Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bốc xếp kho bãi của cảng nam hải đình vũ...

Tài liệu Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bốc xếp kho bãi của cảng nam hải đình vũ

.DOC
23
1573
79

Mô tả:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS BÀI TẬP LỚN Tên Đề tài: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bốc xếp kho bãi của cảng Nam Hải Đình Vũ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : DƯƠNG VĂN BẠO SINH VIÊN : NGUYỄ NGỌC VŨ LỚP : LQC54-DH2 MÃ SINH VIÊN : 52719 Hải Phòng, năm 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ................2 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG.................................................2 1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...............................................................................................................3 1.3 CÁC DỊCH VỤ CỦA CẢNG.........................................................................................5 1.4 CƠ SỞ VẬT CHẤT........................................................................................................5 1.4.1 KHO.............................................................................................................................5 1.4.2 CẦU BẾN.....................................................................................................................5 1.4.3 MỘT SỐ THIẾT BỊ CHỦ YẾU DÙNG TRONG XẾP DỠ VÀ KHO....................6 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BỐC XẾP KHO BÃI TẠI CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ. .7 2.1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN KHO BÃI VÀ BỐC XẾP.....................................7 2.1.1 KHO BÃI.....................................................................................................................7 2.1.1.1 KHÁI NIỆM.............................................................................................................7 2.1.1.2 CHỨC NĂNG...........................................................................................................7 2.1.1.3 ĐẶC ĐIỂM...............................................................................................................8 2.1.2 BỐC XẾP.....................................................................................................................8 2.1.2.1 KHÁI NIỆM.............................................................................................................8 2.1.2.2 ĐẶC ĐIỂM...............................................................................................................9 2.2 QUY TRÌNH LƯU KHO, BỐC XẾP HÀNG HÓA TẠI KHO..................................9 2.2.1 QUY TRÌNH LƯU KHO............................................................................................9 2.2.2 QUY TRÌNH BỐC XẾP HÀNG HÓA....................................................................10 2.2.2.1 NHẬP HÀNG..........................................................................................................10 2.2.2.2 XUẤT HÀNG..........................................................................................................11 2.3 PHƯƠNG PHÁP CHẤT XẾP BẢO QUẢN...............................................................11 2.4 YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN.............................................................................12 2.5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUY TRÌNH BỐC XẾP..................................................13 2.6 VAI TRÒ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUY TRÌNH BỐC XẾP KHO HÀNG..................13 2.6.1 VAI TRÒ....................................................................................................................13 2.6.2 HẠN CHẾ..................................................................................................................14 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BỐC XẾP KHO BÃI CỦA CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ...........16 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA CẢNG NAM HẢI. .16 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOÀN THIỆN....................................................17 3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOÀN THIỆN...................................................18 KẾT LUẬN.........................................................................................................................20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................21 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế - văn hóa – xã hội ngày nay, các hoạt động tại cảng như lưu kho, bốc xếp , vận chuyển hàng hóa … đang chiếm một vị trí vô cùng lớn đối với các công ty, các doanh nghiệp cũng như các cảng làm nghiệp vụ này. Có thể nói lưu kho và bốc xếp hàng hóa tại cảng là một phần thiết yếu không thể thiếu của mỗi cảng hiện nay. Không chỉ đem lại lợi nhuận mà nó còn thể hiện trình độ nghiệp vụ chuyên môn của chính cảng đó. Mỗi cảng đều có những nghiệp vụ, những chuyên môn khác nhau . Chúng đều thể hiện vị thế cũng như năng lực của mỗi cảng. Vì vậy qua bài tập lớn này em đã nghiên cứu và tìm hiểu và các hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa tại cảng Nam Hải Đình Vũ qua những chương sau: Chương 1 : Giới thiệu khái quát về cảng Nam Hải Đình Vũ Chương 2 : Quy trình bốc xếp kho bãi tại cảng Nam Hải Đình Vũ Chương 3 : Giải pháp cải thiện , phát triển quy trình bốc xếp và kiến nghị 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cảng Nam Hải là hệ thống cảng khu vực phía Bắc thuộc Tập Đoàn Gemadept – Tập đoàn có 20 năm kinh nghiệm khai thác cảng, sở hữu hệ thống cảng và cơ sở hạ tầng cảng biên dọc đất nước Việt Nam. Cảng Nam Hải được triển khai vào đầu năm 2008 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, chính thức đón chuyến tàu container đầu tiên vào ngày 29 tháng 2 năm 2009. Qua 4 năm hoạt động, với sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng đối tác, Cảng Nam Hải duy trì được sự phát triển liên tục về sản lượng, doanh thu. Tiếp tục khẳng định vị thế của Tập Đoàn Gemadept tại khu vực phía Băc, nhằm đáp ứng nhu cầu, sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng đối tác, Tập Đoàn Gemadept quyết định liên doanh đầu tư phát triển cảng Nam Hai Đình Vũ với quy mô gấp 3 lần Cảng Nam Hải hiện tại. Dự án Cảng Nam Hải Đình Vũ được đầu tư trên 1,000 tỷ đồng, với trang thiết bị tiền phương, hậu phương hiện đại đồng bộ, phần mềm quản lý khai thác cảng hiện đại nhất khu vực phía Bắc, có công suất thiết kế 500,000TEU thông qua/ năm. Cảng Nam Hải Đình Vũ có vị trí chiến lược, thuận lợi tại khu Công Nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng, nối liền với quốc lộ 5B Hà Nội – Hải Phòng và các khu công nghiệp thuộc các tỉnh thành phía Bắc. Có độ sâu trước bến, khu quay trở, luồng vào cảng thuận lợi nhất khu vực Hải Phòng, có thể tiếp nhận khai thác tàu container 2,000TEU, là cảng đầu tiên tại vị trí cửa ngõ vào tất cả các cảng khu vực Hải Phòng. Dự án Cảng Nam Hải Đình được khởi công từ tháng 3 năm 2012, hoàn thành và đi vào khai thác tháng 10 năm 2013. Được đầu tư hiện đại đồng bộ, có vị trí chiến lược, với thương hiệu và kinh nghiệm tổ chức khai thác và quản lý của Tập Đoàn Gemadept, Cảng Nam Hải, Với phương châm “Cầu thị - Tận tâm – Thân thiện – Chuyên 3 nghiệp – Khác biệt”, Cảng Nam Hải Đình Vũ hứa hẹn sẽ là một cảng đầy tiềm năng, phục vụ ngày càng tốt hơn hãng tàu, khách hàng xuất nhập khẩu. 1.2 Vị trí địa lý - Vị trí: KCN Đình Vũ, bán đảo Đình Vũ, phường Đông Hải, quận Hải An, Tp. Hải Phòng - Cảng Nam Hải Đình Vũ có vị trí chiến lược nhất khu vực Hải Phòng, nằm trong khu Công Nghiệp Đình Vũ, nối liền với quốc lộ 5B Hà Nội – Hải Phòng và các khu công nghiệp thuộc các tỉnh thành phía Bắc. Có độ sâu trước bến, khu quay trở, luồng vào cảng thuận lợi nhất khu vực Hải Phòng, có thể tiếp nhận khai thác tàu container 2,000TEU, là cảng đầu tiên tại vị trí cửa ngõ vào tất cả các cảng khu vực Hải Phòng, thuận tiện cho các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế. Khởi công từ tháng 3/2012, sau hơn 1 năm xây dựng, cảng Nam Hải Đình Vũ đã hoàn thiện và đi vào khai thác, chính thức đón chuyến tàu đầu tiên ngày 10/12/2013. Đây là dự án lớn và trọng điểm của Gemadept tại thị trường phía Bắc, được đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, với 450 m cầu tàu và 150.000 m2 bãi. Vì được đầu tư mới từ đầu nên cảng Nam Hải Đình Vũ có trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, gồm 2 cẩu giàn QC và 2 cẩu chân đế Tukan. Đặc biệt, với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và phần mềm quản lý, khai thác cảng hiện đại, hoạt động khai thác giải phóng tàu, xếp dỡ hàng hóa đảm bảo chính xác, nhanh chóng và an toàn. Cảng Nam Hải Đình Vũ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cảng biển của Gemadept trải dọc từ Bắc tới Nam, tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Đây là cảng thứ tư của Gemadept đã đi vào khai thác bên cạnh cảng Phước Long, cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất và cảng Nam Hải. Gemadept hiện là DN hàng đầu trong nước về dịch vụ cảng và logistics. Các dịch vụ cảng của Gemadept có lợi thế rất lớn từ các dịch vụ hỗ trợ của vận tải nói riêng và logistics nói chung, tạo nên vòng tuần hoàn khép kín, hỗ trợ nâng cao sức mạnh của tất cả các hoạt động trong Tập đoàn, mang 4 đến cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất. Mối quan hệ đối tác tốt với các cảng khác trong khu vực cũng là điểm mạnh của Gemadept, nhờ đó cảng Nam Hải Đình Vũ và Nam Hải có được sự linh hoạt trong việc thu xếp cầu bến và các giải pháp khai thác. * Triển vọng doanh thu: Hiện nay, cảng Nam Hải Đình Vũ đang đón từ 4 - 5 chuyến tàu mỗi tuần và con số này dự kiến sẽ nâng lên 7 - 8 chuyến trong thời gian tới, đảm bảo hoạt động đến 60% công suất thiết kế, tương đương với 300.000 TEU/năm trong năm 2014 và đạt công suất tối đa 500.000 TEU/năm vào năm 2015. Khai thác cảng là một trong hai hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn Gemadept bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ logistics. Gemadept khẳng định sẽ tiếp tục định hướng phát triển này, tập trung đầu tư mạnh vào cảng và logistics trong những năm tiếp theo. Gemadept có trên 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động khai thác và quản lý cảng, vì thế, Cảng Nam Hải Đình Vũ hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao và đóng góp đáng kể vào kết quả kinh chung của Tập đoàn trong thời gian tới. Năm 2013, Gemadept đạt doanh thu thuần hợp nhất hơn 2.525 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khai thác cảng chiếm 29,2% và doanh thu hoạt động logistics 67,43%. Với việc đưa cảng mới đi vào khai thác, chỉ riêng phần đóng góp của cảng Nam Hải Đình Vũ dự kiến sẽ là 10 - 15% tổng doanh thu thuần của cả Tập đoàn, nếu tính cả cảng Nam Hải thì mức đóng góp này sẽ khoảng 20%. 1.3 Các dịch vụ của cảng - Dịch vụ kho bãi, cảng biển - Dịch vụ ICD, kho, bãi ngoại quan, kho CFS - Dịch vụ xếp dỡ, kiểm đếm, giao nhận hàng hóa, đóng rút hàng hóa - Dịch vụ logistics và khai thuê hải quan 5 - Dịch vụ hoa tiêu, lai dắt tàu biển - Dịch vụ cung ứng, vệ sinh, sửa chữa container và tàu biển - Dịch vụ hàng hải, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển, và đại lý vận tải tàu biển - Xây dựng sửa chữa công trình thủy, công nghiệp, dân dụng. - Dịch vụ cân hàng - Các dịch vụ khác 1.4 Cơ sở vật chất 1.4.1 Kho - Forklift : 3 cái - Reach Stacker : 3 cái - Tấm đệm lót tiêu chuẩn : 2000 cái - Công nhân : 40 người - CCTV : 6 units - Diện tích kho : 10.000 m2 1.4.2 Cầu bến - Gồm 3 cầu , tổng chiều dài 450m + 150m - Cầu 1 (NHP) : 150m. Khả năng tiếp nhận tàu : 1000 TEUS - Cầu 2 + 3 : 450m. Khả năng tiếp nhận tàu : 2000 TEUS 1.4.3 Một số thiết bị chủ yếu dùng trong xếp dỡ và kho - Xe nâng hàng rỗng - Xe nâng hàng - Cao bản - Xe đóng rút hàng - Máy xúc - Mâm nâng 6 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BỐC XẾP KHO BÃI TẠI CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ 2.1 Một số lý thuyết cơ bản kho bãi và bốc xếp 2.1.1 Kho bãi 2.1.1.1 Khái niệm Là một phần của hệ thống logistics, nơi cất giữ những sản phẩm như nguyên vật liệu thô, rắn, thành phẩm, sản phẩm… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, và cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện và cách sắp xếp hàng hóa được cất giữ (Nguồn : http://nangsuatchatluong.quatest3.com.vn/) 2.1.1.2 Chức năng Các công ty kinh doanh phân phối hàng ngày càng phát triển, thì mức độ phức tạp trong vận hành quản lí kho hàng càng cao. Hàng trong kho ngày càng lớn, chủng loại sản phẩm càng phong phú, điều này thường dẫn đến nhu cầu mặt bằng kho bãi và nhân lực quản lí đòi hỏi ngày càng lớn. Nhiều nhà phân phối đã từng phải chi phí những khoản khổng lồ cho việc gom hàng và dọn hàng trong kho, quản lí vòng nhập hàng, và chuyển về nơi gom hàng. Sự không phù hợp của kho hàng cũng trở thành vấn đề nan giải nếu bạn không thể quản lí một cách chính xác hàng trong kho với kho hàng lớn hơn hoặc vị trí kho hàng ở nhiều nơi. Kho bãi hiện đại thường có những chức năng sau: - Gom hàng: khi một lô hàng /nguyên vật liêu không đủ số lượng thì Người gom hàng sẽ tập hợp, chỉnh đốn và sắp xếp hợp lý cho lô hàng lẻ thành những lô hàng đủ số lượng để sử dụng cách vận chuyển trọn gói container Khi hàng hóa/nguyên vật liệu được nhận tù nhiều nguồn hàng nhỏ,kho đóng vai trò là điểm tập kết thành những lô hàng lớn như vậy sẽ có điểm lợi thế về 7 quy mô khi vận chuyễn tới nhà máy ,thị trường bằng các phương tiện vận chuyễn - Phối hợp hàng hóa : (Tổ chức các mặt hàng kinh doanh) Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiện vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép loại hàng hóa khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng. - Bảo đảm và lưu giữ hàng hóa: Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp, tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho, chăm sóc giữ gìn hàng hóa trong kho. ( Nguồn : http://tai-lieu.com/tai-lieu/quan-tri-kho-23378/ ) 2.1.1.3 Đặc điểm Kho hàng bao gồm : Cửa nhập, cửa xuất, hệ thống thông gió, cao bản, văn phòng, phòng thay đồ, không gian rộng lớn để chứa hàng, phân loại hàng. Hệ thống kho bãi được xây dựng theo kiến trúc khép kín để bảo vệ hàng hóa tránh khỏi mất mát hao hụt Hệ thống kho bãi được kết nối với cảng biển, để việc lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn. 2.1.2 Bốc xếp 2.1.2.1 Khái niệm Bốc xếp là chuỗi các hoạt động với sự hỗ trợ bởi nhiều phương tiện nhằm đưa hàng hóa vào kho bãi bằng nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều hình thức bốc xếp khác nhau trong đó có một nội dung quan trọng đó là sự đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa trong quá trình bốc xếp.Bên cạnh đó, kĩ thuật bốc xếp hàng hóa cần sự kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ kĩ thuật công nhân bốc xếp (Nguồn : http://luanvan.co/luan-van/nghien-cuu-hoat-dong-kinh-doanhdich-vu-kho-van-tai-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-cang-chan-may-57786/) 8 2.1.2.2 Đặc điểm Dịch vụ bốc xếp đòi hỏi nguồn lực lao động, nhân công bốc xếp phải được tuyển chọn kỹ càng về sức khỏe, kỹ năng và thái độ làm việc đúng đắn, chuyên nghiệp, nhằm giúp giải quyết công việc nhanh chóng và cẩn thận 2.2 Quy trình lưu kho, bốc xếp hàng hóa tại kho 2.2.1 Quy trình lưu kho - Thủ kho phải lập sơ đồ kho và dán ngay ngoài cửa. Khi phát sinh hàng hoá mới hay thay đổi cách sắp xếp thì thủ kho phải cập nhật vào sơ đồ kho (sơ đồ kho phải ghi rõ ngày cập nhật). Các kệ trong kho được ký hiệu thành, A, B, C, D….tầng 1 của kệ A là A1, tầng 2 là A2….Nhãn dán chỉ vị trí của từng ô trong kệ phải có mũi tên chỉ vị trí tương ứng - Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ hàng hoá trong kho. - Thủ kho phải bảo đảm rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dở. - Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hoá vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho, trừ những cá nhân được uỷ quyền. - Trước khi nhập hàng, kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng. - Hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ … - Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hoá trên palet hoặc kê trên cao (tối thiểu 30 cm so với mặt đất). - Hàng hoá sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, để nơi để cho loại hàng hoá khác, các loại hàng hoá dư phải để vào khu vực riêng. 9 2.2.2 Quy trình bốc xếp hàng hóa 2.2.2.1 Nhập hàng - Xe tải lấy hàng từ cầu tàu di chuyển vào trước cửa kho để chất xếp. Xe nâng xúc mâm có lắp lan can di chuyển đặt trên sàn xe (chiều sâu gác mâm trên sàn xe từ 20cm đến 40cm) , để công nhân dỡ hàng từ sàn xe xếp lên mâm. Xe nâng xúc mâm hàng di chuyển vào kho. - Khi xe nâng vào kho đến vị trí quy định, công nhân lắp lan can lên mâm sau khi hoàn tất xe nâng tiến hàng nâng mâm lên độ cao cần thiết để chất cây, khi hàng đã được nâng đến độ cao cần thiết, cần gác mâm xe nâng vào nơi ổn định nhất trên đống hàng chiều sâu gác từ 20 đến 40cm. Khi mâm xe đã được kê ổn định công nhân tiến hành chất xếp bao từ mâm xe lên cây hàng. Chú ý khi tiến hàng lấy hàng ra khỏi mâm xe tiến hành lấy từ ngoài vào trong không lấy hết một bên gây mất ổn định cho đống hàng. Sau khi dỡ hàng xong xe nâng hạ mâm xuống vị trí ban đầu công nhân tháo lan can lắp sang mâm tiếp theo rồi tiếp tục quy trình như trên. Hình 2.1: Xe nâng chất hàng trong kho có sử dụng lan can 10 2.2.2.2 Xuất hàng - Đối với phương án xuất hàng từ kho →xe ôtô đi thẳng ta tiến hàng quá trình ngược lại. Xe nâng xúc mâm hàng đã lắp lan can nâng lên vị trí ổn định trên cây hàng, công nhân lần lượt chất hàng lên mâm, xe nâng xúc mâm hàng đặt lên trên sàn xe (khoảng 20 cm) để công nhân xếp hàng cho các lớp dưới đến khi hàng trên xe được xếp ít nhất có độ cao gần ngang bửng xe, thì xe nâng xúc mâm hàng lên ngang bửng vuông góc với thùng xe để công nhân có thể đứng trên hàng tiếp tục bốc hàng xếp cho các lớp trên thùng xe. 2.3 Phương pháp chất xếp bảo quản • Nhập hàng - 02 – 04 Công nhân đứng trong thùng xe dỡ hàng lên mâm, 04 công nhân trong kho bốc hàng xếp lên cây hàng. • Xuất hàng - 02 - 04 công nhân đứng trong thùng xe xếp hàng từ mâm xe nâng lên thùng xe, 04 công nhân dỡ hàng từ cây hàng xuống mâm xe nâng. - Trước khi chất xếp các lớp đầu tiên trên nền kho cần thực hiện các biện pháp kê lót chống ẩm và ngập nước cho hàng. Đống hàng được chất cách tường kho 0,5m theo chiều cao 10- 15 lớp bao ta thụt vào phía trong đống 0,6 m (đối với hàng hóa chất) từ 7- 8 lớp bao thụt vào phía trong 1 bao đối với hàng nông sản và lên lớp thứ 2 từ 5- 6 lớp bao và lớp cuối cùng xếp không quá 6 lớp bao. - Đối với loại bao quy cách 650 x 400 x 150 và quy cách 750 x 600 x 200 có trọng lượng 50kg/bao: + Bao Urea, cám nành, cám cọ, cám cọ, cám mì viên : chất tối đa trong kho 25 lớp , ngoài bãi 23 lớp + Bao Kali, SA, NPK, DAP, bắp, lúa mì, hóa chất : chất tối đa trong kho 28 lớp, ngoài bãi 25 lớp. - Đối với loại bao 650 x 400 x 150 có trọng lượng 25 kg / bao : 11 + Tất cả các mặt hàng : chất tối đa trong kho 32 lớp, ngoài bãi 28 lớp. - Khi chất xếp bao đối với các cột bao phía bên ngoài cứ 1 lớp ta lại quay ngang bao so với lớp dưới để tránh tình trạng đống bao bị xạc gây nguy hiểm cho công nhân. Còn những cột phía trong thì cứ 2 đến 3 lớp ta mới quay ngang 1 lớp 2.4 Yêu cầu kỹ thuật an toàn - Công nhân phải mang trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. - Kiểm tra các công cụ xếp dỡ, phương tiện cơ giới trước khi làm việc. - Khi bốc dỡ hàng bao công nhân không được moi sâu, không moi ngang chồng bao, bốc xếp từng lớp bao. - Tuyệt đối không được dùng móc trong các thao tác bốc xếp hàng hoá. - Lắp lan can cho mâm nâng để đảm bảo an toàn cho công nhân trong khi bốc xếp hàng hoá. - Trong quá trình tháo lắp lan can công nhân kiểm tra các vị trí hàn nhằm đảm bảo an toàn, nếu mối hàn bị hỏng thì không được sử dụng tiếp cần phải sửa chữa. - Công nhân phải chấp hành đầy đủ quy định khi làm việc có sử dụng xe nâng - Công nhân đứng cách xe nâng từ 1m đến 3m ứng với chiều cao tương ứng của mã hàng. - Lái xe cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi lái xe nâng, khi tiến hành nâng hàng cần kê mâm hàng vào vị trí an toàn trên đống hàng. - Khi mâm hàng đã hoàn toàn ổn định thì công nhân bốc xếp mới được tiến hành bốc xếp hàng. - Đối với công nhân kiểm đếm cần đứng ở vị trí dễ quan sát nhất nhưng phải cách xe nâng tối thiều 1,5 lần chiều dài thân xe khi xe nâng hàng ở vị trí cao nhất. - Thực hiện đầy đủ nội qui an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa. 12 2.5 Nhận xét chung về quy trình bốc xếp Bốc xếp tưởng chừng như là một khâu rất nhỏ nhưng lại có tính quyết định ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của hàng hóa cũng như chất lượng vận chuyển. Đặc biệt là trong những chuyến vận chuyển dài hàng hóa cần được xếp vô cùng cẩn thận, đúng kỹ thuật. Ý thức dược điều đó nên quy trình bốc xếp được công ty hết sức trú trọng. Họ đã xây dựng một đội bốc xếp chuyên nghiệp, yêu nghề, có nhiều năm kinh nghiệm bốc xếp hàng. Đã thành một thói quen, khi hàng hóa về xếp lên toa các công nhân bốc xếp kết hợp với nhân viên giao nhận tổ chức theo dúng quy trình, đảm bảo chất lượng an toàn cho cả công nhân lẫn chất lượng hàng hóa. Chính những khâu đó đã giúp bảo đảm an toàn hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. 2.6 Vai trò và hạn chế của quy trình bốc xếp kho hàng 2.6.1 Vai trò Bốc xếp là một phần quan trọng không thể thiếu trong trong giao nhận vận tải . Là một nền kinh tế đang phát triển năng động trong khu vực với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khá cao. Việc xếp dỡ hàng hóa một cách hợp lý an toàn, dùng bao bì phù hợp, phương tiện phù hợp, có phương án xếp dỡ đúng quy cách sẽ góp phần đáng kể làm cho vận tải hàng hóa trở nên an toàn hơn, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hệ thống GTVT. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thì vai trò của việc bốc xếp và xếp dỡ hàng hóa là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới việc đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa. Trong một ngày làm việc, thời gian xếp dỡ càng ngắn thì thời gian xe lăn bánh càng lớn và ngược lại, nên thời gian xếp dỡ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vận tải cũng như an toàn về hàng hóa. Giúp dòng lưu chuyển hàng hóa thuận lợi, không có bốc xếp và xếp dỡ tài hàng hóa không thể lưu thông. 13 Tăng doanh thu cho công ty nhờ việc thu phí dịch vụ bốc xếp và xếp dỡ. Tạo việc làm với thu nhập ổn định. 2.6.2 Hạn chế Trang thiết bị bốc xếp, công nghệ quản lý khai thác cảng còn lạc hậu, năng suất bốc dỡ hàng hóa thấp, hầu hết vẫn sử dụng các thiết bị bốc xếp thông thường; quản lý điều hành quá trình bốc xếp, bảo quản, giao nhận hàng hóa với kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Bình quân năng suất xếp dỡ hàng tổng hợp 2.000-3.000 tấn/m cầu, hàng container 12-25 thùng/cầu-giờ bằng khoảng 50-60% năng suất chung của thế giới. Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh tại cảng biển và các công ty như giảm giá bốc xếp hàng hóa dưới giá thành. Hàng hóa tồn đọng với số lượng ngày càng nhiều, tính chất ngày cảng phức tạp và thời gian tồn đọng lâu gây khó khăn, thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu, lãng phí tài sản cho Nhà nước và làm ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp bị giảm năng lực vận chuyển hàng hóa tới 15% chỉ vì năng lực bốc xếp do chủ hàng không bố trí được xe tháo dỡ, cảng không có kho bãi để lưu giữ nên ảnh hưởng đến năng lực tháo dỡ hàng hóa, giải phóng cho tàu. Vướng nhiều thủ tục về cấp lệnh hàng, hải quan, kiểm dịch hàng hóa… và kho bãi lưu giữ, cầu tàu của cảng biển. Xảy ra tình trạng bốc, xếp hàng hóa quá tải lên phương tiện thủy, phương tiện đường bộ. Trình độ công nghệ nói chung còn thấp, phương pháp quản lý kho bãi còn lạc hậu so với thế giới. Ví dụ như các hợp đồng của công ty với khách hàng về cơ bản vẫn qua hình thức thư truyền thống(điện thoại, fax, email) trong khi một số nước trong khu vực như Singapore, Thailand, Malayxia đang áp dụng công nghệ trao đổi số liệu điện tử (EDI) hoặc hiện đại hơn cho phép liên lạc điện tử, thủ tục nhanh chóng. Trong vận chuyển đa phương thức 14 thì sự phối hợp giữa các phương tiện còn thấp cộng với hệ thống giao thông không đồng bộ gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động kho vận. Hơn nữa việc bốc xếp phần lớn là vẫn sử dụng nhân công mà chưa áp dụng phổ biến công nghệ tự động, nói chung còn lạc hậu…. 15 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BỐC XẾP KHO BÃI CỦA CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ 3.1 Định hướng hoạt động trong tương lai của cảng Nam Hải Như đã nói ở trên, hiện tại việc bốc xếp kho bãi của cảng tuy còn nhiều hạn chế, vướng mắc nhưng bên cạnh đó họ cũng đã và đang hoàn thiện , đổi mới và nâng cao chất lượng cũng như việc đào tạo công nhân với trình độ chuyên môn cao thiên về việc bốc xếp hàng hóa, kho bãi . Ngay cả trong tương lai, với những thách thức khó khăn như giao thông , ô nhiễm môi trường … nếu được quan tâm đúng mức thì công ty vẫn có thể duy trì và phát triển được những mặt ưu thế của mình. Vì vậy phát triển việc bốc xếp kho bãi cần được định hướng lâu dài trong tương lai chứ không phải chỉ là các giải pháp trước mắt tạm thời Kế hoạch phát triển trong tương lai : • Giữ vững các mảng dịch vụ hiện có : Dịch vụ giao nhận hàng hóa , gom hàng lẻ , giao nhận , bốc xếp … Đối tác của công ty trong các dịch vụ này là các hãng vận tải và khách hàng có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài Đây là những mảng hoạt động truyên thông đem lại lợi nhuận doanh thu chính cho công ty • Chiến lược marketing : Vinatrans đang xây dựng chiến lược đồng bộ về thị trường mục tiêu, giá cả, hỗ trợ quảng cáo… Các hoạt động marketing chính của công ty bao gồm : + Thực hiện chính sách tiếp thị thường xuyên, liên tục duy trì giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó phát triển đội ngũ nhân viên chăm sóc 16 + Giao quyền chủ động cho phòng ban chức năng với các chi nhánh, đơn vị thành viên trong việc xây dựng chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý tại các thời điểm khác nhau, có chính sách hoa hồng cơ chế thưởng xứng đáng cho hệ thống trung gian giới thiệu + Công ty áp dụng chiến lược quảng cáo để hỗ trợ quảng cáo, quảng bá thương hiệu nhằm mục đích đạt được doanh thu cao : Xây dựng website của công ty, thông tin trên các phương tiện đại chúng, đặc biệt là trên các tạp chí trong ngành, quảng bá văn phòng phẩm, tặng phầm có logo của công ty cho khách hàng + Tham gia các hội nghị, hội thảo ngành nghề của quốc gia, khu vực và quốc tế đề cập những thông tin về thị trường, các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời đây cũng là cơ hội để Công ty mở rộng mạng lưới bán hàng và đối tác 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện Cốt lõi của mọi giải pháp, trước hết ta phải chỉ ra các yếu tố ảnh hướng đến việc chờ tàu và bốc dỡ, giải phóng hàng bị chậm, cơ sở hạ tầng bến bãi, thiết bị, nhân lực, công nghệ bốc xếp, yếu tố thời tiết, chủng loại hàng hóa, hạ tầng kết nối với các loại hình, phương thức vận tải khác, thủ tục hành chính… là yếu tố then chốt trong việc rút ngắn và nâng cao năng lực bốc, xếp dỡ hàng hóa Cách sắp xếp khu vực hàng phải thật khoa học, những thủ tục giao hàng cũng phải rà lại xem đã hợp lý chưa? Việc tìm các giải pháp để rút ngắn thời gian bốc xếp hàng hóa sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả nói riêng và hệ thống cảng biển nói chung. Giao thông kết nối thực sự là tác động hết sức quan trọng, ảnh hướng rất lớn đến lưu thông bốc dỡ hàng hóa, là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhất đến bốc dỡ hàng hóa cảng. 17 Phải xem xét yếu tố tiếp nhận tàu biển phải đi đôi với việc xây dựng các công trình phụ để tiếp nhận xà lan, phương tiện thủy; Vụ kết cấu hạ tầng bổ sung lại về công bố cảng biển; bản thân công ty khai thác cảng phải rà lại các thủ tục trong nội bộ của mình để các giấy tờ liên quan đến hàng hóa vào cảng xếp lên tàu hoặc ngược lại cho phương tiện vận tải nhận hàng một cách nhanh nhất… Nâng cao chất lượng dịch vụ. Phải cố gắng đổi mới , mua sắm đổi mới trang thiết bị hiện đại , nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng , của thị trường nhưng vẫn còn một số vấn đề như : một số phương tiện thiết bị đã cũ lạc hậu, hoặc không đồng nhất công nghệ với nhau, một số cán bộ nhân viên còn để tình trạng tiêu cực xảy ra, dựa dẫm thiếu năng động, trình độ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng làm ảnh hướng đến hình ảnh của công ty. Việc kiểm tra nhất là ở các khu vực chuyển tài và quá trình vận chuyển bằng xà lan chưa tốt dẫn tới tỷ lệ hao hụt còn cao, vẫn còn tình trạng làm sai quy trình xếp dỡ gây tổn thất hàng hóa của chủ hàng và thiệt hại cho công ty 3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hoàn thiện + Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên trong toàn cảng , đào tạo bài bản cho các cán bộ chủ chốt + Nâng cao và giám sát chặt chẽ hoạt động + Thỏa thuận với khách hàng cách sắp xếp thời gian làm hàng, thời gian lưu kho, nghỉ dưỡng để công ty có thể quản lí tốt lực lượng lao động + Quan tâm hơn đến sức khỏe người lao động , trang bị đầy đủ các phương tiện lao động + Kiểm tra bảo trì hệ thống máy móc thiết bị hiện có để phục vụ tốt hơn cho công việc - Đối với cơ quan quản lý nhà nước + Tập trung phát triển các khu vực kinh tế cảng biển, kho bãi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan