Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn ...

Tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt)

.DOCX
45
1
116

Mô tả:

Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHÍ CÔNG Phản biện 7: PGS.TS Cao Thị Oanh Phản biện 2: GS.TS Đỗ Ngọc Quang Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 15 giờ 00, ngày 26 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM VÈ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN..... 1.1. Khái niệm tội cướp giật tài sản 6 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội cướp giật tài sản 8 1.2.1. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1945-1985 9 1.2.2. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1985-2015 11 1.2.3. Tội cưóp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ năm 2015 đến nay............................................................................... 1.3. Những dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình sự của tội 1.3.1. 1.3.2. 1.4. 1.4.1. 1.4.2. 1.4.3. 1.4.4. cưóp giật tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) 18 Các dấu hiệu định tội 18 Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cướp giật tài sản........... Phân biệt tội cưóp giật tài sản vói một số tội phạm khác................. Phân biệt tội cưóp giật tài sản với tội cưóp tài sản (Điều 168 BLHS) 35 Phân biệt tội cưóp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS)37 Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015) 39 Phân biệt tội cưóp giật tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015)40 Chương 2: THựC TIỄN XÉT xử TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LAK VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA Bộ LUẬT HÌNH sự VỀ TỘI CỪỚP GIẬT TAI SẢN 42 Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1. ...42 2.1.1. Tình hình xét xử tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Từ năm 2015 đến năm 2020) ........................................................................................................... 42 2.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản ........................................................................................................... 47 2.1.3. Nguyên nhân những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử 77 2.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội cướp giật tài sản 79 2.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội cưóp giật tài sản 79 2.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội cưóp giật tài sản 83 KẾT LUẬN'..........'............ĩ........................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến luợc cải cách tu pháp đến năm 2020, được sự quan tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước và của toàn dân thì tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội nhìn chung đã được giữ vừng, tội phạm từng bước được kiểm soát, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, với sự chuyển đổi kinh tế thị trường, tình hình tội phạm ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các tội xâm phạm quyền sở hữu có chiều hướng gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ việc bảo vệ, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền sở hữu. Liên quan đến các tội phạm xâm hại về sở hữu, tội phạm cướp giật tài sản trở thành vấn đề đáng lưu tâm, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị. Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ tư cả nước, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam. Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản, đời sống người dân có nhiều huyện còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều. Bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thì cũng là điều kiện cho một số tội phạm phát triển, trong đó có tội phạm cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ lớn trong các tội phạm xâm phạm sở hữu, có tính chất manh động, liều lĩnh, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự trị an của địa phương, cướp giật tài sản đang là loại tội phạm trở thành vấn nạn vô cùng bức xúc, được dư luận xã hội quan tâm. Cướp giật tài sản là một trong những tội thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại Bộ luật Hình sự Việt Nam. Qua thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì tình hình tội phạm về cướp giật tài sản ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi và việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Để đảm bảo truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội thì việc nghiên cứu, phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản về tội cướp tài sản là cần thiết để áp dụng quy phạm này vào thực tiễn xét xử đạt hiệu quả cao đồng thời qua hoạt động xét xử phát hiện những điêm còn vướng măc, những mặt tôn tại, hạn chế từ đó có những giải pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng xét xử là đòi hỏi bức thiết, qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tội cướp giật tài sản trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) ” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cướp giật tài sản là một trong những tội phạm được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự ở thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Cho đến nay đã có những công trình nghiên cứu về tội cướp giật tài sản ở những cấp độ khác nhau như: Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học, khóa luận tốt nghiệp và những khía cạnh khác nhau như: Tội phạm học, khoa học Luật hình sự Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Luật học chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu như: Đỗ Kim Tuyến, Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Lê Thị Khanh; Lê Thị Thu Hà, Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam, một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn Thạc sĩ, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài viết liên quan đến tội cướp giật tài sản thường tập trung đi sâu tới vấn đề lý luận về dấu hiệu định tội của tội cướp giật tài sản hoặc nhìn nhận vấn đề • • • • • X • • • dưới góc độ tội phạm học, đấu tranh phòng ngừa tội cướp giật tài sản hoặc đấu tranh phòng ngừa tội xâm phạm tài sản trên một địa bàn nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội cướp giật tài sản ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học kể từ khi BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực, vì vậy Tác giả chọn đề tài “7ợz cướp giật tài sản trong Luật hĩnh sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đẳk Lẳk) ” để nghiên cứu chuyên sâu về tội cướp giật tài sản cũng như việc áp dụng chế định này vào trong thực tiễn xét xử. Những vướng măc, tôn tại trong việc áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra một sô giải pháp đề nâng cao hiệu quả áp dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu và làm sáng rõ những vấn đề lý luận, dấu hiệu pháp lý, thực trạng pháp luật hiện hành, thực tiễn xét xử tội cưóp giật tài sản và những vướng mắc, tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác xét xử tội cưóp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ, tác giả không có tham vọng nghiên cứu về tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội cướp giật tài sản. Việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản được thực hiện đối với quá trình xét xử tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây. Do vậy, các kiến nghị đưa ra cũng tập trung cho việc nâng cao hiệu quả của công tác xét xử. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài •••~ Luận văn được thực hiện nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận • • • • • J• về tội cướp giật tài sản trong Luật hình sự Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm sáng rõ những bất cập, hạn chế, để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Nghiên cứu những vấn đề chung, dấu hiệu pháp lý, lịch sử lập pháp hình sự đối với tội cưóp giật tài sản trong Luật hình sự Việt Nam. - Phân biệt tội cưóp giật tài sản với một số tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác. - Thực tiễn tình trạng tội phạm về cưóp giật tài sản trên địa bản tỉnh Đắk Lắk, đánh giá thực trạng áp dụng Pháp luật. Dựa trên kết quả phân tích những ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại. Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về tội cưóp giật tài sản và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lên Nin, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh; những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, trong đó có tội cưóp giật tài sản. Luận văn còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng họp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp kết họp giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp của các ngành khoa học khác như: Phương pháp thống kê xã hội, Phương pháp lôgic học. 6. Tính mói và những đóng góp của đề tài Tội cướp giật tài sản trong các nghiên cứu cũng mới chỉ phân tích thuần tuý trên phương diện pháp lý mà chưa đề cập phân tích về thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nơi có những đặc thù riêng. Bởi vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về cấu thành tội phạm này cũng như thực tiễn xét xử đối với tội cưóp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là việc làm cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo khoa học phục vụ việc nghiên cứu, học tập về tội danh này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Ket luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 02 chương sau: Chương 1.- Một số vấn đề lý luận và quy định của Luật hình sự Việt J • 1 e/ • • • • Nam về tội cướp giật tài sản. Chương 2: Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội cướp giật tài sản. Chương 1 MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM VÈ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN ••• 1.1. Khái niệm tội cướp giật tài sản Tội cướp giật tài sản là hành vi nguy hiếm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cổ ỷ trực tiếp, chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách công khai, nhanh chóng giật lẩy tài sản của người khác rồi tẩu thoát. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội cưóp giật tài sản 1.2.1. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1945-1985 Tội cướp giật tài sản XHCN và Tội cướp giật tài sản riêng của công dân đã được cụ thể hóa thành hai điều luật riêng nằm trong hai pháp lệnh khác nhau: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN ngày 21 tháng 10 năm 1970 và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21 tháng 10 năm 197. Ngoài hai Pháp lệnh trên, Ban bí thư Trung ưong Đảng đã ra Chỉ thị số 185 ngày 09/12/1970 về tăng cường bảo vệ tài sản XHCN nhằm chỉ đạo thi hành nội dung hai Pháp lệnh trong thực tế. Sau khi Miền Nam được giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc Luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 quy định Tội phạm và Hình phạt, tuy tội cướp giật tài sản không được quy định cụ thể, chi tiết trong một điều luật riêng nhưng cũng đã được quy định chung trong Điều 4 cùng với các tội xâm phạm sở hữu khác. Tại Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4 năm 1976 của Bộ Tư pháp giải thích Sắc Luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 “Cướp giật là lợi dụng sơ hở vướng mắc của người giữ tài sản bẩt thần giằng giật lẩy tài sản tư trên tay người đó hoặc công nhiên lẩy từ nơi để tài sản rồi chạy trốn hoặc bỏ đi, mà không dùng bạo lực để lấy”. Như vậy, trước khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời thì các tội phạm • e/7 • • • • X • xâm phạm sở hữu nói chung và tội cướp giật nói riêng được quy định ở các văn bản dưới luật đã góp phần trấn áp tội phạm cũng như đảm bảo trật tự xã hội. 1.2.2. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự giai đoạn 1985-2015 Bộ luật Hình sự 1985 là Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta. Bộ luật Hình sự năm 1985 nhằm chi tiết và cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp 1980. Dựa vào hình thức sở hữu bị xâm phạm mà nhà làm luật chia tội cướp giật tài sản ra làm hai Điêu luật khác nhau: Điêu 131 và Điêu 154 Bộ luật hình sự 1985. Quy định pháp luật điều chỉnh tội cưóp giật tài sản trong Bộ luật Hình sự 1985 cũng có những điểm mới: BLHS năm 1985 quy định mức phạt tối đa cao hon. Nguyên tắc xử lý quy định trong BLHS năm 1985 nói chung không có gì thay đổi so với Pháp lệnh năm 1970. BLHS năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Tội cướp giật tài sản XHCN và tội cướp giật tài sản riêng của công dân nay chỉ còn quy định chung là tội cưóp giật tài sản được quy định tại Điều 136, Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999 mà không chung với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nhìn chung, những quy định về tội cướp giật tài sản trong giai đoạn này đã được nhà làm luật thay đổi cho phù họp với tình hình mới, không còn phân biệt giữa tội cưóp giật tài sản Xã hội chủ nghĩa và tội cưóp giật tài sản của công dân và tội cướp giật tài sản cũng đã được quy định ở một điều luật riêng. 1.2.3. Tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự từ năm 2015 đến nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm sở hữu (Chương XVI) theo hướng bảo đảm đối xử bình đẳng giữa chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017. Nhìn chung, BLHS năm 2015 ban hành, quy định đối với tội cưóp giật tài sản đã sửa đổi, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và bỏ đi được một số tình tiết tăng nặng không còn phù hợp, gây bối rối và thiếu nhất quán cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa pháp lý về tội cướp giật tài sản trong điều luật cụ thể. 1.3. Những đặc điêm pháp lý của tội cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) 1.3.1. Các dấu hiệu định tội Tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 BLHS 2015 (Sửa đổi bồ sung năm 2017), có các dấu hiệu pháp lý của bốn yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: 1.3.1.1. Khách thể của tội cướp giật tài sản Khách thể của tội cướp giật tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể là quan hệ tài sản và tín mạng, sức khỏe , nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Do đó BLHS năm 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt. 1.3.1.2. Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản Điều 171 BLHS 2015 quy định tội cưóp giật tài sản không mô tả hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản nhưng căn cứ vào khái niệm, thực tiễn, các yếu tố cấu thành tội phạm thì người phạm tội cướp giật tài sản có hành vi đặc trưng là “Giật tài sản”, tức là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng, qua đó chúng ta dễ nhận thấy được bản chất của hành vi phạm tội. Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu đặc trưng, đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng. Dấu hiệu công khai: Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, không có ý thức che dấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và những người khác. Dấu hiệu nhanh chóng: Hành vi giật tài sản một cách nhanh chóng đã tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, làm cho những người này không có khả năng giữ được tài sản mà mình đang quản lý. Dấu hiệu này phản ánh phương thức thực hiện hành vi chiếm đoạt của người phạm Tội cướp giật tài sản một cách khẩn trương, vội vã. Việc dùng vũ lực ở tội cướp và cướp giật tài sản khác nhau về phạm vi, mức độ và mục đích. Dấu hiệu chạy trốn là dấu hiệu của tội cưóp giật tài sản nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc, Vê hậu quả phạm tội: Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hêt là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác. về lý luận, thì tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, tức là: cấu thành tội phạm mà mặt khách quan của nó được luật quy định bằng các dấu hiệu của hành vi phạm tội, cũng như cả các dấu hiệu của hậu quả phạm tội nữa (hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này được coi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tương ứng), do đó, chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành, khi tội phạm hoàn thành, hậu quả trên thực tế đã xảy ra qua sự biến đổi nhất định trong thực tế khách quan dưới dạng thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chat. Neu có hành vi giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường họp phạm tội chưa đạt. 1.3.1.3. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm (đồng thời là chủ thể của TNHS) khi có tổng hợp 05 dấu hiệu cần và đủ, bắt buộc và pháp luật hình sự quy định như sau: 1) Phải có năng lực TNHS; 2) phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 3) người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, ở tội cưóp giật tài sản là quan hệ sở hữu 4) Hành vi mà người đó thực hiện phải bị luật hình sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan