Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận án- nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngâ...

Tài liệu Tóm tắt luận án- nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
13
639
79

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án gồm 5 chương chính, với 109 trang, 18 bảng biểu, sơ đồ, 5 hình vẽ và 12 phụ lục: Chương 1. Tổng quan về lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng Chương 2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương 3. Kết quả phân tích lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam theo phương pháp định tính. Chương 4.Kết quả kiểm định lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam theo phương pháp định lượng. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị 2. Lý do chọn đề tài Quản trị công ty là vấn đề được quan tâm trên thế giới trong nhiều năm qua do quản trị công ty đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Lý thuyết về quản trị công ty đã được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Có 3 lý thuyết chính về quản trị công ty: lý thuyết người đại diện, lý thuyết người quản lý (stewardship theory) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory). Trong đó, lý thuyết người đại diện là lý thuyết nền tảng trong khung lý thuyết về quản trị công ty và là một trong những cơ sở chính để các quốc gia ban hành các chuẩn mực, hướng dẫn về quản trị công ty Nguyên tắc quản trị công ty của OECD được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới được xây dựng dựa trên lý thuyết người đại diện trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị. Một vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là liệu các nguyên tắc dựa trên lý thuyết này có thực sự phát huy tác dụng tại các nước đang phát triển ở Châu Á với nền tảng rất khác so với các nước phương tây về văn hóa, xã hội, kinh tế và mức độ phát triển. Tại Việt Nam, quản trị công ty là vấn đề mà các cơ quan quản lý, cổ đông và các bên liên quan đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng rất quan tâm vì nhiều lý do: Thứ nhất, quản trị công ty yếu kém tại các ngân hàng là một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008. Cụ thể, thành viên hội đồng quản trị và tổng giám đốc đã hành động vì lợi ích trước mắt, chấp nhận quá nhiều rủi ro mà quên mất lợi ích dài hạn của ngân hàng, cổ đông khác. Thứ hai, hệ thống ngân hàng Việt Nam mặc dù hoạt động có lãi trong những năm gần đây nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng còn nhiều bất cập: (i) Sự yếu kém trong quản trị ngân hàng và trách nhiệm không rõ ràng giữa chủ sở hữu và tổng giám đốc dưới chế độ sở hữu nhà nước chưa được giải quyết triệt để, (ii) quản trị ngân hàng chủ yếu dừng ở mức tuân thủ các quy định pháp luật. Các thông lệ, nguyên tắc về quản trị tốt trên thế giới chưa được áp dụng đầy đủ trong các quy định về hoạt động ngân hàng (iii) trong giai đoạn ngân hàng phát triển mạnh về quy mô và vốn, công tác quản trị ngân hàng hiện nay là chưa tương xứng. (iv) Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam (QĐ 254/QÐ-Ttg, ngày 1/3/2012) đặt ra 8 mục tiêu chính, trong đó có mục tiêu cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị . Trong bối cảnh đó, nhằm đưa ra luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, luận án lựa chọn kiểm định lý thuyết người đại diện trong quản trị 1 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu về lý thuyết người đại diện với 2 nội dung: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và (ii) vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng thể: - Kiểm định 2 nội dung của lý thuyết người đại diện gồm: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, (ii) vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị (HĐQT) trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích. - Từ kết quả kiểm định, luận án đưa ra các bằng chứng thực nghiệm làm rõ thêm lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng tại Việt Nam,đề xuất các khuyến nghị chính sách để nâng cao chất lượng quản trị NHTM Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án: - Làm rõ mối quan hệ về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong các NHTM Việt Nam. - Xác định mối quan hệ giữa sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành trong ngân hàng với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. - Đánh giá vai trò của HĐQT trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay - Đo lường tác động của vai trò của HĐQT đối với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hai nội dung của lý thuyết người đại diện: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, (ii) vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích này tại các ngân hàng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012. 5. Khung lý thuyết nền tảng Lý thuyết người đại diện cho rằng khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người điều hành. Người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông. Khi mâu thuẫn xảy ra thì chi phí giám sát và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm. Để giải quyết mâu thuẫn này, có nhiều biện pháp được áp dụng, trong đó có vai trò kiểm soát của HĐQT (Jensen & Meckling, 1976). 6. Giả thuyết nghiên cứu Đối với phương pháp định tính - Làm rõ bản chất về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò của HĐQT trong ngân hàng Việt Nam. Đối với phương pháp định lượng - Giả thuyết 1: Khi quyền sở hữu và quyền điều hành càng tách biệt, hiệu quả sử 2 dụng tài sản của NHTM Việt Nam giảm. - Giả thuyết 2: Khi quyền sở hữu và quyền điều hành càng tách biệt, chi phí giám sát, chi phí hoạt động khác của NHTM Việt Nam tăng. - Giả thuyết 3: Khi vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị tăng, hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM Việt Nam tăng. Giả thuyết 4: Khi vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị tăng, chi phí giám sát và chi phí hoạt động khác của NHTM Việt Nam giảm. 7. Những đóng góp mới của đề tài Những đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật Nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong NHTM Việt Nam cung cấp bằng chứng thực nghiệm làm rõ và bổ sung lý thuyết người đại diện trong NHTM về những vấn đề sau: - Trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại ở mức độ khác nhau đối với nhóm chủ sở hữu khác nhau. HĐQT đại diện trực tiếp cho lợi ích của cổ đông lớn. Lợi ích giữa HĐQT/cổ đông lớn và ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ này không đem lại lợi ích dài hạn cho ngân hàng mà chỉ vì lợi ích của cổ đông lớn, HĐQT và ban điều hành. Trong bối cảnh này, mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành là rất rõ và quyền lợi của cổ đông nhỏ chưa được đảm bảo. - Về cách thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích, mối quan hệ xã hội, tỷ lệ sở hữu của HĐQT lớn có thể gắn kết lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Tuy nhiên, sự gắn kết này lại làm giảm hiệu quả hoạt động, tăng rủi ro của ngân hàng và ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông nhỏ vì HĐQT và ban điều hành cùng hành động vì lợi ích ngắn hạn cho cá nhân mình. - Vai trò kiểm soát của HĐQT giải quyết được mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. hàng hoặc không nên quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nếu khả năng chịu đựng rủi ro hoặc quản lý của ngân hàng chưa tương xứng với quy mô hoạt động. Nên xem xét xây dựng và công bố chỉ số quản trị (CGI) trong NHTM Việt Nam làm căn cứ đánh giá quản trị công khai của ngân hàng, thúc đẩy thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả. Đối với NHTM Việt Nam - Rà soát hệ thống văn bản quản trị như điều lệ, quy chế quản trị, kiểm soát v.v liên quan đến quản trị công ty đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của luật pháp và phù hợp với nguyên tắc quốc tế. - Nên công khai cho công chúng, cổ đông biết các quy chế, điều lệ và các văn bản liên quan để giúp người gửi tiền và cổ đông nhỏ theo dõi được hoạt động của ngân hàng. - Bản thân đội ngũ lãnh đạo tại các ngân hàng thương mại gồm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, giám đốc các chi nhánh…cần tự nỗ lực, tăng cường tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các nội dung của quản trị công ty như quyền lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu, sự đối xử bình đẳng với cổ đông, sự minh bạch trong điều hành và công bố thông tin. Những khuyến nghị chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu Đối với cơ quan quản lý Cần xây dựng khung pháp lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Rà soát, điều chỉnh và ban hành mới văn bản về hoạt động và quản trị ngân hàng để phù hợp điều kiện phát triển hệ thống ngân hàng. Tăng cường tính độc lập của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát HĐQT và tăng cường hiệu lực thực thi của các quy định hiện hành. Tăng cường minh bạch thông tin để thị trường đặc biệt là cổ đông nhỏ có thể tiếp cận thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Việt nam và các trường cần tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân 3 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 1.1 Lý thuyết người đại diện 1.1.1 Khái niệm quản trị công ty Theo La Porta et al. (2000), quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư bên ngoài tránh được những vấn đề phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành. Theo Pei Sai Fan (2004), quản trị công ty liên quan tới việc đưa ra các cơ cấu, quy trình và cơ chế để định hướng và quản lý công ty nhằm tăng giá trị cho cổ đông về dài hạn thông qua việc nâng cao trách nhiệm của người điều hành. Theo Tổ chức OECD, quản trị công ty là một hệ thống để định hướng và kiểm soát hoạt động của công ty. Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa về quản trị công ty, tựu chung lại quản trị công ty là hệ thống hay các cơ chế để định hướng và kiểm soát công ty nhằm tối đa hóa giá trị của cổ đông và công ty về dài hạn và giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành. Xét từ góc độ thực tiễn, ở mức cơ bản nhất, vấn đề về quản trị công ty phát sinh khi cổ đông hoặc các nhà đầu tư bên ngoài mong muốn kiểm soát, điều hành công ty theo cách khác với người điều hành mà đại diện là tổng giám đốc. Nói cách khác, lợi ích và quan điểm của chủ sở hữu khác với người điều hành. Mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành là nội dung cốt lõi của lý thuyết người đại diện. Như vậy, một trong những cơ sở hình thành của quản trị công ty là lý thuyết người đại diện. Trong phạm vi luận án này, khái niệm “quản trị ngân hàng thương mại” được hiểu là quản trị công ty trong ngân hàng thương mại. về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, lý thuyết này cho rằng cần có cơ chế để giảm mâu thuẫn về lợi ích. Mặc dù vậy, lý thuyết này cũng bị phê phán trong những năm qua. Hoskisson et al.(2000) và Blair (1995) cho rằng lý thuyết này chưa lý giải được yếu tố xã hội, tâm lý trong mối quan hệ chủ sở hữu và người điều hành. Theo quan điểm của lý thuyết nhà quản lý (Stewardship theory), các yếu tố tâm lý, xã hội tốt ảnh hưởng tích cực tới người điều hành. 1.1.2 Lý thuyết người đại diện Lý thuyết người đại diện xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Theo Jensen & Meckling (1976), lý thuyết người đại diện cho rằng khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người điều hành. Người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông. Có thể xảy ra những trường hợp như sau: - Ban điều hành sử dụng tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, khiến vị trí của họ ổn định hơn, lương và quyền lực lớn hơn. - Chế độ đãi ngộ, lương thưởng và những khoản trợ cấp rất lớn của người điều hành được tính vào chi phí kinh doanh mà cổ đông phải gánh chịu. - Cán bộ điều hành có thể tham gia những khoản đầu tư mạo hiểm nhằm thu lợi ngắn hạn. Lý thuyết người đại diện được xây dựng từ góc độ kinh tế học, dựa trên giả định rằng hành vi của con người là cá nhân, cơ hội và tư lợi. Do vậy, để giải quyết xung đột 1.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện Theo lý thuyết người đại diện, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Mâu thuẫn này sẽ làm gia tăng rủi ro và chi phí cho công ty. Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích và giảm thiểu rủi ro xuất phát từ mâu thuẫn này, thường có 5 cách giải quyết: (i) sử dụng mô hình thôn tính, (ii) sử dụng cơ cấu vốn thích hợp, (iii) Vai trò của HĐQT, (iv) Chế độ đãi ngộ, lương, (v) Ủy ban kiểm soát và chủ nợ lớn. Trong các cách giải quyết này, việc sử dụng HĐQT thay mặt cổ đông để giám sát ban điều hành được áp dụng phổ biến nhất. Các nghiên cứu về lý thuyết người đại diện được thực hiện tập trung vào (i) bản chất mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và các loại rủi ro, (ii) cách thức giải quyết mâu thuẫn. Bản chất mâu thuẫn lợi ích và các loại rủi ro Các nghiên cứu về lý thuyết và thực tế đề cập tới 4 vấn đề chính. Đó là rủi ro đạo đức, lợi nhuận giữ lại, mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian. Đa số các nghiên cứu chỉ ra rằng khi mâu thuẫn lợi ích lớn, rủi ro xuất phát từ rủi ro đạo đức, lợi nhuận giữ lại, mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian sẽ gia tăng (Shleifer và Vishny, 1989, Jensen, 1993, Dechow và Sloan,1991, Denis, 2000). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mâu thuẫn lợi ích và chi phí đại lý (agency cost) cho thấy khi mâu thuẫn lợi ích tăng thì chi phí đại lý (gồm chi phí giám sát và tổn thất) tăng. Grant Fleming và cộng sự (2005) sử dụng số liệu khảo sát của 3800 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc từ năm 1996 đến 1998 để xem xét chi phí người đại diện thay đổi như thế nào khi quyền sở hữu và quyền quản lý tách biệt. Kết quả cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa chi phí quản lý với mức độ tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành. Trong mô hình nghiên cứu, các tác giả sử dụng các biến gồm chi phí quản lý được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động/ doanh số bán hàng, tỷ lệ sử dụng tài sản là tỷ lệ doanh thu hoặc doanh số bán hàng/tổng tài sản có. Chi phí này đại diện cho tổn thất trên 1 USD đầu tư do sử dụng tài sản không hiệu quả. Sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành được đo bằng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của người chủ sở hữu tham gia điều hành. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành, còn có mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan khác. Các nghiên cứu trên đều được thực hiện trong một phạm vi hẹp như trong một quốc gia hoặc đối với một đối tượng nhất định như doanh nghiệp vừa nhỏ. Cách thức giải quyết mâu thuẫn Một trong những cơ chế mạnh để tăng cường kỷ luật và thay thế giám đốc kém hiệu quả là “thôn tính toàn bộ”. Cơ chế này rất mạnh, gây xáo trộn lớn và làm tăng chi phí cho công ty. Ngay cả ở Mỹ và Anh, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Phương pháp khác để giải quyết vấn đề của cổ đông là sử dụng cơ cấu vốn chủ sở hữu 5 6 thích hợp. Chi phí đại lý phát sinh từ khoảng cách giữa lợi ích của chủ sở hữu và người điều hành sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ đóng góp cổ phần của người điều hành. Sử dụng cơ cấu vốn phù hợp sẽ rút ngắn khoảng cách lợi ích trên (Zechkhauser and Pound, 1990; Grant Fleming và cộng sự,2005; Shileifer, Vishny, 1986). Về vai trò giám sát của HĐQT, các kết quả nghiên cứu chưa rõ ràng và chưa khẳng định được hiệu quả thực sự của hội đồng quản trị trong việc kiểm soát và định hướng công ty: một mặt, các phát hiện từ thực tế ủng hộ giả thuyết rằng thành viên độc lập làm tăng hiệu quả của hội đồng quản trị như hội đồng quản trị có tính độc lập cao hơn có thể thay thế tổng giám đốc yếu kém dễ dàng hơn (Byrd & Hickman, 1992). Mặt khác, các nghiên cứu khác cho rằng không có bằng chứng để kết luận về ảnh hưởng của tính độc lập hội đồng quản trị hay khả năng kiểm soát của hội đồng quản trị tới kết quả kinh doanh (Lex Donaldson, James H. Davis,1991; Warther (1998). 1.3 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng Đặc trưng của hoạt động ngân hàng và việc quản lý hoạt động ngân hàng được coi là những yếu tố chính khiến quản trị ngân hàng thương mại khác với quản trị công ty của doanh nghiệp nói chung. Bản chất mâu thuẫn lợi ích và các loại rủi ro - Ngân hàng là tổ chức tài chính lớn chuyên kinh doanh tiền tệ, có dòng tiền tự do rất lớn và di chuyển liên tục. Đây là điều kiện để HĐQT hoặc ban điều hành có thể thực hiện những khoản đầu tư rủi ro hơn nhằm thu lợi nhuận ngắn hạn mà có thể ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của tổ chức và của các chủ sở hữu khác. - Vì ngân hàng là ngành có mức đòn bẩy rất cao và có chính sách bảo hiểm tiền gửinên ngân hàng rất dễ chuyển rủi ro sang chủ nợ khác. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, nếu ngân hàng đổ vỡ, tổn thất xảy ra, người gửi tiền và tổ chức bảo hiểm tiền gửi gánh chịu tổn thất. - Theo Smith và Watts (1992), đối với giám đốc của ngân hàng có nhiều sự lựa chọn trong đầu tư, thì việc kiểm soát họ sẽ khó hơn. - Trong ngành ngân hàng, do bị quản lý chặt, và không có nhiều lựa chọn trong việc đầu tư, nên tỷ lệ đãi ngộ bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu sẽ thấp hơn các ngành khác. Do vậy tổng giám đốc sẽ có ít động lực chấp nhận rủi ro hơn. - Hoạt động ngân hàng luôn được quản lý chặt chẽ thông qua các quy định pháp lý hơn các ngành khác. Do vậy, những biện pháp để giải quyết mâu thuẫn lợi ích như có thể sẽ phát huy tác dụng ít hơn so với doanh nghiệp thông thường. Dựa trên những đặc điểm riêng của ngân hàng, một số nghiên cứu về quản trị ngân hàng cho rằng vấn đề mâu thuẫn lợi ích trong hoạt động ngân hàng khác với lý thuyết người đại diện. Ciancanelli và Reyes-Gonzalez (2000) đưa ra những hạn chế trong lý thuyết người đại diện. Để làm rõ sự khác biệt giữa mô hình lý thuyết người đại diện chuẩn với quản trị ngân hàng thương mại, cần xem lại các giả định và so sánh với đặc điểm hoạt động trong ngân hàng. Mặc dù có nhiều bên có lợi ích liên quan, HĐQT vẫn đại diện cho quan điểm của cổ đông và phụ thuộc vào những ràng buộc của các quy định. Lợi ích cổ đông có thể khác đáng kể so với lợi ích của các bên liên quan khác, đặc biệt về rủi ro. Chủ nợ và cơ quan quản lý mong muốn rủi ro ít và quan tâm đến lợi ích lâu dài hơn cổ đông. Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động ngân hàng Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu về cơ cấu vốn không nhiều. Theo Allen và Emilia (2006), khi tỷ lệ đòn bẩy tăng thì kết quả kinh doanh tốt hơn, tức chi phí đại lý thấp hơn. Theo Levine (2004), Macey và O’Hara (2003), HĐQT đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành. Các nghiên cứu về hoạt động của hội đồng quản trị trong ngân hàng cũng xoay quanh thành phần và tính độc lập của hội đồng quản trị. Pablo de Andres, Eleuterio Vallelado (2008) cho rằng đối với các ngân hàng quốc tế lớn, có mối quan hệ giữa thành phần và quy mô hội đồng quản trị với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hội đồng quản trị có nhiều thành viên hơn thì khả năng giám sát của hội đồng quản trị và kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên, các thành viên độc lập quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị do việc ra quyết định chậm hơn. Đối với các ngân hàng Châu Á, theo quan điểm của Christopher Anderson, Terry L.Campbell, (2004), J. William và Ng. Nghĩa (2005), việc cổ phần hóa giúp ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Như vậy, việc tách bạch trách nhiệm giữa người sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và người điều hành (đại diện là tổng giám đốc), tăng cường hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị và tính chịu trách nhiệm của tổng giám đốc thông qua cổ phần hóa sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.4. Nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu về quản trị trong ngành ngân hàng tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện dưới góc độ đánh giá công tác quản lý một ngân hàng thương mại như quản lý xây dựng chiến lược, quản lý chi phí, kế toán, quản lý nguồn nhân lực, quản lý các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động …) và trong phạm vi một ngân hàng hoặc một chi nhánh ngân hàng cụ thể. Chưa có nhiều nghiên cứu riêng về nội dung của lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo T.T. Huyền (2009) và Hoàng Quốc Hùng (2002)1, có thể thấy rằng mâu thuẫn về lợi ích được nêu trong lý thuyết người đại diện và ảnh hưởng của yếu tố xã hội, tâm lý, văn hóa trong quản trị đều có thể tồn tại ở các ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu của Tú và Khánh (2010) phân tích vai trò của HĐQT của NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc tế cho thấy tính độc lập của HĐQT rất hạn chế. Theo Bình và Giang (2012), quy mô HĐQT và tỷ lệ an toàn vốn tác động đáng kể tới kết quả kinh doanh. Theo báo cáo đánh giá của IFC (2012) cho rằng quản trị trong ngành ngân hàng tài chính trong năm 2011 được đánh giá là tốt hơn so với ngành kinh doanh khác, đạt 45 điểm so với mặt bằng chung là 42,5 điểm. Theo IDG (2013), năm 2012, ngành ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý rủi ro và quản trị ngân hàng. Đây được coi là nguyên nhân dẫn đến thực trạng ngân hàng Việt Nam đang phải đương đầu với tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong khu vực, chiếm 8,82% tổng dư nợ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Tháng 9, 2012). Các nghiên cứu trên về lý thuyết người đại diện được thực hiện trong một phạm vi nhất định như trong một quốc gia hoặc đối với một đối tượng nhất định như doanh nghiệp nhỏ. Các nghiên cứu tập trung tại Mỹ và các nước phát triển. Như vậy, lý thuyết người đại diện mà cụ thể là mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành và vai trò kiểm soát, tính độc lập của HĐQT trong ngân hàng Việt Nam như thế nào là vấn đề để ngỏ, cần được nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án dự kiến nghiên cứu hai nội dung: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành và (ii) 7 8 1 Những giải pháp đẩy mạnh công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Vĩnh Phúc, Hoàng Quốc Hùng, 2002 vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Giả thuyết nghiên cứu Để thực hiện 4 mục tiêu nghiên cứu cụ thể, căn cứ vào khung lý thuyết nêu tại chương 1 và kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án sẽ: - Phân tích làm rõ bản chất mâu thuẫn lợi giữa chủ sở hữu và người điều hành và trách nhiệm của HĐQT thông qua phân tích tình huống (Case study) tại 2 NHTM Việt Nam. - Xây dựng bốn giả thuyết nghiên cứu theo phương pháp định lượng: Giả thuyết 1: Khi quyền sở hữu và quyền điều hành càng tách biệt, hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTM giảm. Giả thuyết 2: Khi quyền sở hữu và quyền điều hành càng tách biệt, chi phí giám sát, chi phí hoạt động khác của các NHTM tăng. Giả thuyết 3: Khi vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị tăng, hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTM tăng. Giả thuyết 4: Khi vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị tăng, chi phí giám sát và chi phí hoạt động khác của các NHTM giảm. 2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phân tích tình huống (case study) được áp dụng đối với 2 ngân hàng thương mại Việt Nam đại diện cho 2 loại hình sở hữu (ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa, ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động lâu năm trên thị trường) để phân tích mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và đánh giá vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn đó. Khung lý thuyết được sử dụng để phân tích là nguyên tắc về trách nhiệm HĐQT trong bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Nguồn thông tin chủ yếu là thứ cấp bao gồm báo cáo tài chính, v.v. Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn không chính thức với lãnh đạo ngân hàng, cổ đông cũng được thực hiện để làm sáng tỏ thêm thực tiễn về quản trị. 2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 2.3.1 Mô hình nghiên cứu, các biến và thang đo 2.3.1.1 Mô hình nghiên cứu Căn cứ vào giả thuyết và nghiên cứu của Grant Fleming và cộng sự (2005) và đặc điểm của ngành ngân hàng, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: 9 10 Sự tách biệt giữa quyền sở hữu – quyền điều hành Tỷ lệ vốn Chi phí giám sát và tổn CSH/Tổng tài thất hay hiệu quả sử dụng tài sản Quy mô tài sản Vai trò kiểm soát của HĐQT 2.3.1.2 Xác định biến và thang đo Dựa trên lý thuyết người đại diện và nghiên cứu của Grant Fleming, 2005 và điều kiện về số liệu, các biến được xây dựng như sau: • Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành được thể hiện qua biến Tỷ lệ sở hữu cổ phần của người điều hành. Khi người điều hành có tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn càng lớn thì khoảng cách giữa quyền sở hữu và quyền điều hành càng được thu hẹp và ngược lại. Người điều hành bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng. Tại một số ngân hàng, hội đồng quản trị tham gia điều hành. Do vậy, luận án xem xét thêm mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả quản lý chi phí với tỷ lệ sở hữu của HĐQT và tỷ lệ sở hữu của HĐQT và người điều hành. • Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản: tỷ lệ phần trăm giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của từng ngân hàng. • Quy mô tài sản: Tổng tài sản của ngân hàng vào cuối năm. • Chi phí giám sát và hiệu quả sử dụng tài sản - Chi phí giám sát được thể hiện bởi tỷ lệ chi phí/thu nhập. - Hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện bởi tỷ lệ thu nhập sau thuế/tổng tài sản (ROA). Tỷ lệ này đại diện cho lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn đầu tư. • Vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị: Được đánh giá qua chỉ số Hội đồng quản trị. Chỉ số về vai trò Hội đồng quản trị (CGI HĐQT) là một trong 4 chỉ số thành phần của chỉ số quản trị công ty (CGI – Corporate Governance Index) được xây dựng trong đề tài cấp Đại học quốc gia về xây dựng chỉ số quản trị công ty cho ngân hàng thương mại Việt nam và đã được nghiệm thu năm 20142. Chỉ số CGI HĐQT phản ánh tính độc lập, khả năng kiểm soát, minh bạch thông tin về năng lực của thành viên Hội đồng quản trị. 2 Đây là đề tài cấp Đại học quốc gia đã được nghiệm thu năm 2014 do TS. Trần Thị Thanh Tú làm chủ nhiệm đề tài và nghiên cứu sinh là thành viên 11 2.3.2 Phương pháp hồi quy Ký hiệu các biến: Tỷ lệ thu nhập sau thuế/tổng tài sản: ROA Tỷ lệ sở hữu cổ phần của người điều hành: X1DH Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản: Capital Tổng tài sản (log tự nhiên): Asset Tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT: X1HDQT Tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT và người điều hành: X1TONG Tỷ lệ chi phí/thu nhập: COI Chỉ số HĐQT: CGIBOD Phương pháp nghiên cứu đối với giả thuyết 1: Sử dụng 3 mô hình hồi quy (OLS) Giả thuyết H1A: ROA = ß0 + ß1(X1DH) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Giả thuyết H1B: ROA = ß0 + ß1(X1HDQT) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Giả thuyết H1C: ROA = ß0 + ß1(X1TONG) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Phương pháp nghiên cứu đối với giả thuyết 2 Giả thuyết H2A: COI = ß0 + ß1(X1DH) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Giả thuyết H2B: COI = ß0 + ß1(X1HDQT) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Giả thuyết H2C: COI = ß0 + ß1(X1TONG) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Phương pháp nghiên cứu đối với giả thuyết 3 ROA = ß0 + ß1(CGIBOD) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű Phương pháp nghiên cứu đối với giả thuyết 4 COI = ß0 + ß1(CGIBOD) 1 + ß2 (Capital)+ ß3(Asset)3 + Ű 2.4 Dữ liệu nghiên cứu 2.4.1 Nguồn dữ liệu Dữ liệu gồm thông tin về quản trị và số liệu tài chính lấy từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu về quản trị công ty - Nguồn sơ cấp: Chỉ số CGI HĐQT được tính trên cơ sở bảng hỏi được gửi tới các ngân hàng. Một số bảng hỏi được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu với một vài ngân hàng. - Nguồn thứ cấp: các báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình hoạt động của ngân hàng, HĐQT, tài liệu họp đại hội cổ đông, điều lệ và các báo cáo hoạt động khác. - Phạm vi thời gian: 2010, 2011, 2012. - Đối với biến tỷ lệ sở hữu của người điều hành, các ngân hàng công bố tỷ lệ này không đầy đủ. - Chỉ số CGI tính được cho các ngân hàng Việt Nam cho năm 2010, 2011, 2012. Số liệu tài chính - Nguồn thứ cấp: các báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên, tài liệu họp đại hội cổ đông. - Phạm vi thời gian: 2010, 2011, 2012. - Số liệu tài chính được tính cho các ngân hàng có chỉ số CGI HĐQT. 12 2.4.2 Mô tả dữ liệu Chỉ số CGI BOD được tính cho 39/41 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 3 năm 2010, 2011, 2012, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Tú và Khánh (2014). Số liệu về tài chính, tỷ lệ sở hữu được tính cho 39/41 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Số liệu trên thiếu 2 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (do không có thông tin công bố), Ngân hàng Đệ nhất (do sáp nhập và có rất ít thông tin công bố). Quy mô tài sản của 39 ngân hàng trong nghiên cứu này chiếm khoảng 80% tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sau khi thu thập và tính số liệu, các số liệu trên đã được rà soát, làm sạch như sau: - Loại bỏ các giá trị 0 đối với tỷ lệ sở hữu người điều hành, HĐQT và tỷ lệ sở hữu người điều hành và HĐQT. - Loại bỏ giá trị đột biến: Loại bỏ giá trị ROA âm và COI lớn hơn 100. Loại bỏ CGI HĐQT là 0. - Loại bỏ tỷ lệ sở hữu người điều hành, tỷ lệ sở hữu của HĐQT của ngân hàng Phương Nam 2010, số liệu NH Nhà Hà nội 2012 do thiếu ROA và COI. Kết quả số liệu như sau: Số liệu tài chính ROA được tính cho 39 ngân hàng. Có 33 ngân hàng có số liệu ROA đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 5 ngân hàng có số liệu ROA trong 2 năm và có 1 ngân hàng có số liệu ROA trong 1 năm. Như vậy, có 110 quan sát đối với ROA. COI được tính cho 39 ngân hàng. Có 33 ngân hàng có số liệu COI đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 5 ngân hàng có số liệu COI trong 2 năm và có 1 ngân hàng có số liệu COI trong 1 năm. Như vậy, có 110 quan sát đối với COI. CAPITAL được tính cho 39 ngân hàng. Có 37 ngân hàng có số liệu CAPITAL đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 2 ngân hàng có số liệu CAPITAL trong 2 năm. Như vậy, có 115 quan sát đối với CAPITAL. ASSET được tính cho 39 ngân hàng. Có 37 ngân hàng có số liệu ASSET đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 2 ngân hàng có số liệu ASSET trong 2 năm. Như vậy, có 115 quan sát đối với ASSET. Số liệu về quản trị X1DH được tính cho 38 ngân hàng. Có 8 ngân hàng có số liệu X1DH đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 8 ngân hàng có số liệu X1DH trong 2 năm và có 14 ngân hàng có số liệu X1DH trong 1 năm. Như vậy, có 54 quan sát đối với X1DH. X1HDQT được tính cho 75 ngân hàng. Có 11 ngân hàng có số liệu X1HDQT đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 9 ngân hàng có số liệu X1HDQT trong 2 năm và có 12 ngân hàng có số liệu X1HDQT trong 1 năm. Như vậy, có 63 quan sát đối với X1HDQT. X1TONG được tính cho 47 ngân hàng. Có 8 ngân hàng có số liệu X1TONG đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 8 ngân hàng có số liệu X1TONG trong 2 năm và có 14 ngân hàng có số liệu X1TONG trong 1 năm. Như vậy, có 54 quan sát đối với X1TONG. có số liệu CGIBOD trong 1 năm. Như vậy, có 110 quan sát đối với CGIBOD. Bảng 2.1. Kết quả chỉ số CGIBOD 2010 – 2012 (Điểm số tối đa: 34) 2010 2011 2012 12,55 13 13,28 Điểm CGIBOD cao nhất 20 20 20 Điểm CGIBOD Thấp nhất 0 0 0 36,91 38,24 39,6 Điểm CGIBOD trung bình % so với số điểm tối đa Kết quả chỉ số CGIBOD được tính trên bảng hỏi trong 3 năm cho thấy vai trò và tính độc lập của HĐQT trong các ngân hàng Việt Nam thấp, dưới mức trung bình so với điểm tối đa. Tuy nhiên, vai trò kiểm soát và tính độc lập của HĐQT tăng dần qua các năm mặc dù mức độ tăng không đáng kể. Bảng 2.2.Thống kê mô tả số liệu ROA COI X1DH X1HDQT X1TONG CAPITAL ASSETS CGIBOD Trung bình 1.089182 93.58718 0.014875 0.075606 0.092985 11.92210 86413978 13.67273 Trung vị 1.060000 94.80500 0.002200 0.063741 0.084300 10.02547 41625754 14.00000 Giá trị tối đa 4.950000 99.93000 0.143101 0.369020 0.386256 46.37630 5.04E+08 20.00000 Giá trị tối thiểu 0.020000 71.11000 5.90E-06 1.41E-05 2.00E-05 4.390000 8225404. 1.000000 Độ lệch chuẩn 0.693735 5.103787 0.034712 0.082073 0.100438 6.762416 1.09E+08 3.857815 Skewness 2.170448 -2.039839 2.901435 1.311149 1.238731 2.143233 2.230843 -0.835902 Kurtosis 12.46631 9.030324 10.00782 4.701260 3.891578 9.432142 7.514457 3.681276 Jarque-Bera 497.0827 242.9560 186.2615 25.64817 15.59865 286.2841 193.0417 14.93737 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000003 0.000410 0.000000 0.000000 0.000571 Sum 119.8100 10294.59 0.803276 4.763171 5.021217 1371.042 9.94E+09 1504.000 Sum Sq. Dev. 52.45823 2839.302 0.063863 0.417635 0.534650 5213.250 1.36E+18 1622.218 110 110 54 63 54 115 115 110 Số quan sát CGIBOD được tính cho 39 ngân hàng. Có 34 ngân hàng có số liệu CGIBOD đủ trong 3 năm (2010, 2011, 2012), có 3 ngân hàng có số liệu CGIBOD trong 2 năm, có 2 ngân hàng 13 14 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH Với dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu định tính tại chương 2, luận án phân tích mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò HĐQT của 2 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 -2012 và cho kết quả như sau: 3.1. Kết quả đánh giá về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong Ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa 3.1.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành Mối quan hệ giữa HĐQT/cổ đông lớn và ban điều hành Cổ đông lớn là nhà nước và cổ đông tổ chức gồm NHNN, tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng nước ngoài. Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các vị trí tương đương. Cổ đông được trả cổ tức theo tỷ lệ từ 10% đến 20% từ năm 2010 đến 2013 và có xu hướng tăng. Tỷ lệ này là khá cao trên thị trường trong khi đó P/E và lợi nhuận của ngân hàng khá thấp so với mức trung bình trên thị trường. Tỷ lệ sở hữu của cá nhân người điều hành rất ít, có thành viên trong ban điều hành không nắm giữ cổ phiếu. Như vậy, cổ đông và ban điều hành khá thống nhất trong hoạt động và mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành là không lớn. Phần lớn thành viên HĐQT đại diện cho các cổ đông lớn. Theo nghị quyết của ngân hàng, thù lao của HĐQT do cổ đông quyết định, dựa trên kết quả tại báo cáo tài chính của ngân hàng. Trong khi đó, báo cáo tài chính của ngân hàng do tổng giám đốc xây dựng, HĐQT và Ban kiểm soát phê duyệt. Tuy nhiên, tính độc lập của ban kiểm soát của ngân hàng kém do trưởng ban kiểm soát không phải là thành viên độc lập. Cơ chế này dễ tạo ra tình trạng HĐQT và ban điều hành hợp tác chặt chẽ với nhau báo cáo kết quả kinh doanh tốt, đề xuất mức thù lao cao và bảo vệ nhau trước những chỉ trích, phê bình từ bên ngoài và các cổ đông nhỏ. Chế độ thù lao của ban điều hành phải được các bên phê duyệt. Tuy nhiên, NHNN và cổ đông lớn có vai trò trong việc quyết định lương cho cả HĐQT và ban điều hành. Do vậy, Ban điều hành có xu hướng hợp tác chặt chẽ với HĐQT và cổ đông lớn để lợi ích của họ được đảm bảo. Mối quan hệ giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn/ ban điều hành Cổ đông nhỏ là công chúng và nhân viên ngân hàng chỉ nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu rất thấp, (dưới 10% vào năm 2012) và không có tiếng nói quyết định trong hoạt động ngân hàng. Xét về quyền bỏ phiếu, quyền lợi của cổ đông nhỏ được đảm bảo. Tỷ lệ vắng mặt tại Đại hội cổ đông thấp nhưng tăng từ năm 2011 đến 2013. Năm 2013, ngân hàng tổ chức Đại hội cổ đông ở ngoại ô Hà Nội. Việc thay đổi địa điểm tổ chức như vậy có thể là nguyên nhân khiến tỷ lệ vắng mặt tăng do cổ đông nhỏ ngại đi 15 họp do tăng chi phí và mất thời gian. Xét từ góc độ này, quyền lợi của cổ đông nhỏ chưa được thực sự quan tâm. Tại Đại hội cổ đông, các báo cáo được chuẩn bị bởi Tổng giám đốc và phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát. HĐQT đại diện cho cổ đông lớn và HĐQT đồng ý với nội dung báo cáo, thì chắc chắn các báo cáo sẽ được thông qua tại đại hội. Cổ đông nhỏ với tỷ lệ cổ phiếu thấp sẽ không thể ảnh hưởng tới các quyết định hay báo cáo được HĐQT thống nhất từ trước. Đối với việc đề cử hay bổ nhiệm thành viên HĐQT, cổ đông nhỏ không đóng vai trò gì vì việc bổ nhiệm thành viên HĐQT và ban điều hành do NHNN (cổ đông lớn nhất) đóng vai trò quyết định. Mối quan hệ giữa người gửi tiền với HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành Người gửi tiền cung cấp phần lớn nguồn vốn cho ngân hàng và được bảo hiểm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi. Nếu ngân hàng đổ vỡ, người gửi tiền được Bảo hiểm tiền gửi chi trả theo hạn mức là 50 triệu đồng. Đây là NHTM có chủ sở hữu lớn là nhà nước nên hiện nay không có khả năng xảy ra đổ vỡ. Do vậy, quyền lợi người gửi tiền được đảm bảo 3.1.2 Kết quả đánh giá vai trò của HĐQT trong Ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa Phân tích trách nhiệm của HĐQT của một ngân hàng thương mại nhà nước lớn mới cổ phần hóa cho phép rút ra một số nhận xét và quan sát sau: Thứ nhất, có nhiều thay đổi tích cực trong quản trị, điều hành nhất là việc tăng vai trò kiểm soát của HĐQT và tính chịu trách nhiệm của ban điều hành so với trước khi cổ phần hóa. Thứ hai, xét quy mô tài sản, mạng lưới và đội ngũ nhân viên, đây là ngân hàng lớn. Tình trạng phân định trách nhiệm không rõ ràng giữa HĐQT và ban điều hành là đặc trưng trong ngân hàng thương mại nhà nước. Do vậy, ngân hàng còn nhiều hạn chế trong quản trị điều hành mà để thay đổi, cần nhiều thời gian: - Trách nhiệm của HĐQT, ban kiểm soát và ban điều hành không rõ ràng, đặc biệt trong việc kiểm soát báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ và bổ nhiệm giám đốc chi nhánh. - Nhiệm vụ quan trọng của HĐQT theo khuyến nghị của OECD và Ủy ban Basel chưa được mô tả rõ ràng trong ngân hàng. Phê duyệt chiến lược dài hạn và kế hoạch kinh doanh là một ví dụ. Một số nhiệm vụ HĐQT không nên tham gia như bổ nhiệm và thay thế giám đốc chi nhánh, trưởng phòng ban. - Ngân hàng quy định trách nhiệm của HĐQT chủ yếu để tuân thủ quy định chứ không phải quản trị theo hướng chủ động và hướng tới dài hạn. - Tính độc lập của HĐQT và Ban kiểm soát HĐQT hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đưa ra quyết định khách quan, do đó ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông nhỏ. Hạn chế này cần nhiều thời gian để khắc phục do (i) ngân hàng có quy mô khá lớn nên khó có thể thay đổi nhanh, (ii) ngân hàng chịu ảnh hưởng từ cách thức quản trị dưới cơ chế sở hữu nhà nước, (iii) mối quan hệ công tác lâu dài đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thành viên HĐQT, ban kiểm soát và ban điều hành. - Các văn bản và chính sách của ngân hàng chưa đầy đủ và hiệu quả. 16 3.2 Kết quả đánh giá về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong Ngân hàng thương mại cổ phần 3.2.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành Mối quan hệ giữa HĐQT/cổ đông lớn và ban điều hành Cổ đông lớn được đại diện bởi HĐQT. Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, kế toán trưởng, trưởng bộ phận kinh doanh, giám đốc khối tại trụ sở chính và giám đốc chi nhánh. Tỷ lệ sở hữu của Ban điều hành rất thấp, khoảng 1% vốn chủ sở hữu vào năm 2011. Năm 2011, ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu. Năm 2012 và 2013, ngân hàng không trả cổ tức dưới hình thức tiền mặt hay cổ phiếu. Việc không chia cổ tức mà dùng lợi nhuận để tăng vốn thông thường theo lý thuyết người đại diện sẽ không được ủng hộ bởi cổ đông, nhưng có thể được ban điều hành ủng hộ nhất là khi họ sở hữu ít cổ phiếu. Bởi vì khi vốn tăng, ban điều hành có nhiều tiền mặt hơn và có thể mở rộng hoạt động, củng cố địa vị cho mình. Trong trường hợp NHTM cổ phần, việc không chia cổ tức được cả HĐQT và ban điều hành ủng hộ. Điều này cho thấy lợi ích giữa cổ đông lớn mà đại diện là HĐQT và lợi ích của Ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. HĐQT có trách nhiệm tham gia vào quá trình ra quyết định về tổ chức, quản trị, hoạt động và xây dựng các kế hoạch của ngân hàng. Như vậy, thành viên HĐQT có xu hướng tham gia quản lý. Khi HĐQT có xu hướng tham gia quản lý, các quyết định thường được thống nhất giữa HĐQT và Ban điều hành. Mối quan hệ giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành Cổ đông nhỏ chủ yếu là công chúng, chiếm tỷ lệ gần 40% vốn chủ sở hữu, cao hơn nhiều so với NHTM nhà nước được cổ phần hóa. Xét về tỷ lệ sở hữu, cổ đông nhỏ tại NHTM cổ phần đóng vai trò quan trọng hơn so với NHTM nhà nước được cổ phần hóa. Xét về quy định bỏ phiếu, quyền lợi của cổ đông nhỏ được đảm bảo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vai trò của cổ đông nhỏ trong việc quyết định các vấn đề lớn là không đáng kể. HĐQT và ban điều hành có vai trò quyết định trong việc sử dụng thông tin và đối với những vấn đề lớn ngay cả khi vấn đề đó liền quan tới quyền lợi của tất cả cổ đông như việc chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu trong nhiều năm. trong trường hợp này, lợi ích của cổ đông nhỏ không được quan tâm. Mối quan hệ giữa người gửi tiền với HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành Nếu ngân hàng đổ vỡ, người gửi tiền được Bảo hiểm tiền gửi chi trả theo hạn mức là 50 triệu đồng. Quan điểm chung của Chính phủ hiện nay là mặc dù tái cấu trúc, nhưng theo phương pháp sáp nhập, không để đổ vỡ. Khả năng xảy ra đổ vỡ, dẫn tới phải chi trả bảo hiểm tiền gửi và người gửi tiền gánh chịu tổn thất do ngân hàng đổ vỡ là ít. Như vậy, trong bối cảnh có sự bảo lãnh của Chính phủ, về cơ bản, quyền lợi người gửi tiền được đảm bảo. Nếu chính phủ giảm dần việc bảo lãnh này, quyền lợi của người gửi tiền sẽ ảnh hưởng lớn khi ngân hàng đổ vỡ, dẫn đến phải chi trả. 3.2.2 Kết quả đánh giá vai trò của HĐQT trong Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM cổ phần là ngân hàng có khả năng ứng phó nhanh với những thay đổi bên ngoài và khởi xướng thay đổi để tự cải thiện mình. Ngân hàng có nhiều thay đổi về chính sách, quy trình, công nghệ thông tin, cơ cấu tổ chức. Các chính sách và quy định của ngân hàng rõ ràng về nội dung và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Mặc dù trên thực tế, ngân hàng đã chỉnh sửa và thay đổi chính sách, quy định, nhưng về mặt pháp lý, chưa có quy định nào yêu cầu HĐQT có trách nhiệm giám sát, đánh giá hiệu quả của các chính sách và thay đổi khi cần thiết. Ngân hàng nên xem xét đưa quy định này trong điều lệ. Vai trò của nhóm các thành viên HĐQT có quan hệ chặt chẽ với nhau rất lớn và ban kiểm soát ở vị thế kém hơn HĐQT gợi ý rằng mối quan hệ xã hội và sự quen biết trong công việc từ trước đóng vai trò nhất định trong quản trị ngân hàng. Việc đối xử công bằng đối với tất cả cổ đông khó có thể thực hiện được. Do đó, cổ đông thiểu số không được bảo vệ tốt. Tóm lại, phân tích tình huống tại 2 ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy mâu thuẫn lợi ích giữa HĐQT/ cổ đông lớn và ban điều hành là nhỏ. HĐQT đại diện cho lợi ích của cổ đông lớn. Lợi ích giữa cổ đông lớn/HĐQT và ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. Ngược lại, mâu thuẫn lợi ích giữa HĐQT/cổ đông lớn và cổ đông nhỏ là khá rõ rệt. Khung pháp lý chưa đủ để bảo đảm rằng cổ đông nhỏ được đối xử công bằng. Khả năng của HĐQT và ban kiểm soát trong việc có thể đánh giá độc lập các vấn đề là hạn chế. Việc thiếu thành viên HĐQT độc lập theo đúng nghĩa và vai trò của mối quan hệ xã hội giữa thành viên HĐQT với ban kiểm soát và ban điều hành hoặc sự kiểm soát của cổ đông lớn là những lý do giải thích cho những hạn chế trong khả năng đánh giá độc lập. Do mối quan hệ xã hội giữa thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành trong ngân hàng khá chặt chẽ như có quan hệ gia đình hoặc cùng làm việc đồng thời cho công ty khác, vấn đề quản trị công ty trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Tính độc lập và khả năng đánh giá khách quan của HĐQT, ban kiểm soát bị hạn chế. Sự minh bạch trong hoạt động có thể bị hạn chế hơn khi các ngân hàng có xu hướng sẽ ưu ái hơn cho các khách hàng có quan hệ liên quan (cùng chủ sở hữu, doanh nghiệp có người thân ban lãnh đạo kiểm soát hay điều hành). Nhiều thành viên ban điều hành khác, do nắm giữ cổ phần ít hơn hoặc không có cổ phần, đơn thuần là người được thuê điều hành, phần nào sẽ bị vô hiệu hóa trong hoạt động hoặc hạn chế trong việc ra quyết định. Tại Việt Nam, bên cạnh những cơ chế chính thức như quy định pháp lý hay chế độ đãi ngộ, mối quan hệ xã hội đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong một nhóm các thành viên HĐQT và sự kiểm soát/thống trị của một nhóm cổ đông liên quan đều tìm thấy ở 2 ngân hàng. Mối quan hệ này khiến lợi ích của cổ đông lớn/HĐQT và ban điều hành gắn kết với nhau. Họ dễ kết hợp với nhau để thực hiện các quyết định lớn mà có lợi cho họ trong khi đó các quyết định này có thể không có lợi cho cổ đông nhỏ hoặc vì chỉ mục tiêu lợi nhuận trước mắt bất chấp rủi ro lớn. Do vai trò của HĐQT còn bao gồm việc tham gia các quyết định điều hành, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành chủ yếu là mâu thuẫn lợi ích giữa một bên là cổ đông lớn và người điều hành với một bên là cổ đông nhỏ. Nếu vai trò kiểm soát và khả năng đánh giá khách quan của HĐQT còn hạn chế, thì lợi ích của cổ đông nhỏ sẽ bị ảnh hưởng. 17 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Với dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu định tính tại chương 2, luận án kiểm định mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò HĐQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 -2012 và cho kết quả như sau: 4.1 Mâu thuẫn lợi ích theo lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4.1.1 Kết quả giả thuyết 1 Kết quả giả thuyết H1A ROA = ß0 + ß1 (X1DH) + ß2 (CAPITAL) + ß3 (LogASSET) + Ű Mô hình hồi quy không có ý nghĩa. Tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản trong giai đoạn 2010 – 2012. Nói cách khác, việc người điều hành tham gia sở hữu tại các NHTM Việt Nam nhiều hay ít không tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Kết quả giả thuyết H1B ROA = -0,930859 – 0,067145 (logX1HDQT) + 0,303221 (logCAPITAL) (Với mức ý nghĩa 5%, Prob.: 0,03477, R-square: 0,174630) Kết quả trên cho thấy ngược với lý thuyết người đại diện, tại các ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của HĐQT càng cao, thì hiệu quả sử dụng tài sản càng giảm. Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng, hiệu quả sử dụng tài sản tăng. Kết quả giả thuyết H1C ROA = -0,988515 - 0,072887 (logX1TONG) + 0,325474 (logCAPITAL) (Với mức ý nghĩa 5%, Prob. 0,008986, R-square: 0,168721) Kết quả trên cho thấy ngược với lý thuyết người đại diện, tại các ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của HĐQT và người điều hành càng cao, thì hiệu quả sử dụng tài sản càng giảm. Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng, hiệu quả sử dụng tài sản tăng. Kết quả giả thuyết H1A, H1B và H1C cho thấy vai trò của HĐQT có ảnh hưởng đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Khi HĐQT sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn, thì hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản. 4.2.2 Kết quả giả thuyết 2 Kết quả giả thuyết 2 H2A COI = ß0 + ß1 (X1DH) + ß2 (CAPITAL) + ß3 (ASSET) + Ű Kết quả chạy hồi quy trên Eview cho thấy mô hình hồi quy không có ý nghĩa. Điều này gợi ý rằng tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới chi phí của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012. Nói cách khác, sự tách biệt giữa 19 quyền sở hữu và quyền điều hành nhiều hay ít (thể hiện tỷ lệ sở hữu của người điều hành) không tác động tới chi phí của ngân hàng. Kết quả giả thuyết H2B Log COI = 4,145218 + 0,007948 Log (X1HDQT) + 0,023129 Ln(ASSET) (Với mức ý nghĩa 5%, Prob. 0,001649, R-square: 0,195229) Kết quả trên cho thấy tỷ lệ sở hữu của HĐQT càng cao, thì chi phí của ngân hàng càng tăng. Và khi quy mô tài sản tăng, chi phí tăng. Kết quả giả thuyết H2C Log (COI) = 4.131793 + 0.008969 Log(X1TONG) +0.024048 Ln(ASSET) (Với mức ý nghĩa 5%, Prob. 0,003029, R-square: 0,203423) Kết quả trên cho thấy tỷ lệ sở hữu của HĐQT và người điều hành càng cao, thì chi phí càng tăng. Và khi quy mô tài sản tăng, chi phí tăng. Kết quả giả thuyết, H2A, H2B và H2C cho thấy vai trò của HĐQT có ảnh hưởng đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Khi HĐQT sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn, thì chi phí ngân hàng tăng. 4.2.3 Phân tích kết quả giả thuyết 1 và giả thuyết 2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của giả thuyết 1 và giả thuyết 2 cho thấy trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, không tồn tại mâu thuẫn giữa chủ sở hữu lớn và người điều hành. Nói cách khác, tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí của ngân hàng. Trong khi đó, khi thành viên HĐQT có tỷ lệ sở hữu lớn, thì hiệu quả sử dụng tài sản giảm và chi phí ngân hàng tăng. Điều này gợi ý rằng khi thành viên HĐQT càng sở hữu nhiều cổ phần thì khả năng kiểm soát, thâu tóm hoạt động ngân hàng của những cổ đông lớn thông qua HĐQT càng lớn. Khi đó, nhóm cổ đông lớn tham gia HĐQT trong ngân hàng Việt Nam chưa thực hiện chức năng định hướng và giám sát hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lâu dài của ngân hàng mà chỉ vì lợi ích của nhóm trong ngắn hạn làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này ngược với kết quả nghiên cứu của Grant Fleming và cộng sự (2005) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Úc. Sự khác nhau về kết quả nghiên cứu có thể xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có thể là sự khác biệt giữa hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp thông thường. Như vậy, vấn đề mà lý thuyết người đại diện nêu về mối quan hệ giữa sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành với hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động ngân hàng không phải lúc nào cũng đúng. Trong điều kiện Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012, hiệu quả sử dụng tài sản phụ thuộc vào định hướng và ý chí của nhóm cổ đông lớn tham gia HĐQT và có quyền kiểm soát ngân hàng thông qua HĐQT chứ không phải từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Từ kết luận này, vấn đề đặt ra đối với quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam không phải là xây dựng một cơ cấu sở hữu mà thành viên HĐQT và ban điều hành sở hữu phần lớn ngân hàng để rút ngắn sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Ngược lại, vấn đề là cần có biện pháp để hướng HĐQT và cổ đông lớn định hướng hoạt động vì lợi ích lâu dài của ngân hàng và các cổ đông nhỏ, người gửi tiền. Trong trường hợp này, cần tăng tính độc lập của HĐQT hoặc ban điều hành trong việc ra các quyết định để đảm bảo lợi ích của cổ đông nhỏ. 20 4.3. Vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích theo lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4.3.1 Kết quả giả thuyết 3 Log (ROA) = -2,033243 + 0,344358 Log(CGIBOD) + 0,454483 Log (CAPITAL) (Với mức ý nghĩa 5%, Prob. 0,000925, R-square: 0,128006) Kết quả trên cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, chỉ số CGIBOD và biến CAPITAL tác động tích cực tới ROA. Khi CGIBOD tăng và CAPITAL tăng sẽ làm ROA tăng và ngược lại. Điều này gợi ý rằng trong giai đoạn 2010 – 2012, khi vai trò của HĐQT tăng, HĐQT thực hiện chức năng giám sát và định hướng tốt thì hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng. 4.3.2 Kết quả giả thuyết 4 COI = 64.12153 -0.288600 CGIBOD + 1.814173 Log (ASSET) (Với mức ý nghĩa 5%, Prob. 0,008083, R-square: 0,128602) Với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy trên có ý nghĩa. Biến CGIBOD (với mức ý nghĩa 7%) có tác động ngược chiều tới COI. Khi CGIBOD tăng sẽ làm COI giảm và ngược lại. Biến ASSET (với mức ý nghĩa 5%) có tác động cùng chiều tới COI. Khi quy mô tổng tài sản tăng, chi phí ngân hàng tăng. Điều này gợi ý rằng khi vai trò của HĐQT tăng, HĐQT thực hiện chức năng giám sát và định hướng tốt, thì chi phí của ngân hàng giảm. 4.3.3 Phân tích kết quả giả thuyết 3 và 4 Theo kết quả giả thuyết 3 và 4, vai trò của HĐQT trong việc kiểm soát hoạt động của ngân hàng và giải quyết các mâu thuẫn lợi ích phát sinh giữa chủ sở hữu và người điều hành có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí. Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua thời kỳ đầu của quá trình tái cấu trúc, sáp nhập ngân hàng. Vai trò kiểm soát và tính độc lập của HĐQT đã được quy định trong luật. Tuy nhiên , kết quả đánh giá vai trò và nhiệm vụ của HĐQT trong ngân hàng Việt Nam so với tắc quản trị OECD và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho thấy vai trò và nhiệm vụ của HĐQT tại ngân hàng Việt Nam chỉ tuân thủ một phần các nguyên tắc này. Xem xét kết quả nghiên cứu giả thuyết 3 và 4 trong bối cảnh trên và so sánh với kết quả phân tích tình huống tại chương 3, có thể kết luận rằng: Vai trò kiểm soát, tính độc lập của HĐQT trong ngân hàng Việt Nam ở mức thấp (dưới mức điểm trung bình, theo thông lệ quốc tế). Khi vai trò kiểm soát của HĐQT tăng thì hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí tốt hơn mặc dù mức độ tác động của HĐQT đối với hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí ở mức thấp. Kết quả này ủng hộ quan điểm trong lý thuyết người đại diện cho rằng để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, HĐQT cần có vai trò kiểm soát đối với ban điều hành và hoạt động công ty. 21 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm làm rõ và bổ sung lý thuyết người đại diện về những vấn đề sau: Về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành Trong giai đoạn 2010 – 2012, kết quả kiểm định không cho thấy mâu thuẫn giữa chủ sở hữu lớn và người điều hành, không thấy có sự tác động của tỷ lệ sở hữu của người điều hành tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động trong ngân hàng Việt Nam. Như vậy, chưa có cơ sở để kết luận rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành thể hiện qua tỷ lệ sở hữu của người điều hành ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của ngân hàng Việt Nam. Khác với kỳ vọng về mặt lý thuyết người đại diện, có sự tác động ngược chiều của tỷ lệ sở hữu của HĐQT tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động trong ngân hàng Việt Nam. Khi HĐQT sở hữu cổ phần càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng giảm và chi phí của ngân hàng tăng. Điều này gợi ý rằng khi thành viên HĐQT là cổ đông lớn hoặc đại diện cho cổ đông tổ chức lớn tham gia quản trị ngân hàng với vai trò của HĐQT, HĐQT có tác động lớn tới hoạt động ngân hàng, nhưng tác động theo hướng tiêu cực. Như vậy, ngay cả khi chủ sở hữu lớn tham gia quản trị ngân hàng với vai trò là HĐQT và sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành giảm, thì không phải lúc nào cũng giúp ngân hàng tăng hiệu quả sử dụng tài sản và giảm chi phí hoạt động. Ngược lại, vấn đề là cổ đông lớn hành động không vì lợi ích ngân hàng mà vì lợi ích cá nhân, ngắn hạn của họ nên đã giảm hiệu quả sử dụng tài sản và tăng chi phí của ngân hàng. Kết quả phân tích định tính cho thấy tại các ngân hàng Việt Nam, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại ở mức độ khác nhau đối với nhóm chủ sở hữu khác nhau. HĐQT đại diện trực tiếp cho lợi ích của cổ đông lớn. Lợi ích giữa HĐQT/cổ đông lớn và ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. Ngược lại, mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành là rất rõ và quyền lợi của cổ đông nhỏ và người gửi tiền chưa được đảm bảo. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù chính sách bảo hiểm tiền gửi chỉ bảo hiểm có giới hạn, nhưng quan điểm của nhà nước trong giai đoạn này là không để ngân hàng nào bị đổ vỡ nên lợi ích của người gửi tiền được bảo vệ toàn bộ. Do vậy, rủi ro chủ yếu do cổ đông nhỏ gánh chịu. Về vai trò của HĐQT Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy vai trò của HĐQT tại ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí. HĐQT vững mạnh và độc lập thì hiệu quả sử dụng ngân hàng tăng và chi phí ngân hàng giảm. Kết quả này ủng hộ lý thuyết người đại diện. 22 Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy mối quan hệ xã hội giữa thành viên ban điều hành, HĐQT và cổ đông lớn có tác dụng gắn kết lợi ích và hành động của cổ đông lớn/HĐQT và ban điều hành. Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ nhờ mối quan hệ xã hội như vậy có thể dẫn đến rủi ro là giảm tính độc lập của HĐQT và qua đó, giảm vai trò giám sát của HĐQT để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Nếu HĐQT, cổ đông lớn, ban kiểm soát và ban điều hành cùng thực hiện các quyết định, giao dịch với mức độ rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, thì rủi ro này sẽ tác động xấu tới sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng nói chung. Với kết quả nghiên cứu trên, luận án đề xuất nội dung của lý thuyết người đại diện trong hoạt động ngân hàng Việt Nam như sau: của ngân hàng như báo cáo về quản trị công ty, tình hình hoạt động kinh doanh, các biến động nhân sự lớn, báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên. Ngoài ra, cơ chế chi trả thù lao và mức chi trả thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cần được công khai và thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Các ngân hàng cần đa dạng hóa các kênh đào tạo liên quan đến kiến thức về quản trị công ty như đào tạo, thảo luận nội bộ, tham gia các khóa học tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước, các định chế tài chính quốc tế, hội nghị, hội thảo. Đối với lãnh đạo ngân hàng Nâng cao nhận thức của lãnh đạo NHTMVN về quản trị công ty theo chuẩn quốc tế. Bản thân đội ngũ lãnh đạo tại các ngân hàng thương mại gồm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, giám đốc các chi nhánh…cần tự nỗ lực, tăng cường tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các nội dung của quản trị công ty như quyền lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu, sự đối xử bình đẳng với cổ đông lớn cũng như cổ đông nhỏ lẻ, sự minh bạch trong điều hành và công bố thông tin. Các cấp lãnh đạo cao nhất như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng các nguyên tắc, quy chế, quy định về quản trị công ty, điều lệ công ty phải được thực hành và tuân thủ, kể cả ở cấp điều hành cao nhất đến các cấp thấp hơn. Ban lãnh đạo ngân hàng nhất thiết phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ. Hoạt động này cần được lãnh đạo bởi một thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Đặc biệt, trong cơ cấu điều hành hoạt động, vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro có vai trò quan trọng, nên được trao quyền lực đủ để tiến hành các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng biến với các rủi ro trọng yếu liên quan đến các hoạt động tín dụng, thị trường, hoạt động hay pháp lý. 5.2 Khuyến nghị 5.2.1 Khuyến nghị về chính sách Đối với các ngân hàng thương mại Các ngân hàng cần rà soát hệ thống văn bản quản trị như điều lệ, quy chế quản trị, kiểm soát v.v liên quan đến quản trị công ty đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của luật pháp và phù hợp với nguyên tắc quốc tế. HĐQT có vai trò và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của ngân hàng. HĐQT đại diện tất cả các cổ đông (cả cổ đông lớn và nhỏ) để lãnh đạo và giám sát ban điều hành, đảm bảo ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, quy chế về quản trị công ty cần nêu trình tự và thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, đánh giá thành viên Hội đồng quản trị. Các ngân hàng nên công khai cho công chúng, cổ đông biết các quy chế, điều lệ và các văn bản liên quan để giúp người gửi tiền và cổ đông nhỏ theo dõi được hoạt động Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả áp dụng các Nguyên tắc về quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel ban hành năm 2006 với 14 nguyên tắc và 6 nội dung trong bối cảnh Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình áp dụng nguyên tắc này. Việc áp dụng các nguyên tắc quốc tế về quản trị công ty hoặc xây dựng luật, quy định mới về quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau: - Xây dựng khung pháp lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Rà soát, điều chỉnh và ban hành mới văn bản về hoạt động và quản trị ngân hàng để phù hợp điều kiện phát triển hệ thống ngân hàng. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các chính sách và việc thực thi các chính sách để bảo vệ quyền lợi và nâng cao trách nhiệm các cổ đông nhất là cổ đông nhỏ. - Tăng cường tính độc lập của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát HĐQT và tăng cường hiệu lực thực thi của các quy định hiện hành. - Tăng cường minh bạch thông tin để thị trường đặc biệt là cổ đông nhỏ có thể tiếp cận thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Việt nam và các trường cần tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Trong đó, có thể huy 23 24 Hình 5.1 Lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam động nguồn lực từ nhiều phía như sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần tăng cường các kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quản trị ngân hàng. Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng hoặc không nên quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nếu khả năng chịu đựng rủi ro hoặc quản lý của ngân hàng chưa tương xứng với quy mô hoạt động. Nên xem xét xây dựng và công bố chỉ số quản trị trong ngân hàng (CGI) làm căn cứ đánh giá quản trị công khai của ngân hàng, thúc đẩy thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả. Vai trò của các định chế tài chính quốc tế Việt Nam cần nỗ lực để tiếp nhận và triển khai tốt những chương trình hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, ADB v.v nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty cho các cơ quan quản lý ngân hàng-tài chính, các ngân hàng cũng như ban lãnh đạo các ngân hàng. 5.2.2 Khuyến nghị về việc ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam Khi thiết kế quy định pháp lý và chính sách về quản trị trong ngân hàng Việt Nam, ngân hàng và cơ quan quản lý cần quan tâm giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn, giữa người gửi tiền và HĐQT/cổ đông lớn (Hình 5.1). Để ứng dụng những nguyên tắc và lý thuyết quản trị trong hệ thống ngân hàng Việt Nam một cách hiệu quả, cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết như sau: - Nâng cao năng lực thực thi của cơ quan quản lý, nâng cao nhận thức của lãnh đạo ngân hàng và thực hiện nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này. - Việc thiết kế hoặc thay đổi chính sách cần có bước đi thận trọng. Mỗi khi thay đổi quy định hay chính sách, cần thực hiện đánh giá hiệu quả chính sách sau một thời gian thực thi hoặc trước khi tiếp tục thay đổi chính sách. 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số hạn chế. Kết quả hồi quy chỉ ra mối quan hệ giữa sự tách biệt quyền sở hữu với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng và mối quan hệ giữa vai trò của HĐQT với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc còn thấp, do vậy cần bổ sung các biến trong nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012 đối với các ngân hàng Việt Nam. Với bối cảnh nền kinh tế, hệ thống tài chính, ngân hàng luôn biến động, để có thể đưa các phát hiện mang tính quy luật về quản trị ngân hàng thương mại, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong các năm tiếp theo năm 2012. 25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan