Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình bệnh viêm khớp do vi khuẩn streptococcus suis gây ra ở lợn và thử nghi...

Tài liệu Tình hình bệnh viêm khớp do vi khuẩn streptococcus suis gây ra ở lợn và thử nghiệm phác đồ điều trị tại thành phố sông công tỉnh thái nguyên

.PDF
66
164
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- HOÀNG THỊ CHUNG Tên đề tài: TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM KHỚP DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA Ở LỢN VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2016 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- HOÀNG THỊ CHUNG Tên đề tài: TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM KHỚP DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA Ở LỢN VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: TY - K43 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Minh Toàn Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập, tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. Nhân dịp này cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban lãnh đạo nhà trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, bộ môn Chăn nuôi động vật cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã đào tạo và truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban lãnh đạo Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể cán bộ bộ môn Công nghệ Vi sinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Thầy giáo ThS. Lê Minh Toàn, là những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè của tôi, những người đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Chung ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của vi khuẩn S. suis .................................... 37 Bảng 4.1: Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp gây ra tại thành phố Sông Công, Thái Nguyên .................................................... 38 Bảng 4.2: Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp qua các tháng tại thành phố Sông Công, Thái Nguyên .................................... 40 Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi .............. 41 Bảng 4.4: Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức chăn nuôi ........................................................ 43 Bảng 4.5: Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp theo tình trạng vệ sinh ........................................................................ 44 Bảng 4.6: Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm khớp tại thành phố Sông Công, Thái Nguyên ................................................................................ 46 Bảng 4.7: Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ............................ 47 Bảng 4.8: Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được...................... 48 Bảng 4.9: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp............................................................................ 50 iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lợn mắc và chết do viêm khớp gây ra tại một số xã ........39 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp qua các tháng .... 41 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi .... 42 Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức chăn nuôi ............................................................................... 44 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp theo tình trạng vệ sinh........................................................................................ 45 Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ mẫn cảm với kháng sinh của các chủng S. suis phân lập được ........................................................................ 49 iv DANH MỤC VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BHI : Brain Heart Infusion CPS : Capsular polysaccharide CS : Cộng sự EF : Extracellular factor ELISA : Enzyme - Linked Immuno Sortbant Assay MRP : Muramidase - released protein PCR : Polymerase Chain Reaction SLY : Suilysin S. suis : Streptococcus TT : Thể trọng suis v MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học .................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa của đề tài................................................... 4 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở các giai đoạn .............. 4 2.1.2. Hiểu biết về bệnh viêm khớp ở lợn ................................................... 6 2.1.3. Một số hiểu biết cơ bản về vi khuẩn streptococcus suis .................... 8 2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn và người trên thế giới và Việt Nam .......................................................... 22 2.1.1. Tình hình bệnh do vi khuẩn S. suis gây ở lợn trên thế giới ............. 22 2.1.2. Tình hình bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở tại Việt Nam .............. 23 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 26 3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành ...................................... 26 3.3. Dụng cụ, môi trường và thiết bị ......................................................... 26 3.3.1. Dụng cụ .......................................................................................... 26 3.3.2. Môi trường nuôi cấy, phân lập vi khuẩn ......................................... 26 3.3.3. Hóa chất để nhuộm Gram ............................................................... 26 3.3.4. Hóa chất để phản ứng sinh hóa ....................................................... 27 3.3.5. Thiết bị ........................................................................................... 27 3.4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 27 3.4.1. Điều tra tình hình lợn mắc viêm khớp tại thành phố Sông Công ..... 27 vi 3.4.2. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng S. suis phân lập được .........27 3.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị...................................................... 28 3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 28 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ..................................................... 28 3.5.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm ........... 30 3.5.3. Quy trình phân lập S. suis .............................................................. 31 3.5.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh học của vi khuẩn S. suis ......... 33 3.5.5. Phương pháp kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ................................................................. 36 3.5.6. Xây dựng phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp ...................... 37 3.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ............................................. 37 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.................................. 38 4.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh và chết do viêm khớp tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 38 4.1.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh và chết do viêm khớp tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 38 4.1.2. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh và chết do viêm khớp qua các tháng tại thành phố Sông Công, Thái Nguyên .................................................... 40 4.1.3. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi ........ 40 4.1.4. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức chăn nuôi .................................................................................................. 42 4.1.5. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp theo tình trạng vệ sinh .......................................................................................................... 43 4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm khớp ................................................................................................ 46 4.2.2. Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ..................................................................... 46 vii 4.2.3. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ....................................................... 48 4.3. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp ....... 50 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 51 5.1. Kết luận ............................................................................................. 51 5.2. Đề nghị.............................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 53 I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................. 53 II. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................ 54 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất nước ta đang đi theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, kém theo đó là việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng được quan tâm. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi thú y cũng đang từng bước phát triển, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đã có những thay đổi đáng kể về sản phẩm cũng như chất lượng trong chăn nuôi. Nhắc đến ngành chăn nuôi đầu tiên phải kể đến ngành chăn nuôi lợn - một ngành chăn nuôi chủ chốt và các sản phẩn chế biến từ lợn. ngành chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng cao và chất lượng tốt cho người tiêu dùng, ngoài ra còn cung cấp những sản phẩm phụ khác như lông, da, phụ tạng đáp ứng những nhu cầu khác cho con người và là nguồn cung cấp cho ngành chế biến và một lượng phân bón cho ngành trồng trọt. Theo báo Thái nguyên điện tử - Phát triển bền vững chăn nuôi trang trại cập nhật ngày 09/06/2015. Tính đến thời điểm 1/10/2013, Thái Nguyên đạt tiêu chí trang trại mới (giá trị hàng hóa trong năm đạt 1 tỷ đồng trở lên). Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh nhờ trang trại chăn nuôi phát triển mạnh. Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có số lượng trang trại chăn nuôi lớn. Các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, thành phố Sông Công. Tính đến nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, trong đó có 173 trang trại chăn nuôi theo mô 2 hình gia công cho công ty và 375 trang trại chăn nuôi theo mô hình gia đình. Tăng 103 trang trại so với năm 2013. Bình quân mỗi trang trại có 107 con lợn và 2,5 nghìn con gia cầm. Các trang trại sử dụng từ 2 đến 3 lao động thường xuyên, chủ yếu là người trong gia đình và lao động địa phương. Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc sang sản xuất. Nhưng luôn phải đối mặt với các loại dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp. Không như các dịch bệnh lở mồm long móng hay dịch cúm, dịch bệnh tai xanh gây chết vật nuôi hàng loạt làm tổn thất kinh tế cho các nhà chăn nuôi, nhưng bệnh viêm khớp do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn cũng xảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì có khả năng lây sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh và ăn các sản phẩm từ con lợn bệnh. Xuất phát từ tình hình thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu phòng và điều trị bệnh tạo tiền đề cho ngành chăn nuôi lợn ngày càng đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới. Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y và thầy giáo hướng dẫn ThS. Lê Minh Toàn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh viêm khớp do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn và thử nghiệm phác đồ điều trị tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định tình hình bệnh viêm khớp do vi khuẩn S. Suis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn S. suis gây bệnh viêm khớp ở lợn nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 3 - Đề xuất và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm khớp ở lợn cho hiệu quả cao. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Đề tài là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận với thực tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề. - Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với thực tiễn sản xuất, xác định được một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn S. suis gây bệnh viêm khớp ở lợn nuôi tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả của đề tài góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đồng thời cung cấp các dữ liệu khoa học về vi khuẩn S. suis gây bệnh viêm khớp ở lợn. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề xuất và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm khớp ở lợn cho hiệu quả cao. - Đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn về phòng trị bệnh viêm khớp ở lợn. - Xác lập cơ sở khoa học cho những nghiên cứu khác về bệnh viêm khớp ở lợn của Việt Nam góp phần trong công tác phòng và trị bệnh của lợn nuôi tại các địa bàn khác trên cả nước. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa của đề tài 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở các giai đoạn Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói riêng đều tuân theo các quy luật: - Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều, quy luật này thể hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi. - Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày. Trong thực tế sản xuất người ta chia ra lợn chửa kỳ I là bắt đầu từ khi thụ thai đến 84 ngày. Lợn chửa kỳ II từ 84 ngày đến trước khi đẻ 1 tuần, giai đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Theo Trương Lăng (1995)[1], bào thai lợn tháng thứ 2 phát triển tăng 33,5 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ 3 phát triển tăng 8,7 lần và 3 tuần tháng thứ 4 chỉ tăng 2,2 lần. Nếu lợn chửa kỳ II mà nuôi dưỡng kém, sau khi sinh dù nuôi dưỡng tốt, lợn con vẫn chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng. Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi. Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45 ngày 5 tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ này là bú sữa mẹ.Tuy nhiên muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn ta phải bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ những ngày đầu thức ăn phải đảm bảo sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như vậy, lợn con đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con có kết quả Nguyễn Thiện và cs (1998)[12]. Dựa vào đặc điểm sinh lý, quy luật sinh trưởng của lợn thịt mà chia quá trình nuôi lợn thịt ra 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (giai đoạn sau cai sữa): 2 - 3 tháng tuổi (1 - 2 tháng nuôi): Đặc điểm giai đoạn này: Lợn chuyển từ sống theo mẹ, bằng sữa mẹ sang sống tự lập, chịu sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Lợn có tốc độ phát triển nhanh (đặc biệt là tổ chức cơ bắp và xương cốt). Bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hoá thức ăn còn hạn chế. - Giai đoạn lợn choai: 4 - 7 tháng tuổi (3 - 5 tháng nuôi): Giai đoạn này lợn phát triển rất mạnh về xương, cơ bắp. Bộ máy tiêu hoá đã phát triển hoàn thiện nên lợn có khả năng tiêu hoá, hấp thu tốt các loại thức ăn. Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống. Vì vậy trong giai đoạn này ta có thể dè xẻn thức ăn tinh (tiết kiệm thức ăn tinh), tăng thức ăn thô xanh để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở nước ta. - Giai đoạn nuôi kết thúc: 8 - 9 tháng tuổi (6 - 7 tháng nuôi): Giai đoạn này lợn đã phát triển hoàn thiện, tích mỡ là chính. Để thúc đẩy nhanh quá trình vỗ béo, cần tập trung thức ăn tinh, thức ăn giàu bột đường (tỷ lệ thức ăn tinh giai đoạn này nên chiếm 85 - 90% trong khẩu phần), dè xẻn thức ăn giàu đạm (tỷ lệ thức ăn giàu đạm nên khoảng 10 - 12% trong khẩu phần), giảm thức ăn thô xanh (chỉ khoảng 10 - 15% trong khẩu phần). Đồng thời hạn chế vận động, tạo bóng tối, yên tĩnh cho lợn nghỉ ngơi, ngủ nhiều, chóng béo. 6 2.1.2. Hiểu biết về bệnh viêm khớp ở lợn 2.1.2.1. Nguyên nhân Có 2 dạng viêm khớp ở lợn: viêm khớp do thiếu canxi, photpho và viêm khớp do vi khuẩn: - Triệu chứng thường thấy của viêm khớp do thiếu canxi, photpho là: lợn đi lại khó khăn. - Triệu chứng của viêm khớp do vi khuẩn là: lợn bị sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn còn có thể có hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, lợn có thể bị mù, điếc. 2.1.2.2. Bệnh viêm khớp ở lợn do một số loài vi khuẩn gây ra  Liên cầu khuẩn Streptococcus spp - Lứa tuổi mắc bệnh: 1 - 6 tuần tuổi. - Triệu chứng:Trong đàn có một vài con bị bệnh với các biểu hiện: + Què, khớp sưng tấy ở dạng cấp và mãn tính. + Lợn bệnh run rẩy, khó đứng và có biểu hiện thần kinh do viêm màng não.  Đóng dấu lợn Erysipelothrix rhusiopathiae - Lứa tuổi mắc bệnh: 1 - 8 tháng tuổi. - Triệu chứng + Què, khớp sưng tấy ở dạng cấp và mãn tính với bệnh toàn thân. + Do viêm khớp nên lợn ngồi ở tư thế chó ngồi. + Trên da xuất hiện nhiều đám xuất huyết hình vuông hoặc hình thoi. + Lợn dễ đột tử.  Viêm mũi do Mycoplasma hyorhinis. - Lứa tuổi 3 - 8 tuần, đôi khi tới 12 tháng tuổi - Triệu chứng : 7 + Què, đôi khi sưng khớp. + Viêm các màng bao tim phổi, xoang bụng, tinh hoàn với thể cấp hoặc mãn tính (bị >6 tháng) + < 20 % lợn bị bệnh và ít bị chết.  Viêm phổi do Mycoplasma hyosynoviae. - Lứa tuổi mắc bệnh: Chủ yếu ở lợn 12 - 14 tuần tuổi. - Triệu chứng: + Què, bị cấp tính hoặc mãn tính, đặc biệt ở giống siêu nạc và khung chân yếu. + Bị bệnh <10% số đầu lợn, ít bị chết.  Viêm teo mũi do Haemophilus parasuis. - Lứa tuổi mắc bệnh: 2 - 12 tháng. - Triệu chứng: + Què, khớp sưng với viêm đa màng serous. + Khi bị nhiễm trùng máu và thể cấp tính lợn nằm nhiều, da tím tái. + Khó thở, sổ mũi.  Viêm dính màng phổi do Actinobacillus suis - Lứa tuổi mắc bệnh: Lợn sau 1,5 tháng tuổi. - Triệu chứng: + Què, khớp sưng với viêm đa màng serous hoặc nhiễm trùng máu. + Có thể tạo thành ổ áp xe lớn ở mông, bên trong chứa đầy mủ màu trắng.  Bệnh thoái hoá khớp do Osteochondroris và osteothrois - Lứa tuổi: Từ 4 tháng trở lên. - Triệu chứng: + Què, bị mãn tính nhưng đôi khi bị cấp tính. + Hay xảy ra ở lợn lớn nhanh, nhiều cơ và thịt nạc. + Lười vận động, có thể đi bằng đầu gối. 8 2.1.2.3. Phòng bệnh - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế sự lây lan mầm bệnh cho lợn con. - Cần lưu ý khi bấm răng nanh, cắt đuôi cho lợn cần sát trùng dụng cụ, tránh làm lợn bị tổn thương vì các dạng vết thương có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. - Thường xuyên kiểm tra khớp gối, chân, đuôi xem lợn có bị tổn thương không. 2.1.2.4. Điều trị Lợn bệnh viêm khớp do thiếu canxi, photpho: cần bổ sung thêm trong khẩu phần thức ăn. Lợn bệnh viêm khớp do vi khuẩn: Việc điều trị có hiệu quả tốt khi phát hiện bệnh sớm và sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Bổ sung thêm Vitamin ADE để trợ lực và tăng sức đề kháng. 2.1.3. Một số hiểu biết cơ bản về vi khuẩn streptococcus suis 2.1.3.1. Khái niệm S. suis nhiễm phổ biến ở lợn con một vài tuần tuổi đến sau cai sữa vài tuần. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. S. suis type 2 có thể gây bệnh cho người. Đặc tính hình thái Vi khuẩn S. suis có hình cầu, hình bầu dục, đường kính khoảng 1 m chúng đứng thành từng cặp (gọi là song cầu khuẩn) hoặc có thể xếp thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn S. suis bắt màu Gram dương, hiếu khí tùy tiện (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [10]. 2.1.3.3. Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn S. suis phát triển trong điều kiện hiếu khí tùy tiện. - Trong môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng xuống đáy ống ngiệm. Vì vậy sau 24h nuôi cấy có thể quan 9 sát thấy, môi trường ở phía bên trong, đáy ống có cặn (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [10]. - Môi trường thạch máu: Sau 24h nuôi cấy, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc nhỏ, hơi hồng và sáng trắng. Đa số vi khuẩn gây bệnh ở lợn đều gây dung huyết khi nuôi cấy trên thạch có máu dê, cừu, bò. Các kiểu gây dung huyết chính gồm có: + Dung huyết kiểu α: Khuẩn lạc được bao quanh một vùng hồng cầu còn nguyên hình nhưng có màu xanh, xạ khuẩn lạc một chút có vùng tan máu (dung huyết từng phần, không hoàn toàn). + Dung huyết kiểu β: Bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hoàn toàn trong suốt, có bờ rõ ràng do hemoglobin được phân hủy hoàn toàn. + Dung huyết kiểu γ: Xung quanh khuẩn lạc không có sự biến đổi nào cả, hồng cầu trong thạch máu vẫn giữ màu hồng nhạt. - Môi trường thạch Mac ConKey: Vi khuẩn S. suis mọc tốt trên môi trường thạch Mac ConKey, sau 24h nuôi cấy xuất hiện khuẩn lạc nhỏ bằng đầu ghim (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [10]. Vi khuẩn S. suis gây bệnh ở lợn có khả năng lên men các loại đường: glucose, lactose, saccarose, trehalose, maltose, innulin, salicin, không lên men các loại đường: sorbitol, mannitol, dextrose, mannit, xylose, glyxerol. Vi khuẩn S. suis không chứa men catalaza và oxidaza, vì vậy phản ứng catalaza âm tính, oxidaza âm tính, indol âm tính. Vi khuẩn S. suis không có khả năng di động. 2.1.3.4. Sức đề kháng của vi khuẩn S. suis Vi khuẩn S. suis serotype 2 có thể tồn tại trong nước ở C từ 1 - 2 tuần. Trong rác, chúng có khả năng sống ở 0oC - 9oC và 22 - 25oC với các thời gian tương ứng là 54, 25 và 0 ngày. S. suis serotype 2 còn được tìm thấy trên xác những con lợn đã thối rữa trong các trang trại, thời gian tồn 10 tại là 6 tuần ở 4oC và 12 ngày ở 22 - 25oC. Khi tiến hành vệ sinh, làm sạch các trang trại có lợn nhiễm bệnh, các chất sát trùng và có chất tẩy rửa có thể giết chết S. suis serotype 2 chưa đến 1 phút.(Clifton - Hadley và Enright, 1984) [16]. Vi khuẩn S. suis serotype 2 có thể sống trong phân, bụi ở 0oC sống trong phân 104 ngày và trong bụi 54 ngày. Khi nhiệt độ ở 90oC, vi khuẩn có khả năng tồn tại trong phân là 10 ngày và sống trong bụi 25 ngày. Các chất sát trùng thông thường có nồng độ thấp có thể làm cho S. suis chết nhanh chóng so với các vi khuẩn thông thường khác (Trịnh Phú Trọng, 1999) [6]. S. suis dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như: Phenol, idod, hypochlorid, acid phenic 3 - 5 % diệt vi khuẩn trong vòng 3 - 15 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, cồn 70 oC diệt vi khuẩn trong vòng 30 phút, tím Gentian 1/300000 cũng có tác dụng diệt vi khuẩn (Trịnh Phú Trọng,1999) [6]. 2.1.3.5. Phân loại S. suis theo type huyết thanh học (serotype) Đầu tiên, S. suis được xếp trong các nhóm mới của Lancefield (nhóm R, S, RS và T), sau đó trong nhóm D của Lancefield. Các nhóm cũ R, S, RS trở thành các serotype tương ứng là 1, 2, 1/2. Nhóm T tương ứng với serotype 15 (Higgins và Gottschlk, 1992) [18], (Nguyễn Gia Tuệ, 1995) [14]. Cho đến nay, 35 type huyết thanh giáp mô đã được xác định, trong đó type 1, 2, 1/2, 3, 7, 9. 14 là những type gây bệnh phổ biến trên lợn (Wisslink và cs, 2000) [24]. Trong đó type 2, 4, 14 có thể gây bệnh ở người, nguy hiểm nhất là type 2. 2.1.3.6. Cấu trúc kháng nguyên và yếu tố độc lực Liên cầu lợn có cấu trúc kháng nguyên vỏ là Polychaccarides đặc hiệu, kháng nguyên này đóng vai trò quan trọng trong khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu về độc tính của vi khuẩn còn nhiều hạn chế. Một số 11 yếu tố về độc lực đã được đề cập đến như: vách vi khuẩn (CPS), yếu tố bám dính (adhesion), giáp mô, yếu tố protein ngoài tế bào (EF), protein giải phóng men Muraminidase (MRP), yếu tố dung huyết Suilysin (SLY), Adhesin, Glutamate dehydrogenease (GDH), Fibronectin - binding protein (FBP) và Arginine deiminase. Những nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn là Polysaccharide của giáp mô (Capsule Polysaccharide - CPS) vì các chủng đột biến không có giáp mô đều thể hiện là không có độc tính và nhanh chóng bị loại bỏ khỏi hệ tuần hoàn của lợn và chuột trong thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm, tuy nhiên, không phải tất cả các chủng có giáp mô đều là chủng độc. Độc tố CPS của S. suis bao gồm 5 phân tử đường bao gồm Sialic Acid (N acetyl neuraminic acid). Yếu tố độc lực của S. suis type 2 được xác định do 2 loại protein là Protein ngoài tế bào (EF) có trọng lượng phân tử 110 kDa và Protein giải phóng men muramidase (MRP) có trọng lượng phân tử là 136 kDa. Ở chủng S. suis type 2 có độc tính thường kèm theo yếu tố gây dung huyết suilysin (SLY) có trọng lượng phân tử 65kDa, được mã hóa bởi gen sly, có độ phóng xạ riêng là 0.7*106 Units/mg và đặc điểm là dễ bị oxy hóa, dễ bị hoạt hóa bởi một số chất khử, dễ bị ức chế bởi cholesrerol với nồng độ loãng. Tuy nhiên vai trò sinh bệnh học vẫn chưa được xác định rõ. Ở Việt Nam, theo Trịnh Phú Ngọc và cs (1999)[6], cho biết: Các chủng vi khuẩn Streptococcus được phân lập được từ lợn phía bắc Việt Nam đều mang tính hình thái, tính mọc trên môi trường, tính chất sinh hóa giống như các chủng chuẩn đã được mô tả ở các tài liệu trước đây. Trong 449 chủng phân lập có 67,03% có khả năng gây dung huyết và 32% không gây dung huyết. Trong số gây dung huyết có 46% gây dung huyết kiểu 32,22% kiểu và 21,59% kiểu . ,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng