong các vụ án. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra luôn được quan tâm nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người bị xâm hại. Nhưng điều khó khăn là việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra như thế nào khi mà đối tượng này bị coi là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ; Trên thực tế, pháp luật nói chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng đã có những quy định về việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nhưng vẫn còn một số vướng mắc. Mặt khác, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra tuy không phải là vấn đề quá mới mẻ nhưng là vấn đề khó khăn, phức tạp, … nên những bài viết xuất hiện trên các tạp chí chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và có thể nói là còn khá khiêm tố n . Chưa có một công trình nào mang tính khái quát. Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định bồ i thường thiê ̣t ha ̣i ngoài h ợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Ở Việt Nam, đến nay đã có luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Kim Anh về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận án tiến sĩ Luật học của Lê Mai Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự"; Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam", một số bài viết của Nguyễn Đức Giao, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai về "Người giám hộ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra" đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật cũng như các giáo trình Luật dân sự đề cập vấn đề này. Bài viết của thạc sĩ Mai Thanh Hiế u về "Xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do bị cáo thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra và tư cách tố tụng của họ". Và đặc biệt là cuốn sách chuyên khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng của Tiến sĩ Phùng Trung Tập - Nhà xuất bản Hà Nội 2009... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ chung nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nội dung nghiên cứu về các vấn đề khác nhau, mà chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i ngoài ợp h đồng để trên cơ sở đó nghiên cứu một trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. 3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là lo ại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả không nghiên cứu toàn bộ những vấn đề thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra cho ngườikhác mà thôi. Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật của một số bản án trong ngành Tòa án trên lĩnh vực này, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật. Để đạt được các mục đích trong phạm vi nghiên cứu trên đây, đề tài tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm chung về người chưa thành niên . Đồng thời phân tích bản chất pháp lý và những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thứ hai: Nghiên cứu, xác định trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra dưới mô ̣t số khiá ca ̣nh cu ̣ thể . Thứ ba: Đánh giá thực trạng xét xử của ngành Tòa án trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra . Qua đó tìm ra những điểm vướng mắc, tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Kết hợp giữa quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh. 5. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn Đây có thể được coi là công trình nghiên cứu tương đối khoa học kể từ khi vấn đề bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra được quy định trong Bộ luật Dân sự. Việc nghiên cứu được tiến hành một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra . Trên cơ sở lý luận khoa học, đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số trường hợp cụ thể có thể vận dụng trong thực tiễn giải quyết các tình huống tương tự. Điểm mới của luận văn còn được thể hiện ở chỗ tác giả không chỉ dừng lại nghiên cứu các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mà còn tiến hành xem xét công tác áp dụng pháp luật qua một số bản án của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số biện pháp hoàn thiện pháp luật để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Thực hiện luận văn giúp người viết hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề trách nhiê ̣m bồi thường bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra trong luật dân sự đang được các cơ quan áp dụng pháp luật quan tâm . Đồng thời tác giả có kiế n thức bổ trơ ̣ cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Luận văn mang đến cho người đọc có thêm những hiểu biết về trách nhiệm bồi thường bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam . 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Chương 2: Pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN GÂY RA 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra 1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên, trẻ em "Người chưa thành niên" là khái niệm không xa lạ đối với các nhà luật học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong đời thường chúng ta gọi là "vị thành niên", còn luật học gọi là "chưa thành niên". Thực tế cả hai cách gọi đều là một, nó chỉ khác nhau ở biểu đạt cách nói, cách viết mà thôi. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Người chưa thành niên được chia thành nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi hạn chế. Phân theo đối tượng, người chưa thành niên bao gồm toàn bộ trẻ em và một phần là thanh niên. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người chưa thành niên (hay còn gọi là vị thành niên), là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên không có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là chưa được phép tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự như đối với người thành niên. Dưới góc độ pháp lí, tâm lí và y học, thì người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm, tính cần thiết cho xã hội của các hành vi do mình thực hiện. Như vậy, quan điểm cơ bản của chúng ta là: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Nhưng có thể ngầm hiểu rằng, khái niệm người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em, nhưng khái niệm trẻ em thì bao gồm cả người chưa thành niên nhưng không phải là tất cả. Tựu trung lại, dựa trên các quan điểm phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khái niệm về người chưa thành niên có thể được đúc kết như sau: Người (nam và nữ) chưa đủ (tròn) mười tám (18) tuổi là người chưa thành niên. 1.1.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1.1.2.1. Khái quát về quá trình phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của Luật tư như hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Trong giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự. Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra sự tổn thất phải bồi thường thiệt hại bất luận trường hợp nào. Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công. Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm Dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. 1.1.2.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng của pháp luật Dân sự các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác. Ở các nước khác nhau thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định khác nhau về hình thức bồi thường và cách xác định thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất: "Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại". Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được qui định thành một chương riêng (chương XXI). Theo Điều 604: "người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quan niệm pháp lý của Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự mang tính tài sản áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại. * Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự nên cũng mang đầy đủ những đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung. Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật, nó có những đặc điểm pháp lý riêng biệt: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự. - Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự vi phạm nghĩa vụ (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc nghĩa vụ luật định). - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể do luật định hoặc do các bên tự thỏa thuận áp dụng. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được thực hiện bởi người gây thiệt hại nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người khác. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm tài sản. * Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ vào lợi ích bị bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng rẽ. Căn cứ vào yếu tố lỗi và mức độ lỗi của cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập. Căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, các tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. 1.1.2.3. Năng lực chủ thể và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên. * Năng lực chủ thể của người chưa thành niên. Trong quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân phải có năng lực chủ thể, được cấu thành bởi hai bộ phận là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Dĩ nhiên không phải mọi cá nhân đều có thể đạt được đủ cả hai yếu tố cấu thành này, đặc biệt là năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các cá nhân nhất định.Còn năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân khi sinh ra đều có năng lực pháp luật, điều đó có nghĩa rằng mọi người đều bình đẳng với nhau và có khả năng mang quyền và gánh chịu nghĩa vụ như nhau do luật định. Việc hạn chế năng lực đó chỉ thuộc về nhà nước trong những trường hợp luật định. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đủ năng lực hành vi dân sự. Cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự. - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Năng lực hành vi dân sự một phần (không đầy đủ). Người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ là người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Các cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ - Không có năng lực hành vi. Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. * Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên. Người (nam và nữ) chưa đủ (tròn) mười tám (18) tuổi là người chưa thành niên. Những người này được coi là chưa đủ năng lực hành vi dân sự. Pháp luật có nhiều quy định hạn chế hành vi của người chưa thành niên. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt như giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định được phép. Trong thời gian ở tuổi chưa thành niên thì cha, mẹ, người quản lý hợp pháp hoặc người giám hộ của người chưa thành niên sẽ nhân danh người đó thực hiện những quyền lợi đi kèm với năng lực hành vi, và lẽ tất nhiên sẽ gánh chịu một số trách nhiệm nhất định về một việc nào đó theo yêu cầu của luật do người chưa thành niên mà họ quản lý gây ra. Đối với pháp luật hiện hiện hành, thì quan điểm của các nhà lập pháp đã được thể hiện rõ trong các quy định nằm trong các văn bản pháp luật, tiêu biểu nhất chính là trong Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005. * Phân biệt năng lực trách nhiệm của cá nhân trong quan hệ dân sự, hành chính và hình sự - Năng lực trách nhiệm dân sự. Trong pháp luật dân sự, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như đã phân tích, độ tuổi xác định bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là rất sớm: từ đủ 6 tuổi. Đối với người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì, có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực chủ thể của trách nhiệm hành chính của cá nhân được xác định theo hai điều kiện: + Có năng lực trách nhiệm hành chính; + Đạt độ tuổi nhất định. Thông thường, người chưa thành niên trong lĩnh vực xử lí vi phạm hành chính, có độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên, vi phạm hành chính, thì phải chịu trách nhiệm hành chính với lỗi cố ý. Những cá nhân chưa thành niên này được coi là có năng lực trách nhiệm hành chính chưa đầy đủ. Người từ đủ 16 tuổi trở lên được gọi là những người có năng lực trách nhiệm hành chính đầy đủ. - Năng lực trách nhiệm hình sự. Cũng giống như những loại quan hệ pháp luật khác, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự cũng dựa vào một trong các yếu tố, đó là độ tuổi. Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. 1.1.2.4. Ý nghĩa của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra Vấn đề xác định trách nhiệm dân sự của người chưa thành niên đối với những thiệt hại do họ gây ra cho xã hội ngày càng có ý nghĩa thực tế quan tr ọng. Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thiệt hại do họ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã mở ra một hướng giải quyết tranh chấp, theo đó, khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì cha, mẹ (nếu còn), người giám hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên đương nhiên bị coi là có lỗi. Với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo đảm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ, gia đình, người có trách nhiệm quản lý và trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục, quản lý người chưa thành niên - thế hệ trẻ được coi là chủ nhân tương lai của đất nước. 1.2. Mục tiêu điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra Việc nhà nước đặt ra chế định bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nhằm hai mục tiêu chính đó là: - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ; và - Ổn định các quan hệ xã hội. 1.3. Nội dung và năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời chƣa thành niên Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có những nét đặc thù riêng: * Về điề u kiê ̣n phát sinh trách nhiê ̣m. Trong lý luận chung, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung dựa trên các điều kiện cơ bản: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) Có lỗi của người gây thiệt hại. Trong các điều kiện trên, yếu tố lỗi của người gây thiệt hại được loại trừ và không bắt buộc khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên. * Về chủ thể chịu trách nhiệm Trong trường hợp này, người trực tiếp gây ra thiệt hại lại không phải là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà lại là cha, mẹ, người giám hộ của người đó, trừ trường hợp "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình", nhưng nếu họ không có hoặc không đủ tài sản thì họ vẫn không phải chịu trách nhiệm trực tiếp. * Về năng lực chịu trách nhiệm Theo quy định thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. + Về đối tượng bị xâm phạm. Đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có thể là sức khỏe, tính mạng, tài sản danh dự, nhân phẩm, uy tín. 1.4. Khái quát về chế định bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra ở Việt Nam 1.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Luật Hồng Đức Nhà nước phong kiến triều Lê hầu như không quy định riêng về việc bồi thường nói chung và bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nói riêng mà cơ bản là dự liệu những hình phạt hình sự để trừng phạt những kẻ đã xâm phạm tài sản hoặc nhân thân của người khác. Điều 457 xác định trách nhiệm "cha phải chịu trách nhiệm thay cho con": 1.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Luật Gia Long Những thành quả của Luật Hồng Đức đã không được kế thừa trong luật của nhà Nguyễn. Trong chế định bồi thường thiệt hại là chủ yếu qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra (quyển 6 Hộ luật). 1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của các Bộ Dân luật Chế định bồi thường thiệt hại trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật (DLTK) được chia thành trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Đối với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nguyên tắc chung để xác định trách nhiệm dân sự được qui định tại Điều 711(Dân luật Bắc Kỳ) và Điều 763 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật). 1.4.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện đại Bộ dân luật Bắc kỳ được áp dụng ở miền Bắc nước ta đến cuối năm 1959 và sau đó tòa án áp dụng đường lối xét xử được Tòa án nhân dân tối cao tổng kết kinh nghiệm xét xử hàng năm và các văn bản hướng dẫn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao. Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại có Thông tư 173-UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. * Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. * Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và 2005. Chương 2 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN GÂY RA 2.1. Quy định về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra Các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có thể được xác định dựa trên các điều kiện: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) Yếu tố lỗi (lỗi của cha, mẹ, người giám hộ, quản lý) Theo tác giả, đối với trường hợp này thì yếu tố lỗi là không bắt buộc, đặc biệt là đối với chính người gây thiệt hại, lỗi ở đây chỉ có thể là lỗi suy đoán thuộc về cha, mẹ, người giám hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên do họ thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục quản lý con cái chưa thành niên, quản lý người chưa thành niên, vì vậy lỗi thuộc về họ. 2.1.1. Có thiệt hại xảy ra Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc xác định thiệt hại được coi là tiền đề quan trọng phải có trước tiên. Phạm vi của trách nhiệm bồi thường hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiệt hại thực tế đã xảy ra. 2.1.2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Trước hết hành vi gây thiệt hại được hiểu là hành vi gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là hành vi gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật đó có thể do pháp luật cấm thực hiện, hoặc yêu cầu thực hiện nhưng chủ thể đã không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nên đã gây thiệt hại. 2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả Quan hệ nhân quả có ý nghĩa quan trọng trong việc quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chỉ khi nào xác định được rõ ràng rằng hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại có ý nghĩa quyết định trong việc làm phát sinh thiệt hại thực tế, thì người đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. 2.1.4. Có lỗi Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì "lỗi" lại là vấ n đề khác. Người trực tiếp thực hiện hành vi được xem là không có lỗi. Trong trường hợp này cha, mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học…là những người theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục…đã có lỗi khi họ không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ. 2.2. Năng lực bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời chƣa thành niên Đối với người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì ngoài việc áp dụng những nguyên tắc chung như trên để là căn cứ xác định trách nhiệm bội thường thiệt hại, thì điều quan trọng hơn cả là phải xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đối tượng này. 2.2.1. Người chưa thành niên dưới mười lăm (15) tuổi gây thiệt hại. Trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. 2.2.2. Người từ đủ mười lăm tuổi (15) đến chưa đủ mười tám (18) tuổi gây thiệt hại Nếu người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 2.2.3. Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại Nếu người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. 2.2.4. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên trong trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường. 2.3. Quy định về nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại, xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng thiệt hại 2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam 2.3.1.1. Nguyên tắc thỏa thuận bồi thường thiệt hại Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 và là một trong những nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù của các quan hệ dân sự. Nó phản ánh một cách rõ nhất bản chất các quyền dân sự là " tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận". 2.3.1.2. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thì Khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam qui định một nguyên tắc chung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là "thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ". Bồi thường toàn bộ được hiểu là mức bồi thường tương đương với thiệt hại thực tế xảy ra, theo đó, thiệt hại đến đâu phải bồi thường đến đó. 2.3.1.3. Nguyên tắc bồi thường kịp thời Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 còn qui định việc bồi thường phải được thực hiện một cách "kịp thời" nhằm giúp người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục được nhưng tổn thất đã xảy ra, đảm bảo tính ổn định của các quan hệ dân sự bị xâm phạm. 2.3.1.4. Nguyên tắc giảm trách nhiệm bồi thường. Khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 Việt Nam quy định "Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại do vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình". 2.3.1.5. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường thiệt hại Được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó "Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường". Việc xây dựng nguyên tắc này trong pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại của Việt Nam chủ yếu nhằm đảm bảo tính biện chứng và khả thi trong quá trình giải quyết vụ việc. 2.3.2. Xác định thiệt hại Việc xác định thiệt hại là khó khăn phức tạp, vì vậy phải xác định được các loại thiệt hại là những loại nào để có cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường chính xác nhất. 2.3.2.1. Thiệt hại về tài sản Thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tài sản như tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. 2.3.2.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: * Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt. * Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. * Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. * Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều. * Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2.3.2.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Thiệt hại về vật chất do tính mạng bị xâm phạm cần được xác định bao gồm: * Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại * Chi phí hợp lý cho việc mai. * Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. 2.3.2.4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị xâm hại, bao gồm: * Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. * Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm. 2.3.3. Quy định về mức bồi thường Mức bồi thường thiệt hại được hiểu là một khoản tiền cụ thể pháp luật quy định buộc người có hành vi xâm phạm và gây thiê ̣t ha ̣i cho ngư ời khác phải bồi thường. Theo quy định, các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại hoàn toàn có thể tự nguyện thỏa thuận với nhau về mức bồi thường. 2.3.3.1. Đối với thiệt hại về tài sản Mức bồi thường thiệt hại dựa trên thiệt hại thực tế của tài sản đã xác định được cả thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tài sản và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản. 2.3.3.2. Đối với trường hợp xâm phạm sức khỏe Mức thỏa thuận bồi thường giữa các bên do cá bên thỏa thuận với nhau. 2.3.3.3. Đối với trường hợp xâm phạm tính mạng Việc bồi thường này chỉ là tương đối bởi không thể nào xác định giá của tính mạng là bao nhiêu tiền, hơn nữa việc bồi thường chỉ mang tính chất bù đắp, trợ cấp mà thôi. 2.3.3.4. Đối với trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân Mức bồi thường trong trường hợp này bao gồm: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2.4. Quy định về những trƣờng hợp đƣợc miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thƣờng 2.4.1. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2.4.1.1. Gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng Khoản 1 Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại". 2.4.1.2. Gây thiệt hại trong trường hợp tình thế cấp thiết Bộ luật Dân sự không đưa ra khái niệm tình thế cấp thiết là như thế nào nhưng quy định: "Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. 2.4.1.3. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "... nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường". 2.4.1.4. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp sự kiện bất ngờ Người thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác trong sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. 2.4.2. Trường hợp được giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại Theo quy định của pháp luật dân sự, người gây thiệt hại cho người khác sẽ được giảm mức bồi thường khi đáp ứng đầy đủ hai điều kiện: - Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại. - Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài. 2.5. Quy định về trách nhiệm của cha, mẹ, ngƣời quản lý hoặc ngƣời giám hộ hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên gây ra thiệt hại. Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ, người quản lý hoặc người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên chính là các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005. - Trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại của cha, mẹ của người chưa thành niên đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của con dưới 15 tuổi. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường của cha mẹ chỉ đặt ra khi họ đang trực tiếp quản lý người chưa thành niên. - Trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu: Trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu của cha, mẹ, người quản lý hoặc người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên chỉ đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra mà con không đủ tài sản để bồi thường. Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN GÂY RA 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra ở Việt Nam Pháp luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã trải qua chặng đường dài phát triển cùng với lịch sử phát triển của đất nước. Pháp luật Việt Nam đã đạt được những thành tựu qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật cũng mang tính kế thừa tinh hoa, tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước, mặc dù ở mỗi thời kỳ, pháp luật có nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh khác nhau và ở mức độ cao, thấp khác nhau. 3.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi Như đã nói ở trên, người chưa thành niên dưới 15 tuổi là người chưa có năng lực hành vi dân sự (dưới 6 tuổi) hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa đủ 6 tuổ i. Theo quy đinh, ̣ người dưới 6 tuổ i là người không có năng lực hành vi dân sự, vì vậy trong mọi trường hợp người chưa thành niên dưới 6 tuổ i sẽ không phải chiụ bấ t cứ trách nhiê ̣m gì về những thiê ̣t ha ̣i do mình gây ra. Theo nguyên tắ c chung, trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i hoàn toàn thuộc về cha mẹ, người giám hô. ̣ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 6 tuổ i đế n dưới 15 tuổ i. Những người chưa thành niên từ đủ 6 tuổ i đế n dưới 15 tuổi là người có năng l ực hành vi dân sự chưa đầy đủ mà những người này còn chưa có năng lực hành vi lao động để tham gia vào các quan hệ lao động để tạo ra thu nhập và có tài sản riêng. Vì vậy, phần lớn những người nằm trong độ tuổi này không có tài sản và khả năng kinh tế độc lập để tự chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha, mẹ của người gây ra thiệt hại được quy định rõ tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 "Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại". Thực tiễn xét xử của cơ quan Tòa án có thẩm quyền là những minh chứng xác thực cho quy định này. 3.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thành niên, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên. Trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệt hại mà không phải cha, mẹ của họ. Chỉ khi nào người gây thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi dường như ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra. Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại, nhưng xét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Do vậy, cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn không thể loại trừ hoàn toàn trách nhiệm của mình. Họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại cho người khác mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. 3.1.3. Một số thiế u sót trong quá trinh áp dụng các quy đinh ̣ của pháp luật khi giải quyế t viê ̣c bồ i thường thiê ̣t hại do người chưa thành niên gây ra Bên ca ̣nh đó , do cách hiểu của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa thấu đáo liên quan tới các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nên vẫn có những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định của luật, ví dụ: - Không xác định trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu của cha, mẹ bị cáo đối với thiệt hại do bị cáo khi phạm tội là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra - Buộc cha, mẹ bị cáo bồi thường toàn bộ thiệt hại do bị cáo khi phạm tội là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra. - Buộc bị cáo liên đới cùng cha, mẹ bồi thường thiệt hại do bị cáo khi phạm tội là người chưa thành niên gây ra 3.2. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra 3.2.1. Nên đánh giá lại quan điểm về khái niệm "lỗi" trong dân sự Liên hệ với Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005, trong đó quy định rằng, trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý thì phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác quản lý những người đó, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường. Theo điều luật này, việc xác định lỗi của trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác rõ ràng không thể dựa trên cơ sở trạng thái tâm lý hay sự nhận thức của các tổ chức đó đối với hành vi của người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự và hậu quả do hành vi đó gây ra, mà lỗi của các tổ chức nói trên phải được xác định dựa trên cơ sở mức độ quan tâm mà các tổ chức đó biểu hiện khi thực hiện nghĩa vụ quản lý người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự. 3.2.2. Cần xây dựng cơ sở pháp lý cho khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người chưa thành niên gây ra để làm căn cứ cho việc nghiên cứu và áp dụng luật Dựa trên những yếu tố chung nhất về bồi thường thiệt hại, khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra phải hàm bao hàm yếu tố pháp lý: Thứ nhất: Có thiệt hại xảy ra. Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại trái luật Thứ ba: Chủ thể gây thiệt hại Thứ tư: Trách nhiệm và chủ thể phải thực hiện việc bồi thường 3.2.3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại Pháp luật hiện hành mới chỉ qui định về người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật mà chưa quy định trách nhiệm của những người này khi tài sản thuộc quyền sở hữu của họ (như máy bay, ca nô mô hình, các tài sản khác...) gây thiệt hại cho chủ thể khác. Điều 606 chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản của họ gây ra thì qui định này đưa ra áp dụng là không phù hợp. Vì, cha mẹ không thể bị coi là người có lỗi trong việc tài sản của con gây thiệt hại ở mọi trường hợp, trừ khi tài sản của con đang nằm trong sự quản lý của cha, mẹ thì có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc quản lý và sử dụng tài sản, lúc này cha, mẹ mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người người bị thiệt hại. 3.2.4. Thố ng nhấ t và quy đinh ̣ cụ thể hơn trong quy đinh ̣ xác đinh ̣ trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i của người chưa thành niên Mặc dù pháp luật dân sự đã có những quy định về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân nhưng một số vấn đề về năng lực bồi thường thiệt hại còn quy định chung chung và chưa rõ cho nên khi đi vào giải quyết các vụ việc cụ thể vẫn còn gây ra nhiều vướng mắc hoặc giải quyết chưa được thống nhất. Đó là trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu đang được giám hộ mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phải được giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng theo quy định của khoản 2 hay là khoản 3 điều 606 của Bộ luật Dân sự 2005. 3.2.5. Thành lập Tòa án cho người chưa thành niên Thành lập tòa án chuyên biệt cho người chưa thành niên sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, thúc đẩy các quyền của trẻ em, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Những năm gần đây, ở nước ta, tội phạm và vi phạm pháp luật ở tuổi chưa thành niên ngày một gia tăng về số lượng, đa dạng về loại tội, nghiêm trọng về tính chất và mức độ. Điều đáng lo ngại là độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội ngày càng thấp. Lứa tuổi thực hiện hành vi tội phạm cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%. KẾT LUẬN Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chế định dân sự độc lập có một vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống luật dân sự. Thông qua chế định này mà các nhà thực thi và áp dụng pháp luật đã có cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho từng cá nhân trong xã hội cũng như cả cộng đồng trước nguy cơ xâm phạm của các hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi phục lại các quyền tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, nhà nước. Để việc tiến hành bồi thường thiệt hại được diễn ra thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho chủ thể bị thiệt hại yêu cầu cần xác định được đúng người có trách nhiệm, có khả năng để thực hiện nghĩa vụ bồi. Do vậy, xác định trách nhiê ̣m bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên là một vấn đề quan trọng trong xác định đúng trách nhiê ̣m, năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên gây ra thi ệt hại và người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để tạo ra tính khả quan cho công tác thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại và đảm bảo được nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải kịp thời và toàn bộ. Qua mô ̣t thời gian dài triể n khai thi hành lu ật dân sự, vấn đề trách nhiệm bồi thường do người chưa thành niên gây ra ẫvn chưa được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tổng kết, đánh giá việc áp dụng pháp luật. Đây là một nội dung tương đối phức tạp, nên việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc trên thực tiễn. Với tư cách là mô ̣t luâ ̣n văn cao ho, ̣cđề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam " ngoài nhiệm vụ nghiên cứu các khái niệm cơ bản, còn tập trung phân tích các quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 như: trách nhiệm của người dưới15 tuổ i gây thiê ̣t ha ,̣i trách nhiê ̣m của người tư15 ̀ đến 18 tuổ i tuổi gây thiê ̣t ha, ̣ingười chưa thành niên đươ ̣c giám hô ̣ gây ra thiê ̣t hại. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn tại các cơ quan bảo vệ pháp luật về nội dung này. Đây được coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra trên thựcễn. ti Mục đích của việc giải quyết bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra không đơn thuần chỉ là hoạt động bồi thường một khoản tiền bồi dưỡng cho người bị thiệt hại như quan hệ ngang giá mà cái chính và quan tro ̣ng hơn ở đây là nhằ m giáo du ̣c cho bản thân trẻ chưa thành niên biế t cách ứng xử và diề u chin̉ h hành vi của mình sao cho phù hợp. Đồng thời cũng xác định, nhắ c nhở cha me ̣, nhà trường, người giám hô ,̣ quản lý phải có trách nhiệm cao hơn đố i với con em, người chưa thành niên thuô ̣c quyề n quản lý của . Hơn nữa, cũng cần phải lưu ý rằ ng , viê ̣c áp du ̣ng các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t để bắ t buô ̣c người chưa thành niên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cần phải tránh những yếu tố tác động về mặt tâm lý đối với những người trẻ tuổ i này. Mă ̣t khác , sự đă ̣c thù trong khi ti ến hành giải quyết các các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra , những người tiến hành tố tụng phải coi trọng vấn đề hoà giải, thoả thuận, đưa vấn đề hoà giải, thoả thuận lên hàng đầu, tạo điều cho người chưa thành niên - thế hê ̣ trẻ của đấ t nước tránh khỏi những mă ̣c cảm tâm lý tiêu cực , ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Qua tìm nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật và xem xét việc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án có liên quan đến việc bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây, ra tác giả chỉ ra một số vướng mắc từ các quy định của pháp luật, gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật. Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy những khó khăn trong việc các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành xác định trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i của đố i tươ ̣ng na . Chính từ những nguyên nhân ̀y này làm cho việc giải quyết liên quan trách nhiê ̣mồib thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số phương hướng như trên. Tuy rằng, các phương hướng, giải pháp mà tác giả đã mạnh dạn đưa ra chưa đầy đủ, song các phương hướng, giải pháp đó không nhằm ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan(đă ̣c biê ̣t là người chưa thành niên gây thiê ̣t ha ) trong mối quan hệ hài hoà với lợi ích ̣i của Nhà nước và suy cho cùng chính là việc bảo vệ tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. References 1. Lê Mai Anh (1997), Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, Luâ ̣n án tiế n sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 2. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ luật Dân sự Nhật bản (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ luật Dân sự Pháp (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (1988), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 7. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội. 8. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội. 9. Trần Khánh Hưng (2010), "Con cái và trách nhiệm của cha mẹ", http://www.viendongdaily.com, ngày 08/4. 10. Nguyễn Đức Mai (1998), "Người giám hộ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra", Toà án nhân dân, (1). 11. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo, quyển 2, nghĩa vụ và khế ước, in lần 1, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 12. Vũ Văn Mẫu (1971), Dân luật Việt Nam lược khảo, Tủ sách Đại học Sài Gòn, Sài Gòn. 13. Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Bộ luật Dân sự Pháp, Hà Nội. 15. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. Quốc hội (2009), Luật Bồi thường nhà nước, Hà Nội. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Ngô Văn Thâu (1983), Một số điều cần biết trong các quyền dân sự của công dân, Nxb pháp lý, Hà Nội. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 173/UBTP-TANDTC ngày 23/3 về xác định thế nào là hành vi trái pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật dân sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật dân sự, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội "Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam". http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn. Từ điển luật học (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội. Từ điển Tiếng Việt (2006), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết số 388/2003/UBTVQH11 ngày 17/3 quy định trách nhiệm bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Hà Nội. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính (2004), Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP-BTC ngày 25/3 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 388/2003-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng