Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô th...

Tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố huế

.PDF
27
596
76

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- HOÀNG THANH THỦY TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 62.58.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2017 2 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.KTS ĐÀM THU TRANG 2. PGS.TS.KTS PHẠM TỨ Phản biện 1: PGS.TS.KTS TÔN THẤT ĐẠI Phản biện 2: PGS.TS.KTS NGUYỄN QUỐC THÔNG Phản biện 3: TS.KTS NGUYỄN ANH TUẤN Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH Vào hồi……... giờ……..ngày……..tháng……..năm……….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Để nâng cao chất lượng môi trường sống, các đô thị trên Thế giới ngày càng có xu hướng tổ chức đồng bộ và hài hòa các nhu cầu về ở đối với không gian bên trong căn hộ và không gian trống bên ngoài căn hộ trong khu ở. Do đó việc tổ chức các hoạt động trong không gian trống bên ngoài căn hộ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong môi trường ở đô thị. Các nhu cầu đó, được gọi là nhiệm vụ của KTCQ khu ở. Theo các chuyên gia về Đô thị trên Thế giới cũng như các chuyên gia về Quy hoạch kiến trúc và đô thị ở Việt Nam đều thống nhất KTCQ trong khu ở có những nhiệm vụ cơ bản: Nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ Thẩm mỹ và nhiệm vụ Môi trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế của các khu ở đô thị hiện nay, nghiên cứu sinh bổ sung thêm nhiệm vụ An toàn. Như vậy, tổ chức KTCQ khu ở có bốn nhiệm vụ: Chức năng, Thẩm mỹ, Môi trường và An toàn. Các nhiệm vụ trên được thực hiện thông qua các yếu tố kiến trúc cảnh quan trong khu ở, trong đó tập trung chủ yếu vào yếu tố Kiến trúc và yếu tố Địa hình - Mặt nước - Cây xanh gọi chung là các yếu tố KTCQ khác. Trong bối cảnh đô thị hóa, việc nghiên cứu tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đối với Thành phố Huế để góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tốt hơn còn có ý nghĩa về mặt xã hội là tốt đẹp đối với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống di sản Cố Đô Huế, đồng thời góp phần gia tăng giá trị mới trên lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa ở của Thành phố Festival – Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới. Ngoài ra tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP. Huế sẽ đóng góp cho bộ mặt cảnh quan đô thị Thành phố Huế hôm nay và Thành phố Thừa Thiên Huế ngày mai. Chính vì vậy, Tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế” làm nội dung nghiên cứu của luận án. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu chung là tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố Địa hình – Mặt nước – Cây xanh (Gọi chung là các yếu tố KTCQ khác) trong khu ở, để thực hiện nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở: Chức năng - Thẩm mỹ - Môi trường - An toàn nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại TP. Huế. - Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, luận án đề ra những mục tiêu cụ thể như sau: + Nhận dạng những Đặc trưng cơ bản của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở hiện hữu Thành phố Huế. + Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở hiện hữu TP. Huế. + Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở TP. Huế. + Đề xuất các Giải pháp tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu và khu ở mới trong đô thị Thành phố Huế. 3. Nội dung nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đề ra các nội dung nghiên cứu bao gồm: - Nghiên cứu tổng quan về Kiến trúc cảnh quan khu ở trong một số đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu tại Thành phố Huế. - Nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu xây dựng các cơ sở khoa học để thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị tại Thành phố Huế. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu và khu ở mới trong đô thị Thành phố Huế. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác bao gồm Địa hình, Mặt nước và Cây xanh trong Kiến trúc cảnh quan các khu ở đô thị hiện hữu tại Thành phố Huế. - Phạm vi nghiên cứu: Đó là Không gian trống giữa các ngôi nhà, giữa các nhóm nhà, giữa các công trình kiến trúc và các cảnh quan trong phạm vi khu ở. Yếu tố Kiến trúc cảnh quan trong khu ở được giới hạn bởi yếu tố Kiến trúc và các yếu tố: Địa hình - Mặt nước - Cây xanh. 5. Những đóng góp của luận án: Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án có những đóng góp chính như sau: - Bảo tồn và phát huy giá trị KTCQ khu ở đô thị truyền thống và gia tăng những giá trị mới đáp ứng các nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở, thỏa mãn yêu cầu về môi trường ở của người dân Thành phố Huế. - Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đồng bộ hài hòa với không gian ở trong căn hộ theo hướng thực hiện nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan khu ở: Chức năng – Thẩm mỹ – Môi trường – An toàn nhằm nâng cao chất lượng môi trường đô thị tại Thành phố Huế. 6. Giải thích thuật ngữ và khái niệm: Các khái niệm về: Phong cảnh; Cảnh quan; Cảnh quan thiên nhiên; Cảnh quan nhân tạo; Cảnh quan đô thị; Môi trường đô thị; Đô thị hóa; Sinh thái đô thị; Môi trường sinh thái; và Phát triển bền vững. 7. Hướng nghiên cứu của luận án đã được thực hiện: Hiện tại theo tìm hiểu của Nghiên cứu sinh có năm đề tài khoa học bàn đến từng phần của Kiến trúc cảnh quan đô thị và một đề tài nghiên cứu Kiến trúc cảnh quan khu ở tại Thành phố Hà Nội. 8. Cấu trúc luận án: Luận án có cấu trúc gồm ba phần: Phần mở đầu (Gồm bảy nội dung); Phần nội dung (Gồm ba chương); Phần kết luận và kiến nghị. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm cơ bản về Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 1.1.1. Kiến trúc cảnh quan: Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên, tùy theo không gian cụ thể mà cảnh quan thiên nhiên hay cảnh quan nhân tạo làm nền tảng. 1.1.2. Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. 1.1.3. Khu ở trong đô thị: Tùy theo phương thức tiếp cận có các khu ở trong đô thị phù hợp. Thông thường có ba loại hình như sau: Khu ở cổ, khu ở cũ và khu ở mới. 1.1.4. Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị - Các yếu tố cơ bản của KTCQ khu ở đô thị: Bao gồm: Hình ảnh các công trình Kiến trúc, Địa hình khu ở, Mặt nước và Cây xanh. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông, tiện ích công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn giao thông, bảng hiệu và hoạt động của con người. - Yêu cầu tổng quát trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị: Đáp ứng các nhu cầu sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu, văn hóa, xã hội, hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững. - Nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị: + Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo những nhu cầu hoạt động của con người tiếp tục diễn ra ở bên ngoải ngôi nhà. + Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo sự hài hòa giữa cảnh quan nhân tạo với cảnh quan thiên nhiên. 7 + Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Kiến trúc cảnh quan khu ở phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững. +Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo sự an toàn cho người dân trong khu ở. 1.2. Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở tại một số đô thị trên Thế giới 1.2.1. Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ và ở cũ: Đó là việc Bảo tồn và phát huy các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khu ở có giá trị truyền thống và Cải tạo, nâng cấp các yếu tố Kiến trúc cảnh quan đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đô thị. 1.2.2. Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới: Đó là việc chủ yếu tổ chức KTCQ khu ở dạng chung cư và khu ở kiểu biệt thự đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đô thị. 1.3. Tình hình tổ chức KTCQ khu ở tại một số đô thị Việt Nam 1.3.1. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ: Phố cổ Hà Nội cũng như phố cổ Hội An, Kiến trúc cảnh quan có quy mô khoảng trống nhỏ, có tỷ lệ hài hòa với cảnh quan đường phố và còn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp truyền thống. 1.3.2. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cũ: Khu ở cũ Hà Nội cũng như khu ở cũ Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều thay đổi do xây chen, cơi nới, nhưng các khu ở dạng biệt thự vẫn giữ được nét Kiến trúc cảnh quan hài hòa phản ánh một bản sắc văn hóa của một giai đoạn hình thành và phát triển, đó là vẫn giữ được “Tinh thần cũ”, phố cũ, nhà cũ và Kiến trúc cảnh quan cũ. 1.3.3. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới: Khu ở mới Hà Nội cũng như khu ở mới TP. Hồ Chí Minh được xây dựng đồng bộ, trong đó kiến trúc cảnh quan khu ở có nhiều giải pháp tổ chức 8 đáp ứng nhu cầu ở đa dạng của thị trường và tổ chức xây dựng theo xu hướng phát triển bền vững mang lại nhiều giá trị về KTCQ khu ở. 1.4. Hiện trạng tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế 1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển khu ở TP. Huế: Mỗi giai đoạn phát triển, những dấu vết về lịch sử và văn hóa của đô thị Huế được phản ánh sinh động thông qua các khu ở của người dân xứ Huế: Khu phố cổ Bao Vinh, Khu phố cổ Gia Hội cũng như Khu ở cũ trong Kinh Thành Huế hay Khu phố Tây và Khu nhà ở xóm Ngự Viên, kể cả Khu ở kiểu Nhà vườn, các khu ở này đều xuất hiện từ đầu thế kỷ XVIII là nhà ở đô thị “Đặc biệt” cho các Quý tộc Triều Nguyễn. Đối với Khu ở kết hợp với thương mại: Khu phố cảng Thanh Hà; Khu phố chợ Dinh - chợ Được; Khu phố Đông; Khu phố Tràng Tiền cũng được xây dựng rất sớm phản ánh tính chất vừa ở vừa buôn bán; Các khu phố thương mại mới xây dựng: Phố dịch vụ, bán lẻ và Phố ẩm thực được hình thành mới như một dấu ấn ghi nhận thời kỳ đổi mới. Khu ở mới dạng chung cư đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư TP. Huế, sẽ là mô hình ở phổ biến tại TP. Huế trong tương lai. Từ khía cạnh tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, Tác giả phân loại các khu ở TP. Huế hiện nay thành bốn hình thức ở chính như sau: Khu ở cổ và ở cũ (Trong đó bao gồm khu ở dạng phố thương mại xây dựng lâu đời); Khu ở kiểu nhà vườn; Khu ở kết hợp với thương mại; Khu ở mới dạng chung cư. 1.4.2. Hiện trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế - Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế: Tuy các khu ở có khác nhau về hình thức ở song đều có nét chung phản ánh Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc của yếu tố Kiến trúc khá phù hợp với tính chất của khu ở. 9 - Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Địa hình, Mặt nước và Cây xanh trong tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế: Cũng như yếu tố Kiến trúc, các yếu tố Địa hình, Mặt nước, Cây xanh trong các khu ở hiện hữu được tổ chức hài hòa với nhau và hài hòa với Kiến trúc. Tuy nhiên khu ở dạng chung cư còn hạn chế về mặt nước và cây xanh. 1.4.3. Nhận xét yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu TP. Huế - Đối với khu ở cổ và ở cũ: + Nhiệm vụ Chức năng: Thiếu không gian bán công cộng, công cộng. + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Giữ được nét đẹp hài hòa giữa bình diện nền và bình diện đứng của khu ở. + Nhiệm vụ Môi trường: Môi trường nhân tạo hài hòa với môi trường tự nhiên nhưng còn hiện tượng ô nhiễm về rác thải, nước thải trong khu ở. + Nhiệm vụ An toàn: Khu ở còn nhiều hạn chế về mặt an toàn. - Đối với khu ở kiểu nhà vườn: + Nhiệm vụ Chức năng: Có sự điều chỉnh trong tổ chức không gian, đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong khu ở. + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở mang lại giá trị hài hòa với vẻ đẹp đặc sắc cho khu ở. + Nhiệm vụ Môi trường: Có sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. + Nhiệm vụ An toàn: Đảm bảo yêu cầu an toàn trong khu ở. - Đối với khu ở kết hợp với thương mại: + Nhiệm vụ Chức năng: Chưa đảm bảo các hoạt động chức năng. + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Khu ở có Phong cách “Nửa hiện đại, nửa truyền thống”, chưa rõ nét về mặt thẩm mỹ trong Kiến trúc cảnh quan khu ở. 10 + Nhiệm vụ Môi trường: Mật độ bê tông hóa cao, do đó còn nhiều hạn chế về mặt môi trường. + Nhiệm vụ An toàn: Sự gia tăng các hoạt động buôn bán dẫn đến nhiều hệ lụy không an toàn trong khu ở. - Đối với khu ở mới dạng chung cư: + Nhiệm vụ Chức năng: Do còn hạn chế về mặt quy mô diện tích nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ chức năng trong khu ở. + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Mô hình ở mới nhưng chưa thể hiện được vẻ đẹp của khu ở hiện đại. + Nhiệm vụ Môi trường: Chưa đảm bảo các yêu cầu của môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững. + Nhiệm vụ An toàn: Đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong khu ở. 1.5. Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Huế hiện nay: Vấn đề đặt ra cho Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị TP. Huế hôm nay đó là: Trên cơ sở những nhiệm vụ của tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, tiếp tục nghiên cứu yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị Thành phố Huế. Do đó cần có các phương pháp luận nghiên cứu thích hợp cũng như những cơ sở khoa học liên quan đến tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, nội dung này được trình bày ở phần tiếp theo. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào đối tượng và nội dung nghiên cứu Tác giả sử dụng năm phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp Khảo sát hiện trạng; Phương pháp Phân tích, tổng hợp; 11 Phương pháp Lịch sử; Phương pháp Thống kê, hệ thống hóa; Phương pháp Chuyên gia. 2.2. Cơ sở khoa học tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP. Huế 2.2.1. Cơ sở về Điều kiện tự nhiên TP. Huế: Đó là việc tổ chức KTCQ khu ở phù hợp với địa hình, đất đai, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên ở Huế và đặc biệt là cảnh quan sông Hương và núi Ngự. Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở được xem xét như là sắc thái riêng của Huế. 2.2.2. Cơ sở về Văn hóa xã hội trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế: Đó là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đề cao giá trị truyền thống, lối sống tính cộng đồng và văn hóa ở thích thơ ca, hội họa của người dân xứ Huế. 2.2.3. Cơ sở Lý thuyết về tổ chức KTCQ khu ở đô thị TP. Huế - Lý thuyết thẩm mỹ trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị TP. Huế: Đề cập đến các lý thuyết thẩm mỹ để hướng đến cái đẹp của sự tổng hòa các yếu tố trong không gian KTCQ khu ở trên cơ sở: Cơ cấu tổ chức mặt bằng hợp lý và Tổ chức hình khối không gian có tỷ lệ hài hòa. - Một số lý thuyết Thiết kế Đô thị và Thiết kế KTCQ đô thị trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị tại TP. Huế: Lý thuyết “Một ngôn ngữ kiểu mẫu”, lý thuyết “Một lý thuyết mới về Thiết kế Đô thị” và lý thuyết “Tính tự nhiên của Trật tự” của Christopher Alexander và các đồng sự; Cũng như lý thuyết “Cái chết và cuộc sống của các thành phố lớn Hoa Kỳ” của Jane Jacobs và lý thuyết “Cảnh quan đô thị súc tích” của Gordon Cullen, đều là cơ sở cho việc tổ chức KTCQ khu ở đô thị. 2.2.4. Cơ sở về Môi trường sinh thái và phát triển bền vững: Đó là việc khai thác tài nguyên và rác thải; Tiêu hao năng lượng và khí thải CO2 và Nguồn nước hướng đến phương thức Xây dựng theo phương thức sinh thái và phát triển bền vững và với Quan điểm Kiến trúc cảnh quan khu ở sinh thái và tiết kiệm năng lượng. 12 2.2.5. Cơ sở về Việc đáp ứng các hoạt động chức năng trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế: Đảm bảo việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, giao tiếp, di chuyển và yêu cầu về dịch vụ, thương mại cũng như các yêu cầu khác trong khu ở. 2.2.6. Cơ sở về Kinh tế kỹ thuật trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở: Là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Trong bối cảnh xây dựng hiện nay việc lựa chọn công nghệ thích hợp là phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật của Thành phố Huế cũng như của Việt Nam. 2.2.7. Cơ sở về Định hướng tổ chức KTCQ TP. Huế: Đó là phát triển không gian TP. Huế theo mô hình “Tập hợp đô thị di sản văn hóa và cảnh quan”, trên nền tảng Bảo tồn cảnh quan di tích Cố Đô Huế và thắng cảnh sông Hương núi Ngự cộng với các cơ sở Văn hóa Tâm linh Phật Giáo và cần gia tăng giá trị mới cho Kiến trúc cảnh quan khu ở. 2.2.8. Bài học kinh nghiệm tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị tại một số đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở bảo tồn ký ức sống của người dân đô thị và bảo tồn phát huy các giá trị Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ, ở cũ theo xu hướng hiện đại hóa Kiến trúc cảnh quan khu ở trong đô thị. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 3.1.1. Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế - Đối với khu ở cổ và ở cũ 13 + Kiến trúc công trình nhà ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng cao và hệ số sử dụng đất thấp. Khối kiến trúc bám theo mặt đường, mặt hẻm, có cấu trúc thống nhất và hài hòa với không gian đường phố.  Hình thức kiến trúc: Kiến trúc bản địa truyền thống, sử dụng vật liệu địa phương, chủ yếu có màu “Trầm và ấm” (Màu nâu đất, màu ghi và màu vàng nhạt). + Kiến trúc công trình công cộng  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc hình khối đơn giản, xây dựng độc lập trong một khuôn viên cây xanh riêng.  Hình thức kiến trúc: Phong cách bản địa truyền thống kết hợp với nghệ thuật trang trí “Cầu kỳ nhưng tinh tế” của người Huế, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc sặc sỡ (Màu đỏ, màu vàng đậm). + Kiến trúc nhỏ trong khu ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu nhà ở và công trình công cộng. Cấu trúc hình khối đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên nhiên.  Hình thức kiến trúc: Loại kiến trúc nhỏ truyền thống thường thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng). - Đối với khu ở kiểu nhà vườn + Kiến trúc công trình nhà ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc từ việc tạo hình là sự kết hợp của các hình học đơn giản, tạo dựng hình khối hài hòa trong khu vườn. 14  Hình thức kiến trúc: Tiêu biểu là kiến trúc nhà Rường với cấu trúc gỗ kết hợp với trang trí đặc sắc từ ý tưởng Địa - Nhân - Văn xứ Huế, sử dụng vật liệu địa phương, màu chủ yếu là tông màu nâu, tùy theo vị trí của công trình có sự phối màu đậm nhạt khác nhau. + Kiến trúc công trình công cộng  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Được cấu trúc bởi hình khối có sự kết hợp đa dạng của nhiều hình học theo nguyên tắc của Thuật Phong Thủy.  Hình thức kiến trúc: Có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc bản địa với các chi tiết trang trí của kiến trúc Pháp, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc sặc sỡ (Màu đỏ, màu nâu đỏ, màu nâu đậm). + Kiến trúc nhỏ trong khu ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc đơn giản và thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở. Cấu trúc hình khối đơn giản, tổ chức không gian mở gắn với cảnh quan thiên nhiên.  Hình thức kiến trúc: Loại hình kiến trúc nhỏ truyền thống thường thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng). - Đối với khu ở kết hợp với thương mại + Kiến trúc công trình nhà ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng cao và hệ số sử dụng đất thấp. Khối kiến trúc nhà ở dạng liên kế có tầng cao khác nhau, bám theo mặt đường, mặt hẻm, có cấu trúc “Mở”.  Hình thức kiến trúc: Kiến trúc nhà phố có phong cách “Hiện đại”, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, khu ở có màu sáng và tươi hơn đối với khu ở cổ và ở cũ. 15 + Kiến trúc công trình công cộng  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc đa dạng và phong phú, là sự kết hợp linh hoạt giữa hình khối mặt bằng với hình khối của mái cũng như độ đặc rỗng của các mảng tường.  Hình thức kiến trúc: Phong cách kiến trúc theo xu hướng hiện đại nhất là các công trình thương mại hay vui chơi giải trí của khu ở, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam màu sáng và tươi hơn phù hợp với khu thương mại. + Kiến trúc nhỏ trong khu ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở. Cấu trúc hình khối kiến trúc đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên nhiên.  Hình thức kiến trúc: Loại hình kiến trúc nhỏ truyền thống thường thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng). - Đối với khu ở mới dạng chung cư + Kiến trúc công trình nhà ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng và nhiều tầng (≤ 9 tầng), mật độ xây dựng không quá 50% diện tích đất và hệ số sử dụng đất thấp. Có cấu trúc là sự tổ hợp hình khối trên cơ sở các hình học cơ bản kết hợp với tỷ lệ tầng cao và độ đặc rỗng của công trình.  Hình thức kiến trúc: Hướng đến phong cách kiến trúc khu ở hiện đại, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam màu sáng và tươi hơn phù hợp với khu ở mới dạng chung cư. + Kiến trúc công trình công cộng 16  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và hệ số sử dụng đất thấp. Cấu trúc đa dạng và phong phú, là sự kết hợp linh hoạt giữa hình khối mặt bằng với hình khối của mái cũng như độ đặc rỗng của các mảng tường trong công trình.  Hình thức kiến trúc: Phong cách kiến trúc theo xu hướng hiện đại, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, kiến trúc có gam màu sáng và tươi hơn. + Kiến trúc nhỏ trong khu ở  Bố cục tạo hình kiến trúc: Kiến trúc thấp tầng, quy mô xây dựng nhỏ, vị trí xây dựng đan xen trong khu ở. Cấu trúc hình khối kiến trúc đơn giản, tổ chức không gian dạng “Mở” gắn với cảnh quan thiên nhiên.  Hình thức kiến trúc: Loại kiến trúc nhỏ truyền thống thường thấy ở các công viên, vườn hoa, sử dụng vật liệu truyền thống và một số vật liệu mới, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng (Màu trung gian giữa gam màu của nhà ở và gam màu của công trình công cộng). 3.1.2. Nhận dạng những Đặc trưng của các yếu tố KTCQ khác trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế - Đối với yếu tố Địa hình: Nhìn chung địa hình đối với Khu ở cổ, ở cũ; Khu ở kiểu nhà vườn đa dạng trên cơ sở địa hình tự nhiên. Khu ở mới dạng chung cư khá đa dạng trên cơ sở địa hình nhân tạo. Khu ở kết hợp với thương mại khá đơn điệu không có sự thay đổi đáng kể. - Đối với yếu tố Mặt nước: Có sự kết hợp giữa mặt nước tự nhiên và mặt nước nhân tạo đối với khu ở cổ, ở cũ và khu ở kiểu nhà vườn. Yếu tố nước khu ở mới dạng chung cư chủ yếu là nhân tạo, còn khu ở kết hợp với thương mại, yếu tố nước hầu như biến mất. - Đối với yếu tố Cây xanh: Cây xanh đối với khu ở cổ, ở cũ và khu ở kiểu nhà vườn khá đa dạng về loại cây xanh và phong phú về các giải 17 pháp tổ chức. Khu ở mới dạng chung cư và khu ở kết hợp với thương mại còn hạn chế về cây xanh. 3.2. Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 3.2.1. Cơ sở để nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế Cơ sở để nhận dạng các Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là: - Thực hiện nhiệm vụ Chức năng; - Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ; - Thực hiện nhiệm vụ Môi trường; - Thực hiện nhiệm vụ An toàn. 3.2.2. Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác trong khu ở Từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên, Tác giả nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác như sau: - Mối quan hệ Kết hợp thực hiện nhiệm vụ Chức năng; - Mối quan hệ Hài hòa thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ; - Mối quan hệ Thích ứng thực hiện nhiệm vụ Môi trường; - Mối quan hệ Tương tác thực hiện nhiệm vụ An toàn. Các Mối quan hệ trên được thể hiện trong Cơ cấu tổ chức mặt bằng và Tổ chức hình khối không gian Kiến trúc cảnh quan khu ở. 3.3. Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế 18 3.3.1. Cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử Điều chỉnh các yếu tố Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu nhằm thực hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là: - Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Sự Kết hợp giữa các yếu tố Kiến trúc để Tạo ra không gian trống và Kết hợp với các yếu tố KTCQ khác để Hoàn chỉnh không gian trống ngoài nhà. - Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ: Sự Hài hòa yếu tố Kiến trúc và Hài hòa với Địa hình, Mặt nước và Cây xanh mang lại Vẻ đẹp hoàn chỉnh và nhân văn. - Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Kiến trúc cảnh quan khu ở Thích ứng với điều kiện tự nhiên hướng đến sự Cân bằng môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên trong khu ở. - Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Sự Tương tác giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác Tạo không khí thanh bình, nhẹ nhàng và dễ chịu trong khu ở. 3.3.2. Nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức KTCQ khu ở - Nhóm Quy tắc Ứng xử Kết hợp: Ứng xử Kết hợp yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác. - Nhóm Quy tắc Ứng xử Hài hòa: Ứng xử Hài hòa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác. - Nhóm Quy tắc Ứng xử Thích ứng: Ứng xử Thích ứng yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác. - Nhóm Quy tắc Ứng xử Tương tác: Ứng xử Tương tác yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ khác. 3.3.3. Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và nguyên tắc, phương thức áp dụng trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở - Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử: 19 + Đối với yếu tố Kiến trúc: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong Tạo hình, Hài hòa trong Bố cục, Thích ứng trong Môi trường tự nhiên và Tương tác trong Tổ chức mặt bằng cũng như Hình thức kiến trúc. + Đối với các yếu tố KTCQ khác: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong Tổ chức mặt bằng, Hài hòa trong Hình khối kiến trúc, Thích ứng trong Môi trường tự nhiên và Tương tác trong Tổ chức mặt bằng và Tổ chức hình khối không gian. - Nguyên tắc và phương thức áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở: + Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng Đồng bộ trên cơ sở yếu tố Kiến trúc giữ vai trò chủ đạo. + Phương thức áp dụng: Áp dụng cho từng Loại hình khu ở cụ thể. 3.4. Đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong tổ chức KTCQ khu ở Thành phố Huế 3.4.1. Định hướng chung cho các giải pháp - Nguyên tắc chung: + Đối với các khu ở hiện hữu: Cải tạo, nâng cấp yếu tố hiện hữu và bổ sung yếu tố mới Tương thích với hiện trạng khu ở. + Đối với khu ở mới: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đồng bộ với không gian căn hộ và theo xu hướng sinh thái, phát triển bền vững. - Yêu cầu chung đối với nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu: Tổ chức KTCQ khu ở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về Chức năng, về Thẩm mỹ, về Môi trường sinh thái và về An toàn trong khu ở. 3.4.2. Giải pháp cải tạo nâng cấp và tổ chức mới yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác Tương thích với Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu - Đối với yếu tố Kiến trúc: Chỉnh trang diện mạo Kiến trúc hiện hữu ở bố cục tạo hình và hình thức kiến trúc. Đồng thời bổ sung các yếu tố 20 Kiến trúc mới Tương thích với kiến trúc hiện hữu ở các lĩnh vực: Tạo hình và hình thức cũng như quy mô tầng cao kiến trúc trong khu ở. - Đối với các yếu tố KTCQ khác (Địa hình, Mặt nước, Cây xanh): Tương thích trong sự đa dạng của các yếu tố KTCQ khác. Chỉnh trang và bổ sung các yếu tố Kiến trúc cảnh quan mới Tương thích với không gian khu ở. Đặc biệt bảo tồn và đa dạng hóa các yếu tố Kiến trúc cảnh quan ở không gian mở ra sông. 3.4.3. Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới dạng chung cư - Những yêu cầu đối với nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở chung cư mới: + Nhiệm vụ Chức năng: Đảm bảo các không gian bán công cộng và không gian công cộng đủ quy mô diện tích đáp ứng các hoạt động bên ngoài căn hộ. + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Tạo được sắc thái riêng về KTCQ trong không gian khu ở đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác. + Nhiệm vụ Môi trường sinh thái: Giải pháp quy hoạch, giải pháp kiến trúc, giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng cũng như giải pháp đối với địa hình, mặt nước, cây xanh hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững. + Nhiệm vụ An toàn: Tạo các “Giao diện tích cực” và “Duy trì sức sống lành mạnh” trong không gian Kiến trúc cảnh quan theo hướng “Không gian an toàn”. - Đề xuất những giải pháp về yếu tố Kiến trúc trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở: Đa dạng hóa Bố cục hình khối kiến trúc và tổ chức Hình thức kiến trúc công trình nhà ở, kiến trúc công trình công cộng, kiến trúc nhỏ trong khu ở phù hợp với mô hình ở dạng chung cư thấp tầng và nhiều tầng trong điều kiện tự nhiên ở Huế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan