Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn đặng đức khang xã hướng đạo ...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn đặng đức khang xã hướng đạo huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc và so sánh hiệu lực của hai thuốc amoxinject và amcoli

.PDF
62
271
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGỌ THỊ HOA Tên đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI ĐẶNG ĐỨC KHANG XÃ HƢỚNG ĐẠO - TAM DƢƠNG - VĨNH PHÚC VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA HAI THUỐC AMOXINJECT VÀ AMCOLI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2011 - 2016 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGỌ THỊ HOA Tên đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI ĐẶNG ĐỨC KHANG XÃ HƢỚNG ĐẠO - TAM DƢƠNG - VĨNH PHÚC VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA HAI THUỐC AMOXINJECT VÀ AMCOLI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K43 - TY Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2011 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đƣợc sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã nắm đƣợc những kiến thức cơ bản ngành học của mình. Kết hợp với 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Đặng Đức Khang đã giúp em ngày càng hiểu rõ kiến thức chuyên môn, cũng nhƣ đức tính cần có của một ngƣời cán bộ nông nghiệp. Từ đó, đã giúp em có lòng tin vững bƣớc trong cuộc sống cũng nhƣ trong công tác sau này. Để có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong bộ môn Chăn nuôi Thú y, đã tận tụy dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập, cũng nhƣ trong thời gian thực tập. Tập thể lớp Thú y K43 trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn sát cánh bên em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Cán bộ và công nhân trại đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong thời gian thực tập để giúp em hoàn thành tốt khóa thực tập. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của cô giáo hƣớng dẫn TS. Trần Thị Hoan Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện vật chất cũng nhƣ tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 11 năm 2015 Sinh viên Ngọ Thị Hoa ii LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên trƣớc khi ra trƣờng, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học đƣợc, bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đƣợc trực tiếp tham gia vào công tác sản xuất, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững phƣơng pháp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sang tạo và tự giác cao góp phần xây dựng sự nghiệp phát triển nông thôn nƣớc ta. Xuất phát từ cơ sở trên, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hƣớng dẫn TS. Trần Thị Hoan và sự tiếp nhận của cán bộ công nhân trại lợn Đặng Đức Khang xã Hƣớng Đạo, huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc, em đã tiến hành thực hiện đề tài. “Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn Đặng Đức Khang xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và so sánh hiệu lực của hai thuốc Amoxinject và Amcoli”. Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chƣa nhiều nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp nhận xét của các thầy cô giáo để bản khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 25 Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn tại trại............................................... 31 Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 36 Bảng 4.3. Tình hình lợn mắc bệnh phân trắng theo tháng ở trại lợn nái Đặng Đức Khang xã Hƣớng Đạo – Tam Dƣơng – Vĩnh Phúc ................................. 38 Bảng 4.4. Tình hình lợn mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi........................... 40 Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt .......................... 43 Bảng 4.6. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh .................. 44 Bảng 4.7. So sánh hiệu lực của hai phác đồ.................................................... 45 Bảng 4.8. Sinh trƣởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn (kg) ................ 47 Bảng 4.9. Hạch toán chi phí thuốc thú y ......................................................... 48 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT E. coli: Escherichia coli ĐVT: Đơn vị tính Cs: Cộng sự IgG: Immunoglobulin LMLM: Lở mồm long móng Nxb: Nhà xuất bản TT: Thể trọng Vit: Vitamin STT: Số thứ tự Sal : Salmonella v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của lợn con theo mẹ ............................ 3 2. 1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa .............................................. 4 2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt ........................................................ 7 2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch. ........................................................... 7 2.1.5. Một số hiểu biết về E. coli ...................................................................... 8 2.1.6. Bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis) ............................................. 12 2. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................. 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 22 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 24 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 24 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 25 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 25 3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 25 3.4.3. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu và phƣơng pháp xử lý số liệu ........ 26 vi Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 27 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 27 4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 27 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 29 4.1.4. Bài học kinh nghiệm từ công tác phục vụ sản xuất .............................. 36 4.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài .................................................................. 37 4.2.1. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng ở trại lợn nái Đặng Đức Khang, xã Hƣớng Đạo – Tam Dƣơng – Vĩnh Phúc. ............................................ 37 4.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ....................................... 39 4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo tính biệt ...................................... 43 4.2.4. Triệu chứng của lợn bị mắc bệnh phân trắng........................................ 44 4.2.5. Hiệu lực điều trị của hai loại thuốc amoxinject LA và amcoli ............. 45 4.2.6. Ảnh hƣởng của các loại thuốc tới khả năng sinh trƣởng của lợn con qua các giai đoạn .................................................................................................... 46 4.2.7. Hạch toán chi phí thuốc thú y .............................................................. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu đƣợc đối với nhu cầu đời sống con ngƣời. Trong đó chăn nuôi lợn là ngành đang rất phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình nông nghiệp và các trang trại. Do đó việc chăn nuôi lợn là không thể tách rời vì vậy Đảng và nhà nƣớc ta đã đặc biệt quan tâm và đầu tƣ về công tác giống, thức ăn, thú y cho ngành chăn nuôi không ngừng đƣợc nâng cao, chất lƣợng đàn lợn không ngừng đƣợc cải thiện với mục đích đa ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng và phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nói chung. Hiệu quả trong chăn nuôi lợn và mang lại lợi ích kinh tế nhanh nhất, lớn nhất đó chính là mô hình chăn nuôi công nghiệp ở các trang trại, xí nghiệp. Đi cùng với lợi ích kinh tế là nhiều vấn đề nan giải xuất hiện trong đó có tình hình dịch bệnh đã nổi lên nhƣ một thách thức đối với ngành chăn nuôi đe dọa trực tiếp đến lợi ích kinh tế và nhiều lợi ích khác. Đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam bệnh xảy ra hầu nhƣ quanh năm, nhất là khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm,..) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra không đƣợc bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lƣợng dinh dƣỡng. Khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hƣởng đến lợn cũng nhƣ khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. 2 Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo mẹ giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi tại trại Đặng Đức Khang xã Hướng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc và so sánh hiệu lực của hai thuốc Amoxinject và Amcoli” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định đƣợc tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo mẹ giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi tại trại nái Đặng Đức Khang xã Hƣớng Đạo – Tam Dƣơng – Vĩnh Phúc. - Đánh giá hiệu lực điều trị của hai loại thuốc amoxinject và thuốc amcoli. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Nắm vững quy trình chăm sóc và nuôi dƣỡng lợn con theo mẹ giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi. - Rèn luyện tay nghề nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế. - Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lƣợng chăn nuôi. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Đóng góp cho ngành chăn nuôi thú y những thông tin về tình hình dịch bệnh phân trắng lợn con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả điều trị bệnh bằng phác đồ góp phần phục vụ sản xuất tại trại, kiểm soát và khống chế bệnh phân trắng lợn con cho đàn lợn nuôi tại cơ sở Khuyến cáo cho các hộ chăn nuôi kỹ thuật chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ Lợn con từ khi sơ sinh có khả năng sinh trƣởng và phát triển nhanh. Qua nghiên cứu, thí nghiệm và thực tế cho thấy khối lƣợng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng 5 – 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 -14 lần so với khối lƣợng lợn con lúc sơ sinh, nếu đem so sánh với các loài gia súc khác thì tốc độ tăng trƣởng của lợn con nhanh hơn nhƣ bê nghé tăng 3 – 4 lần. Lợn con sau khi sinh, sinh trƣởng và phát triển nhanh nhƣng không đồng đều qua từng giai đoạn, sinh trƣởng nhanh trong 21 ngày tuổi sau đó giảm, sự giảm tăng trƣởng do nhiều nguyên nhân, nhƣng cũng chủ yếu là do lƣợng sữa mẹ giảm và hàm lƣợng Hemoglobin trong máu lợn con giảm. Thời gian bị giảm sinh trƣởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Để kích thích sự tăng trƣởng và hạn chế khủng hoảng của lợn con ta cần cho chúng tập ăn sớm và bổ xung sắt cho lợn con bằng cách tiêm Dextran-Fe cho lợn con vào lúc 3 ngày tuổi, 10 ngày tuổi và 21 ngày tuổi. Do khả năng sinh trƣởng và phát triển nhanh nên khả năng đồng hóa và trao đổi chất của lợn con diễn ra rất mạnh. Ở lợn con 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy đƣợc 9 – 14 gram protein/1kg khối lƣợng, nhƣng ở lợn trƣởng thành mỗi ngày chỉ tích lũy đƣợc 0,3 – 0,4 gram protein/1kg khối lƣợng. Qua đó ta thấy đƣợc cƣờng độ trao đổi chất ở lợn con và lợn trƣởng thành có sự chênh lệch khá lớn. Mặt khác, ta biết rằng lợn con trong giai đoạn này tích 4 lũy nạc là chính, vì vậy tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn trƣởng thành (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [14]. 2. 1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các biện pháp cơ học, hóa học, vi sinh vật học để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể động vật có thể hấp thụ đƣợc. Cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng. Khi còn trong bào thai, cơ quan tiêu hóa của lợn đã hình thành đầy đủ nhƣng dung tích còn bé. Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhƣng chƣa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hóa chƣa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan tiêu hóa phát triển và hoàn thiện dần. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14] cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhƣng chƣa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non, ruột già. Trong thời kỳ bú sữa cơ quan tiêu hóa phát triển và phát dục nhanh, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thƣớc cơ quan tiêu hóa giúp lợn con tích lũy đƣợc nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa các chất, đặc biệt là xelulozơ có nhiều trong thức ăn (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [14]. Mặc dù vậy ở lợn con các cơ quan chƣa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh do đó lợn có phản ứng rất chậm với các tác động bên ngoài vì vậy lợn con cũng dễ bị mắc bệnh và dễ bị rối loạn tiêu hóa. 5 Theo tác giả Từ Quang Hiển và cs (2001) [5] cho biết: Lợn con trƣớc 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lƣợng axit tiết ra ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày. Hiện tƣợng này gọi là hypochlohydric. Cũng do dịch vị chƣa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chƣa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein. Hoạt lực của các men Pepsin tăng lên theo tuổi một cách rõ rệt “Ở 9 ngày tuổi tiêu hóa 30mg fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2-3 giờ, đến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ”. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], vì thiếu HCl tự do nên vi sinh vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đƣờng tiêu hóa, điển hình là bệnh ỉa phân trắng lợn con, do đó để hạn chế bệnh đƣờng tiêu hóa có thể kích thích vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 – 7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi. Enzim trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn trƣớc 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa, sự tiêu hóa của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh, hơn nữa dịch vị thu đƣợc khi cho thức ăn hạt kích thích tiết HCl nhiều hơn và sự tiêu hóa nhanh hơn dịch vị thu đƣợc khi cho uống sữa, đây là cơ sở cho việc bổ sung sớm thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con. Khi nghiên cứu về sự phân tiết của hệ thống men tiêu hóa chúng ta thấy chức năng của lợn con mới sinh chƣa có hàm lƣợng cao, chức năng tiêu hóa của một số men đƣợc hoàn thiện dần: - Men pepsin: Đây là men tiêu hóa protein thức ăn, nhƣng nếu không cho lợn con ăn sớm thì trong khoảng 25 ngày đầu đẻ ra, men Pepsin trong dạ 6 dày lợn con chƣa có khả năng tiêu hóa protein thức ăn, vì lúc này trong dịch vị dạ dày lợn con chƣa có acid HCl tự do thì nó sẽ kích hoạt men pepsinogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa. Lợn con tiêu hóa protein sữa mẹ nhờ catepsin và men trypsin phát triển sớm trong dịch vị và dịch tụy. - Men amilaza và mantaza: Men này có trong nƣớc bọt và dịch tụy của lợn con từ lúc mới đẻ ra nhƣng hoạt lực kém trƣớc 3 tuần tuổi, chỉ tiêu hóa đƣợc 50% lƣợng tinh bột ăn vào. Sau 3 tuần hai men này mới có hoạt tính mạnh do đó khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con đƣợc tốt hơn. - Men saccaraza: Đối với lợn con dƣới 2 tuần tuổi men này có hoạt tính còn thấp, nếu cho ăn đƣờng saccaraza trong thời gian này rất dễ bị đi ỉa chảy. Nếu có bổ sung đƣờng thì nên bổ sung loại đƣờng 6 cacbon nhƣ: Glucose, fructose. - Men trypsin: Là men tiêu hóa protein của thức ăn ở ruột non. Ở thai lợn lúc 2 tháng tuổi trong chất tiết đã có men trypsin, thai càng lớn hoạt tính của men trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ thì men trypsin của dịch tụy rất cao, để bù đắp lại khả năng tiêu hóa protein của men pepsin dạ dày. - Men catepsin: Là men tiêu hóa protein trong sữa, với lợn con trƣớc 3 tuần tuổi men này có hoạt lực mạnh sau đó giảm dần. - Men lactaza: Có tác dụng tiêu hóa lƣợng lactose trong sữa. men này có hoạt tính mạnh ngay từ khi mới đẻ và có hoạt lực tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2 sau đó giảm dần. Thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đƣờng ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh, khi lợn con sinh ra hệ vi sinh vật đƣờng ruột chƣa phát triển đầy đủ số lƣợng vi khuẩn có lợi, chƣa có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh đƣờng tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh phó thƣơng hàn, vi khuẩn gây thối rữa ở lợn con mới sinh. 7 2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chƣa hoàn chỉnh, thân nhiệt của lợn con chƣa ổn định, sự sinh nhiệt và thải nhiệt của lợn con kém do nhiều nguyên nhân: - Lớp mỡ dƣới da rất mỏng, lƣợng mỡ và glyxerin dự trữ trong cơ thể còn thấp, trên thân lợn con lông còn thƣa nên khả năng cung cấp nhiệt chống rét còn nhiều hạn chế và khả năng giữ nhiệt còn kém. - Hệ thống thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chƣa hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết nằm ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả giai đoạn trong bào thai và ngoài thai. - Diện tích bề mặt cơ thể lợn con so với khối lƣợng chênh lệch tƣơng đối cao nên lợn con bị mất nhiều nhiệt khi lạnh. - Lợn con khi nằm trong bào thai điều kiện sống tƣơng đối ổn định, các chất dinh dƣỡng do con mẹ cung cấp qua nhau thai Sau khi sinh, cơ thể lợn con tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh. Do đó chăm sóc nuôi dƣỡng không tốt có thể làm cho lợn con dễ mắc bệnh, còi cọc và dẫn đến chết. Đặc biệt với thời tiết ở miền bắc nƣớc ta có mùa đông lạnh và mƣa phùn làm cho lợn con dễ mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa và hô hấp nhƣ: Phân trắng lợn con, tiêu chảy, cảm lạnh, viêm phổi….gây tỷ lệ chết cao. Vì vậy nên tiến hành cho lợn con tập ăn sớm là biện pháp tốt nhất để khắc phục đƣợc tình trạng khủng hoảng thời kỳ 3 tuần tuổi và sau cai sữa (Từ Quang Hiển và cs 2001) [5]. 2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch. Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [14] cho biết: Lợn con mới đẻ lƣợng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lƣợng kháng thể hấp thụ đƣợc nhiều hay ít từ sữa đầu của mẹ. Theo Nguyễn Văn Thiện (1996) [18] cho biết: Khả năng miễn dịch của lợn con trƣớc 21 ngày tuổi là sự miễn dịch hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lƣợng kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ.Trong sữa đầu của lợn nái có chứa hàm lƣợng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lƣợng protein trong sữa chiếm tới 18 – 19 %, trong đó hàm lƣợng γ - globulin chiếm 8 khá cao (30 – 35 %), γ - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thụ γ - globulin từ sữa mẹ bằng con đƣờng ẩm bào. Quá trình hấp thụ nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γ - globulin có khả năng thẩm thấu qua thành ruột lợn con tốt nhất trong 24 giờ sau khi đẻ nhờ trong sữa đầu có men antitripsin làm mất hoạt lực của men Tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. Cho nên sau 24 giờ khi đƣợc bú sữa đầu, hàm lƣợng γ - globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3mg/100 ml máu. Do đó lợn con cần đƣợc bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không đƣợc bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Vì thế, nếu lợn con không đƣợc bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ bị bệnh, tỷ lệ chết cao. Phan Đình Thắm (1995) [17] cho rằng: Lợn con mới đẻ trong máu không có kháng thể, nên nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu để có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu có albumin và γ - globulin cao hơn sữa thƣờng, đây là nhân tố chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Do vậy, cho lợn con bú sữa trong 3 ngày đầu và đảm bảo toàn bộ số con trong đàn đƣợc bú sữa đầu của lợn mẹ. Nếu lợn con không bú đƣợc sữa đầu của lợn mẹ thì từ 20 – 25 ngày sau mới khả năng tự tổng hợp đƣợc kháng thể. Vì vậy việc cho lợn con bú sữa đầu là vô cùng quan trọng. Sau khi con mẹ đẻ xong cần nhanh chóng cho đàn con bú sữa đầu và tiến hành cố định bầu vú cho chúng 2.1.5. Một số hiểu biết về E.coli Trực khuẩn ruột già E. coli đƣợc Escherich phân lập từ năm 1985 ở phân trẻ em. E. coli thƣờng xuất hiện rất sớm ở đƣờng ruột của ngƣời và động vật sơ sinh (sau khi đẻ 2 giờ) chúng thƣờng phân bố ở phần sau của ruột già, ít hơn ở dạ dày và ruột non. Trong nhiều trƣờng hợp còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác trong cơ thể.Từ ruột vi khuẩn theo phân ra ngoài môi trƣờng đất, nƣớc. Chỉ số E. coli có trong nguồn nƣớc cho phép ta kết luận nƣớc đó có phải là nhiễm phân hay không và là cơ sở để đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc. 9 - Đặc điểm hình thái: Trực khuẩn E. coli thƣờng có dạng hình gậy ngắn, kích thƣớc 0,6 x 2 - 3 µm, hai đầu tròn. Khi trong cơ thể động vật E. coli có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Trực khuẩn có lông ở quanh thân nên có thể di động đƣợc. - Đặc tính nuôi cấy: Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [21], E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trƣởng ở nhiệt độ 15 – 29oC, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH = 7,4. Trong môi trƣờng nƣớc thịt phát triển tốt, môi trƣờng rất đục, có cặn lắng xuống đáy màu trắng xám, trên bề mặt tạo một màng mỏng màu xám nhạt. Canh trùng mùi phân hôi thối. Trên bề mặt thạch thƣờng, ở 37oC sau 24 giờ nuôi cấy hình thành những khuẩn lạc hình tròn, ƣớt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đƣờng kính 2 - 3 mm. Nếu nuôi cấy lâu khuẩn lạc chuyển sang dạng R (to, nhám, xù xì), rồi chuyển sang dạng M (to, nhám, xù xì, nhầy, ƣớt). Trong môi trƣờng Endo, E. coli hình thành khuẩn lạc, màu đỏ mận, có ánh kim hoặc không có ánh kim. Trong môi trƣờng EMB, E. coli hình thành khuẩn lạc màu tím đen. Trong môi trƣờng Istrati, E. coli hình thành khuẩn lạc màu vàng. Trong môi trƣờng thạch, E. coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ. Không mọc trong các môi trƣờng: Wilson Blair, môi trƣờng lục Malusit. - Đặc tính sinh hoá: E. coli lên men và sinh hơi đƣờng: Glucose, lactose, mantose, fructose. Có thể lên men hoặc không lên men đƣờng saccarose, salixin, dunxit, glyexron. Không lên men: Dextrin, amidin, glycogen, xenlobio. E. coli làm đông vón sữa tƣơi sau 24 - 37 giờ ở 37oC Không làm tan chảy gelatin. Thƣờng sinh indol, không sản sinh H2S, phản ứng MR dƣơng tính, phản ứng VP âm tính. Hoàn nguyên nitrat thành nitrit. 10 - Sức kháng của mầm bệnh: E. coli bị diệt ở 60oC trong 15 - 30 phút, chết ngay ở 100oC. Trong đất và nƣớc E. coli sống đƣợc vài tháng. Các chất tiệt trùng thông thƣờng nhƣ axit phenic, focmon 1%, cồn, nƣớc vôi 20%... có thể diệt E. coli trong 5 - 10 phút. Sức sống của E. coli giảm xuống đáng kể khi hạ độ ẩm trong chuồng nuôi. E. coli có thể đề kháng với sự sấy khô. Mẫn cảm với nhiều kháng sinh. Khi nghiên cứu về tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E. coli đƣợc phân lập từ các ổ lợn con mắc bệnh phân trắng ở nƣớc ta cho thấy: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn con do E. coli gây ra nhƣ: Doxy - tialin, mycofloxacin, neomycin, kanamycin, amoxincilin, ampicilin,… còn các thuốc nhƣ streptomycin, sulfamide ít có tác dụng với trực khuẩn E. coli, tỷ lệ E. coli kháng thuốc cao từ 70 - 80%, theo nhiều tác giả có thể do những loại thuốc này đƣợc dùng thƣờng xuyên và dùng sai nguyên tắc trong điều trị dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc. - Tính gây bệnh: Vi khuẩn E. coli tạo ra hai loại độc tố gây bệnh cho vật nuôi đó là nội độc tố và ngoại độc tố. + Nội độc tố: Là yếu tố gây độc chủ yếu của chủng dƣỡng khuẩn đƣờng ruột. Đây là loại độc tố chính của vi khuẩn E. coli, chúng có trong tế bào và gắn chặt với nhau. Nội độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phƣơng pháp: Phƣơng pháp phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học hoặc bằng axit tricoxetic, phenol dƣới tác dụng của enzym. + Ngoại độc tố: Là độc tố của vi khuẩn tiết vào môi trƣờng, có tính chịu nhiệt kém, dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 560C trong 10 - 30 phút. Dƣới tác dụng của formalin và nhiệt, ngoại độc tố trở thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính hƣớng thần kinh và gây hoại tử. Hiện nay, việc chiết xuất ngoại độc tố vẫn chƣa thành công mà mới chỉ phát hiện trong canh trùng của những chủng mới đƣợc phân lập. Khả năng tạo độc tố của E. coli sẽ mất đi khi các chủng đƣợc nuôi giữ lâu dài hoặc đƣợc cấy truyền nhiều lần trong môi trƣờng nuôi dƣỡng. 11 - Cấu trúc kháng nguyên: E. coli có 3 loại kháng nguyên chính là O, K và H. + Kháng nguyên O: Là kháng nguyên thân, chịu đƣợc nhiệt, chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 100oC, bị formon phá huỷ nhƣng có sức đề kháng với cồn. + Kháng nguyên H: Là kháng nguyên lông, không chịu đƣợc nhiệt, bị phá huỷ ở nhiệt độ 70oC, bị cồn phá huỷ nhƣng đề kháng đƣợc với formol. + Kháng nguyên K: Là kháng nguyên bề mặt (kháng nguyên vỏ hay kháng nguyên bao), gồm 3 loại: + Kháng nguyên L: Không chịu đƣợc nhiệt, bị phá huỷ ở nhiệt độ 100oC trong 1 giờ. + Kháng nguyên A: Là kháng nguyên vỏ chịu đƣợc nhiệt, không bị phá huỷ khi đun sôi ở 100oC, nhƣng khi đun sôi trong thời gian 2 giờ 30 phút thì kháng nguyên bị phá huỷ. + Kháng nguyên B: Là kháng nguyên không chịu đƣợc nhiệt, bị phá huỷ ở 100oC trong 1 giờ, lúc đó kháng nguyên B bị mất tính kháng nguyên nhƣng vẫn giữ đƣợc khả năng ngƣng kết và kết tủa. - Tính gây bệnh: E. coli có sẵn trong đƣờng tiêu hoá của ngƣời và động vật nhƣng chỉ gây đƣợc bệnh khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do chăm sóc, nuôi dƣỡng, thời tiết thay đổi…) Ở ngƣời, đặc biệt là trẻ em dƣới 1 tuổi vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày, ruột và gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng quang, đƣờng niệu sinh dục. Ở gia cầm (gà, vịt, bồ câu) thƣờng đi tháo, phân có màu xanh lá cây, rất hôi thối, có hiện tƣợng viêm kết mạc mắt, viêm cuống phổi, viêm niêm mạc mũi dẫn đến khó thở. 12 Ở lợn và các loại gia súc mới đẻ khác, bệnh thể hiện bằng các triệu chứng sốt cao 41 – 42oC, đi ỉa, phân lúc đầu vàng, đặc sệt, mùi chua, sau chuyển thành màu trắng xám, hôi thối, dính máu. Lợn đi ỉa nhiều lần và rặn nhiều. Bệnh có thể lây cho cả đàn, thậm chí có thể lây từ đàn này sang đàn khác. Ở động vật trƣởng thành vi khuẩn có thể gây: viêm gan, thận, bàng quang, túi mật, khớp xƣơng… Trong phòng thí nghiệm, gây bệnh bằng cách tiêm vi khuẩn vào dƣới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết chết con vật. 2.1.6. Bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis) - Tình hình dịch tễ của bệnh Bệnh phân trắng lợn con là bệnh rất phổ biến ở lợn con theo mẹ đặc biệt là lợn mới sinh đến 28 ngày tuổi, bệnh có thể mắc một vài con hoặc cả đàn. Cách phòng bệnh ít tốn chi phí nhất là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Để có các biện pháp vệ sinh tốt nhất cần hiểu biết dịch tễ của bệnh. Đào Xuân Cƣơng (1981) [1], cho biết: Bệnh có thể phát triển quanh năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, sau nhiều trận mƣa to, gió lớn, khí hậu thay đổi đột ngột, tỷ lệ mắc bệnh có thể tăng lên đến 100 %, tỷ lệ chết đến 30 – 40 %. Trƣơng Lăng và Xuân Giao (1999) [8], cho biết: Ở nƣớc ta, lợn con mắc bệnh tiêu chảy rất phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy từ 25- 100 %, tỷ lệ tử vong trên 70 %, bệnh hầu nhƣ quanh năm, nhiều nhất ở cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè. Điều kiện phát bệnh thƣờng thấy: + Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều + Vệ sinh kém, chuồng trại ở nơi trũng, ƣớt tạo điều kiện cho bệnh phát triển. + Thay đổi nơi ở, vận chuyển đi đƣờng dài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng