Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Truyện dài Tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại chùm nho phẫn nộ...

Tài liệu Tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại chùm nho phẫn nộ

.DOCX
1128
343
143

Mô tả:

Chùm Nho Phẫn Nộ Tác giả: John Steinbeck Thể loại: Tiểu Thuyết Biên tập: Gió Created by: http://motsach.info Date: 16October-2012 Kho truyện ebook online (http://motsach.info) MỤC LỤC Lời Nhà Xuất Bản Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 LỜI NHÀ XUẤT BẢN ohn Steinbeck sinh ngày 27 tháng 2 năm 1902 tại Salinas trong một gia đình nghèo, bố làm thủ quĩ, mẹ làm nhà giáo. Lớn lên ông theo học khoa sinh vật trường Đại học Tổng hợp Standford. Ra trường ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống, như công nhân nông nghiệp, phóng viên và một số nghề khác. Với vốn sống phong phú Steinbeck sớm bước vào con đường văn học và liên tiếp cho ra mắt một loạt các tác phẩm, nhưng không gây được sự chú ý của người đọc: "Cốc vàng" (Cup of Gold, 1929), "Đồng cỏ thiên đường" (Pastures of Heaven, 1932), "Gửi v thần chưa biết" (To a God unknown, 1933)... Trong những tác phẩm này, cũng như trong các tiểu thuyết "Tortills Flat" (1935) và "Trong trận đánh bất ngờ" (In dubious battle, 1936) ông viết về số phận những "kẻ lạc loài", những người lớp dưới của xã hội Mỹ và các công nhân tham gia đình công đã bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng. Tác phẩm đầu tiên làm ông nổi tiếng là tiểu thuyết "Về chuột và người" (Of mice and men, 1937), sau này được chính tác giả chuyển thành kịch và phim, nói về những người lập dị, cô đơn, không may mắn và hoàn toàn lạc lõng trong xã hội thương mại. Năm 1939 John Steinbeck cho ra mắt tác phẩm lớn nhất của ông là tiểu thuyết "Chùm nho phẫn nộ" (The Grapes of Warth). Trước đây vốn là một công nhân nông nghiệp, cùng với nhiều điền chủ nhỏ khác, ông đã bị đuổi khỏi mảnh đất mình đang sinh sống, phải rời bỏ Oklahôma để tới California tìm việc làm, như chính các nhân vật ông miêu tả trong tác phẩm. "Chùm nho phẫn nộ" là cuốn sách đau buồn về đất nước Mỹ, về những người nông dân bị bóc lột đến cùng cực, bị chà đạp về tinh thần. Ngay từ khi ra đời nó đã gây nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trong các giới bạn đọc, nhiều người hết lòng ca ngợi, nhưng cũng nhiều người không tiếc lời nguyền rủa. Tuy miêu tả một địa danh nhất định trong một thời gian nhất định, nhờ tính khái quát cao, "Chùm nho phẫn nộ" đã trở thành tác phẩm cổ điển của văn học Mỹ và văn học thế giới hiện đại nói chung. Những năm tiếp theo, Steinbeck vẫn tiếp tục viết về đề tài những người cùng cực trong xã hội với tác phẩm "Một dãy đồ hộp" (Cannery Row, 1945), "Ngày thứ năm tốt lành" (Sweet Thursday, 1954) và cuốn sách lên án chủ nghĩa phát xít "Trăng lặn" (The Moon is down, 1942). Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Steinbeck chuyển sang viết các tác phẩm có tư tưởng và kết cấu phức tạp, mang tính triết lý cao. Đó là các tiểu thuyết "Chiếc ô tô buýt lạc đường" (The Waywar bus, 1947) nói về loài người phải dò dẫm đi trong bóng tối và cuốn "Phía đông thiên đường" (East of Eden, 1952), một cuốn sách đồ sộ với ý định khái quát lớn, nhưng không được người đọc chấp nhận, nói về lịch sử hai gia đình di cư, tượng trưng cho hai dòng họ lâu đời nhất của loài người, bắt nguồn từ Adam và Eva. Những năm năm mươi, sáng tác của Steinbeck bước vào giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên năm 1961, cuốn "Mùa đông lo buồn của chúng ta" (The Winter of our discontent) ra đời đã gây được sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Tác giả lại quay về với đề tài "vỡ mộng" của văn học Mỹ những năm hai mươi. Truyện được viết bằng giọng châm biếm pha chút hài hước đau buồn, mang màu sắc triết lý và ám chỉ. Năm 1962 Steinbeck bắt đầu những chuyến du lịch dài ngày tới hầu hết các bang của nước Mỹ, lấy tư liệu cho cuốn ký "Chuyến đi tìm kiếm lại nước Mỹ với Charley" (Travels with Charley in seach of America, 1962), phản ánh một cách khách quan hiện thực nước Mỹ với cả hai mặt tốt và xấu của nó. Cũng trong năm 1962, ông được tặng giải thưởng Nobel về văn học. John Steinbeck là một nhà văn lớn của nước Mỹ và thế giới, đồng thời ông cũng là một cây bút phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một lúc ông vừa là tác giả của những tác phẩm thực sự có giá trị lớn cả về nội dung tư tưởng lẫn văn học như "Chùm nho phẫn nộ", lại vừa là người viết ra những cuốn sách sơ lược hoặc sa vào triết lý rối rắm. Năm 1966, Steinbeck công khai tuyên bố ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và đã có một số lời nói, việc làm không xứng đáng với tên tuổi và sự nghiệp của ông. John Steinbeck mất ngày 20 tháng 12 năm 1968 tại NewYork. CHƯƠNG 1 rên những vùng đất đỏ và một phần các vùng đất xám bang Oklahoma, những trận mưa cuối vụ rơi lâm thâm, không đủ sức xói lở mặt đất vốn đã bị nứt nẻ. Các lưỡi cày đi qua lộn lại cắt ngang các vết hằn của những con suối nhỏ. Những trận mưa cuối cùng khiến cho ngô lớn lên rất nhanh, cỏ và nhiều thứ cây dại khác lan rộng dọc các con đường cái và dần dà các vùng đất đỏ và đất xám biến mất dưới một tấm thảm xanh. Cuối tháng năm, bầu trời tái nhợt, các cụm mây mùa xuân đã bồng bềnh quá lâu ở tít trên cao nay đang tản mát dần. Ngày lại ngày mặt trời đốt nóng cây ngô đang vươn mạnh mãi tới khi có một đường viền màu nâu kéo dài ra trên mỗi chiếc lưỡi lê xanh. Mây hiện ra rồi lại trôi đi xa, và chẳng bao lâu thậm chí mây không buồn động đậy. Để tự bảo vệ, cỏ khoác một màu xanh thẫm hơn và thôi không lan tràn nữa, mặt đất cứng lại phủ dưới một vỏ khô mỏng và rắn, khi bầu trời tái nhợt đất đỏ nhuốm sắc hồng, còn đất xám nhuốm sắc trắng. Trong những khe rãnh do nước đào xới, đất sụt lở, bụi chảy xuống thành những con suối nhỏ khô. Chuột rừng và kiến sư tử mải leo lên leo xuống, gây nên những thác bụi bé nhỏ. Hết ngày này sang ngày khác, ánh mặt trời gay gắt đánh xuống liên miên, lá ngô non như những mũi tên thôi không còn cứng ngắc nữa, chúng bắt đầu uốn cong trở vào, rồi các đường gân chính lại bị oằn, nên mỗi chiếc lá rũ xuống mềm nhũn. Tháng sáu tới, mặt trời chói chang dữ dội, trên các lá ngô, đường viền màu nâu rộng thêm ăn lan đến các đường gân giữa. Cỏ dại rách xơ ra co rúm về gốc rễ. Không khí loãng hơn, bầu trời nhạt hơn, và mỗi ngày, đất cũng tái nhợt thêm. Trên các đường cắt, nơi xe ngựa qua lại, đất bị đầm giẽ dưới móng vó ngựa lại bị bánh xe nghiền nát, lớp vỏ cứng vỡ ra tan thành bụi. Tất cả những gì chuyển động trên đường đều làm cho bụi bay lên, một bước chân khách bộ hành xốc lên một lớp bụi mỏng ngang tầm thắt lưng, một chiếc xe bò khiến bụi bay là là trên đầu các bờ dậu, một chiếc xe tải cuốn theo sau những đám bụi dày đặc, cuồn cuộn. Và rất lâu, rất lâu bụi cứ bay lơ lửng không chịu nằm xuống lại. Giữa tháng sáu, từ Texas và vùng Vina, ùn ùn kéo tới những đám mây to lớn nặng nề, chứa chất những cơn giông tố. Trên các đồng ruộng, có những người đứng nhìn mây, hít ngửi và thấm ướt ngón tay để lường hướng gió. Chừng nào mây còn nằm lặng trên bầu trời, những con ngựa vẫn tỏ ra cáu kỉnh. Các đám mây giông gieo xuống vài hạt mưa lưa thưa rồi vội vã trốn về các miền khác. Phía sau chúng, bầu trời lại tái nhợt, mặt trời nóng như thiêu như đốt. Những hạt mưa xói những lỗ nhỏ trên mặt đất để lại những vết bụi đậm nét bám vào thân ngô. Và chỉ có thế. Một ngọn gió phe phẩy bay theo các đám mây mưa, đẩy chúng về phương Bắc, cây ngô kêu xào xạc và đang khô dần. Một ngày trôi qua, gió thổi mạnh hơn, liên tục, tuy vẫn không có trận gió nào đánh gãy thân cây ngô. Bụi đường dâng cao, trải rộng, rơi xuống đám cỏ bên bờ và trong các đám ruộng. Rồi gió nổi lên ào ào, dữ dội ác liệt, tấn công lớp vỏ cứng do mưa tạo nên trên cánh đồng. Dần dà, bầu trời tối sầm lại sau màn bụi hỗn loạn, lướt qua mặt đất, cuốn bụi tung mịt mù. Gió càng mạnh thêm. Lớp vỏ cứng tan vỡ, phía trên cánh đồng, bụi càng bốc cao, vạch trên không khí những túm lông xam xám tựa những vệt khói uể oải. Ngô nhào trộn gió trong tiếng rào rào ròn khô. Đám bụi mịn nhất không còn lắng đọng trên mặt đất nữa, mà đã biến mất vào bầu trời âm u. Gió lại mạnh thêm, rạch đường đi ngang qua cánh đồng, luồn xuống dưới các tảng đá, cuốn bay các cọng rơm, các lá khô và ngay cả các cục đất nhỏ. Không trung và bầu trời sầm lại, mặt trời hiện ra đỏ rực, và trong không khí thoang thoảng một mùi hăng hắc. Một đêm nọ, gió mở thêm tốc lực qua vùng đồng quê, ranh mãnh đào xới quanh các gốc ngô gầy, thân ngô đưa các tàu lá yếu ớt ra chống đỡ, mãi cho đến khi có một ngọn gió tọc mạch luồn tới nhổ bật gốc rễ. Thân cây đã kiệt sức, nghiêng ngửa rồi đổ vật xuống theo hướng gió thổi. Bình minh đang rạng dần, nhưng ngày chưa sáng tỏ. Trên bầu trời xám xịt, một mặt trời đỏ - một chiếc đĩa đỏ ló ra mờ mờ hắt xuống một thứ ánh sáng yếu ớt của buổi hoàng hôn. Ngày càng rõ dần thì hoàng hôn lại trở về với bóng tối, và gió gào rú hoặc rên rỉ trên thân cây ngô đổ rạp. Đàn ông và đàn bà nấp trong nhà, khi bước ra ngoài, họ thắt một chiếc khăn quanh mũi, đeo những cặp kính kín mít để che mắt. Đêm trở lại, một đêm tối như mực, vì các ngôi sao không thể chọc thủng lớp bụi để rọi ánh sáng xuống, và ánh đèn từ cửa sổ hắt ra chỉ soi tỏ các mảnh sân. Bụi hòa trộn đều với không khí, tạo nên một lớp hỗn hợp bụi bậm. Nhà cửa đều đóng kín mít, các dải đệm bít chặt các khe cửa lớn, cửa sổ, nhưng bụi nhỏ li ti vẫn luồn lẻn vào phía trong nhà, đọng lại như bụi phấn hoa trên bàn ghế, bát đĩa. Người ta phải lấy vải phủi bụi thấm trên vai, những vạch bụi mịn tơi bám đậu dưới chân cửa thành những đường gạch nhỏ. Nửa đêm hôm đó, gió lặng, và cảnh vật im ắng đè nặng lên mặt đất. Không khí đầy ứ bụi bóp nghẹt các âm thanh một cách trọn vẹn hơn cả sương mù. Nằm trên giường, dân giã lắng nghe gió ngưng thổi. Họ thức tỉnh lúc gió hú đã im bặt. Họ nín thở nằm nghe tĩnh mịch. Rồi gà cất tiếng gáy, người ta nằm trăn trở nôn nóng chờ đợi bình minh. Họ biết rằng phải còn lâu lắm bụi mới lắng hết xuống mặt đất. Sáng ngày ra, bụi vẫn treo lơ lửng chẳng khác sương mù, và mặt trời đỏ như máu đông đặc. Suốt ngày bụi từ trên cao cứ rơi xuống dần như xuyên qua một cái rây. Ngày tiếp theo bụi tiếp tục sa xuống, bao phủ mặt đất dưới một tấm màn đồng màu. Bụi lắng đọng trên ngô, bám đầy trên đầu cọc rào, bám đặc trên các sợi dây thép, trải rộng trên các mái nhà, che lấp cỏ và cây. Mũi được che chắn cẩn thận, mọi người ra khỏi nhà và ngửi không khí nóng ăn mòn da thịt. Bọn trẻ con cũng bắt chước người lớn nhưng chúng không hò hét, không chạy nhảy như trước kia mỗi lần mưa tạnh. Người lớn đứng gần bờ dậu, nhìn cánh đồng ngô bị tàn hại hiện đang khô héo. Họ đứng câm lặng và nhiều khi không động đậy. Rồi đến lượt các phụ nữ ra đứng cạnh đàn ông để xem lần này cánh đàn ông có bị nao núng trước thời tiết tai ác như vậy không. Họ kín đáo nhìn gương mặt đám đàn ông, bởi vì ngô có thể biến mất nhưng cũng không sao, qui hồ còn lại thứ gì khác. Lũ trẻ con đứng gần đấy, lấy ngón chân cái vạch vạch các hình vẽ trên cát bụi, và với giác quan thức tỉnh, chúng tìm cách đoán xem chẳng hay người lớn có nao núng hay không. Chúng liếc trộm vẻ mặt của người lớn rồi lại chăm chú đưa đầu ngón chân vạch vạch trên đất bụi. Những con ngựa đi tới máng nước, lỗ mũi phì phì xua bụi đóng váng trên đó. Sau một lúc, khuôn mặt những người đàn ông đang quan sát mất hẳn vẻ sững sờ ngơ ngác và trở nên đanh lại, giận dữ, cương quyết. Thế là các phụ nữ hiểu ra rằng nguy cơ đã qua và sẽ không có chuyện suy sụp xảy ra. Họ bèn hỏi: - Ta làm thế nào bây giờ? Đám đàn ông đáp: - Chưa biết sao. Nhưng mọi việc đều ổn thỏa, đám phụ nữ biết rằng mọi việc đều ổn. Từ đáy lòng, đàn bà và trẻ con đều biết rằng một khi đàn ông họ vững vàng thì không có nỗi bất hạnh nào là quá nặng nề. Phụ nữ trở vào nhà, lại bắt tay vào công việc thường ngày, còn trẻ con lại bắt đầu nô đùa, tuy mới đầu có vẻ hơi rụt rè. Càng về trưa, mặt trời càng bớt đỏ rực, phóng những tia nắng gắt xuống miền quê bị bao trùm dưới bụi. Đàn ông ngồi trên bậc cửa, tay mân mê những chiếc gậy hoặc những hòn sỏi bé nhỏ. Họ ngồi im lặng, suy nghĩ và tính toán. CHƯƠNG 2 ột chiếc xe tải lù lù đỗ lại trước một tiệm ăn bé nhỏ nằm bên rìa đường, ống thoát hơi thẳng đứng kêu ro ro, và một quầng khói xanh lam hầu như vô hình lượn lờ phía trên đầu ống. Đây là một chiếc xe tải mới sơn màu đỏ chói gắt, hai bên thành xe có một dòng chữ to tướng Công ty vận tải thành phố Oklahoma. Bánh xe đôi mới cứng, một núm khoá bằng đồng lòi ra ngoài các nẹp sắt trên các cánh cửa to ở phía sau. Quán ăn có các ô cửa được bảo vệ bằng một tấm lưới sắt, một loa truyền thanh đang chơi bản nhạc khiêu vũ âm thầm như lúc không có ai lắng nghe; một chiếc quạt nhỏ lặng lẽ quay tròn trong chiếc cửa mắt bò phía trên chỗ ra vào; đàn ruồi hối hả vo ve quanh cửa lớn và cửa sổ, chốc chốc lại đụng vào các tấm lưới sắt. Trong quán có một tài xế là khách độc nhất: ngồi thoải mái trên chiếc ghế đẩu, khuỷu tay tì lên quầy hàng, qua miệng tách cà phê, y nhìn cô phục vụ gầy nhom và lẻ loi. Anh tài nói chuyện với cô bằng thứ ngôn ngữ linh hoạt và lơ đãng của cánh lái xe đường trường. - Tớ đã thấy hắn cách đây gần ba tháng. Mới mổ xong. Bị cắt mất cái gì đó, tớ chả biết. Và cô ta: - Còn mình, hình như mình thấy hắn cách đây chưa đầy một tuần. Có vẻ khoẻ ra trò. Một anh chàng chả xấu bụng gì, miễn là đừng say bét nhè. Thỉnh thoảng đàn ruồi sà tới, khẽ vo ve bên tấm lưới sắt của cửa lớn. Một luồng hơi thoát ra từ chiếc bình pha cà phê, cô phục vụ không quay lại, chìa tay ra sau để đóng tay gạt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan