Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông...

Tài liệu Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt

.PDF
76
594
98

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS. Lê Anh Tuấn đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập ở lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản khóa 2009 – 2011, trường Đại học Nha Trang. Xin cảm ơn tập thể cán bộ của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản – Đại học Nha Trang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài. Xin cảm ơn dự án ACIAR và công ty Lucky Star Co., Ltd đã giúp đỡ hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để tôi thực hiện được đề tài. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Lời cuối cùng, tôi xin được cảm ơn ba mẹ cùng những người thân trong gia đình tôi, đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể học tập cũng như hoàn thành đề tài. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Nguyễn Bá Thiên An iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG I – TỔNG QUAN ..................................................................................3 1.1. Sơ lược các đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu ..............................3 1.1.1. Hệ thống phân loại ..................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố.................................................................4 1.1.3. Đặc điểm sinh học sinh trưởng và dinh dưỡng.........................................8 1.2. Tình hình nghề nuôi tôm hùm...................................................................... 11 1.2.1. Tình hình nghề nuôi tôm hùm trên thế giới............................................ 11 1.2.2. Tình hình nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam ............................................ 14 1.3. Dinh dưỡng và thức ăn của tôm hùm ........................................................... 16 1.4. Các khía cạnh kinh tế và môi trường của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam............................................................................................................ 22 1.4.1. Các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam. ....................................................................................................................... 22 1.4.2. Các khía cạnh môi trường của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam. ............................................................................................................... 25 CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 27 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................... 27 2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27 2.2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu........................................................................... 27 2.2.2. Phương pháp điều tra và thu số liệu về tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông (P. ornatus) ở tỉnh Khánh Hòa. ................................................................................................................ 29 2.3. Bố trí thí nghiệm và thu số liệu thử nghiệm ương nuôi tôm hùm Bông (P. ornatus) trong ao đất phủ bạt.............................................................................. 34 2.3.1. Nguồn tôm hùm Bông thí nghiệm. ........................................................ 34 iv 2.3.2. Nguồn nước nuôi tôm hùm Bông thí nghiệm. ........................................ 34 2.3.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. ............................................................. 36 2.3.4. Chăm sóc và quản lý tôm hùm Bông ở các ao thí nghiệm...................... 37 2.3.5. Thức ăn tươi.......................................................................................... 37 2.3.6. Thức ăn công nghiệp ............................................................................. 38 2.3.7. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 38 2.3.8. Phương pháp thu số liệu trong thử nghiệm ương nuôi tôm hùm trong ao đất phủ bạt bằng thức ăn công nghiệp ............................................................. 39 2.4. Phân tích và xử lý số liệu............................................................................. 40 CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ............................... 41 3.1. Tình hình nuôi thương phẩm tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa...................... 41 3.2. Tình hình sử dụng thức ăn, kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông và thái độ của người nuôi tôm hùm đối với việc sử dụng thức ăn công nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa. .................................................................................. 46 3.2.1. Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa.................................................................... 46 3.2.2. Thái độ của người dân nuôi tôm hùm về việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm hùm lồng. ....................................................................... 48 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của nghề nuôi tôm hùm Bông hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa. ...................................................................... 49 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm Bông hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa............................................................................................ 50 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nghề nuôi tôm hùm lồng lên môi trường ở tỉnh Khánh Hòa...................................................................................................... 53 3.4. Thử nghiệm ương nuôi tôm hùm Bông nuôi trong ao đất phủ bạt ................ 54 3.4.1 Môi trường trong hệ thống ao nuôi thí nghiệm ....................................... 55 3.4.2. Sinh trưởng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt với hai loại thức ăn khác nhau............................................................................... 57 3.4.3. Tỷ lệ sống của tôm hùm Bông ương nuôi trong ao đất phủ bạt đối với 2 loại thức ăn khác nhau .................................................................................... 61 CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ............................................. 63 4.1. Kết luận....................................................................................................... 63 4.2. Đề xuất ý kiến ............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 65 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân bố số lượng lồng nuôi (lồng) và sản lượng tôm hùm nuôi lồng (tấn/năm) tại Việt Nam qua các năm [11], [12]. ..................................................... 15 Bảng 1.2: Đặc điểm kinh tế và sinh học của các loài tôm hùm gai ở Việt Nam ...... 23 Bảng 1.3: Hộ nuôi và tổng thu nhập hàng năm của các hộ nuôi tôm hùm ở 3 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. ....................................................................... 25 Bảng 3.1: Tình hình chung nghề nuôi tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa .................. 41 Bảng 3.2: Thông tin chung về các hộ nuôi ............................................................. 42 Bảng 3.3: Thông tin chung về giống và thu hoạch năm 2010 .................................43 Bảng 3.4: Thông tin chung về lồng nuôi ................................................................ 44 Bảng 3.5: Thông tin chung về kích thước, thời gian và mật độ các giai đoạn ......... 45 Bảng 3.6: Thành phần các loại thức ăn, kỹ thuật cho ăn từng giai đoạn nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa. ................................................................................ 47 Bảng 3.7: Cấu trúc chi phí sản xuất của hoạt động nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa (n = 100). ....................................................................................................... 50 Bảng 3.8: Chi phí thức ăn là cá tạp để sản xuất ra 1kg tôm hùm Bông nuôi lồng tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................................ 52 Bảng 3.9: Các chỉ tiêu về kinh tế ngành nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa [50] .............................................................................................................................. 52 Bảng 3.10: Thành phần sinh hóa các loại thức ăn tươi nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa [50]........................................................................................................................ 53 Bảng 3.11: Lượng Nitơ thải vào môi trường của nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa năm 2010 ....................................................................................................... 54 Bảng 3.12: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống ao ương nuôi thí nghiệm...... 55 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn. .................................................................. 59 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Chu kỳ sống của tôm hùm [10], [27]. .......................................................4 Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn tỷ lệ phần trăm các loại thức ăn chủ yếu của tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) ngoài tự nhiên [28]. .......................................................... 11 Hình 1.3: Bốn loài tôm hùm Gai nuôi nhiều nhất ở Việt Nam................................ 24 Hình 2.1: Sơ đồ khối phương pháp nghiên cứu ...................................................... 28 Hình 2.2: Lồng chìm nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa. ......................................... 29 Hình 2.3: Lồng nổi nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa ............................................. 30 Hình 2.4: Hình ảnh tôm hùm Bông ương giống trước khi đem vào thí nghiệm ...... 34 Hình 2.5: Qui trình xử lý nước để ương nuôi thí nghiệm........................................ 35 Hình 2.6: Các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. ........................................................ 36 Hình 2.7: Thức ăn tươi .......................................................................................... 38 Hình 2.8: Thức ăn công nghiệp.............................................................................. 38 Hình 3.1: Thái độ của người nuôi tôm hùm trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa(n = 100)......................................................... 49 Hình 3.2: Hình ảnh ao đất phủ bạt nuôi tôm hùm Bông ......................................... 56 Hình 3.3: Một số hình ảnh ao đất phủ bạt nuôi tôm hùm Bông bị lũ lụt ................. 56 Hình 3.4: Sinh trưởng về trọng lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất với 2 loại thức ăn. ............................................................................................ 58 Hình 3.5: Sự tăng trưởng về trọng lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn khác tính theo phần trăm..................................... 60 Hình 3.6: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của tôm hùm Bông được ương nuôi trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn. ................................................. 60 Hình 3.7: Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm hùm Bông ương nuôi trong ao đất phủ bạt đối với 2 loại thức ăn. ...................................................................................... 61 Hình 3.8: Tỷ lệ sống tôm hùm Bông ương nuôi trong ao đất phủ bạt với 2 loại thức ăn .......................................................................................................................... 61 1 MỞ ĐẦU Tôm hùm gai (Palinuridae) là một trong những đối tượng quan trọng của nghề nuôi biển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Họ Palinuridae có 49 loài nhưng chỉ có 33 loài có giá trị kinh tế, trong đó loài tôm hùm Bông (Panulirus ornatus) là một trong những loài được quan tâm nhiều nhất, vì chúng là một trong những loài có thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng ngoài biển khơi ngắn nhất, sinh trưởng nhanh nhất và có giá trị kinh tế cao trên nhiều thị trường. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm được xem là bắt đầu từ năm 1992, ở tỉnh Khánh Hòa và hiện nay xác định đây là một đối tượng phát triển chủ lực của ngành Thủy sản do giá trị kinh tế và dinh dưỡng mà nó mang lại. Nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam phát triển tập trung ở các tỉnh ven biển miền Nam Trung bộ: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,... đã mang lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi. Trong 7 loài tôm hùm gai phân bố ở Việt Nam, tôm hùm Bông là loài được người nuôi tập trung nuôi nhiều nhất. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm hùm trong những năm gần đây đã cho thấy, đây là một nghề có hiệu quả kinh tế cao nhưng còn nhiều rủi ro. Nguyên nhân: quy trình nuôi chưa hoàn thiện; nguồn giống còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên; quá trình nuôi còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết của tự nhiên; dịch bệnh,... Để nghề nuôi tôm hùm có thể phát triển bền vững và có hiệu quả hơn, các nhà khoa học Việt Nam cần phải kết hợp với người nuôi tôm hùm và các nhà khoa học thế giới tìm hiểu và giải quyết các vấn đề trên. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về điều kiện môi trường sống, các loại thức ăn và kỹ thuật cho ăn ở từng giai đoạn phát triển, hiệu quả kinh tế và môi trường của nghề nuôi tôm hùm Bông là vấn đề hết sức cấp thiết. Nó sẽ là cơ sở để hoàn thiện quy trình nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề này. Được sự đồng ý và cho phép của trường Đại học Nha Trang và khoa Nuôi trồng Thủy sản, tôi thực hiện đề tài: “Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) tại Khánh Hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm Bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt.” Với các nội dung nghiên cứu sau: 1. Tình hình nuôi thương phẩm tôm hùm Bông ở Khánh Hòa. 2 2. Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông. 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của hoạt động nuôi tôm hùm Bông. 4. Thử nghiệm ương nuôi tôm hùm Bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về đặc điểm môi trường sống, đặc điểm dinh dưỡng của tôm hùm Bông, hiệu quả kinh tế và môi trường của nghề nuôi tôm hùm Bông và là cơ sở để hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa. 3 CHƯƠNG I – TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược các đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Hệ thống phân loại Tôm hùm là tên gọi chung nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ: Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae; giữa chúng có những điểm đặc trưng về tập tính và môi trường sống [3], [8]. Với sự phong phú về thành phần giống loài, chúng tạo nên mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và có vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái của đáy biển và đại dương. Họ tôm hùm Gai (Palinuridae) có 49 loài thuộc 8 giống nhưng chỉ có 33 loài thuộc 3 giống (Panulirus, Palinurus và Jasus) có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong công nghiệp khai thác tôm hùm của thế giới, như: loài Panulirus marginatus ở vùng biển quần đảo Hawaii, loài Panulirus pascuensis ở vùng biển quần đảo Easter, loài Panulirus japonicus ở Đài Loan,...[42]. Các giống loài thường gặp trong họ này được chia thành 3 nhóm theo vùng sinh thái rõ rệt: vùng biển nhiệt đới, vùng biển cận nhiệt đới và vùng biển ôn đới [41], [49]. Ở Việt Nam, vùng phân bố của 17 loài tôm hùm đã được mô tả [8]. Đặc biệt, vùng biển miền Trung – Việt Nam (thuộc vùng biển khí hậu nhiệt đới), rất phong phú về thành phần giống loài tôm hùm, với họ Palinuridae có 7 loài thuộc giống Panulirus và 1 loài thuộc giống Linuparus; họ Synaxidae có 1 loài thuộc giống Scyllarides, 2 loài thuộc giống Ibacus và 1 loài thuộc giống Thenus [3]. Trong nhóm tôm hùm gai được nuôi phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tôm hùm Bông (tôm hùm Sao, tôm hùm Hèo) là loài có giá trị thương phẩm cao nhất. Và sau đây là vị trí phân loại của tôm hùm Bông: 4 Giới Động Vật (Animalia) Ngành Chân Đốt (Arthropoda) Lớp Giáp Xác (Crustacea) Bộ Mười Chân (Decapoda) Họ Tôm Hùm Gai (Palinuridae) Giống Panulirus Loài Panulirus ornatus (Fabricius, 1798) Tên Việt Nam: tôm hùm Bông, tôm hùm Sao và tôm hùm Hèo Tên tiếng Anh: ornate spiny lobster, ornate rock lobster, tiger lobster. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích nghi của loài với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Tôm hùm gai có chu kỳ sống rất phức tạp và trải qua nhiều lần thay đổi thích nghi với các môi trường sống khác nhau, nghĩa là mỗi giai đoạn sống chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định và tạo ra những quần thể riêng biệt. Theo Phillips (2004), mô tả vòng đời phát triển của tôm hùm nói chung như sau: ẤU TRÙNG PHYLLOSOMA HẬU ẤU TRÙNG PUERULUS TÔM CON GIAI ĐOẠN LARVAE GIAI ĐOẠN ĐẦU ẤU TRÙNG PHYLLOSOMA Trôi nổi theo dòng nước nhờ sóng, gió và dòng chảy Theo dòng nước di chuyển vào vùng gần bờ Đi vào thềm lục địa và sống ổn định ở vùng gần bờ Sinh trưởng và phát triển ở vùng rạn TÔM MANG TRỨNG TRỨNG NỞ TÔM CON TÔM TIỀN TRƯỞNG THÀNH Hình 1.1: Chu kỳ sống của tôm hùm [5], [27]. Theo các tác giả, Marx & Hermkind (1985) và Hermkind & Butler (1986) đã thống nhất phân chia chu kỳ sống của tôm hùm theo 5 thời kỳ chủ yếu: thời kỳ ấu 5 trùng phyllosoma, thời kỳ hậu ấu trùng puerulus, thời kỳ tôm con (juvenile), thời kỳ tiền trưởng thành (immature) và thời kỳ thành thục (mature) [17]. Giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến con non được chia làm 9 giai đoạn tương đương 2 thời kỳ: thời kỳ ấu trùng phyllosoma và thời kỳ hậu ấu trùng puerulus. Thời kỳ ấu trùng phyllosoma bao gồm 5 giai đoạn, từ giai đoạn phyllosoma 01 đến phyllosoma 05. Thời kỳ hậu ấu trùng puerulus từ giai đoạn 06 đến giai đoạn 09. Thời gian cần thiết cho giai đoạn ấu trùng của các loài tôm hùm gai nhiệt đới là khác nhau: với loài P. cygnus, thời gian cần thiết cho quá trình phát triển ấu trùng ước tính khoảng 9 – 11 tháng (Phillips và ctv., 1979); với loài P. ornatus thời gian cần thiết cho quá trình phát triển ấu trùng ước tính khoảng 4 – 7 tháng [42].  Thời kỳ ấu trùng phyllosoma: Tên phyllosoma có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “phyllos” có nghĩa là lá, “soma” có nghĩa là cơ thể. Ở thời kỳ này, toàn thân ấu trùng trong suốt, có chiều dài cơ thể 1 – 2 mm, phát triển thông qua quá trình lột xác và sự tăng lên về kích thước [42]. Hầu như trong suốt thời kỳ này, ấu trùng sống trôi nổi trong tầng mặt như những sinh vật phù du từ những vùng biển không quá xa bờ đến những vùng biển khơi nhờ sóng, gió và các dòng hải lưu,...[12]. Kết quả điều tra nghiên cứu loài P. cygnus cho thấy, ấu trùng phyllosoma sau khi nở ra đã có tập tính di cư thẳng đứng ở lớp nước tầng mặt của vùng nước gần bờ ra vùng biển Ấn Độ Dương, nhờ sức gió của lớp nước bề mặt chúng đã di chuyển đi với tốc độ khoảng 5.25km/ngày. Những nghiên cứu về ấu trùng phyllosoma loài P. argus trong vùng biển phía Đông – Nam Florida cho thấy, cả 3 thời kỳ ấu trùng phyllosoma đều phân bố trong lớp nước bề mặt, nhưng có sự khác nhau về cách thức phân bố thẳng đứng tùy thuộc và sự phát triển cá thể ở mỗi vùng mà ấu trùng đã thích nghi [51]. Ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích những kết quả nghiên cứu về dòng chảy dọc biển Việt Nam đã cho thấy rằng ấu trùng phyllosoma tôm hùm bị phát tán bởi hệ thống các dòng chảy biển mùa hè, chúng luôn di chuyển và hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện thuỷ văn môi trường biển khơi [5], [12], [13].  Thời kỳ hậu ấu trùng puerulus: hậu ấu trùng đã bắt đầu sống định cư và đạt chiều dài cơ thể khoảng 30mm [42]. Nghiên cứu về thời kỳ này, Phillips (1975), Calinski & Lyons (1983), Phillips & Mac Millan (1987), Nishida và 6 CTV (1990) đã đưa ra những giả thuyết rất đặc trưng về đặc tính phân bố. Ngay sau khi biến thái thành hậu ấu trùng puerulus, toàn thân hậu ấu trùng vẫn trong suốt nhưng có khả năng bơi lội tự do. Chúng có xu hướng di chuyển vào những vùng biển nông có điều kiện sinh thái thuận lợi nhờ vào hệ thống cảm nhận phức tạp trên anten 2 và các lông cứng, hậu ấu trùng đã có khả năng định hướng những tín hiệu liên quan đến đường bờ biển. Môi trường phân bố của hậu ấu trùng puerulus phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của các vịnh, vũng hoặc đầm. Song, đa số là những vùng biển ít sóng gió; nguồn thức ăn phong phú đa dạng; đáy bùn – cát, trầm tích hạt mịn hoặc có nhiều rong che phủ; với hàm lượng các chất hữu cơ cao. Thời kỳ này, hậu ấu trùng thích bám trên rong, trên đá,... ví dụ: thời kỳ hậu ấu trùng puerulus loài P. argus thường gặp trong vùng có rong đỏ (Laurencia spp), hoặc của loài P. interruptus và P. japonicus trong các hốc, lỗ nhỏ. Theo các tác giả, ở thời kỳ hậu ấu trùng puerulus môi trường sinh thái thích hợp là yếu tố quan trọng hơn cả nguồn thức ăn [44].  Thời kỳ tôm hùm con (juvenile): Sau khi lột xác và biến thái, hậu ấu trùng puerulus trở thành tôm hùm con với màu sắc và hình thái rất giống tôm trưởng thành, nhưng sống định cư trong các vũng, vịnh, đầm,... ven biển. Khác với các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng, tôm hùm con sống ổn định hơn và thường tập trung ở các vùng rạn san hô trong các vũng, vịnh, đầm,... với độ sâu phân bố dao động trong khoảng 0,5 – 5m. Bắt đầu thời kỳ này, tập tính sống bầy đàn của tôm hùm đã thể hiện rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe, kẽ đá hoặc bám vào những hõm, lỗ nhỏ của các ghềnh đá. Những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố thời kỳ tôm hùm con của tôm hùm gai đã được Berry (1971) đưa ra khi nghiên cứu tôm hùm ở vùng ven biển phía Đông Châu Phi, bao gồm: nhiệt độ nước, độ mặn, độ đục, độ sâu, hàm lượng oxy hòa tan, loại đáy, sự dao động của thủy triều và vùng địa lý. George & Main (1967), cho rằng nhiệt độ nước là một trong những tham số sinh thái quan trọng, bị chi phối bởi độ sâu và vĩ độ đã quyết định phân bố của các giống trong họ Palinuridae. Hầu hết các loài thuộc giống Panulirus sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ dao động từ 20 – 300C, trung bình khoảng 250C. Đó là những vùng thềm lục địa, vĩ 7 độ thấp khoảng từ 35 – 100. Và từ thời kỳ này, nguồn thức ăn là một trong những yếu tố chính quyết định môi trường sống của chúng [12], [3836].  Thời kỳ tiền trưởng thành (immature): Khi đạt đến thời kỳ tiền trưởng thành, đa số tôm hùm gai có tập tính sống theo bầy đàn. Theo George & Kensler (1970), các loài tôm hùm thuộc giống Panulirus thường gặp ở vùng biển xích đạo của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và mỗi loài chiếm cứ một vùng địa lý rất rõ ràng [37]. Và cụ thể, theo George (1974): loài P. penicillatus sống ở vùng rạn xa bờ, nơi thường bị sóng biển xô đập mạnh; loài P. longipes thích sống phía trên mặt rạn, nhiều ánh sáng và hàm lượng oxy hòa tan cao hay loài P. versicolor dường như chỉ tìm thấy dưới những lớp đá ngầm có dòng chảy thủy triều mạnh;...  Thời kỳ trưởng thành (mature): có thể nói thời kỳ này là một bước ngoặt đáng chú ý trong đặc tính phân bố của tôm hùm, chúng có xu hướng di chuyển có định hướng ra khỏi các đầm, vũng, vịnh,... để đến các vùng rạn sâu hơn với những điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của loài. Theo Mckoy & Leachman (1982), Mac Diarmid (1985), Lipcius & Herrnkind (1987), các tiến trình sinh sản của tôm hùm có liên quan chặt chẽ với các yếu tố sinh thái như chu kỳ ánh sáng và nhiệt độ, cụ thể: thời gian chiếu sáng dài và nước ấm lên đã làm tăng khả năng cặp đôi và sự phát triển buồng trứng của các cá thể; đặc biệt nhiệt độ cao làm tăng đáng kể tỷ lệ lột xác ở con trưởng thành; ảnh hưởng đến cả sự thụ tinh cho trứng ở các con cái;... Và trong thời kỳ này, tôm hùm thường sống trong các rạn ngầm và rạn ghềnh có độ sâu trên 10m đến khoảng 35 – 50m, thường là vùng rạn ven bờ và các hải đảo, nền đáy là đá tảng, san hô và cát bùn. Ở Việt Nam, tôm hùm thường phân bố ở khu vực ven bờ từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan; và con giống thường phân bố chính ở vùng biển miền Trung từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận [33], chúng là nhóm tôm hùm đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới [7], [18]. Về đặc điểm phân bố của nhóm tôm hùm Panulirus ở Việt Nam thường thấy: ở vùng biển ven bờ, tôm hùm thường sống rải rác ở các rạn đá có độ sâu từ 50m nước trở vào bờ. Tôm hùm Bông (P. ornatus) là loài có kích thước lớn nhất trong nhóm Panulirus, kích thước có thể đạt đến 10kg/cá thể [49] và thường sống ở độ sâu từ 25 – 30m nước trong các rạn đá hay san hô xa bờ. 8 Kết quả nghiên cứu về phân bố của tôm hùm trong thời kỳ thành thục sinh dục của Nguyễn Thị Bích Thuý cho thấy hiện tượng di cư sinh sản ra những vùng rạn có độ sâu lớn hơn 10m nước, tôm hùm Bông (P. ornatus) di cư ra sâu hơn các loài khác (30m nước) [11]. 1.1.3. Đặc điểm sinh học sinh trưởng và dinh dưỡng 1.1.3.1. Đặc điểm sinh học sinh trưởng Sinh trưởng của tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng lên về kích thước và trọng lượng (Aiken, D.E., 1980). Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức ăn,... và các yếu tố nội tại của cơ thể như: sự điều tiết của các hormon lột xác hay hormon ức chế lột xác,... Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn phát triển của từng loài không giống nhau. Ở giai đoạn tôm con (chiều dài giáp đầu ngực (CL) khoảng 8 – 13 mm), thời gian giữa 2 lần lột xác của tôm hùm Bông (P. ornatus) và tôm hùm Xanh (P. homarus) khoảng 8 – 10 ngày, tôm hùm Sỏi (P. stimpsoni) khoảng 15 – 20 ngày. Còn ở giai đoạn tôm trưởng thành (63 – 68 mm CL) thời gian giữa 2 lần lột xác tương ứng là khoảng 40 – 50 ngày [8]. Đồng thời, qua mỗi lần lột xác kế tiếp thì tỷ lệ phần trăm tăng chiều dài giáp đầu ngực giảm xuống [11], [31]. Mô tả về quá trình lột xác để tăng trưởng ở tôm hùm của một số tác giả như Schwabe và CTV (1952); Berry (1977) và Aiken (1980) cho thấy quá trình lột xác diễn ra chỉ trong vòng 10 phút, có khi chỉ mất 3 phút. Quá trình lột xác diễn ra nhờ khả năng tách ra của lớp vỏ chitin phần đầu ngực và phần thân bụng. Sau lột xác khả năng phục hồi cơ thể của tôm hùm cũng rất nhanh. Cũng theo các tác giả trên, quá trình lột xác được chia ra làm 2 pha: pha chủ động và pha bị động [12]. Theo Przibram & Megusar (1912), trọng lượng của tôm hùm tăng lên gấp đôi và kích thước tăng lên 1,26 mm sau mỗi lần lột xác trong điều kiện thuận lợi (môi trường và thức ăn). Tuy nhiên, nghiên cứu của Kurata (1962) khi kiểm tra lại kết quả trên và đã khẳng định kết quả trên chỉ đúng với giai đoạn con non (juvenile) trên loài tôm hùm Mỹ (Homarus americanus). Sự biểu hiện mối tương quan giữa trọng lượng và chiều dài cơ thể ở nhiều loài giáp xác (bao gồm cả tôm hùm) đã được Kurata (1962) và Mauchline (1967) thiết lập bằng phương trình đường thẳng có dạng: 9 Ln+1 = a + b×Ln  Ln: chiều dài cơ thể trước lột xác  Ln+1: chiều dài cơ thể sau lột xác  a, b: hệ số phụ thuộc vào sự tăng kích thước sau lột xác Đồng thời, tác giả cũng tìm ra những điểm chuyển trên dạng phương trình liên quan đến chu kỳ sống của tôm hùm từ giai đoạn ấu trùng đến tôm con, tôm con đến pha thành thục sinh dục [18]. Cooper & Uzmann (1977) bằng phương pháp đánh dấu và thu mẫu 60.000 con tôm hùm đã khám phá ra đường cong sinh trưởng thực nghiệm trùng khớp với phương trình sinh trưởng của Von Bertalanffy: Lt = L0×(ek×[t-t0])  t: tuổi  Lt: chiều dài giáp đầu ngực tại tuổi t  L0: chiều dài giáp đầu ngực tối đa của cá thể  K: hệ số mà Lt đạt tới chiều dài giáp đầu ngực tối đa  t0: tuổi mà tại đó Lt = 0 [25] Một số yếu tố môi trường và sinh thái cũng có liên quan mật thiết đến sinh trưởng, phát triển của tôm hùm, như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, thức ăn, tập tính sống bầy đàn và sự tái tạo các phần phụ. Ví dụ: nhiệt độ nước thay đổi đột ngột khoảng 3 – 50C có thể gây tử vong cho tôm con; trong điều kiện không có ánh sáng thì chu kỳ lột xác của tôm sẽ kéo dài, hoạt động bắt mồi giảm, màu sắc tự nhiên mất dần, tôm phát triển không bình thường; khi độ mặn giảm đột ngột khoảng 8 – 10 ppt, tôm con sẽ chết hàng loạt; ở độ mặn 20 – 25 ppt kéo dài 3 – 5 ngày sẽ gây hiện tượng chết từ từ ở tôm con [15]. Giai đoạn trưởng thành khi độ mặn giảm xuống 20 ppt, tôm hùm rất yếu và không bắt mồi [8]. Trong các nghiên cứu về sinh trưởng ở tôm hùm, tuy vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải tranh luận, như: tốc độ sinh trưởng đực, cái và các nghiên cứu chưa thể khẳng định được rõ ràng con đực sinh trưởng tốt hơn con cái hay ngược lại; cũng như trong cùng một loài ở các vùng phân bố khác nhau thì có sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng,... 10 1.1.3.2. Đặc điểm sinh học dinh dưỡng Tôm hùm là loài động vật ăn tạp, chúng bắt mồi vào ban đêm, các loại thức ăn chủ yếu được sử dụng như: tôm, cua, cá, thân mềm, các loài giáp xác nhỏ khác, đặc biệt là các loại mồi sống di chuyển chậm như sò, ốc, giáp xác đang lột xác....[12], [13]. Khi nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của tôm hùm gai nói riêng và tôm hùm nói chung, các nhà khoa học thường đề cập đến 3 vấn đề chính: tập tính tìm và chọn lọc thức ăn; cách thức ăn thức ăn; tiêu hóa thức ăn. Mỗi khía cạnh này liên quan chặt chẽ với đặc điểm hình thái, đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa và đặc tính di truyền của loài. Cụ thể: Cấu tạo cơ quan bắt mồi và hệ thống tiêu hóa: Hầu hết các loài trong giống Panulirus đều có các cơ quan cảm nhận khá hoàn thiện để giúp tôm hùm thích nghi trong hoạt động sống như tìm nơi ở, phát hiện kẻ thù,..., đặc biệt là các hoạt động tìm kiếm mồi hàng ngày. Đôi mắt kép với cuốn mắt dài khoảng 10 – 12 mm ở cá thể trưởng thành đã giúp chúng có thể nhìn khắp 4 phía; đôi anten 2 dài gấp đôi cơ thể, có phân đốt và kết hợp với các gai nhỏ bên trên bề mặt đã giúp cho tôm hùm có khả năng phát hiện mồi từ xa rất tốt. Cơ quan bắt mồi chủ yếu là miệng và 2 đôi chân bò thứ nhất, thứ hai. Hệ thống tiêu hóa của tôm hùm có cấu tạo tương đối đơn giản và được chia thành 3 phần: ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Tập tính bắt mồi và thành phần thức ăn: cũng như đa số các loài giáp xác khác, tôm hùm thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều vào chiều tối. Khả năng đồng hóa thức ăn của tôm hùm tương đối thấp, Nguyễn Tác An & CTV đã thí nghiệm và tính mức độ tiêu hóa thức ăn của tôm hùm Sỏi (P. stimpsoni) cho thấy chúng chỉ sử dụng 7 – 10% lượng thức ăn ăn vào để tăng trọng cơ thể; còn lại là phục vụ cho các hoạt động sống khác: quá trình thành thục, sinh sản,... Đây là cơ sở để giải thích sự chậm lớn của loài này so với các loài tôm hùm khác [1]. Tôm hùm sinh trưởng và phát triển nhờ nguồn năng lượng cung cấp từ thức ăn. Song tùy theo loài và các giai đoạn phát triển mà phổ thức ăn của chúng cũng thay đổi khác nhau. Nghiên cứu về phổ thức ăn của tôm hùm, Elner & Campbell (1987) cho rằng, ở dạ dày của tôm hùm có tới 65 loài sinh vât, nhưng chiếm ưu thế là: thân mềm , một số loài cá, giáp xác,... 11 Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn tỷ lệ phần trăm các loại thức ăn chủ yếu của tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) ngoài tự nhiên [28]. 1.2. Tình hình nghề nuôi tôm hùm 1.2.1. Tình hình nghề nuôi tôm hùm trên thế giới. Trên thế giới, tôm hùm bắt đầu được nghiên cứu vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVIII, khi nghề khai thác bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nghiên, thời gian đầu, các nghiên cứu chỉ tập trung vào các hướng như: mô tả đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố của một số loài phổ biến ở vùng biển Ấn Độ Dương [14]. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và nhu cầu xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà khoa học chú trọng đến việc nghiên cứu nguồn lợi và phát triển nuôi tôm hùm với các hình thức nuôi chủ yếu: nuôi nâng cấp tôm hùm từ nguồn khai thác tự nhiên [19], [21]; nuôi khép kín từ giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành [31] và sản xuất ấu trùng tôm hùm rồi thả xuống biển [40]. Hiện nay, trên thế giới các loài tôm hùm được nuôi phổ biến thuộc 2 họ, đó là họ tôm hùm càng (Nephropidae) và họ tôm hùm gai (Palinuridae). Và một số loài như: Homarus americanus, Homarus gammarus thì việc nghiên cứu và sản xuất giống đã thành công vì thời gian phát triển của ấu trùng ngắn (khoảng 3 tuần), nhưng do tập tính ăn thịt lẫn nhau của chúng ở giai đoạn sống đáy nên việc nuôi thương phẩm các loài này gặp nhiều khó khăn ngoại trừ nuôi quảng canh. Còn đối với các loài thuộc giống Panuslirus thì ngược lại, thời gian phát triển ấu trùng rất dài (6 – 12 tháng, tùy thuộc vào loài) làm cho quá trình nghiên cứu và sản xuất giống gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, nuôi tôm hùm thuộc giống Panulirus cho đến 12 nay chủ yếu sử dụng nguồn giống đánh bắt từ tự nhiên. Và sau đây là tình hình nuôi tôm hùm ở một số quốc gia trên thế giới: *Mỹ: là quốc gia đã thực hiện được việc nuôi khép kín vòng đời loài tôm hùm Homarus americanus từ những năm 70 của thế kỷ XX. Quốc gia này đã sản xuất thành công giống và đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm loài tôm hùm này. Tuy nhiên, sản lượng nuôi của loài này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với khai thác ngoài tự nhiên, các nguyên nhân chính là do nhu cầu về dinh dưỡng, công nghệ sản xuất thức ăn tôm, dịch bệnh và các quy trình nuôi thương phẩm vẫn chưa hoàn thiện. Trong suốt thập niên 90, những công trình nghiên cứu về quy trình công nghệ nuôi tôm hùm thâm canh đã có những đóng góp rất lớn để thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm ở Mỹ phát triển mạnh mẽ [5], [37], [44], [45]. *Na–uy: là quốc gia đã cho đẻ và thả ấu trùng tôm hùm Châu Âu (Homarus gammarus) ra tự nhiên để bảo vệ nguồn lợi của đối tượng này. Cho đến thập niên 80 nghề nuôi tôm hùm thương phẩm từ con giống tự nhiên ở quốc gia này vẫn chưa phát triển do luật pháp không cho phép thu giữ tôm hùm chưa đạt cỡ khai thác. Năm 1989, Trung tâm nghiên cứu biển Na-uy thực hiện chương trình nghiên cứu nuôi tôm hùm từ nguồn giống tự nhiên và đã thu được một số kết quả nhất định vào năm 2004. Từ đó, nhiều cá nhân và công ty đã đầu tư nuôi tôm hùm từ nguồn giống khai thác tự nhiên và làm cho nghề nuôi này từng bước phát triển tại Na-uy [5], [37]. *Úc và Niu-zi-lân: có 7 loài tôm hùm thuộc 2 giống Panulirus and Jasus được tìm thấy ở các vùng biển xung quanh Úc [39], ở vùng biển Niu-zi-lân thì chỉ có 2 loài là: Jasus edwardsii và Jasus verrauxi [23]. Và đây là những quốc gia có các chương trình bảo vệ nguồn lợi tôm hùm rất tốt và việc nuôi tôm hùm theo phương thức dựa vào tự nhiên phát triển vì những quy chế quản lý chặt chẽ của chính phủ về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và nguồn lợi. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, tại Úc đã có những chương trình nghiên cứu phát triển nuôi tôm hùm với nguồn giống tự nhiên. Năm 2000, tại Bang Tas-ma-ni-a chính quyền đã cho phép khai thác 350.000 con giống tự nhiên/năm với điều kiện sau một năm phải phóng thích 25% lứa đánh bắt đầu tiên. Việc nuôi thương phẩm tôm hùm bông (Panulirus ornatus) từ nguồn giống tự nhiên đang được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng dân bản địa của eo biển Tores và các phần khác thuộc phía bắc Úc [5], [5153]. 13 *Phi-líp-pin: là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh và sớm ở khu vực Đông Nam Á. Tại vùng Guiuan, nhiều trang trại nuôi tôm hùm được thiết lập từ những năm trước thập niên 70 của thế kỷ XX. Và đến những năm đầu thập niên 90, nghề nuôi tôm hùm đã lan rộng ra các vùng khác như Basilan, phía tây của đảo Mindanao khi mà ngư dân được Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản (BFAR) chuyển giao phổ biến quy trình công nghệ tiến tiến để thực hiện ương tôm hùm đạt hiệu quả, đặc biệt tôm hùm con sau khi ương nuôi đạt kích cỡ thị trường (<150 g/con) để bán sống sang Đài Loan tiếp tục nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, đến tháng 02/1992, nước này đã phải cấm xuất khẩu tôm hùm con sang Đài Loan vì tình trạng thiếu con giống phục vụ cho nghề nuôi trong nước và đến năm 1993 Phi-líp-pin đã phải nhập con giống từ In-đô-nê-xi-a và một số nước khác để nuôi. Sau đó tình trạng khan hiếm tôm hùm giống đã xảy ra và ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi tôm hùm của quốc gia này [32]. *Ma-lay-si-a: là quốc gia nuôi tôm hùm gai mới chỉ đang phát triển và không sôi động như một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Một số nơi như Bang Sabah ở trung tâm vịnh Darvel, Kudat và ở Kinarut ương nuôi tôm con trong lồng nổi, nuôi giữ tôm lớn trong bè và cả trong bể xi măng. Con giống được thu gom từ các đảo và những nước láng giềng như Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a. Ở vịnh Darvel, lồng nuôi tôm hùm được đặt ở độ sâu 10 – 20 m nước; thức ăn chủ yếu là cá tạp, ngày cho tôm ăn 1 – 2 lần; những loài được nuôi chủ yếu là Panulirus longipes, Panulirus versicolor và Panulirus ornatus [24]. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Sing-ga-po là những quốc gia Châu Á cũng có nghề nuôi tôm hùm bằng lồng (bè) khá phát triển ở quy mô nông hộ. Các loài nuôi chủ yếu như : Panulirus japonicus ở Nhật Bản, Panulirus ornatus, Panulirus homarus, Panulirus longipes, Panulirus versicolor ở Sing-ga-po, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a, và tổng sản lượng nghề nuôi các loài này có đóng góp lớn vào tổng sản lượng tôm hùm của các quốc gia này. Tóm lại, chúng ta có thể thấy: nghề nuôi tôm hùm đã đóng góp đáng kể vào sản lượng tôm hùm của thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước khu vực châu Á. Một số nước đã, đang bảo vệ và quản lý nguồn lợi tôm hùm rất tốt cũng đang có xu hướng phát triển nuôi nâng cấp vì tôm hùm có giá trị cao về kinh tế. 14 1.2.2. Tình hình nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam Với đường bờ biển dài 3.260 km, hơn 4.000 đảo và nhiều vũng vịnh giúp bảo vệ chống lại sóng và gió, Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản ở biển [3334]. Điểm mốc khởi đầu nghiên cứu về tôm hùm ở Việt Nam được đánh dấu bằng chuyến khảo sát của Serence và các cộng tác viên vào năm 1937 ở vùng biển Nam Trung Bộ, đã xác định có 3 loài tôm hùm gai thuộc giống Panulirus là: Panulirus homarus, Panulirus longipes và Panulirus penicillatus [4648]. Tuy vậy, việc nghiên cứu về nuôi tôm hùm ở Việt Nam mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX, khi sản lượng khai thác tôm hùm ngoài tự nhiên có dấu hiệu suy giảm. Khởi đầu là việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi nâng cấp một số loài tôm hùm có giá trị kinh tế ở ven biển miền Trung vào năm 1991 [10]. Nguyễn Văn Chung và các cộng sự, đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của tôm hùm Sỏi (P. stimpsoni) làm cơ sở để xác định kỹ thuật nuôi đối tượng này ở vùng biển tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị [2]. Theo tác giả Hồ Thu Cúc & cộng sự nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm trong lồng và trong ao đất ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa từ đó làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng ở đây [12]. Và ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm lồng có thể xem là xuất phát ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1992, sau đó từ năm 2000 đã lan rộng đáng kể ra các vùng Nam – Trung Bộ, cụ thể là từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, nhưng nhiều nhất vẫn là Khánh Hòa và Phú Yên [33]. Và một số loài được nuôi chính, như: tôm hùm Bông (P. ornatus), tôm hùm Xanh (P. homarus), tôm hùm Sỏi (P. stimpsoni) và tôm hùm Đỏ (P. longipes) [6], [1616]. Tuy nhiên, nuôi chủ yếu vẫn là loài tôm hùm bông (P. ornatus) bởi chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn, màu sắc tươi sáng và có giá trị xuất khẩu cao [12]. Số lượng lồng nuôi và sản lượng tôm hùm nuôi qua các năm gần đây được thể hiện ở Bảng 1.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan