Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở...

Tài liệu Tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

.DOC
113
3311
59

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................5 3.1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................5 3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................5 4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi...................................................5 5.2. Khảo sát thực trạng thực hiện các biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường Mầm non Bắc Ninh..........................................................................................................5 5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non và thực nghiệm....................5 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.....................................................................6 6.1. Nội dung nghiên cứu: Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non............................6 6.2. Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................................6 6.3. Khách thể nghiên cứu: 40 giáo viên và 60 trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh..............................................................6 7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận...............................................................6 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................................................6 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm.............................................................6 7.2.2. Phương pháp đàm thoại.........................................................................6 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu..........................................................6 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.......................................................7 7.2.5. Phương pháp trắc nghiệm........................................................................7 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................................7 7.3. Phương pháp xử lí số liệu.........................................................................7 8. Cấu trúc luận văn.........................................................................................7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON..........................................................8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................8 1.1.1. Nghiên cứu về tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ ở nước ngoài...................................................................8 1.2. Lý luận về tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non........13 1.2.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của trò chơi đóng kịch.................13 1.2.1.1.Khái niệm TCĐK....................................................................13 1.2.1.2.Bản chất của TCĐK.................................................................14 1.2.1.3. Đặc điểm của TCĐK..............................................................14 1.2.2. Ý nghĩa – vai trò của TCĐK đối với sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi......................................................................................17 1.3. Lý luận về sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi................25 1.3.1. Khái niệm lời nói mạch lạc...........................................................25 1.3.2. Sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi............................27 1.3.3. Vai trò của lời nói mạch lạc đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi .................................................................................................................31 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi...........................................................................................34 1.4. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non..........................................................38 1.4.1. Khái niệm biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi................................................................................38 1.4.2. Ảnh hưởng của biện pháp tổ chức TCĐK đến sự phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi......................................................................39 Kết luận chương 1........................................................................................42 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.....................................43 2.1. Vài nét về đối tượng khảo sát..............................................................43 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu........................................................................43 2.1.2. Đối tượng khảo sát........................................................................44 2.1.3. Mục đích khảo sát..........................................................................44 2.1.4. Nội dung khảo sát..........................................................................44 2.1.5. Phương pháp khảo sát....................................................................45 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..............................................................................................45 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non....................45 2.2.2. Thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.................................................51 2.3. Thực trạng biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng và cơ sở mầm non Hoa Phượng - Thành phố Bắc Ninh....57 2.3.1. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá.............................................57 2.3.2. Thực trạng mức độ biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng và cơ sở mầm non Hoa Phượng - Thành phố Bắc Ninh..................................................................................................60 Kết luận chương 2........................................................................................68 Chương 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TCĐK NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON........................................................69 3.1. Đề xuất một số biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non.................................................................69 3.1.1. Một số yêu cầu khi đề xuất biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non.............................69 3.1.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non..............................................71 3.2. Thực nghiệm..........................................................................................82 3.2.1. Mục đích TN..................................................................................82 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm..................................................................82 3.2.3. Địa bàn, thời gian thực nghiệm.....................................................82 3.2.4. Điều kiện thực ngiệm....................................................................82 3.2.5. Nội dung thực nghiệm...............................................................83 3.2.6. Tiêu chí và thang đánh giá.........................................................83 3.2.7. Quy trình tổ chức thực nghiệm......................................................83 3.2.8. Chuẩn bị cho thực nghiệm.............................................................84 3.2.8.1. Hướng dẫn giáo viên..............................................................84 3.2.8.2. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo...............................................84 3.3. Kết quả thực nghiệm............................................................................85 3.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.............................................85 3.3.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.................................................89 3.3.3. Đánh giá chung về sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ trước và sau TN.....................................................................................................97 Kết luận chương 3........................................................................................99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................104 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi..............................................................46 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ...................................................................................................................47 Bảng 2.3. Các biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi mà giáo viên hay sử dụng....................................................... 51 Bảng 2.4: Thực trạng mức độ biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ ở hai trường mầm non Hoa hồng và mầm non Hoa Phượng (lấy % của các mức độ được xếp loại).........................................................................................................61 Bảng 3.1. Mức độ sử dụng lời nói mạch lạc của nhóm TN và ĐC trước TN....87 Bảng 3.2. Mức độ sử dụng lời nói mạch lạc của nhóm TN và ĐC sau TN...90 Bảng 3.3. So sánh điểm trung bình của trẻ nhóm TN và ĐC qua kết quả thực hiện các bài tập sau TN..................................................................................95 Bảng 3.4. Kiểm định hiệu quả TN ở nhóm TN và nhóm ĐC sau TN...........96 Bảng 3.5. Xếp loại khả năng phát triển lời nói mạch lạc của trẻ trước.........97 và sau TN.......................................................................................................97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒỒ Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước TN .......................................................................................87 Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ..........................................................................................91 Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ phát triển lời nói mạch lạc của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm.............................................................................................95 Biểu đồ 3.4. So sánh khả năng phát triển ngôn ngữ mạc lạc của trẻ trước và sau TN ...........................................................................................................97 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu các trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Hoa Phượng và các giáo viên đã cộng tác, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình tiến hành điểu tra thực trạng cũng như thực nghiệm thành công. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Tác giả Vũ Thị Ánh Ngọc 1 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾẾT TẮẾT TPVH : Tác phẩm văn học TCĐK : Trò chơi đóng kịch ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm MN : Mầm non GDMN : Giáo dục mầm non 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là sự sáng tạo kì diệu của con người, sự tuyệt vời của ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài người. Hơn thế nữa, ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Tiếng nói là một phần quan trọng của ngôn ngữ, nhờ tín hiệu nói mà con người khái quát được tất cả những gì mình tiếp nhận được bởi các cơ quan cảm giác. Tiếng nói cho ta khả năng tách rời khỏi sự vật và sự kiện, hiện tượng cụ thể. Sự phát triển quá trình thông tin bằng tiếng nói cho ta khái quát hóa và trừu tượng hóa thành những khái niệm. Về vai trò của tiếng nói dân tộc, Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó” (Ngôn ngữ và lí luận văn học). Mục tiêu giáo dục mầm non là phát triển ở trẻ một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất và năng lực như mạnh dạn, tự tin, tự lực, sáng tạo, linh hoạt, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, dễ hợp tác... tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1 và các bậc học sau có kết quả. Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ rất sớm. Bước vào học Tiểu học là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, vì trẻ phải trải qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Đồng thời trẻ cũng chuyển qua một vị trí xã hội mới của một người học sinh thực thụ. Sự thay đổi đó đòi hỏi trẻ phải có những điều kiện tâm lý cần thiết đủ để trẻ có thể thích nghi bước đầu với các 3 điều kiện học tập có hệ thống ở phổ thông. Một trong những điều kiện tâm lý hết sức quan trọng thỏa mãn những đòi hỏi mới đó chính là ngôn ngữ. Hiện nay ở các trường Mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi còn nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp, không diễn đạt được bằng lời suy nghĩ của mình một cách mạch lạc... điều này dẫn đến việc tiếp thu bài và tham gia các hoạt động khác ở lớp 1 chậm chạp, khó khăn, trẻ nhút nhát, sợ sệt, không tự tin, khó gia nhập vào các mối quan hệ mới với cô và các bạn. Chính vì vậy việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học, nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học. Trong khi chơi TCĐK, trẻ phải thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đặc biệt là lời nói để làm nổi bật tính cách nhân vật. Để có một “vở kịch” trẻ phải thuộc nhuần nhuyễn lời thoại của mình và của bạn diễn, khi đó không những vốn từ và khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mà nó còn giúp khả năng nói lưu loát, mạch lạc của trẻ được nâng cao. Đây là một phương tiện hiệu quả phát triển lời nói mạch lạc cũng như góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em. Tìm hiểu một số trường MN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, chúng tôi nhận thấy GVMN đã quan tâm và thực hiện tốt việc tổ chức TCĐK trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Tuy nhiên việc sử dụng TCĐK trong giờ hoạt động vui chơi và một số hoạt động giáo dục khác ở trường MN nhằm phát triển lời nói mạc lạc cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt việc giáo dục ngữ âm trong quá trình luyện tập kịch hay phát huy tính tích cực giao tiếp của cô và trẻ khi tham gia các hoạt động chuẩn bị cho việc biểu diễn kịch… chưa được chú trọng. 4 Xuất phát từ những lí do trên, luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm kiếm, đề xuất một số biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi góp phần phát triển nhân cách nói chung và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được một số biện pháp tổ chức TCĐK như: Lựa chọn kịch bản hấp dẫn để tích cực hóa vốn từ cho trẻ, tăng cường rèn luyện khả năng nhập vai chơi giúp trẻ thể hiện chính xác, biểu cảm tính cách nhân vật bằng lời nói kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi, bàn bạc ý tưởng trang trí sân khấu, hóa trang để trẻ được giao tiếp với cô cùng các bạn... thì sẽ phát triển tốt lời nói mạch lạc của trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi. 5.2. Khảo sát thực trạng thực hiện các biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường Mầm non Bắc Ninh. 5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi 5 ở trường mầm non và thực nghiệm. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu: Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 6.2. Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 6.3. Khách thể nghiên cứu: 40 giáo viên và 60 trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm - Mục đích: Tìm hiểu biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non. - Cách thức thực hiện: Dự giờ, quan sát, lấy thông tin thu thập được qua quan sát kết hợp ghi chép, đàm thoại, ghi âm, quay băng hình. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại - Mục đích: Để nắm được thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK của giáo viên và biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ. - Cách thức thực hiện: Trao đổi với giáo viên về cách thực thực hiện các biện pháp tổ chức TCĐK cho trẻ ở trường mầm non, nhằm phát hiện thực trạng và biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ để làm rõ các thông tin thu được từ phiếu hỏi. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu - Mục đích: Tìm hiểu thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Cách thức thực hiện: Xây dựng phiếu hỏi và phát phiếu cho các giáo 6 viên đang dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phân tích, tổng hợp các bài viết, bài báo, các đề tài trên các tập san, kỷ yếu... có liên quan đến đề tài. 7.2.5. Phương pháp trắc nghiệm - Mục đích: Đo biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ trước và sau thực nghiệm nhằm khẳng định hiệu quả của thực nghiệm. - Cách thức thực hiện: Cho trẻ thực hiện lần lượt các bài tập đã xây dựng trong điều kiện môi trường tâm lí và vật chất như nhau. Áp dụng bài tập đo biểu hiện lời nói mạch lạc để điều tra thực trạng, “đo đầu” và “đo cuối” thực nghiệm. 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Mục đích: Nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đề xuất. - Cách thức thực hiện: Tiến hành TN một số biện pháp tổ chức TCĐK đã đề xuất đối với nhóm trẻ TN. Còn nhóm ĐC giữ nguyên không tác động, sau đó so sánh kết quả của nhóm TN với nhóm ĐC và rút ra kết luận. 7.3. Phương pháp xử lí số liệu Luận văn sử dụng một số các công thức toán thống kê: tín tỉ lệ %, tính giá trị trị trung bình, độ lệch chuẩn ... để lượng hoá kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non thành phố Bắc Ninh Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ ở nước ngoài Lời nói giúp con người thực hiện chức năng giao tiếp, biểu hiện cảm xúc, tình cảm của mình với người khác. Lời nói mạch lạc là lời nói đạt được hiệu quả giao tiếp cao, khẳng định một con người có văn hóa. Đã có rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra những phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mầm non trong đó có trò chơi đóng kịch. Tác giả M.K.Bogoliupxkaia, V.V.Septsenkô đã bàn về nghệ thuật đọc diễn cảm những TPVH trên sân khấu góp phần giáo dục chính trị và văn hóa cho quần chúng. Nghệ thuật này rất gần với nghệ thuật đóng kịch nhờ có những phương tiện hòa nhạc, phát thanh, truyền hình... mà lời nói đi sâu vào tâm hồn khán giả và vang xa đi khắp mọi miền đất nước. Cũng trong cuốn “Kể chuyện văn học ở vườn trẻ” tác giả đã khẳng định ý nghĩa của TCĐK như là một phương tiện giáo dục nhiều mặt. Từ đó tác giả đã đưa ra các bước tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi đóng kịch nhằm giúp trẻ đến với TCĐK một cách hứng thú, tự nhiên, thúc đẩy ở trẻ niềm đam mê, yêu thích văn học, phát triển lời nói.[28] Nhà giáo dục người Nga N.A. Lêônchiép đã coi “trò chơi đóng kịch là một hình thức quá độ sang hoạt động thẩm mĩ, hoạt động nghệ thuật”. Như vậy, ở trường mầm non, nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch là quan trọng.[5] Tác giả A.I.Xôrôkina trong tác phẩm “Giáo dục học mẫu giáo” cũng đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ chơi TCĐK như: Giáo viên lựa chọn 8 TPVH có ý nghĩa giáo dục, giúp trẻ nhớ nội dung câu chuyện, cô cho nhiều trẻ tham gia và tổ chức một vài nhóm chơi cùng một lúc, sử dụng trang phục phù hợp.[43] Ph.A.Sôkhin cho rằng, phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo bao gồm việc giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt của giáo dục tiếng mẹ đẻ, đó là: Phát triển vốn từ và đặc biệt là kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác; Hình thành cấu trúc ngữ pháp; Giáo dục ngữ âm. Từ đó, tác giả cũng đưa ra các biện pháp khác nhau để thực hiện nhiệm vụ như: “Kể lại chuyện theo TPVH”, “kể chuyện theo tranh”, “kể chuyện theo đồ chơi”, “kể chuyện theo kinh nghiệm”, “dựng chuyện”. [26] E.I.Tikheeva đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mẫu giáo, đó là: “Nói chuyện với các em, “giao nhiệm vụ cho các em”,”đàm thoại”, “kể chuyện”, “đọc truyện”, “thư từ”, “học thuộc lòng thơ ca”. Những biện pháp phát triển lời nói mạch lạc mà hai tác sử dụng rất gần với trò chơi đóng vai theo TPVH cụ thể là TCĐK của trẻ ở trường mầm non.[34] Bên cạnh những công trình nghiên cứu của tác giả người Nga, nghiên cứu về TCĐK của các tác giả Anh gồm: Elanna S.Yalow và Judith Harries đã nhấn mạnh đến vai trò của TCĐK đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Đặc biệt, Judith Harries cho rằng: “TCĐK và kĩ năng cho phép trẻ em “diễn đạt và giao tiếp” ý tưởng của mình một cách giàu trí tưởng tượng và sáng tạo thú vị. Thế giới của kịch và trò chơi nhập vai có thể cung cấp một phương thức quan trọng cho sự phát triển trí tưởng tượng và trò chơi có tính tưởng tượng”. “Diễn đạt và giao tiếp” là những tiêu chí quan trọng trong lời nói mạch lạc của trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ ở ở Việt Nam Kế thừa những công trình nghiên cứu về TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ của các tác giả nước ngoài, hầu hết các tác giả Việt Nam 9 đều thống nhất và khẳng định vai trò của TCĐK trong việc phát triển ngôn ngữ nói chung và lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Tác giả Nguyễn Thị Hòa trong cuốn giáo trình “Giáo dục học mầm non” cũng khẳng định TCĐK góp phần thúc đẩy sự phát triển tư duy và đem lại giá trị thẩm mĩ cao đẹp cho trẻ. Tác giả viết: Bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm, khi chơi TCĐK giúp trẻ nắm được ngôn ngữ dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm. Từ đó giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể hiện ngôn ngữ, lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Thông qua trò chơi còn giúp trẻ hiểu được chân, thiện, mĩ, từ đó bồi dưỡng cho trẻ có tâm hồn thanh cao, có lòng nhân ái, bao dung. Từ ý nghĩa to lớn đó tác giả đã đưa ra các điều kiện và cách hướng dẫn trẻ chơi đóng kịch. Tác giả đặc biệt chú ý nhắc nhở giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi TCĐK cần duy trì ở trẻ cảm xúc tốt đẹp, và thái độ đúng đắn với tác phẩm cũng như bạn chơi... để tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ, mang theo dư âm tốt lành về trò chơi vừa chơi xong.[8] Trong cuốn “Giáo dục học mầm non” của tác giả Phạm Thị Châu đã đưa ra yêu cầu khi hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi TCĐK như cô hướng dẫn trẻ chọn chủ đề chơi, phân vai chơi, giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, dựng sân khấu, cô giáo không cần tham gia vào trò chơi mà cần chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.[2] Tác giả Lương Kim Nga, Phùng Hữu Kiếm trong cuốn “Trò chơi đóng vai theo TPVH trong trường mẫu giáo – nhà trẻ”khẳng định vai trò giáo dục to lớn của trò chơi đóng vai theo TPVH đối với trẻ mầm non, trong đó có giáo dục phát triển ngôn ngữ. Từ đó nhóm tác giả đưa ra các bước tiến hành TCĐK rất tường minh và rõ ràng gồm 3 bước: chuẩn bị, luyện tập và tổ chức biểu diễn. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu một số kịch bản được chuyển thể từ TPVH. Đây là tài liệu rất bổ ích và thiết thực cho giáo viên mầm non 10 trong quá trình giáo dục giúp trẻ làm quen với TPVH.[20] Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang trong cuốn “Phương pháp cho trẻ làm quen với TPVH” và cuốn “Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo” đã nghiên cứu và đưa ra một quy trình tổ chức TCĐK, đề cập đến vai trò của TCĐK trong giáo dục toàn diện cho trẻ đặc biệt là trong lĩnh vực lời nói và thẩm mĩ, tác giả viết: chính những yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình chơi đòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ sự hoạt động của các chức năng tâm lí như lời nói, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy... Nó giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển lời nói và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ. Qua TCĐK trẻ lĩnh hội được lời nói giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm, rõ ràng...[4], [5] Tác giả Đinh Văn Vang trong cuốn giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” đã nghiên cứu kĩ lưỡng về TCĐK từ khái niệm – đặc điểm ý nghĩa, từ đó đưa ra các bước tiến hành tổ chức TCĐK rất cụ thể. Tác giả khẳng định trong suốt quá trình chơi TCĐK trẻ phải huy động các chức năng tâm lí như ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy, xúc cảm..để thể hiện tính cách nhân vật. Do vậy mà các chức năng tâm lí cũng như ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển. Cũng trong cuốn giáo trình, tác giả đưa ra một số kịch bản được chuyển thể từ những câu chuyện rất gần gũi và thân thuộc với trẻ trong chương trình giáo dục mầm non.[40] Giáo trình “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với TPVH” của Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết đề cập đến TCĐK trên phương diện đưa ra các tiêu chí lựa chọn TPVH đề chuyển thể sang TCĐK cho trẻ và các bước tiến hành tổ chức TCĐK theo TPVH. Trong cuốn này tác giả cũng khẳng định TCĐK là một trong những hình thức giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách hiệu quả, đồng thời giúp trẻ phát triển nhân cách về nhiều mặt, nhất là 11 phát triển lời nói.[17] Luận án Tiến sĩ “Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)” của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã nghiên cứu kĩ lưỡng về lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo, từ đó đề xuất 9 biện pháp tác động nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cũng trong luận án, tác giả khẳng định trò chơi diễn kịch là phương tiện để phát triển ngữ âm rất tốt cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trong quá trình chơi đóng kịch, để thực hiện được vai chơi của mình, trẻ chủ động sử dụng lời nói để diễn đạt những sắc thái tình cảm khác nhau như: vui sướng, tự hào, lo lắng, buồn rầu, dịu dàng, giận dữ... [26]. Phát triển ngữ âm là một trong những nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ, đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi triển khai đề tài này. Kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước các tác giả: Hoàng Thị Trà Mi với “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhập vai sáng tạo trong TCĐK”, Nguyễn Thị Thu Huyền với “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua tổ chức luyện tập nhập vai chơi đóng kịch dựa theo TPVH”, Hoàng Thị Phương với “Một số biện pháp hướng dẫn trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” ,đã đóng góp và làm phong phú thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thông qua TCĐK ở các trường mầm non hiện nay. Tóm lại, qua nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển lời nói mạch lạc và vai trò to lớn của TCĐK đối với trẻ mẫu giáo trong giáo dục nói chung và trong phát triển lời nói mạch lạc nói riêng. Những nghiên cứu này tạo một nền tảng vững chắc cho chúng tôi nghiên cứu việc tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 12 1.2. Lý luận về tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non 1.2.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của trò chơi đóng kịch 1.2.1.1.Khái niệm TCĐK - Theo tác giả Xorokina, M.K.Bogoliupxkaia thì: TCĐK là trò chơi trong đó các em chỉ biểu diễn những chủ đề có sẵn. Đặc điểm của trò chơi này là ở chỗ dựa vào chủ đề của một câu chuyện cổ tích hoặc của một truyện ngắn các em đóng những vai nhất định nào đó và tái hiện lại mọi sự kiện theo trình tự của chúng. - Tác giả Lương Kim Nga, Phùng Hữu Kiếm định nghĩa: Trò chơi đóng vai theo TPVH (còn được gọi là TCĐK) là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mẫu giáo. Tuy vậy, nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật. Ngược lại nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi. Hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt cuộc chơi. - Tác giả Đinh Văn Vang trong cuốn giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” nêu khái niệm TCĐK như sau: TCĐK là trò chơi đóng vai theo TPVH (truyện ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại...) nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong TPVH. Để tham gia trò chơi này trước hết trẻ phải cảm thụ được TPVH, nắm được cốt truyện, tính cách nhân vật. Trên cơ sở đó tái hiện lại tính cách nhân vật theo một kịch bản. Do vậy trò chơi này phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, khi mà vốn sống, lời nói của trẻ đã khá phát triển. Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: TCĐK là trò chơi đóng vai theo TPVH của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. TCĐK mang tính nghệ thuật cao nhưng vẫn là trò chơi của trẻ nên nó mang đầy đủ những tính chất của trò chơi là trẻ được vui vẻ, thoải mái thể hiện cảm xúc chân thực mà trẻ 13 cảm nhận được trong TPVH được thỏa thuận vai chơi, được sáng tạo theo ý thích của mình. 1.2.1.2.Bản chất của TCĐK Bản chất của TCĐK của trẻ ở trường mầm non là trẻ tái tạo, mô phỏng lại các nhân vật theo một tác phẩm văn học có sẵn. [8;tr182] Nội dung của TPVH sẽ xác định thành phần trẻ tham gia trò chơi, lời nói của các nhân vật và trình tự diễn ra câu chuyện đó. Điều này một mặt giúp trẻ dễ dàng hơn khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi đã được định trước và xác định những hành động của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có trong tác phẩm cũng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong hành vi, lời nói. Nếu làm khác đi thì TCĐK sẽ không còn nữa. 1.2.1.3. Đặc điểm của TCĐK TCĐK là loại trò chơi có chủ đề, có vai chơi, nội dung chơi, nhưng nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi được xác định trước trong TPVH (chứ không phải do trẻ tự nghĩ ra). Có thể nói đây là một biến thể của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tính sáng tạo của trẻ được thể hiện ở cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, lời nói... làm nổi bật tính cách nhân vật của TPVH chứ không làm sai lệch tính cách nhân vật (nhân vật tốt, đáng yêu trở nên tốt hơn, đáng yêu hơn; nhân vật xấu xa, đáng ghét trở nên xâu xa hơn, đáng ghét hơn) TCĐK là một loại trò chơi mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên nó không phải là một hoạt động nghệ thuật mà chỉ là trò chơi. Tính nghệ thuật và tính chất chơi là hai yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau trong nội dung chơi cũng như quá trình tổ chức trò chơi. Yếu tố nghệ thuật trong TCĐK được thực hiện trước tiên là ở kịch bản, đó là yếu tố trung tâm, giữ vai trò nòng cốt trong nghệ thuật kịch. Có 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan