Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính toán tổn hao áp suất sau khi đã xác định được mô hình dòng chảy trong tuyến...

Tài liệu Tính toán tổn hao áp suất sau khi đã xác định được mô hình dòng chảy trong tuyến ống vận chuyển từ giàn dh 02 sang dh 01

.PDF
85
1
68

Mô tả:

1 MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC HÌNH ............................................................................................................ 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THU GOM Ở MỎ ĐẠI HÙNG ........... 10 1.1.Giàn xử lý trung tâm DH-01 ............................................................................................... 12 1.1.1.Khối thượng tầng ............................................................................................................. 12 1.1.2.Các trang thiết bị ngầm .................................................................................................... 14 1.2.Giàn đầu giếng .................................................................................................................... 16 1.2.1.Khối thượng tầng giàn đầu giếng DH-02......................................................................... 16 1.2.2.Khung dẫn hướng khoan và chân đế giàn đầu giếng DH-02 ........................................... 17 1.3.Phân loại đường ống trong khu vực phạm vi nội mỏ.......................................................... 20 1.3.1Tại khu vực giàn DH-01 ................................................................................................... 20 1.3.1.1.Đường ống thu gom ...................................................................................................... 20 1.3.1.2.Đường ống xả ............................................................................................................... 23 1.3.1.3.Đường ống vận chuyển ................................................................................................. 24 1.3.2.Tại khu vực giàn DH-02 .................................................................................................. 25 CHƢƠNG II: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH NĂNG TUYẾN THU GOM KÍN TỪ GIÀN DH-02 ĐẾN GIÀN DH-01 ................................................................................ 27 2.1.Đặc tính tuyến ống .............................................................................................................. 27 2.1.1.Cụm phóng và nhận con thoi ........................................................................................... 27 2.1.2.Tuyến ống cứng ............................................................................................................... 29 2.1.3.Đoạn ống tĩnh................................................................................................................... 31 2.1.3.1.Sơ đồ bố trí tuyến ống ................................................................................................... 31 2.1.3.2.Đặc điểm tuyến ống tĩnh ............................................................................................... 34 2.1.4.Đoạn ống động ................................................................................................................. 37 2.1.4.1.Sơ đồ bố trí tuyến ống ................................................................................................... 37 2 2.1.4.2.Đặc điểm tuyến ống ...................................................................................................... 39 CHƢƠNG III: CẤU TRÚC DÒNG NHIỀU PHA TRONG ĐƢỜNG ỐNG .......... 43 3.1.Mô hình một pha lỏng hoặc khí .......................................................................................... 43 3.2.Mô hình hỗn hợp hai pha lỏng-khí ..................................................................................... 43 3.2.1.Dòng chảy trong tuyến ống ngang ................................................................................... 44 3.2.2.Dòng chảy trong tuyến ống đứng..................................................................................... 46 3.3.Mô hình hỗn hợp hai pha lỏng-khí cùng với pha rắn.......................................................... 48 CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN CHUYỂN HỖN HỢP DẦU KHÍ TỪ DH-02 SANG DH-01 Ở MỎ ĐẠI HÙNG ..................... 50 4.1.Mối quan hệ dòng hai pha theo Beggs và Brill................................................................... 50 4.1.1.Các thành phần tổn hao áp suất trong ống ....................................................................... 50 4.1.2.Lý thuyết dòng đa pha ..................................................................................................... 50 4.1.2.1.Tổn hao do ma sát ......................................................................................................... 51 4.1.2.2.Thành phần áp suất thủy tĩnh ........................................................................................ 51 4.1.3.Các thông số tính toán ..................................................................................................... 52 4.1.3.1.Vận tốc riêng ................................................................................................................. 52 4.1.3.2.Tác dụng của phần chất lỏng thực tế ............................................................................ 52 4.1.4.Tính toán tổn hao thủy tĩnh .............................................................................................. 57 4.1.5.Tính toán tổn hao áp suất do ma sát................................................................................. 59 4.2.Tính toán thủy lực đường ống cho năm 2014 ..................................................................... 61 4.2.1.Tính toán tổn hao cho áp suất bình tách làm việc ở 14 bar ............................................. 61 4.2.2.Tính toán cho áp suất ở chế độ 20 bar và 25 bar ............................................................. 76 4.2.3.Tổng hợp tính toán cho các năm còn lại .......................................................................... 76 4.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả vận chuyển ........................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 83 3 PHỤ LỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ lô 05-1a, Mỏ Đại Hùng ....................................................................... 10 Hình 1.2: Thiết bị nội Mỏ Đại Hùng, lô 05-1a .............................................................. 11 Hình 1.3: Giàn DH-01 .................................................................................................... 13 Hình 1.4: Sơ đồ xử lý Giàn DH-01 ................................................................................ 15 Hình 1.5: Giàn đầu giếng DH-02 ................................................................................... 16 Hình 1.6: Chân đế giàn đầu giếng DH-02 ...................................................................... 18 Hình 1.7: Sơ đồ xử lý giàn DH-02 ................................................................................. 19 Hình 2.1: Sơ đồ cụm phóng và nhận thoi ....................................................................... 28 Hình 2.2: Sơ đồ tuyến ống thép cứng............................................................................. 29 Hình 2.3: Điểm kết nối ống cứng và ống mềm tại đáy biển .......................................... 30 Hình 2.4: Sơ đồ mốc 0÷1,000m ..................................................................................... 32 Hình 2.5: Sơ đồ mốc 1,000÷2,250m .............................................................................. 32 Hình 2.6: Sơ đồ mốc 2,250÷3,500m .............................................................................. 33 Hình 2.7: Sơ đồ mốc 3,500÷4,497m .............................................................................. 34 Hình 2.8: Sơ đồ bố trí các lớp ........................................................................................ 36 Hình 2.9: Sơ đồ bố trí tuyến ống động ........................................................................... 38 Hình 2.10: Sơ đồ pheo neo trung gian ........................................................................... 38 Hình 2.11: Sơ đồ bố trí các lớp ...................................................................................... 40 Hình 2.12: Sơ đồ kết nối tuyến ống với giàn DH-01 ..................................................... 42 Hình 3.1: Sơ đồ dòng chảy tầng ..................................................................................... 43 Hình 3.3: Các dạng dòng chảy trong tuyến ống ngang .................................................. 45 4 Hình 3.4: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng khí......................................................... 45 Hình 3.5: Các dạng dòng chảy trong tuyến ống đứng ................................................... 47 Hình 3.6: Chế độ dòng chảy với vận tốc dòng khí......................................................... 48 Hình 3.6: Dạng dòng chảy khi tồn tại pha rắn ............................................................... 49 Hình 4.1: Quan hệ giữ hệ số ma sát hỗn hợp và tỷ phần lỏng đầu vào .......................... 64 Hình 4.2: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 14 bar .................................................................... 78 Hình 4.4: Đồ thị tổng hợp ở chế độ 25 bar .................................................................... 80 5 Bảng 1.1: PHỤC LỤC BẢNG Thông số giàn DH-01 ................................................................................. 12 Bảng 1.2: Chiều dài tuyến ống mềm khai thác các giếng ........................................... 21 Bảng 1.3: Thông số kỹ thuật ống mềm .......................................................................... 21 Bảng 2.1: Đặc tính ống................................................................................................... 30 Bảng 2.2: Đặc tính tuyến ống tĩnh ................................................................................. 34 Bảng 2.3: Thông số các lớp tuyến ống tĩnh ................................................................... 35 Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật chi tiết .............................................................................. 36 Bảng 2.5: Đặc tính tuyến ống động ................................................................................ 39 Bảng 2.6: Thông số các lớp tuyến ống động .................................................................. 39 Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật chi tiết .............................................................................. 40 Bảng 4.1: Thông số khai thác cho các năm.................................................................... 61 Bảng 4.2: Tóm tắt tổn hao áp suất và chế độ dòng chảy năm 2014 ở 20 bar và 25 bar 76 Bảng 4.3: Tổng hợp tổn hao áp suất và dạng dòng chảy cho các năm .......................... 77 6 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sỹ kỹ thuật này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tế và dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Xuân Lân. Các số liệu, mô hình và kết quả trong luận văn là trung thực, tên đề tài và luận văn không trùng lặp với bất cứ luận văn nào trước đó. Học viên Hoàng Mạnh Hùng 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giàn đầu giếng mỏ Đại Hùng (DH-02) tập trung vào khai thác tại khối N, được đưa vào khai thác tháng 11/2011. Giàn DH-02 được thiết kế là giàn không người ở, mọi quá trình liên quan tới vận hành đều được điều khiển từ giàn xử lý trung tâm DH-01. Hiện tại đang ở giai đoạn đầu của quá trình khai thác với áp suất vỉa lớn và có khả năng khai thác tự phun, tự vận chuyển về giàn DH-01. Khi mỏ ở trong giai đoạn thiết kế và tính toán, các thông số khai thác (lưu lượng dầu, khí và tính chất dầu-khí) đều dựa trên kết quả thử vỉa, thí nghiệm và mô hình dòng chảy trong tuyến ống đều dựa trên kết quả này dẫn tới chưa có tính thực tiễn. Sau một thời gian khai thác, các thông số khai thác đã được xác định lại và có sự khác biệt lớn so với thời điểm nghiên cứu ban đầu. Do đó cần thiết phải xác định lại mô hình dòng chảy trong tuyến ống, để từ đó xác định được ảnh hưởng của các chế độ dòng chảy này lên tuyến ống, cũng như tác động tới quá trình vận hành nội mỏ. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đính chính của đề tài là xác định mô hình dòng chảy chính đang tồn tại trong tuyến ống vận chuyển chất lưu khai thác từ giàn đầu giếng DH-02 sang giàn xử lý trung tâm DH-01 trong tương lai, khi các dự án mới được triển khai tại khu vực mỏ như đưa thêm vào khai thác các giếng mới, thu gom khí đồng hành... Dựa trên mô hình dòng chảy đó, tính toán được tổn hao áp suất trong quá trình vận chuyển và so sánh với tổn hao thực tế, khi có sự khác biệt, từ đó điều chỉnh các thông số để phù hợp với điều kiện thực tại. Dựa trên thông số đã điều chỉnh, tính toán các thông số sao cho phù hợp với các chế độ khai thác trong tương lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc tính toán tổn hao áp suất sau khi đã xác định được mô hình dòng chảy trong tuyến ống vận chuyển từ giàn DH-02 sang DH01 tại các phân đoạn có chênh cao khác nhau. Cụ thể tại 05 phân đoạn ống xuyên 8 suốt nội mỏ (đoạn ống đứng từ giàn DH-02 xuống đáy biển, đoạn bằng từ đáy biển tới giàn DH-01, đoạn nằm vắt lên phao đỡ trung gian, đoạn thả tự do trong nước biển và đoạn lên trên giàn DH-01). 4. Nội dung nghiên cứu Việc tính toán thủy lực sẽ dựa chế độ dòng chảy trong tuyến ống thuộc chế độ dòng chảy nào (dòng chảy tầng, dòng chảy rối, dòng phun, dòng nút, dòng vành xuyến, dòng chuyển tiếp và dòng tràn). Sau khi đã có tính toán đầy đủ về chế độ dòng chảy, xác định tổn hao áp suất cuối cùng tại đoạn cuối tuyến ống lưu lượng dầu và khí cần yêu cầu vận chuyển theo các giai đoạn khác nhau đồng thời dựa trên cơ sở thực tiễn nội mỏ (yếu tố vận hành của các thiết bị). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nhằm đánh giá được tác động tổn hao áp suất trên tuyến ống, mối quan hệ dòng chảy đa pha trong tuyến ống của Beggz và Brill được áp dụng cho đề tài. Lý thuyết Beggz và Brill sẽ dựa trên lưu lưu lượng dầu-khí yêu cầu cần vận chuyển, xác định ngược lại thể tích thực trong quá trình vận chuyển. Trên cơ sở đó tính toán tỷ phần chất lỏng tại các đoạn ống, hệ số dòng (hệ số Froude) và các mối quan hệ dòng chảy giữa pha lỏng và pha khí để các định tỷ trọng thực, hệ số ma sát thực, độ nhớt thực...Các thông số trên sẽ được phục vụ cho công tác tính toán tổn hao áp suất tại các đoạn ống có độc chênh cao khác nhau, dọc theo đường đi của tuyến ống từ giàn DH-02 sang DH-01. 6. Các kết quả nghiên cứu của đề tài Đề tài đã chỉ ra được cụ thể mô hình dòng chảy tại các phân đoạn ống cũng như tổn hao áp suất toàn bộ ở các chế độ khai thác khác nhau ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai ở các chế độ khai thác khác nhau. Dựa trên kết qủa đó để xác định các biện pháp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại mỏ. 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9 Từ kết quả đạt được qua toán thủy lực, xác định được mô hình dòng chảy trong tuyến ống ở các phân đoạn khác nhau, xung áp xuất biến thiên trong tuyến ống ở các phân đoạn này có ảnh hưởng tới cấu trúc của tuyến ống hay không. Từ đó đưa ra giải pháp tăng/giảm áp suất, lưu lượng dầu-khí nhằm đảm bảo tuyến ống không bị xung động mạnh bởi biến thiên áp suất. Ngoài ra còn xác định được mức độ giảm áp trong tuyến ống ở các chế độ lưu lượng khác nhau, từ đó xem xét chuyển đường dầu nhận từ giàn DH-02 vào giàn DH-01 ở bình tách cấp nào sẽ phù hợp. Đảm bảo tuyến ống được vận hành tối ưu và hiệu quả. 8. Cấu trúc và khối lƣợng của đề tài Luận văn được chia ra thành 04 chương riêng biệt, cụ thể Chương I sẽ giới thiệu tổng quát về sơ đồ thu gom nội mỏ. Chương II sẽ đi chi tiết về các tuyến ống thu gom hiện hữa, Chương III sẽ nêu lý thuyết cụ thể về mô hình dòng chảy có thể tồn tại trong tuyến ống đứng và ống xiên ở các chế độ lưu lượng khác nhau và cuối cùng Chương IV sẽ tập trung vào việc tính toán mô hình dòng chảy cũng như áp suất tổn hao trong toàn bộ tuyến ống, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho quá trình vận chuyển. Khối lượng tính toán của đề tài là rất lớn với đầy đủ mô hình khai thác ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. 10 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THU GOM Ở MỎ ĐẠI HÙNG Mỏ Đại Hùng thuộc lô 05-1a, nằm phía Đông-Bắc Bồn trũng Nam Côn Sơn, cách bờ khoảng 250km (Hình 1.1), Mỏ được khai thác tại khu vực có mực nước sâu trung bình 110m. Hình 1.1: Sơ đồ lô 05-1a, Mỏ Đại Hùng Sử dụng giàn bán tiềm thủy (Floating Production Unit -FPU) DH-01 kết nối với 12 giếng ngầm. Dầu được khai thác từ 11 giếng, giếng còn lại dùng cho công tác bơm ép (giếng 4P thuộc khối L) duy trì áp suất vỉa. Có 03 giếng tạo thành cụm ngay dưới giàn (1P, 2P và 3P) trong khi các giếng khác có vị trí xa giàn DH-01 (4X, 4P, 5P, 6P/7P, 7X, 8P, 9P, 10P và 12X. Các giếng được kết nối với giàn DH-01 thông qua 01 đường 11 ống khai thác mềm và 01 đường ống mềm dùng cho công tác tuần hoàn, thu và nhận thoi đường kính ống 75mm và mỗi giếng có 01 đường điều khiển thủy lực điều khiển hệ thống thiết bị ngầm. Dầu thô khai thác từ giếng được xử lý trên giàn DH-01 sau đó được bơm sang tàu chứa nổi, tàu được neo giữ tại vị trí thông qua phao neo tàu. Dầu thô được bơm tới phao neo tàu thông qua 02 đường ống mềm có đường kính trong 150mm, sau đó từ phao neo tàu dầu được đẩy sang tàu chứa bằng ống mềm nổi. Khí tách ra khỏi dầu được đốt tại chỗ và không có thiết bị thu gom khí trên giàn DH-01. Giàn DH-02 là giàn đầu giếng cố định, được thiết kế không người ở, hiện tại khai thác dầu từ 06 giếng (12P, 13P, 14P, 15P, 16P và 17P). Chất lưu từ giếng được tách khí thông qua bình tách cao áp, dầu được dẫn sang giàn DH-01 cho công tác tách sâu thông qua 02 đường ống mềm đường kính 150mm với khoảng cách 5km, khí được đốt bỏ. Toàn bộ hoạt động vận hành trên giàn được điều khiển thông qua 01 dây cáp ngầm. (Hình 1.2) 6P/7P FPU DH-01 9P 10P WHP-DH-02 4X 4P 5P MDB MDB 1P 3P 2P CALM Buoy 7X FSO 12X (11P) Hình 1.2: Thiết bị nội Mỏ Đại Hùng, lô 05-1a 12 1.1. Giàn xử lý trung tâm DH-01 1.1.1. Khối thƣợng tầng Giàn DH-01 (Hình 1.3) là giàn bán tiềm thủy do công ty Aker Engineering thiết kế và xây dựng năm 1974 dưới dạng giàn khoan nổi. Năm 1984, công ty Hamilton Oil hoán cải thành cụm giàn khai thác nổi dùng để khai thác tại Mỏ Argyll/Duncan/Innes thuộc khu vực biển bắc của Mỹ. Đầu năm 1994 nó được kéo tới lô 05-1a phục vụ khai thác khu vực mỏ Đại Hùng và dòng dầu đầu tiên được khai thác tại đây vào tháng 10/1994. Giàn DH-01 được neo tại chỗ thông qua hệ thống xích neo. Bảng 1.1: Thông số giàn DH-01 Kích thước Tải trọng khô Lượng giãn nước Chiều dài Pontoon 108,2 m Chiều rộng thiết kế 67,36 m Chiều dài boong chính 68,6 m Chiều cao tới boong chính 36,6 m Chiều rộng boong chính 60,92 m Mớm nước tối đa 21,3 m 10.886 MT 20.983 MT (ở mớn nước 21,3 m) 13 Hình 1.3: Giàn DH-01 Sơ đồ xử lý trên giàn DH-01 (Hình 1.4) bao gồm: - Hệ thống bình tách gồm bình tách cấp 1 luôn duy trì ở áp suất 11 bar để cung cấp khí cho chạy máy phát điện, bình tách đo cho kiểm tra thông số giếng, bình tách cấp 2 và bình chứa. - Hệ thống xử lý nước khai thác cho công tác xả biển, bao gồm các bình xoáy ly tâm để tách dầu ra khỏi nước, bình chứa nước tách, hệ thống đo hàm lượng dầu trong nước. - Cụm phân dòng gồm các tuyến ống thu gom từ giếng, cụm phóng và nhận thoi. - Bồn thải kín chứa dầu trong quá trình vận hành từ các bình tách, cụm phân dòng. Bồn thải hở chứa dầu xả, hóa chất từ công tác thí nghiệm, dầu/nhớt thải từ động cơ, máy bơm,… - Bình chứa dầu tạm chứa dầu được bơm lên từ bồn thải kín và hở cho quá trình tách tạm thời trước khi được bơm đẩy trở lại và bình tách cấp 1 - Hệ thống tháp đuốc gồm cao áp (đốt khí từ bình tách cấp 1, bình tách đo, 14 bình tách cấp 2) và thấp áp (đốt khí bình chứa dầu tạm, bình chứa nước tách, bồn thu gom kín). 1.1.2. Các trang thiết bị ngầm - 12 đầu giếng ngầm trong đó có 06 đầu giếng ngầm thuộc loại cây thông khai thác đứng (1P, 2P, 3P, 4P, 5P, 4X), 06 đầu giếng ngầm thuộc loại cây thông khai thác nằm ngang (6P/7P, 7X, 8P, 9P, 10P, 12X). - 04 pheo neo trung gian cho công tác nâng đỡ các tuyến ống, đường điều khiển. - 04 Đế tải trọng giữ các phao neo trung gian. - 08 sợi xích kích thước 98mm, tổng chiều dài 9,200m, tổng trọng lượng 1,992 tấn. - 08 sợi xích neo phao neo tàu kích thước 76mm, tổng chiều dài 5,824m, tổng trọng lượng 736.736 tấn. - 24 tuyến ông dẫn dầu khai thác từ các giếng với tổng chiều dài 36,201m. - 12 tuyến ống điều khiển ngầm với tổng chiều dài 18,279m. 15 Hình 1.4: Sơ đồ xử lý trên Giàn DH-01 16 1.2. Giàn đầu giếng Giàn đầu giếng DH-02 (Hình 1.5) với 12 giếng khoan nằm về phía Tây Nam so với giàn DH-01 với khoảng cách xấp xỉ 5km. Giàn đầu giếng thuộc dạng giàn vận hành không người. Hiện giàn DH-02 đang khai thác dầu từ 06 giếng (12P, 13P, 14P, 15P, 16P and 17P). 02 giếng cuối cùng (18P và 19P) dự định sẽ được đưa vào khai thác cuối năm 2014 1.2.1. Khối thƣợng tầng giàn đầu giếng DH-02 Khối thượng tầng được thiết kế cho với 12 giếng khoan bao gồm 03 sàn chính: sàn dưới sàn hầm (Sub cellar deck), sàn hầm (Cellar deck) và sàn chính (Main deck). Bên cạnh đó một sàn sân bay được thiết kế, lắp đặt trên khối thượng tầng để tiếp nhận trực thăng Eurocopter Supper Puma 332 L2 nhằm phục vụ công tác vận chuyển người và thiết bị. Các cấu trúc khác trên khối thượng tầng bao gồm một sàn tiếp cận đầu giếng, tháp đuốc, nơi tạm trú, phòng thiết bị chuyển mạch, phòng biến áp và phòng điều khiển điện & thiết bị. Hình 1.5: Giàn đầu giếng DH-02 17 Hệ thống thiết bị chính giàn DH-02 (Hình 1.7) bao gồm: - Hệ thống bình tách và kiểm tra công nghệ (gồm bình tách cao áp và bình tách thử nghiệm) với thiết bị đo lường dầu, khí đốt và nước. - Hệ thống khí điều khiển. - Hệ thống phóng thoi. - Hệ thống dầu diesel. - Hệ thống hóa chất (chống ăn mòn, khử nhũ tương và PPD). - Cẩu diesel. - Máy phát điện dự phòng diesel. - Hệ thống đuốc cao áp. - Hệ thống nước thải (kín) tích hợp với thiết bị lọc cao áp. - Hệ thống nước thải (hở) và bể nước thải (hở). Khối thượng tầng nặng khoảng 1,115 tấn, bao gồm: - Kết cấu các sàn chính và hệ thống thiết bị 989 tấn. - Tháp đuốc 51 tấn. - Sàn sân bay 75 tấn. 1.2.2. Khung dẫn hƣớng khoan và chân đế giàn đầu giếng DH-02 Khung dẫn hướng khoan (Hình 1.6) sớm được sử dụng với mục đích khoan khi chưa có giàn đầu giếng. Chân đế được thiết kế để lắp đặt bên trên khung dẫn hướng khoan. Chân đế được giữ cố định bởi 4 cụm cọc, mỗi cụm với 02 cọc váy. Kết cấu chân đế nặng khoảng 6,388 tấn, bao gồm: 18 - Chân đế 4,520 tấn. - Cọc váy 1,868 tấn. - Khung dẫn hướng khoan. Hình 1.6: Chân đế giàn đầu giếng DH-02 19 Hình 1.7: Sơ đồ xử lý giàn DH-02 20 1.3. Phân loại đƣờng ống trong khu vực phạm vi nội mỏ 1.3.1 Tại khu vực giàn DH-01 1.3.1.1 .Đƣờng ống thu gom a) Ống thu gom mềm Là toàn bộ tuyến ống thu gom sản phẩm khai thác từ 12 đầu giếng ngầm. Mỗi giếng sẽ có 02 tuyến ống thu gom (tuyến thu gom chính và tuyến thu gom nhánh) dùng cho việc vận chuyển luân phiên, gọi dòng và thu/phóng thoi. Tuyến ống này gồm 02 đoạn ống: đoạn dao động và đoạn cố định Đoạn ống dao động: là đoạn từ điểm chạm đáy biển đi lên trên giàn DH-01. Đặc điểm chung của giàn DH-01 là không ổn định, luôn có hoạt động di chuyển lên, xuống, xoay và nó yêu cầu đoạn ống này phải tương thích với hoạt động đó ở giới hạn cho phép. Thiết kế đoạn ống này chịu được sức uốn, kéo, nén, có độ đàn hồi, ...Nó được kẹp chắc trên thân và được nâng đỡ bởi các phao neo trung gian nhúng chìm trong nước, được sắp xếp theo dạng “steep S” hay “lazy S” (việc xắp xếp này phụ thuộc vào sự kết nối tới đáy biển, đi lên tự do theo chiều thẳng đứng hay xếp lớp ở đáy biển trước sau đó đi lên). Phần ống không bị kẹp (phần tự do) chịu tác động của sự di chuyển và linh động, điều này tránh được vấn đề nâng kên, hạ xuống khi có hoạt động thủy triều và các dòng hải lưu. Đoạn ống cố định: chạy từ điểm chạm đáy biển tới đầu giếng ngầm. Đoạn ống này không chịu dao động sóng và hoạt động nâng hạ, tuy nhiên nó chịu tác động dòng hải lưu và các hoạt động dịch chuyển lớp đáy biển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan