Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu nghị quyết đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ xi và nghị quyết đại hội ph...

Tài liệu Tìm hiểu nghị quyết đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ xi và nghị quyết đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ xviii

.DOC
6
5226
148

Mô tả:

Bài dự thi: “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết đại hội phụ nữ Tỉnh lần thứ XVIII.” Câu 1: Chị cho biết những điểm mới của Nghị quyết đại hội phụ nữ Tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2011-2016? Để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2011-2016, cần có các giải pháp gì? * Trả lời: Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 18, nhiệm kỳ 2011-2016 được xác định là Đại hội của đoàn kết, đổi mới, bình đẳng và phát triển. Theo đó, Đại hội đề ra một số chỉ tiêu cụ thể: hàng năm có 100% cán bộ Hội các cấp và 70% hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào thi đua gắn với cuộc vận động “5 không”, “3 sạch” đó là “Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng, không có trẻ bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Phấn đấu đến năm 2016 có 100% cán bộ chủ chốt các cấp Hội đủ tiêu chuẩn, 50% cán bộ hội được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực. Mỗi năm có 85% cơ sở hội đạt khá, xuất sắc, 70% hộ phụ nữ nghèo được Hội hỗ trợ giảm nghèo. Phối hợp với ngành chức năng hàng năm tổ chức dạy nghề cho lao động nữ. Để thực hiện thành công các chỉ tiêu này, Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu. Đại hội đã thông qua Nghị quyết nhiệm kỳ 2011-2016 với 10 chỉ tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Theo đó, hàng năm có 100% cán bộ, hội viên, 60% phụ nữ học tập, đăng ký thực hiện Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”. Phấn đấu đến 2016 có 100% cán bộ chủ chốt đủ tiêu chuẩn, 50% cán bộ Hội các cấp được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực. Hàng năm có từ 80% cơ sở Hội khá, xuất sắc. Phát triển hội viên tăng 5% so với tổng số hội viên đầu nhiệm kỳ. Có 70% phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, 70% hộ nghèo được Hội hỗ trợ chương trình giảm nghèo, trong đó, có 30% số hộ được thoát nghèo. Hàng năm, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề, tư vấn việc làm cho 1.500 lao động nữ. Phấn đấu xây dựng, sữa chữa 100 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, bà Phạm Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi cho biết một số giải pháp như sau: Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh xác định hai khâu đột phá, đó là nâng cao năng lực cán bộ hội mà nhất là cán bộ hội cơ sở, đồng thời thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết đã đề ra. Đó là giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hỗ Trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, phát triển kinh tế tham gia làm giàu chính đáng. Tham gia kiểm tra, giám sát các luật pháp liên quan đến phụ nữ . Tăng cường công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và đặc biệt củng cố tổ chức hội vững mạnh và thực hiện công tác đối ngoại nhân dân. Câu 2: Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2012-2017 đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp lớn như thế nào? *Trả lời: * Mục tiêu chủ yếu: “Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới”. * Có 8 chỉ tiêu chủ yếu: - 80% trở lên phụ nữ được Hội tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của của Đảng, Nhà nước và giáo dục phẩm chất đạo đức thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - 100% gia đình hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; trong đó, 70% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “5 không, 3 sạch”. - Đến cuối nhiệm kỳ, ít nhất 700.000 chủ hộ nghèo là phụ nữ được vay vốn và được Hội giúp đỡ, trong đó ít nhất 400.000 hộ thoát nghèo; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 10.000 mái ấm tình thương; vận động hội viên tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất đạt 5.000 tỷ đồng. - Hàng năm tư vấn nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho 100.000 lao động nữ; đào tạo nghề cho 50.000 lao động nữ, trong đó 70% có việc làm sau học nghề.
Bài dự thi: “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết đại hội phụ nữ Tỉnh lần thứ XVIII.” Câu 1: Chị cho biết những điểm mới của Nghị quyết đại hội phụ nữ Tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2011-2016? Để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2011-2016, cần có các giải pháp gì? * Trả lời: Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 18, nhiệm kỳ 2011-2016 được xác định là Đại hội của đoàn kết, đổi mới, bình đẳng và phát triển. Theo đó, Đại hội đề ra một số chỉ tiêu cụ thể: hàng năm có 100% cán bộ Hội các cấp và 70% hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào thi đua gắn với cuộc vận động “5 không”, “3 sạch” đó là “Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng, không có trẻ bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Phấn đấu đến năm 2016 có 100% cán bộ chủ chốt các cấp Hội đủ tiêu chuẩn, 50% cán bộ hội được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực. Mỗi năm có 85% cơ sở hội đạt khá, xuất sắc, 70% hộ phụ nữ nghèo được Hội hỗ trợ giảm nghèo. Phối hợp với ngành chức năng hàng năm tổ chức dạy nghề cho lao động nữ. Để thực hiện thành công các chỉ tiêu này, Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu. Đại hội đã thông qua Nghị quyết nhiệm kỳ 2011-2016 với 10 chỉ tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Theo đó, hàng năm có 100% cán bộ, hội viên, 60% phụ nữ học tập, đăng ký thực hiện Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”. Phấn đấu đến 2016 có 100% cán bộ chủ chốt đủ tiêu chuẩn, 50% cán bộ Hội các cấp được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực. Hàng năm có từ 80% cơ sở Hội khá, xuất sắc. Phát triển hội viên tăng 5% so với tổng số hội viên đầu nhiệm kỳ. Có 70% phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, 70% hộ nghèo được Hội hỗ trợ chương trình giảm nghèo, trong đó, có 30% số hộ được thoát nghèo. Hàng năm, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề, tư vấn việc làm cho 1.500 lao động nữ. Phấn đấu xây dựng, sữa chữa 100 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, bà Phạm Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi cho biết một số giải pháp như sau: Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh xác định hai khâu đột phá, đó là nâng cao năng lực cán bộ hội mà nhất là cán bộ hội cơ sở, đồng thời thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết đã đề ra. Đó là giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hỗ Trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, phát triển kinh tế tham gia làm giàu chính đáng. Tham gia kiểm tra, giám sát các luật pháp liên quan đến phụ nữ . Tăng cường công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và đặc biệt củng cố tổ chức hội vững mạnh và thực hiện công tác đối ngoại nhân dân. Câu 2: Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2012-2017 đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp lớn như thế nào? *Trả lời: * Mục tiêu chủ yếu: “Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới”. * Có 8 chỉ tiêu chủ yếu: - 80% trở lên phụ nữ được Hội tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của của Đảng, Nhà nước và giáo dục phẩm chất đạo đức thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - 100% gia đình hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; trong đó, 70% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “5 không, 3 sạch”. - Đến cuối nhiệm kỳ, ít nhất 700.000 chủ hộ nghèo là phụ nữ được vay vốn và được Hội giúp đỡ, trong đó ít nhất 400.000 hộ thoát nghèo; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 10.000 mái ấm tình thương; vận động hội viên tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất đạt 5.000 tỷ đồng. - Hàng năm tư vấn nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho 100.000 lao động nữ; đào tạo nghề cho 50.000 lao động nữ, trong đó 70% có việc làm sau học nghề. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề xuất được ít nhất 05 chính sách về các lĩnh vực hỗ trợ gia đình, hỗ trợ các nhóm phụ nữ đặc thù, lao động nữ, phát triển nguồn nhân lực nữ và cán bộ nữ. - Hàng năm, 100% Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh/thành giám sát được ít nhất 02 chính sách; 100% Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quận/huyện, 80% cơ sở Hội giám sát ít nhất 01 chính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. - 100% cán bộ Hội chủ chốt cấp tỉnh đạt chuẩn chức danh theo quy định; 90% trở lên cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. - Tỷ lệ thu hút hội viên đạt ít nhất 75% trong tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. * Ba khâu đột phá: - Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững. - Xây dựng được cơ chế qui định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt cấp Trung ương và cơ sở. * Sáu nhiệm vụ trọng tâm: - Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao trình độ, nhận thức. - Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. - Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường. - Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. - Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. * Năm giải pháp lớn: - Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp. - Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý trong hệ thống Hội, khắc phục biểu hiện hành chính hóa, hình thức. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phản biện xã hội phù hợp với yêu cầu - nhiệm vụ của từng cấp Hội. - Mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, vận động nguồn lực. Câu 3: Nêu mục đích, yêu cầu và việc tổ chức học tập, đăng ký, bình xét phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực hoạc tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” nhiệm kỳ 2007-2012 ? * MỤC ĐÍCH Thông qua việc phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” nhằm: - Động viên mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước của các tầng lớp phụ nữ trong thời kỳ mới; - Thực hiện thắng lợi mục tiêu phong trào phụ nữ giai đoạn 2002– 2007 do Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đề ra là: “Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, thực hiện nam – nữ bình đẳng. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. - Góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * YÊU CẦU VÀ VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP - Phong trào phải được phát động, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến từng cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và xây dựng ý thức phấn đấu thực hiện 3 nội dung của phong trào trong các tầng lớp phụ nữ. - Vận động đông đảo phụ nữ thuộc mọi tầng lớp tự giác đăng ký và phấn đấu thực hiện 3 nội dung của phong trào. - Động viên phụ nữ giúp nhau vượt qua khó khăn, cản trở để thực hiện được 3 nội dung của phong trào và tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, liên tục trong các tầng lớp phụ nữ. * BÌNH XÉT THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG 1- Bình xét thi đua a/ Hàng năm: căn cứ vào nội dung và tiêu chuẩn thi đua của phong trào, các tỉnh – thành Hội, đơn vị trực thuộc chỉ đạo cấp Hội cơ sở tổ chức bình xét thi đua cho cán bộ, hội viên, phụ nữ đã đăng ký thực hiện. Sau khi xét duyệt, Ban Chấp hành phụ nữ cấp cơ sở (xã, phường và tương đương) ghi danh sách những người đạt 3 tiêu chuẩn vào sổ theo dõi thi đua. b/ Cuối nhiệm kỳ (5 năm): Ban Chấp hành phụ nữ cấp cơ sở căn cứ danh sách những người đạt 3 tiêu chuẩn hàng năm, lựa chọn lên danh sách những người đạt 3 tiêu chuẩn 5 năm liền. Những người đạt 3 tiêu chuẩn thi đua 5 năm liền được cấp giấy chứng nhận danh hiệu Phụ nữ xuất sắc (theo mẫu thống nhất do TW Hội hướng dẫn). 2- Khen thưởng a/ Biểu dương hàng năm: - Ban Chấp hành Phụ nữ cơ sở công bố danh sách và biểu dương những chị em đạt 3 tiêu chuẩn thi đua trong dịp tổ chức kỷ niệm 20/10 hoặc 8/3 hàng năm của cơ sở. b/ Khen thưởng nhiệm kỳ (5 năm) - Ban Chấp hành Hội LHPN cấp tỉnh – thành, huyện – quận tặng giấy khen cho những phụ nữ 5 năm liền đạt 3 tiêu chuẩn thi đua có thành tích tiêu biểu nổi bật (các tỉnh – thành Hội, đơn vị trực thuộc căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để có hướng dẫn cụ thể quy định việc khen thưởng của cấp mình cho phù hợp). - Ban Chấp hành Trung ương Hội tặng bằng khen cho những phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn thi đua 5 năm liền có thành tích đặc biệt tiêu biểu, xuất sắc với tỷ lệ không quá 15% số phụ nữ xuất sắc được nhận giấy khen của cấp tỉnh – thành Hội và tương đương cuối nhiệm kỳ. Cơ sở Hội có thành tích tuyên truyền vận động phụ nữ đăng ký thực hiện nội dung thi đua của phong trào và tổ chức tốt việc bình xét thi đua, sẽ được xem xét là 1 tiêu chuẩn bình xét thi đua hàng năm cùng với thành tích thực hiện 6 chương trình trọng tâm để đề nghị các cấp Hội khen thưởng. Câu 4: Là cán bộ, hội viên, phụ nữ chị làm gì để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVIII ? (Bài viết khoảng 500 – 1000 từ) Câu 5: Chị hãy nêu một tấm gương cán bộ Hội hoặc hội viên phụ nữ ( người thật, việc thật) thực hiện tốt các phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm của hội tại địa phương. ( Bài viết khoảng từ 500 – 1000 từ)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan