Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức các lực cơ học chương “động lực học ...

Tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức các lực cơ học chương “động lực học chất điểm” vật lý 10 trung học phổ thông

.PDF
11
1488
75

Mô tả:

Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức các lực cơ học chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 trung học phổ thông Vũ Thị Hải Yến Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Người hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Hương Trà Năm bảo vệ: 2013 102 tr . Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo góc để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động dạy học nội dung kiến thức phần các lực cơ học vật lý 10 Trung học phổ thong (THPT) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh . Tìm hiểu thực tế dạy và học môn vật lý đặc biệt là nội dung kiến thức chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài . Keywords.Phương pháp giảng dạy; Lực cơ học; Động lực học chất điểm; Giáo dục học Content. 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên toàn thế giới, trong đó nổi bật là cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra rất sôi động, có tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kì phát triển mới của nhân loại – đó là thời kì của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Công cuộc đổi mới cần những con người có năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Do đó m ục tiêu giáo dục ở nước ta nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây mà còn quan tâm tới việc thắp sáng ở học sinh niềm tin, bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới. Theo W.B.Yeats : “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”. Đặc biệt là người học phải đạt tới mục tiêu đổi mới giáo dục mà Unesco đưa ra là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người ”. Thực tiễn cho thấy chúng ta đang thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở hầu hết các cấp học. Phương pháp dạy học ở bậc phổ thông phải hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú ; thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”. Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều 28, quy định “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ độn , sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui , hứng thú học tập cho học sinh ”. Quan điểm dạy học tích cực đã được nhà giáo dục người Mỹ Robert Marzano nêu lên trong công trình A different Kind of Classroom: Teaching with Dimension of Learning do Asociation for Supervision and Curriculm Development xuất bản. Dạy và học tích cực cũng đã được Dự án Việt – Bỉ, là Dự án song phương giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Cơ quan Hợp tác Kĩ thuật Bỉ triển khai áp dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đang từng bước triển khai áp dụng . Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc, hiện nay đang còn tương đối mới ở Việt Nam. Tổ chức dạy học theo góc là chúng ta tạo ra cho học sinh một môi trường học tập hứng thú hơn, thoải mái hơn vì học sinh được lựa chọn cách học theo sở thích, được tham gia vào các hoạt động như khám phá, thực hành… Khi tổ chức dạy học theo góc người giáo viên có thể tổ chức các góc như: góc mĩ thuật – nơi để học sinh tới vẽ , thiết kế ….; góc trải nghiệm – nơi trang bị nhiều đồ dùng học tập để học sinh thử nghiệm, hoạt động, nghiên cứu …; góc thảo luận – nơi học sinh có thể tới để bàn luận, tranh luận, nói chuyện ….; góc đọc – nơi có nhiều sách, báo, tài liệu.…học sinh có thể tới tự đọc thầm, nghiên cứu ….; góc bộ môn – trang bị các thiết bị đồ dùng dạy học theo chủ đề hoặc theo môn, cách này có thể sử dụng tốt đối với học sinh các lớp ở cấp mầm non và tiểu học, thích hợp với các lớp trên trong việc học theo các chủ đề tự chọn. Người giáo viên cũng có thể chia không gian lớp học ra thành nhiều góc học tập khác nhau, nhưng thông thường chia thành 4 góc và tổ chức cho 4 góc này cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phương pháp khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau, ví dụ như : góc trải nghiệm – nơi đề học sinh làm thí nghiệm; góc quan sát – nơi để học sinh xem băng, các phần mềm liên quan...; góc phân tích – nơi để sẵn các tài liệu, sách báo,…để học sinh tự đọc, tự nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ được giao; góc áp dụng – nơi học sinh thảo luận, trao đổi, vận dụng kiến thức đã biết vào một tình huống mới. Cách này có thể áp dụng trong dạy học môn vật lí cho học sinh cấp THCS hay THPT khi hình thành các kiến thức mới theo các con đường khác nhau , các kiến thức về ứng dụng kĩ thuật của vật lí.… Hay giáo viên cũng có thể tổ chức cho mỗi góc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng cùng phục vụ để học một nội dung/chủ đề. Như vậy có thể nói, Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học được tổ chức sao cho người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Dạy học theo góc giúp học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học nhằm học sâu, hiểu rõ kiến thức, vì cùng một vấn đề học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, với các phong cách học khác nhau. Nội dung kiến thức có thể không chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa mà có thể vượt ra ngoài kiến thức giáo khoa, liên hệ chặt chẽ với các vấn đề của thực tiễn. Dạy học theo góc đòi hỏi giáo viên với cùng một nội dung kiến thức cần thiết kế các nhiệm vụ để người học xây dựng kiến thức theo các con đường khác nhau. Trong chương trình vật lí phổ thông hiện nay, nghiên cứu về phương pháp dạy học theo góc đã có các luận văn: “ Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Dao động cơ ” sách giáo khoa vật lý 12 THPT ” luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý của tác giả Vũ Thị Xuân (2010) - ĐHGD- ĐHQG Hà Nội , “ Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang học” chương trình vật lý 11 nâng cao” luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý của tác giả Trần Thị Thu Hà (2010) – ĐHGD - ĐHQG Hà Nội, “Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” sách giáo khoa vật lý 11 nâng cao ” luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý của tác giả Nguyễn Thị Vân (2010) - ĐHGD- ĐHQG Hà Nội , “Dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh ” luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý của tác giả Phạm Hương Giang ( 2011) - ĐHGD- ĐHQG Hà Nội , “Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao” luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Vũ Đình Việt (2010) – ĐHSP Hà Nội ….các đề tài trên đã vận dụng được cơ sở lý luận về dạy học theo góc vào tổ chức các giờ dạy trên lớp làm cho các em học sinh rất hứng thú khi được học ở góc quan sát, rất tích cực, tự giác học tập ở các góc phân tích hay góc vận dụng, học sinh thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khám phá tại góc trải nghiệm và từ đó đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh . Xung quanh nội dung kiến thức về các lực cơ học đã có một số luận văn như: “Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức về “Lực ma sát” theo sách giáo khoa vật lý lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập ” luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Hương (2004),“ Sử dụng phần mềm toán học Matthematica trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao THPT” – Nguyễn Thị Thu Huyền cao học khóa 4 chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Vật lý – ĐHGD - ĐHQG Hà Nội, “ Phát huy năng lực của học sinh trong giải bài tập chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản ”- Hoàng Thị Tâm cao học khóa 4 chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Vật lý – ĐHGD - ĐHQG Hà Nội, “Tổ chức dạy học dự án trong dạy học một số kiến thức chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao” – Lê Thị Phương Hoa cao học khóa 5 chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Vật lý – ĐHGD - ĐHQG Hà Nội , “ Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao” - Bùi Hoàng Hà cao học khóa 6 chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Vật lý – ĐHGD - ĐHQG Hà Nội…. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào nghiên cứu việc dạy học theo góc để tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “ Động lực học chất điểm ” sách giáo khoa vật lý 10 THPT. Xuất phát từ các lí do trên , tôi chọn nghiên cứu đề tài : Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Các lực cơ học chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng “dạy học theo góc” vào thiết kế tiến trình dạy học nội dung kiến thức phần Các lực cơ học vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo góc để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động dạy học nội dung kiến thức phần các lực cơ học vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh . - Tìm hiểu thực tế dạy và học môn vật lý đặc biệt là nội dung kiến thức chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài . 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nội dung kiến thức phần các lực cơ học chương “ Động lực học chất điểm ” sách giáo khoa vật lý 10 THPT. - Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ở lớp 10A1, 10A2 trường THPT Trầ n Hưng Đa ̣o - Hà Đông. 5. Vấn đề nghiên cứu Làm thế nào để tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức phần các lực cơ học chương trình vật lý 10 THPT để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập? 6. Giả thuyết khoa học Việc vận dụng cơ sở lý luận dạy học theo góc cùng với việc đảm bảo những yêu cầu của hoạt động nhận thức Vật lý có thể tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức phần Các lực cơ học chương trình vật lý lớp 10 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Nội dung kiến thức phần các lực cơ học chương “Động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 THPT. Cụ thể: + Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo . Định luật Húc + Bài 13. Lực ma sát - Các hoạt động dạy và học theo góc của giáo viên và học sinh ở lớp 10A1, 10A2 trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo góc vào thiết kế tiến trình dạy học nội dung kiến thức các lực cơ học chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 THPT. - Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông và học viên cao học cùng chuyên ngành. 9. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luâ ̣n : nghiên cứu tài liê ̣u v ề các quan điểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu về lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học môn Vật lý nói riêng để làm rõ quan điểm về sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong quá trình dạy học môn Vật lý. Nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo về phần các lực cơ học cùng với những ứng dụng của chúng để xác định mức độ kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững. - Phương pháp điề u tra, quan sát: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án, dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên) và việc học (thông qua trao đổi với học sinh, phân tích các sản phẩm của học sinh) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy và học nội dung kiến thức phần các lực cơ học chương trình vật lý lớp 10 THPT từ đó đề xuất giải pháp. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiê ̣m : Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận cần thiết . 10. Cấ u trúc luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo nô ̣i dung chin ́ h của luâ ̣n văn gồ m ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về dạy học theo góc . Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học theo góc nội dung kiến thức phần các lực cơ học chương trình Vật lí lớp 10 THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục và đào tạo. Luật Giáo dục. NXB Tư pháp, 2005. 2 Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT. NXB giáo dục, 2006. 3 Bộ giáo dục và đào tạo. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Vật lí. NXB giáo dục, 2007. 4 Benrd Meier, Nguyễn Cao Cường. Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Tài liệu học tập, Posdam – Hà Nội, 2009. 5 Lương Duyên Bình ( tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh. Sách giáo viên Vật lí 10 THPT. NXB Giáo dục, 2006. 6 David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker. Cơ sở vật lí – tập 1,2. NXB Giáo dục, 2003. 7 Phan Dũng. Phương pháp luận sáng tạo. NXB Khoa học – Kĩ thuật, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 1992. 8 Dự án Việt - Bỉ. Tài liệu tập huấn Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học. Tài liệu tập huấn, 2006. 9 Dự án Việt - Bỉ. Tài liệu tập huấn về 3 phương pháp dạy và học tích cực (Học theo hợp đồng,học theo góc và học theo dự án).Tài liệu tập huấn, 2007. 10 Dự án Việt - Bỉ. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học sư phạm, 2009. 11 Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia, 2006. 12 Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2 khóa VIII. 13 Bùi Hoàng Hà. Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong chương “động lực học chất điểm” sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao”. Luận văn thạc sĩ sư phạm vật lí. Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội, khóa 6. 14 Trần Thị Thu Hà. Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang học”- Chương trình Vật lí 11- nâng cao. Luận văn thạc sĩ sư phạm vật lí. Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội, 2010. 15 Phạm Minh Hạc (chủ biên). Tuyển tập tâm lí học J. Piaget. NXB Giáo dục, 1996 16 Nguyễn Văn Hân. Tổ chức hoạt động tự học ở nhà đề tài “Định luật bảo toàn động lượng” theo hướng phát triển hoạt động nhận thức, tích cực, tự chủ, của học sinh. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội, 2004. 17 Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Vật lí. NXB ĐHSP, 2003. 18 Madeline Hunter, Robin Hunter (Nhóm dịch Nguyễn Đào quý Châu) Làm chủ phương pháp giảng dạy. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 19 Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 20 Nguyễn Thị Hương. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức về “Lực ma sát ”theo sách giáo khoa vật lý lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực , tự chủ của học sinh trong học tập. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội 2004. 21 Jean Piaget. Tâm lí học và giáo dục. NXB Giáo dục, 1999. 22 Manzano, Robert J. A different Kind of Classrom: Teaching with Dimension of Learning. Association for Supervision and Curriculum Development, 1992. 23 Đặng Hoàng Minh. Tâm lí học dạy học. Tài liệu giảng dạy chương trình thạc sỹ LL và PPDH, 2011. 24 N.M.Zvereva. Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học Vật lí. NXB Giáo dục, 1985. 25 Vũ Thị Hồng Nga. Tổ chức hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực của học sinh trong dạy học các định luật bảo toàn ( Vật lí 10- THPT). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội, 1999. 26 Ngô Diệu Nga. Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật lí. Bài giảng chuyên đề cao học, 2003. 27 Ngô Diệu Nga. Phân tích chương trình vật lí phổ thông hiện hành. Bài giảng chuyên đề cao học, 2011. 28 Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm, 2002. 29 Vũ Đức Thủy. Xây dựng và sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm trên máy tính nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh trong dạy học phần định luật bảo toàn cơ năng ở lớp 10, nâng cao. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội, 2008. 30 Tổ phương pháp giảng dạy Vật lí. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí. Tài liệu hướng dẫn, 2009. 31 Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB Đại học sư phạm, 2007. 32 Phạm Hữu Tòng. Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học. NXB Giáo dục, 2001. 33 Đỗ Hương Trà. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm, 2012. 34 Thái Duy Tuyên. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục, 2008. 35 Lê Hải Yến. Dạy và học cách tư duy. NXB Đại học sư phạm, 2008.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan