Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu thuyết và phóng sự vũ trọng phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận...

Tài liệu Tiểu thuyết và phóng sự vũ trọng phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận

.PDF
167
854
74

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HUYỀN TIỂU THUYẾT VÀ PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ LỊCH SỬ TIẾP NHẬN 20 Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 62.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Tôn Thảo Miên 2: PGS.TS. Vũ Tuấn Anh Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng, minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Trần Thị Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở phƣơng Tây và Việt Nam ...............7 1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng. ......................12 CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NGHIÊN CỨU VŨ TRỌNG PHỤNG ......................................................................................25 2.1. Khái niệm về tiếp nhận văn học .........................................................................25 2.2. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học ................................................................31 2.3. Xung quanh thuật ngữ chủ thể tiếp nhận ...........................................................56 CHƢƠNG 3. VẤN ĐỀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN TRONG VIỆC TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT VÀ PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG ..................................................64 3.1. Những tiền đề tiếp nhận .....................................................................................64 3.2. Chủ thể tiếp nhận từ lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng .......67 Chƣơng 4. NHỮNG QUAN ĐIỂM TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT .........................87 VÀ PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG ...................................................................87 4.1. Tiếp nhận từ quan điểm xã hội ...........................................................................87 4.2. Tiếp nhận từ phân tâm học ...............................................................................101 4.3.Tiếp nhận từ quan điểm đánh giá về giá trị hiện thực và nhân đạo ..................113 4.4. Tiếp nhận từ thi pháp học.................................................................................128 Tiểu kết ....................................................................................................................146 KẾT LUẬN .............................................................................................................148 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1.Trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng,Vũ Trọng Phụng là một cây bút tiêu biểu, là một nhà văn có vị trí trọng yếu. Ngay từ khi mới xuất hiện Vũ Trọng Phụng đã trở thành một khuôn mặt lạ trên văn đàn, nhƣng cũng chính vì cái “lạ” cái dữ dội và quyết liệt ấy mà cả cuộc đời ông chất chứa đầy giông tố. Chỉ với thời gian chƣa đầy 10 năm cầm bút, làm báo và viết văn, bằng tài năng và sức lao động không mệt mỏi, Vũ Trọng Phụng đã vƣơn tới những đỉnh cao rực rỡ trong sự nghiệp văn chƣơng và báo chí.Tám tiểu thuyết, bẩy thiên phóng sự xuất sắc đã đƣa ông lên vị trí một “tiểu thuyết gia trác tuyệt” trên địa hạt văn chƣơng và “ông vua phóng sự đất Bắc trong làng báo”. Thực tiễn này thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu và của độc giả. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận gay gắt về tác phẩm và tƣ tƣởng của Vũ Trọng Phụng. Ngƣời ta không ngừng đọc, không ngừng hoan nghênh, phê phán, nhƣng cũng tích cực tìm hiểu, khám phá lại giá trị của mỗi tác phẩm. Trong nền văn học Việt Nam, ông đƣợc đánh giá là một trong những hiện tƣợng văn học phức tạp bậc nhất và chịu sự đánh giá thăng trầm suốt nửa thế kỷ. Lịch sử nghiên cứu văn học cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về các sáng tác của ông đặc biệt là ở tiểu thuyết và phóng sự, hai thể loại đƣợc coi là thành công nhất của Vũ Trọng Phụng, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Trác, Phùng Tất Đắc, Mai Xuân Nhân, Trƣơng Tửu, Hà Minh Đức… Nhiều công trình tuyển tập, toàn tập về sáng tác của ông cũng đƣợc tập hợp, xuất bản. Đó là các công trình của Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Tôn Thảo Miên …, những bài viết của các nhà văn cùng thế hệ với ông nhƣ Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Lê Văn Trƣơng,Tam Lang,Vũ Bằng… Đặc biệt những năm gần đây xuất hiện rất nhiều những nhà nghiên cứu tham gia nghiên cứu về tác phẩm của ông, nhƣ luận văn Thạc sĩ và Tiến sĩ của Trần Đăng Thao, Võ Thị Quỳnh, Nguyễn Quang Trung… Sáng tác Vũ Trọng Phụng đã từng đƣợc tìm hiểu ở nhiều khía cạnh, từ thể loại, vấn đề đến nhân vật, tuy nhiên chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết và phóng sự nhìn từ lịch sử tiếp nhận. Thực tế này đã gây nhiều khó 1 khăn cho việc thẩm định lại giá trị tác phẩm của ông. Giai đoạn này, thập niên thứ hai của thế kỷ XXI việc nhìn nhận lại quá trình đánh giá về cuộc đời và sáng tác cũng nhƣ những đóng góp của Vũ Trọng Phụng vào lịch sử văn học Việt Nam là một việc làm cần thiết, đó cũng là cánh cửa mở ra những phƣơng diện mới, những cách tiếp cận mới. 1.2. Quá trình sáng tạo và thƣởng thức một tác phẩm văn học vận hành qua ba khâu : Nhà văn - Tác phẩm - Ngƣời đọc, trong đó ngƣời đọc (ngƣời tiếp nhận) đƣợc xem là khâu cuối của quá trình ấy, khâu cuối này đƣợc lý luận quan tâm từ vài thập kỷ trở lại đây. Mỹ học tiếp nhận của trƣờng phái Konstanz đã mở rộng hƣớng nghiên cứu văn học, lần đầu tiên quan tâm tới độc giả, “đặt mục tiêu cách tân và mở rộng sự phân tích của nghiên cứu văn học bằng cách đƣa vào lƣợc đồ quá trình văn học sử một bậc độc lập mới: “Độc giả” [82 -98]. Đó cũng là khái niệm cơ bản, là vấn đề trung tâm của lý thuyết tiếp nhận. Số phận lịch sử của tác phẩm qua mỗi thời kỳ là do tầm đón nhận quy định; tầm đón nhận bị chi phối bởi cái chuẩn thẩm mỹ của thời đại và chính ngƣời đọc tạo nên những cách đánh giá khác nhau về tác phẩm, tạo nên đời sống cho văn bản. Cũng trên ý nghĩa đó, vấn đề sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong văn học nghệ thuật luôn là một vấn đề lớn, gắn với các quan điểm khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau và thậm chí là cách đánh giá trong mỗi độc giả ở cùng một giai đoạn. Trong vô vàn những cách tiếp nhận đó không ai có thể xem mình là ngƣời cuối cùng thủ đắc chân lý. Với đề tài Tiểu thuyết và Phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận, tác giả luận án đi sâu vào hai thể loại tiểu thuyết và phóng sự đƣợc soi chiếu bằng lý thuyết tiếp nhận, tổng hợp những nhận định, đánh giá về tác phẩm qua mỗi thời kỳ, qua những môi trƣờng và điều kiện lịch sử. Khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng cũng nhƣ tác phẩm của ông, chúng tôi đặt đối tƣợng này trong bối cảnh của lịch sử dân tộc và thời đại để thấy đƣợc tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn, những đóng góp không ai thay thế đƣợc của ông đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Thực tế cho thấy tuy có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra với sáng tác của Vũ Trọng Phụng nhƣng chƣa có một công trình nào nghiên cứu, khảo sát sáng tác của ông theo hƣớng tiếp nhận. Chính vì lý do này mà tác giả luận án sẽ tìm hiểu theo hƣớng đó, mong góp một số ý kiến để lý giải sự thay đổi trong các sắc thái tiếp 2 nhận và truy tìm các quy luật ẩn giấu sau đó. Đồng thời việc tiếp cận với những thành tựu của tƣ duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại, giúp chúng tôi mở ra những nhận thức mới về phƣơng thức tồn tại của tác phẩm văn học. Công trình của chúng tôi là một công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 1.3. Hơn 70 năm đã trôi qua, trên cơ sở những tài liệu đã thu thập đƣợc ở thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy cần nhìn nhận lại để có những nhận xét xác đáng hơn về Vũ Trọng Phụng. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống sẽ có những đánh giá chuẩn xác hơn về nhà văn, đồng thời đây cũng là việc làm có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu di sản văn học quá khứ nói chung. Từ những lý do vừa trình bày chúng tôi quyết định chọn vấn đề Tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận làm đề tài luận án của mình, nhƣ một mũi đột phá nhằm tìm hiểu sâu hơn những giá trị ngày càng tỏa sáng trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một cách tiếp cận mới mẻ đầy thách thức nhƣng chắc chắn cũng hết sức thú vị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài “Tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận” chúng tôi mong muốn kiểm nghiệm lại những quan điểm của lý thuyết tiếp nhận, thông qua lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng nhƣ một minh chứng để chứng minh. Trên cơ sở khái quát lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi phục hiện diện mạo, đƣa ra cái nhìn hệ thống về các hình thức tiếp nhận, các ý kiến đánh giá. Đồng thời lý giải cách hiểu khác nhau về hai thể loại này của Vũ Trọng Phụng trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học dân tộc. Sự phát triển của những bài viết, bài nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng trong những năm gần đây chứng tỏ sự quan tâm của độc giả đối với Vũ Trọng Phụng. Qua vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi sẽ trả lời cho những câu hỏi của lí luận văn học về tác phẩm văn học “Ý nghĩa của tác phẩm văn học có phải nhất thành bất biến”, qua đó xác định những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với nền văn học nƣớc nhà. Luận án dành một số trang nhất định cho việc tìm hiểu những quan điểm tiếp nhận cơ bản về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Thứ nhất: Luận án là đề tài vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào khảo sát trƣờng hợp một tác giả thông qua sáng tác.Tuy nhiên do dung lƣợng của một luận án tiến sĩ, nên chúng tôi giới hạn khảo sát việc tiếp nhận về tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng trong giới nghiên cứu phê bình, còn các con đƣờng tiếp nhận khác luận án không bao quát hết đƣợc. Thứ hai: Luận án sẽ tiến hành khảo sát tình hình giới thiệu và nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng từ năm 1933 tới nay trong đó tập trung vào hai thể loại tiểu thuyết và phóng sự, lý giải một số cách hiểu của ngƣời đọc về tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Phạm vi nghiên cứu của luận án. Trong khuôn khổ của một luận án, do điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tôi xin đƣợc giới hạn phạm vi tìm hiểu các công trình nghiên cứu, phê bình tại Việt Nam. Khi nói đến lịch sử tiếp nhận cũng có nghĩa là nói đến ngƣời tiếp nhận ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở mỗi giai đoạn lại có những quy định về tầm đón nhận khác nhau và tầm đón nhận này lại bị quy định bởi xã hội, thời đại. Để tìm hiểu sự tiếp nhận, luận án sẽ tiến hành phân kỳ lịch sử của quá trình này. Đặc biệt, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu khảo sát ở hai thể loại thành công nhất và gây nhiều tranh cãi nhất, đó là tiểu thuyết và phóng sự, thống kê, phân tích những bài viết, công trình nghiên cứu cũng nhƣ các vấn đề về Vũ Trọng Phụng ở từng giai đoạn. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.Cơ sở lý luận: Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhƣ là nền tảng khi triển khai luận án. Đặc biệt, luận án sử dụng lý thuyết tiếp nhận nhƣ là công cụ để giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra. 4.2.Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp lịch sử - xã hội : Vận dụng phƣơng pháp này để xem xét tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng qua những giai đoạn lịch sử khác nhau.Trong quá trình vận động, phát triển, trong những mối liên hệ với điều kiện xã 4 hội lịch sử, văn hóa cụ thể có tác động gì tới việc tiếp nhận tƣ tƣởng cũng nhƣ tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc vận dụng cho chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê: Sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi nhằm mục đích xem xét, tập hợp, phân loại các công trình, bài báo, tiểu luận phê bình về Vũ Trọng Phụng. Tiếp đó tiến hành thống kê sắp xếp theo từng giai đoạn, từng vấn đề, những bƣớc thăng trầm và từng cách tiếp cận, đánh giá khác nhau; hệ thống hóa bức tranh về tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng trong quá trình vận động, phát triển, với điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Với phƣơng pháp này luận án sẽ chỉ ra đƣợc thái độ, cách nhìn, nguyên nhân của những cách nhìn đó; tổng hợp lại và rút ra đƣợc những kết luận cần thiết trong khi nghiên cứu. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong quá trình làm luận án. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình giải quyết vấn đề luận án chúng tôi sẽ tiến hành so sánh giữa các bài viết, ở các vấn đề, ở các tác giả, các thời điểm, các giai đoạn khác nhau, cũng có khi so sánh ngay trong một tác giả, một vấn đề ở cùng một thời điểm. Ngoài ra khi cần thiết sẽ so sánh giữa trào lƣu hiện thực phê phán và trào lƣu lãng mạn. Trong quá trình triển khai luận án chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp hệ thống, phân loại… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đƣa ra một cái nhìn hệ thống về quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học và sự ảnh hƣởng của những quan niệm đó trong lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng Bƣớc đầu hệ thống, phân tích, nhận xét về việc nghiên cứu và ảnh hƣởng của Vũ Trọng Phụng đối với nền văn học, góp phần khẳng định giá trị các tác phẩm của ông từ bình diện nghiên cứu tiếp nhận. Khẳng định vai trò của chủ thể tiếp nhận trong việc nghiên cứu, thẩm định các giá trị văn học. Qua lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng luận án khẳng định: Lịch sử văn học không chỉ là sự tổng hợp các con số về tác phẩm mà còn là sự tiếp nhận về nó. 5 Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào khảo sát một hiện tƣợng văn học. Thấy đƣợc tầm đón nhận Vũ Trọng Phụng thông qua việc nghiên cứu tác phẩm của ông, chỉ ra thực trạng tiếp nhận và hƣớng đi tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận án cố gắng phác họa quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học trong tƣ duy lý luận văn học qua các giai đoạn một cách hệ thống, trong đó ngƣời đọc là nhân tố quan trọng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Phần nào áp dụng lý thuyết vào khảo sát thực tiễn văn học Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thành đề tài này chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn mới mẻ và khoa học trong cách tiếp cận về tác phẩm Vũ Trọng Phụng, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn mảng tiểu thuyết và phóng sự của ông, góp phần nâng cao chất lƣợng cho công tác giảng dậy trong các trƣờng cao đẳng, phổ thông, cho những ngƣời quan tâm nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận án đƣợc triển khai làm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến việc nghiên cứu tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng Chƣơng 3: Vấn đề chủ thể tiếp nhận trong việc tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng Chƣơng 4: Những quan điểm tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận ở phƣơng Tây và Việt Nam 1.1.1.Thành tựu của mỹ học tiếp nhận phương Tây Trong quan niệm truyền thống về tác phẩm văn học với nhiều khuôn mẫu lý thuyết đƣợc coi là chuẩn mực, nhiều khái niệm mang tính kinh điển nhƣ đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, nhân vật…từng là những công cụ để thẩm định tác phẩm đã dần trở nên lỗi thời trƣớc thực tiễn sáng tạo đang biến đổi. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, nghệ thuật nhân loại đã có những bƣớc đột phá quan trọng thay đổi cả tƣ duy lẫn hình thức trong đó vai trò của ngƣời đọc đƣợc gia tăng, cùng với sự ra đời của các trƣờng phái ở phƣơng Tây với một hệ thống khái niệm mới đáp ứng thực tiễn sáng tạo đang biến đổi mau lẹ. Với sự xuất hiện của mỹ học tiếp nhận, lý luận văn học quan tâm nhiều tới độc giả - ngƣời cụ thể hóa cho văn bản. Trong thực tế, trƣờng phái mỹ học tiếp nhận Konstanz (Đức) đã tập hợp đƣợc nhiều nhà khoa học xuất sắc, bên cạnh những điểm tƣơng đồng, những nhà khoa học này cũng có những quan điểm khác nhau về lý thuyết tiếp nhận. Dựa trên những kết quả nghiên cứu tác phẩm văn học theo hiện tƣợng học của Husserl, Roman Ingarden cho ra đời cuốn sách Tác phẩm văn học, đề cập đến phƣơng thức tồn tại của tác phẩm văn học dƣới ánh sáng của hiện tƣợng học. Trong cuốn sách này ông đã xem quá trình đọc là quá trình ngƣời đọc hƣớng tới văn bản, cấp cho văn bản ý nghĩa, ông đã chỉ ra bản chất của quá trình đọc, đọc là quá trình cụ thể hóa văn bản, có nghĩa bản thân văn bản không ở quá trình hoàn tất mà nó luôn dang dở, luôn chờ ngƣời đọc đến để bổ sung cụ thể hóa nó. Theo ông tác phẩm văn học nhƣ là khách thể mang tính chủ ý, đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào những hoạt động cụ thể hóa (đọc) văn bản có chủ ý của ngƣời đọc hƣớng tới. Một mặt, tồn tại một văn bản văn học đƣợc xem nhƣ sản phẩm sơ lược với những chỗ trống và những sự việc chƣa xác định, giống nhƣ một bộ xương, mặt khác thông qua sự cụ thể hóa (đọc) nhƣ là hoạt động của ý thức hƣớng về nó mà bộ xƣơng đƣợc đắp thêm da thịt và tác phẩm hoàn thành. Ông cũng tìm ra những khả năng khác nhau để lĩnh hội và lý giải giá trị tác phẩm văn học: “Tác phẩm văn học không đồng nhất với mọi sự đọc và trong phê bình văn học, những ý kiến khác nhau 7 không liên quan đến bản thân tác phẩm mà chỉ liên quan đến sự cụ thể hóa của từng nhà phê bình‟‟[31- 43]. Ngoài Roman Ingarden, Heidegger là ngƣời đã tạo ra những biến thể mới của hiện tƣợng học nhƣ tƣờng giải học và mỹ học tiếp nhận, những quan điểm này của Heidegger đã đƣợc H.G.Gadame một nhà tƣờng giải học triết học ngƣời Đức phát triển trong công trình Chân lý và phương pháp (1960). H.G.Gadame đã cho thấy đƣợc văn bản nghệ thuật còn có những khả năng mới trong quan hệ với những yếu tố khác, và với ngƣời tiếp nhận. H.G.Gadame đã đặt hàng loạt câu hỏi : “Nghĩa của văn bản thể hiện qua cái gì? Vai trò của sự chủ ý của nhà văn trong nghĩa này là gì? Có thể hiểu đƣợc những tác phẩm mà về mặt lịch sử và văn hóa là xa lạ đối với ngƣời đọc? Có thể có sự hiểu “khách quan” hay mọi sự hiểu đều lệ thuộc vào tình thế lịch sử cụ thể” [29 - 15]. Dựa trên lý luận của H.G.Gadame, Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser cũng đƣa ra những quan điểm của riêng mình về lý thuyết tiếp nhận. Trong công trình Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học ông cho rằng tác phẩm văn học là một quá trình mà không phải là một sản phẩm cố định, nghĩa của tác phẩm không phụ thuộc vào chủ ý của tác giả, ý nghĩa của tác phẩm văn học còn ở trong tinh thần tiếp nhận của ngƣời đọc. “Jauss đã phân biệt tầm đón nhận từ bên trong văn bản nghệ thuật, có ảnh hƣởng đƣợc quyết định thông qua văn bản và sự tiếp nhận liên quan đến ngƣời đọc của một xã hội nhất định gọi là yêu cầu xã hội‟‟ [24 - 53]. Jauss nhấn mạnh không thể quan niệm đời sống cuả tác phẩm văn học trong lịch sử nếu không có sự tham gia tích cực của những ngƣời mà tác phẩm phục vụ, chính sự tác động của họ sẽ đƣa tác phẩm đi vào dòng chảy liên tục và sinh động của kinh nghiệm văn học, nơi mà chân trời tiếp nhận không ngừng biến đổi. Jauss cũng cho rằng tác phẩm văn học đồng thời bao gồm hai phƣơng diện: Văn bản với tƣ cách là một cấu trúc cho sẵn và sự tiếp nhận của ngƣời đọc đối với văn bản, cấu trúc văn bản đƣợc cụ thể hóa bằng những ngƣời cảm thụ. Vì vậy ý nghĩa của tác phẩm văn học không phải vĩnh hằng, phi thời gian mà đƣợc hình thành trong lịch sử, điều đó cũng có nghĩa khi điều kiện lịch sử và xã hội của sự tiếp nhận biến đổi thì ý nghĩa của tác phẩm cũng thay đổi theo. Đó là một quá trình tích cực làm biến đổi giá trị và ý nghĩa tác phẩm qua các thế hệ cho đến hiện tại. Nhƣ vậy ông cho rằng không nên quan niệm tác phẩm nhƣ một cái gì cố định, bất biến, trái lại về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức, nó luôn mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại. Quan 8 điểm này của Jauss sẽ là gợi ý tích cực để chúng tôi thực hiện đề tài của luận án. Từ phƣơng diện tiếp cận tác phẩm văn học này, Wolfgang Iser một đồng nghiệp của Jauss, bên cạnh những điểm tƣơng đồng còn có những quan điểm khác. Theo Wolfgang Iser, khi ta tiếp cận với một văn bản luôn có một thứ ngƣời đọc tiềm ẩn trong văn bản, trong quá trình tiếp nhận văn bản ngƣời đọc luôn gặp bóng ma vô hình, mà ngƣời ta gọi đó là người đọc tiềm ẩn. Ở đó ngƣời đọc tiềm ẩn mách nƣớc cho ta đi theo hƣớng nào đó để khám phá tác phẩm. Về sau Derrida cũng cho rằng văn bản văn học không khép kín, nghĩa của nó không bị trói buộc bằng sự giúp đỡ của tác giả hay là sự liên quan với hiện thực mà văn bản văn học luôn mở, nó cần đƣợc bổ sung và tạo khả năng bổ sung. Có thể thấy mỗi một giai đoạn xuất hiện những trƣờng phái lí luận với những quan niệm khác nhau về tác phẩm văn học, mỗi một giai đoạn là bƣớc chuyển quan trọng trong quá trình vận động phức tạp về tƣ tƣởng bắt đầu từ bƣớc chuyển quan trọng từ vai trò của hiện thực và tác giả (quan niệm truyền thống) đến vai trò của văn bản (tƣ duy lí luận hiện đại) và bƣớc đột phá từ văn bản đến ngƣời đọc. Đặt tác phẩm trong hệ thống mở hƣớng về ngƣời đọc, càng về sau vấn đề này càng đƣợc mở rộng với sự lí giải của các nhà khoa học về tác phẩm văn học trong mối quan hệ với ngƣời đọc. Nhƣ vậy mỹ học tiếp nhận đã bác bỏ tính chất khép kín của mỹ học sáng tạo trƣớc đây, và khẳng định ý nghĩa của văn bản sẽ phong phú hơn nhờ ngƣời đọc. Đây chính là đóng góp quan trọng, một hƣớng nghiên cứu mới về tác phẩm văn học cũng nhƣ phƣơng thức tồn tại của tác phẩm văn học. Lí thuyết tiếp nhận thế kỷ XX trên đây cung cấp cơ sở khoa học để có thể lý giải hiện tƣợng Vũ Trọng Phụng, đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu trong luận án này trên cơ sở khoa học. 1.1.2.Sự phát triển lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam Thế kỷ XX ghi nhận một giai đoạn đầy biến động trong hành trình của tƣ duy lí luận văn học nhân loại. Quan niệm văn học hiện đại đã xóa bỏ khái niệm tác giả truyền thống từng tồn tại suốt nhiều thế kỷ; quan hệ nhân quả trƣớc đây cũng đƣợc thay thế bằng quan niệm chủ thể và kết cấu ý nghĩa đƣợc tạo ra bên trong khuôn khổ của ngôn ngữ, xác định đƣợc vai trò trung tâm tạo nghĩa của văn bản văn học độc lập với tác giả và với môi trƣờng ra đời của nó. Lý luận văn học hậu hiện đại đã nêu lên ý nghĩa của văn bản văn học qua sự tiếp nhận của ngƣời đọc, điều đó đã làm thay đổi bản chất của tác phẩm văn học, một khái niệm trung tâm của hệ thống lý 9 luận. Trƣớc một trào lƣu văn học có tính chất quốc tế thì Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hƣởng Việc nghiên cứu về tiếp nhận văn học ở Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX với sự xuất hiện rải rác các bài nghiên cứu trên các báo, các tạp chí. Bên cạnh bài của Wolfgang Iser và Hans Robert Jauss với công trình Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, thì những công trình kinh điển về lý thuyết tiếp nhận vẫn chƣa đƣợc giới thiệu ở Việt Nam.Từ những năm 80 trở đi vấn đề này mới đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn với sự xuất hiện hàng loạt các bài nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Vân, Hoàng Trinh, Nguyễn Văn Dân, Vƣơng Anh Tuấn, Nguyễn Lai, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, Trƣơng Đăng Dung…. Nguyễn Văn Hạnh là ngƣời đề cập đến khâu tiếp nhận nhƣ là một phƣơng pháp nghiên cứu mới ở Việt Nam. Trong bài viết Ý kiến của Lênin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, ông cho rằng: “Giá trị của một tác phẩm thật ra không chỉ đóng khung lại trong phạm vi sáng tác mà còn lan rộng ra đến phạm vi thƣởng thức. Chính ở khâu thƣởng thức, tác phẩm mới có ý nghĩa xã hội thực tế của nó. Quan điểm này tất yếu sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn mới để đánh giá tác phẩm, đến một phƣơng pháp nghiên cứu mới”. Sự nhạy cảm và ý nghĩa thời sự của vấn đề mà tác giả nêu ra là ngòi nổ cho một cuộc tranh luận trên Tạp chí Văn học vào năm 1971 với các ý kiến của Nam Mộc, Sơn Tùng, Phùng Văn Tửu, Nghĩa Nguyên, Vũ Tuấn Anh… Năm 1980 Hoàng Trinh có bài Văn học so sánh và vấn đề tiếp nhận văn học đã đề cập đến vấn đề tiếp nhận trên bình diện sáng tác, là sự ảnh hƣởng, sáng tạo của nền văn học trên thế giới. Ngoài ra, Nguyễn Lai với bài viết Tiếp nhận văn học - một số vấn đề thời sự, cũng về vấn đề tiếp nhận vào năm 1990, trong công trình Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến phẩm chất năng động chủ quan của chủ thể tiếp nhận. Nguyễn Thanh Hùng với hàng loạt các bài viết về tiếp nhận văn học nhƣ: Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học, Đọc và tiếp nhận văn chương, Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đã lƣu ý đến quá trình tự giác và tự phát trong tiếp nhận. Nguyễn Văn Dân là ngƣời đầu tiên đã giới thiệu tổng quan về mỹ học tiếp nhận của trƣờng phái Konstanz tới công chúng Việt Nam. Trên Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, trong các công trình của mình ông đã đề xuất một số khái niệm 10 nhƣ sau: Ngưỡng tâm lý, người đọc, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mỹ, phản tiếp nhận… có ở các bài:Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Đây là một hƣớng nghiên cứu nhiều tiềm năng và những đột phá mới... Năm 1990, Huỳnh Vân, nhà nghiên cứu chuyên sâu và tiếp cận tƣ liệu tận nguồn đã công bố hai bài viết : Văn học và hiện thực, Quan hệ văn học - hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ nhấn mạnh đến chức năng giao tiếp của văn học và cho rằng tiếp nhận là một khâu không thể thiếu trong nghiên cứu văn học. Vấn đề này tiếp tục thôi thúc tác giả, trong hai năm 2009 và 2010 với hai bài viết: Vấn đề tầm đón nhận và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert và Hans Robert Jauss lịch sử văn học và lịch sử tiếp nhận, tác giả đã đi vào lý giải khái niệm của mỹ học tiếp nhận, và đi vào phân tích quan niệm của Jauss về lịch sử tiếp nhận với những luận điểm có sức thuyết phục cao. Nhìn chung các tác giả đã đề cập đến vấn đề chủ thể tiếp nhận, nhấn mạnh sự tác động của ngƣời đọc đối với văn học, và xem vấn đề tiếp nhận là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu trong nền lí luận của văn học nƣớc ta hiện nay. Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu khác nhƣ Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Huỳnh Nhƣ Phƣơng,… Phƣơng Lựu với Giáo trình tiếp nhận văn học, Lý luận văn học, Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Mười trường phái phê bình văn học phương Tây tác giả đã bàn đến vấn đề tiếp nhận một cách súc tích, có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của lý thuyết tiếp nhận. Tác giả Trần Đình Sử đã lý giải cụ thể những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết tiếp nhận trong hàng loạt các công trình nghiên cứu: Mấy vấn đề tiếp nhận văn học, Lý luận tiếp nhận và phê bình văn học, Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ… Vào những năm cuối của thập niên 90 nhà nghiên cứu Trƣơng Đăng Dung, ngƣời có công trong việc du nhập lý thuyết tiếp nhận vào Việt Nam. Ông đã nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học và hệ thống trong các công trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí. Trong công trình Từ văn bản đến tác phẩm văn học ông cho rằng mỗi lần đọc là một lần ngƣời đọc “vấp ngã” vào văn bản và đặt vấn đề, tính chất mở của tác phẩm là điều kiện của sự thƣởng thức thẩm mĩ. Chuyên luận Tác phẩm văn học như là quá trình đã đƣa ra vấn đề quan trọng khi nghiên cứu tác phẩm văn học: “Tác phẩm văn học không tĩnh mà động, không phải sản phẩm cố 11 định mà là quá trình” [24 - 43].Trong một bài viết khác trên Tạp chí Văn học nƣớc ngoài số 4/2003 với nhan đề Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học ông nhấn mạnh vai trò của ngƣời đọc và nêu lên hƣớng tiếp cận phƣơng thức tồn tại của tác phẩm văn học. Một là tính chất ngôn ngữ, hai là khả năng tạo lập đời sống cụ thể của văn bản văn học thông qua ngƣời đọc. Với những bài viết cụ thể và sâu sắc của mình, Trƣơng Đăng Dung đã có những đóng góp đáng quý vào việc nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận nói riêng và lý luận văn học nƣớc nhà nói chung. Ông đƣợc đánh giá là ngƣời bền bỉ và chuyên sâu với những luận điểm có hàm lƣợng khoa học và sức thuyết phục cao. Khi lý thuyết tiếp nhận đƣợc đƣa vào giảng dạy ở bậc đại học, đã có nhiều luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề này nhƣ: Lê Thị Hồng Vân với Tác phẩm văn học nhìn từ mối quan hệ giữa văn bản và người đọc (2007). Trần Thị Quỳnh Nga với Việc tiếp nhận văn xuôi cổ điển Nga thế kỷ XIX ở Việt Nam (2005). Hoàng Phong Tuấn với Vấn đề tiếp nhận thơ nôm Hồ Xuân Hương (2014)… Có thể thấy, những công trình trên của các nhà nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn khái quát, cụ thể về lý thuyết tiếp nhận, chỉ ra những ƣu điểm hạn chế đồng thời có sự bổ sung trong quá trình vận dụng. Chúng tôi xem đây là những gợi ý quan trọng có tính chất định hƣớng trong quá trình thực hiện đề tài. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam mà cụ thể là tác giả Vũ Trọng Phụng, tiền đề quan trọng tiếp cận chính là một phƣơng diện mới: Lịch sử của người đọc, lịch sử của tiếp nhận. 1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, ít có nhà văn nào mà sự đánh giá của giới nghiên cứu và bạn đọc lại phong phú, phức tạp nhƣ Vũ Trọng Phụng. Vấn đề Vũ Trọng Phụng “nhƣ một nghi án kéo dài, nhƣ để khiêu khích dƣ luận suốt trong nhiều thập kỷ”(Nguyễn Hoành Khung). Theo sự thống kê của nhóm nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài trong Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, tính đến năm 2005 đã có trên 200 bài báo, tiểu luận, chƣơng sách, tác phẩm nghiên cứu, phê bình về Vũ Trọng Phụng cùng với hàng chục luận án Tiến sĩ, hàng trăm luận văn Thạc sĩ trong cả nƣớc, tính cho tới thời điểm này con số đó hẳn đã tăng lên rất nhiều. Nếu nhƣ tiến hành một cuộc tổng duyệt tỉ mỉ tất cả các công trình này trong một số ít trang cho phép là điều khó có thể thực hiện đƣợc. Điều này đã phần 12 nào nói lên đƣợc vị thế cũng nhƣ những cống hiến của ông đối với lịch sử văn học nƣớc nhà cũng nhƣ sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu dành cho ông bởi “dẫu là một viên ngọc còn tỳ vết, hiện tƣợng Vũ Trọng Phụng vẫn nổi lên nhƣ một niềm tự hào, một mời mọc khó cƣỡng” (Nguyễn Quang Trung). Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi sẽ trình bầy vấn đề xét trên hai lĩnh vực tiểu thuyết và phóng sự, dựa trên những mốc lịch sử lớn có ý nghĩa đối với xã hội và đời sống văn học. Vũ Trọng Phụng đƣợc đánh giá là một hiện tƣợng văn học “phức tạp bậc nhất” trong lịch sử văn học Việt Nam, sự phức tạp ấy đã tạo nên những bƣớc thăng trầm trong lịch sử tiếp nhận. Đã có lúc tác phẩm của ông bị phủ định sạch trơn, có lúc bị quy kết là “phản động”, nhƣng có những lúc đƣợc ngợi ca không tiếc lời, lý giải điều này xuất phát từ ngƣời đọc, một chủ thể quan trọng của quá trình tiếp nhận tác phẩm. Trong lịch sử văn học đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng từ các góc độ khác nhau và mỗi một góc độ phần nào khẳng định giá trị tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng. Trong phần này chúng tôi xin điểm lại một số công trình cụ thể nhƣ sau: Trƣớc năm 1945, bắt đầu từ năm 1933 sau khi công bố những phóng sự đầu tiên của mình trên tờ Ngọ báo: Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Vũ Trọng Phụng đã khiến ngƣời đọc và giới phê bình lúc đó phải chú ý. Các nhà nghiên cứu Lê Tràng Kiều, Phùng Tất Đắc, Mai Xuân Nhân với những kết luận sâu sắc, những đánh giá tổng quát đƣợc xem nhƣ dấu hiệu khởi sắc ban đầu về sự tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng. Nhà văn Phùng Tất Đắc trong lời tựa cuốn Kỹ nghệ lấy Tây đã ca ngợi “Ngòi bút phóng sự của ông Vũ Trọng Phụng đã nói tới một độ rất cao trong nghệ thuật. Cuốn sách này… vào hàng những công trình ảnh hƣởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch phƣơng hƣớng cho văn nghệ, những công trình giúp đƣợc tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này” [40 - 9]. Trên báo Tràng An (in lại trên Hà Nội mới số 42 ngày 21/10/1936) Mai Xuân Nhân đã đánh giá cao Kỹ nghệ lấy Tây: “ Kiệt tác ấy đã đƣa ông Vũ Trọng Phụng đến con đƣờng bổn phận của một nhà cầm bút sống trong cái tình thế trầm trọng của một thời đại khó khăn” [107]. Tác giả bài viết đã đánh giá cao tài năng viết phóng sự của Vũ Trọng Phụng và chính Mai Xuân Nhân đã trao cho Vũ Trọng Phụng danh hiệu “Ông vua phóng sự đất Bắc”. 13 Năm 1934 - Dứt tình cuốn tiểu thuyết đầu tay ra mắt độc giả đã nhận nhiều ý kiến khen chê khác nhau của Cô Lệ Chi, Nguyễn Lê Thanh trên các báo, Đông Tây, Tao đàn. Năm 1936 có thể coi là một năm đặc biệt trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng với sự ra đời của bốn tiểu thuyết : Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ và hai phóng sự Cơm thầy cơm cô,Vẽ nhọ bôi hề…cũng từ đây với lối viết “táo bạo” của mình Vũ Trọng Phụng nhận đƣợc những phản hồi mạnh mẽ từ phía ngƣời tiếp nhận. Các bài viết của Ông Minh Tƣớc, của Lan Khai của Nguyễn Triệu Luật đã ghi lại không khí văn học của dƣ luận lúc bấy giờ. Nhƣng cũng trong thời gian này nổi lên một số ý kiến phản đối gay gắt, tiêu biểu nhƣ Thái Phỉ, Nhất Chi Mai, Lê Thanh, Mộng Sơn…Một cuộc tranh luận về Vũ Trọng Phụng, tập trung vào vấn đề “Dâm hay không dâm” đã nổ ra quanh các tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Làm đĩ, Số đỏ, Giông tố… Cuộc tranh luận thế kỷ đã nổ ra xung quanh tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và nhận đƣợc sự phản hồi từ phía ngƣời tiếp nhận, họ phê phán nặng nề, quy chụp cho văn chƣơng của ông là “văn chƣơng dâm uế” và đánh giá tác giả của những thứ văn chƣơng đó “là nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có bộ óc đen và nguồn văn cũng đen nữa”(Nhất Chi Mai) Sau khi Vũ Trọng Phụng mất (Tháng 10/1939), xuất hiện những lời ngợi ca tài đức của ông. Trong suốt thời gian sau đó, nhiều bài viết vẫn tiếp tục tìm hiểu về ông. Tạp chí Tao đàn đã dành hẳn một số đặc biệt để tƣởng niệm ông với nhiều bài tiểu luận phê bình, chân dung văn học, hồi ký, câu đối khóc… Các bài viết của các tác giả Lƣu Trọng Lƣ, Tam Lang, Lan Khai, Ngô Tất Tố… đã thể hiện tình cảm yêu thƣơng, khâm phục tài năng Vũ Trọng Phụng. Tam Lang đã đánh giá rất cao tài năng Vũ Trọng Phụng. Xúc động trƣớc cái chết của Vũ Trọng Phụng, các bài viết dƣờng nhƣ thiên về ca ngợi và mới chỉ dừng lại ở những khái quát chƣa đi vào những vấn đề cụ thể. Cũng trên Tạp chí Tao đàn số đặc biệt tháng 12/1939, dƣới nhan đề: Dứt tình với làng văn, bài viết của các tác giả Lệ Chi, Nguyễn Lê Thanh đã ca ngợi ngòi bút tả chân khéo léo của Vũ Trọng Phụng. Báo Đuốc Nhà Nam đã nhận xét: “Cả câu chuyện trƣớc mắt ta. Nó mê hoặc ta, làm ta say sƣa mà mời mọc ta. Vì ta ham thích quá, mà cả một câu chuyện dài dƣờng nhƣ thu ngắn lại” [ 2 - 653 ] . Ngoài ra các bài viết của Trƣơng Tửu, Trƣơng Chính, Vũ Ngọc Phan về các 14 tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê đều đánh giá cao Vũ Trọng Phụng, thậm chí Trƣơng Chính còn cho rằng “Vũ Trọng Phụng có những đóng góp quan trọng cho thể loại tiểu thuyết”[160 - 442]. Nhƣ vậy cái nhìn của Trƣơng Chính ở giai đoạn này không còn phiến diện nhƣ giai đoạn trƣớc nữa. Bên cạnh đó giai đoạn này cũng xuất hiện những ý kiến trái chiều. Năm 1944 tác giả Lƣơng Đức Thiệp khi bàn về Văn chương và xã hội đã phê phán các nhà văn tả chân, ông cho rằng các nhà văn tả chân chỉ thấy hiện tƣợng sa sút, nhìn thấy khuyết điểm rồi phơi bầy ra chứ không xác định đƣợc nguyên nhân gây ra những đồi bại ấy. Ông nhận xét: “Trong các văn sĩ thuộc loại phóng sự, ngọn bút sâu sắc và dồi dào nhất vẫn là Vũ Trọng Phụng song chủ nghĩa tả chân còn đầy tính cách lãng mạn, một xu hƣớng cải lƣơng phản chiếu một quan niệm xã hội thiếu sót nên không thể giúp nhà phóng sự đặt vấn đề đƣợc đúng quan niệm”[155 ]. Có thể thấy ở giai đoạn này sau khi tác giả đã qua đời các bài viết khen, chê vẫn tiếp tục diễn ra, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những nhận xét riêng lẻ cho từng vấn đề, đây sẽ là những gợi mở quan trọng, là nguồn tƣ liệu cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Sau năm 1945 quá trình tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng có những bƣớc thăng trầm, một phần do hoàn cảnh lịch sử quy định. Tại hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc năm 1949, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi đều khẳng định Vũ Trọng Phụng là cây bút “tả thực xã hội”. Nhà thơ Tố Hữu đã trân trọng nói về công lao của Vũ Trọng Phụng “Cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa, thối nát của xã hội” [160 -109]. Nguyên Hồng khi đánh giá về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng hết sức đề cao sự sáng tạo của ông: “Nghệ thuật phải là sự sáng tạo. Cái xã hội của Xuân Tóc Đỏ, của bà Phó Đoan là cái xã hội thối nát, nhầy nhụa làm cho ngƣời ta ngấy lên” [160 - 108]. Nguyễn Đình Thi sau này đã gọi Vũ Trọng Phụng là văn hào, là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” của văn học Việt Nam. Sự xuất hiện các bài viết của Nguyễn Đình Thi (Nhất lãm về văn học Việt Nam - văn học Xô viết số 9 -1955), Nguyễn Tuân (Đọc lại truyện Giông tố). Phan Khôi trong tập san Vũ Trọng Phụng với chúng ta vẫn tiếp tục tìm tòi, chỉ ra những đóng góp ở phóng sự Vũ Trọng Phụng về mặt nội dung tố cáo hiện thực, ông coi những phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều là những tác phẩm thông cảm và tố khổ 15 cho hạng ngƣời cùng khổ ở Việt Nam. Theo nhà văn Nguyên Hồng: “Với hai thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô và Lục xì và hai tiểu thuyết Số đỏ và Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã làm chuyển động cả dƣ luận văn học bấy giờ, giơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết liệt cho một nền văn học tiến bộ” [160 - 122]. Cũng trong thời gian này các nhà văn và các học giả nhƣ Đào Duy Anh, Phan Khôi, Hoàng Cầm,Trƣơng Tửu tiếp tục nêu lên những ý kiến khẳng định tƣ tƣởng và tài năng Vũ Trọng Phụng. Phan Khôi đánh giá Vũ Trọng Phụng là “nhà tiểu thuyết hiện thực phê phán”.Trƣơng Chính trong bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) tập III đã dành hẳn một phần để viết về Vũ Trọng Phụng, đánh giá Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiếm có và “là một ngƣời có địa vị không ai tranh dành đƣợc”. Còn Văn Tâm với cuốn chuyên luận Vũ Trọng Phụng - nhà văn hiện thực đã có những nhận định sơ lƣợc về phƣơng diện nội dung và hình thức sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Văn Tâm khẳng định: “Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực độc nhất của văn học cận đại biết hƣớng niềm tin vào tƣơng lai” [144 - 253] đồng thời cũng phủ nhận những ý kiến mang tính chất quy chụp nặng nề của Nhất Chi Mai, Thái Phỉ, Lan Khai về vấn đề cái dâm trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý trong thời gian này là lời phát biểu của đồng chí Trƣờng Chinh tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2 (2/1957) “đối với một số tác phẩm có tính chất hiện thực phê bình nhƣ những truyện, phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tất cả các di sản văn nghệ”. Đây là một trong những nhận định có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn nghệ cũng nhƣ khẳng định vai trò quan trọng của một số cây bút hiện thực. Nhìn một cách tổng thể, việc nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng giai đoạn này vẫn tiếp tục thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu nhƣng đó cũng là tiền đề cơ sở để tiếp tục thúc đẩy những xu hƣớng nghiên cứu mới. Vào thời điểm những năm 1957 -1958 trở đi, trên miền Bắc nƣớc ta cuộc đấu tranh chống Nhân Văn - Giai Phẩm trở nên quyết liệt, vấn đề đánh giá Vũ Trọng Phụng mang mầu sắc chính trị, tác phẩm của ông bị cuốn vào một cơn lốc dữ dội, có ý kiến phê phán gay gắt, thậm chí có ý kiến phủ nhận hoàn toàn sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng. Một loạt các bài viết của ông Hoàng Văn Hoan,Vũ Đức Phúc đã chĩa mũi nhọn phê phán, Vũ Trọng Phụng lập tức bị quy kết là phần tử nghi 16 vấn và độc hại. Trong một thời gian dài tác phẩm của ông bị cấm lƣu hành và giảng dạy trong nhà trƣờng, còn tác giả của chúng thì bị quy kết một cách nặng nề là trốt kít, phản động… Trong công trình Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945, nhóm Vũ Đức Phúc đã tỏ thái độ phê phán kịch liệt tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Hoàng Văn Hoan trong Một vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cho rằng trong một vài tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ, nhục dục” [70 -236]. Nhận định này của nhà nghiên cứu có phần khắt khe và chƣa xác đáng. Không đồng tình với cách tiếp cận đó, một số nhà văn đã công khai lên tiếng hoặc gián tiếp ủng hộ và khẳng định Vũ Trọng Phụng. Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Bùi Huy Phồn vẫn giữ lập trƣờng kiên định của mình. Trên Tạp chí Văn học số 3/1965, Nguyễn Đăng Mạnh có bài Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trong chừng mực có thể, ông đã cố gắng tìm những đóng góp của Vũ Trọng Phụng để cái nhìn về Vũ Trọng Phụng bớt gay gắt hơn. Vào năm 1966 -1967 tại Sài gòn Vũ Trọng Phụng đƣợc tổ chức kỷ niệm với sự tham gia của những nhà văn nhƣ Vũ Bằng, Tam Lang, Phạm Thế Ngũ, Dƣơng Nghiễm Mậu... Dƣơng Nghiễm Mậu, trong Tập san Văn số 67 ra ngày 1/10/1966 đã đánh giá cao văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng, cho rằng Vũ Trọng Phụng đã để lại cho chúng ta một bức họa sâu sắc, đầy đủ hơn hết về tình trạng xã hội ấy. Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) nhấn mạnh những nhân vật xỏ lá, lƣu manh của ông nhƣ Nghị Hách,Vạn Tóc Mai, Xuân Tóc Đỏ đã từ lâu trở thành những chân dung bất hủ. Tác giả Nguyễn Trác ở công trình Lịch sử văn học Việt Nam tập V (1930 -1945), sau khi giới thiệu tóm tắt bốn thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng tác giả đã nhắc lại đánh giá những tác phẩm trên đã đƣa Vũ Trọng Phụng lên hàng “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Thế Phong trong Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945, sau khi phân tích khuynh hƣớng trong hai tác phẩm Giông tố và Số đỏ đã coi Vũ Trọng Phụng là nhà văn xã hội vào bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam ở tiền chiến: “Đọc văn ông, hình nhƣ có một sức quyến rũ vô hình, hấp dẫn, say mê ngƣời đọc để rồi sau đó muốn phá đổ những bất công của xã hội thối nát đi” [122 - 400]. Các nhà nghiên cứu Đào Duy Anh,Trƣơng Tửu, Nguyễn Hoành Khung đầu những năm 80 vẫn tiếp tục tìm tòi, chỉ ra những đóng góp của Vũ Trọng Phụng và phần nào tháo gỡ đƣợc những kết án nặng nề cho Vũ Trọng Phụng. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan