Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tìm hiểu pháp luật về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lý quỹ đ...

Tài liệu Tiểu luận tìm hiểu pháp luật về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. thực trạng và đề xuất pháp lý.

.DOC
13
258
110

Mô tả:

MỤC LỤC A. Đặt vấn đề…………………………………………………………………..2 B. Nội dung…………………………………………………………………….3 I. Khái quát chung về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán………………………………………………………………..3 1. Khái niệm quỹ đầu tư chứng khoán………………………………………3 2. Khái niệm ngân hàng giám sát…………………………………………….3 II. Qui định của pháp luật về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán……………………………………………………...5 1. Những điều kiện pháp lí đối với ngân hàng giám sát…………………….5 2. Chức năng của ngân hàng giám sát……………………………………….6 3. Vai trò của ngân hàng giám sát đối với quỹ đầu tự đại chúng và công ti đầu tư chứng khoán…………………………………………………………...6 4. Hạn chế của ngân hàng giám sát…………………………………………..8 5. Xử lí hành vi vi phạm quy định về đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán chứng khoán của ngân hàng giám sát…..........................................................9 III. Thực trạng và đề xuất pháp lý với ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán…………………………………………………………………...9 1. Thực trạng giám sát của ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán…………………………………………………………………………..9 2. Đề xuất pháp lý đối với ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán..11 C. Kết luận…………………………………………………………………...12 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Với một thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, một thị trường đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ bới những yếu tố phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, thì vấn đề thực tiễn đặt ta cho các cơ quan chức năng quản lý và giám sát thị trường chứng khoán. Sự xuất hiện các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố góp phần cho sự ổn định của thị trường. Tại Việt Nam, ngành quản lý quỹ đầu tư hình thành từ cuối năm 2003 và đến nay cũng chỉ đang trong những bước đi ban đầu, nhất là hoạt động của ngân hàng trong việc giám sát hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu pháp luật về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Thực trạng và đề xuất pháp lý”. 2 B. NỘI DUNG. I. Khái quát chung về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán. 1. Khái niệm quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ tiền hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư để đầu tư chủ yếu vào chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Công ty quản lí quỹ tạo lập quỹ đầu tư chứng khoán bằng cách phát hành chứng chỉ hưởng lợi để thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tiền của quỹ sau đó sẽ được công ty quản lí quỹ đem đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ hoặc các chứng khoán và tài sản khác phù hợp với mục tiêu đầu tư ghi nhận trong điều lệ của quỹ 2. Khái niệm ngân hàng giám sát. Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán có những điểm khá đặc thù. Đó là việc nhà đầu tư góp vốn vào quỹ nhưng thường không kiểm soát hàng ngày đối với hoạt động của quỹ, đặc biệt là quỹ đại chúng. Do hoạt động quản lý quỹ được ủy thác cho công ty quản lý quỹ, chính vì vậy mà để đảm bảo cho sự an toàn của nguồn vốn đầu tư và minh bạch quá trình đầu tư, nhà đầu tư phải trông cậy vào chủ thể thứ ba là ngân hàng giám sát. Nguyên tắc này được hầu hết các quốc gia ghi nhận trong pháp luật về chứng khoán. Ngân hàng giám sát sẽ thay mặt các nhà đầu tư tiến hành giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ liên quan đến quỹ đầu tư đại chúng. Để thực hiện hoạt động này, ngân hàng giám sát cần phải đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và cơ sở vật chất do pháp luật quy định. Như vậy, ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại, được quyền thực hiện hoạt động giám sát quỹ đầu tư chứng khoán theo thỏa thuận với cấc nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ nhằm bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư vào quỹ. 3. Vai trò của ngân hàng giám sát đối với quỹ đầu tự đại chúng và công ti đầu tư chứng khoán. 3 Sở dĩ quỹ đầu tư đại chúng, công ti đầu tư chứng khoán cần đến ngân hàng giám sát vì những lý do cơ bản sau đây: - Thứ nhất, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán có những nhà đầu tư không chuyên nghiệp, không am hiểu nghiệp vụ đầu tư chứng khoán. Do đó, các nhà đầu tư không chuyên nghiệp cần có một chủ thể có đủ khả năng chuyên môn kiểm tra hoạt động quản lý của công ty quản lí quỹ. Đây được coi là đối trọng của công ty quản lí quỹ về mặt chuyên môn, từ đó đòi hỏi công ty quản lí phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Những xác nhận của ngân hàng giám sát đối với những báo cáo của công ti quản lí quỹ đã đem lại sự tin cậy cho nhà đầu tư về tính minh xác của những thông tin được nêu ra. - Thứ hai, cơ chế tách bạch về quyền quản lí và đầu tư của các nhà đầu tư với bản thân quỹ đại chúng. Bên cạnh ưu điểm của cơ chế này là đảm bảo cho công ti quản lý quỹ có đủ thẩm quyền để tiến hành hoạt động đầu tư thì cơ chế tách biệt về quyền quản lí khỏi quyền tài sản thường làm cho các nhà đầu tư không hoàn toàn yên tâm về những gì đang diễn ra với nguồn vốn của mình. Bên cạnh yếu tố hạn chế về trình độ chuyện môn, bản thân những nhà đầu tư thường không đủ thời gian để theo dõi, giám sát hoạt động của quỹ. Bởi vậy, ngân hàng giám sát sẽ là chủ thể có khả năng theo dõi một cách thường xuyên hoạt động của quỹ, để hạn chế những rủi ro đạo đức xuất phát từ công ti quản lí quỹ hoặc nhân viên có thể gây thiệt hại cho quỹ. - Thứ ba, cần tách bạch quyền quản lí của công ti quản lí quỹ với quyền nắm giữ tài sản của quỹ. Tài sản của quỹ bao gồm tiền, chứng khoán và những tài sản khác. Sẽ là minh bạch và dễ dàng kiểm soát những giao dịch tài sản nếu như bản thân chủ thể quyết định giao dịch cần phải nhờ đến chủ thể khác hoàn tất giao dịch này. Việc tách bạch giữa quyền quản lí và quyền nắm giữ tài sản không những đảm bảo cho những nhà đầu tư yên tâm về khả năng kiểm soát của ngân hàng giám sát mà thực chất cũng giúp cho công ti quản lí quỹ đầu tư, vì xét 4 dưới góc độ lí thuyết, những nghiệp vụ này bản thân ngân hàng thương mại sẽ chuyên nghiệp hơn, do đó chi phí quản lí cũng sẽ thấp hơn. - Thứ tư, công ti quản lí quỹ cần sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật hoặc tài chính trong hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán. Những nghiệp vụ như lưu kí chứng khoán, bản thân công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán không đủ khả năng để thực hiện mà phải có những phương tiện cần thiết để bảo quản, ghi chép những giao dịch…Những hỗ trợ này là rất cần thiết khi vê lí thuyết, công ti quản lí quỹ có thể phải quản lí nhiều quỹ đầu tư khác nhau mà pháp luật lại yêu cầu phải tách biệt về tài sản giữa chúng. Ngân hàng giám sát có thể cho quỹ vay một lượng vốn nhất định trong những trường hợp cần thiết để trang trải những chi phí của quỹ theo quy định của pháp luật. II. Qui định của pháp luật về ngân hàng giám sát trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. 1. Những điều kiện pháp lí đối với ngân hàng giám sát. - Thứ nhất, ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Hiện nay, khái niệm ngân hàng thương mại được hiểu là tất cả các loại hình ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (để phân biệt với ngân hàng chính sách). Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động, nếu thỏa mãn những điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trong đó có các điều kiện về vốn pháp định và chuyên môn, nghiệp vụ của người lãnh đạo, điều hành là quan trọng nhất. - Thứ hai, ngân hàng giám sát phải được cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động lưu kí chứng khoán được UBCKNN cấp cho ngân hàng thương mại thỏa mãn những điều kiện sau đây: + Có giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; 5 + Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có lãi trong năm kinh doanh gần nhất; + Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng kí, lưu kí, thanh toán các giao dịch chứng khoán. - Thứ ba, ngân hàng giám sát phải giao kết hợp đồng giám sát với công ty quản lí quỹ theo thỏa thuận với đại hội nhà đầu tư và phù hợp với điều lệ quỹ. 2. Chức năng của ngân hàng giám sát. Theo quy định tại khoản 1 điều 98 luật chứng khoán 2006 thì ngân hàng giám sát có hai chức năng chủ yếu sau đây. - Thứ nhất. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư. - Thứ hai: Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. 3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát quỹ đầu tư chứng khoán. a. Nghĩa vụ. Với tư cách là ngân hàng giám sát, pháp luật ghi nhận những nghĩa vụ sau đây mà ngân hàng giám sát phải tuân thủ: - Thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với thành viên TTLKCK. Những nghĩa vụ này bảo đảm cho tư cách thành viên lưu kí của ngân hàng giám sát để thực hiện hoạt động lưu kí chứng khoán cho quỹ đầu tư chứng khoán. - Thực hiện lưu kí tài sản của quỹ đại chúng, công ti đầu tư chứng khoán; quản lí tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ti đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát. Những yêu cầu về việc quản lí tách bạch tài sản nhằm đảm bảo tránh nhầm lẫn đồng thời hạn chế những rủi ro đạo đức trong hoạt động quản li tài sản. 6 - Tiến hành các hoạt động giám sát để bảo đảm công ti quản lí quỹ tiến hành quản lí tài sản của quỹ đại chúng tuân thủ đúng pháp luật chứng khoán và điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. - Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng theo yêu cầu hợp pháp của công ti quản lí quỹ. - Xác nhận báo cáo do công ti quản lí quỹ, công ti đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đại chúng. Những xác nhận này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư vào quỹ. - Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ti quản lí quỹ theo quy định của pháp luật chứng khoán, bao gồm cả việc công bố thông tin định kì và công bố thông tin bất thường. - Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ti quản lí quỹ hoặc những tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán nhằm ngăn chặn kịp thời những tổn thất cho quỹ. - Định kì cùng công ti quản lí quỹ đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng. Đây là những hoạt động nhằm kiểm tra tính xác thực của những thông tin do công ti quản lí quỹ công bố đồng thời là cơ sở để ngân hàng giám sát xác nhận vào báo cáo của công ti quản lí quỹ. - Các nghĩa vụ khác theo quy định tại điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Nhận xét: Ngân hàng giám sát hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán là đối trọng của công ty quản lý quỹ về mặt chuyên môn. Mọi hoạt động thu, chi, của quỹ ngân hàng giám sát ghi chép lại trong quá trình hoạt động của của quỹ đầu tư. Do nguồn vốn trong quỹ là của các nhà đầu tư, ngân hàng giám sát việc hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán để kiềm chế những thiếu hụt trong việc kinh doanh của quỹ đầu tư chứng khoán, đảm bảo cho việc hoạt động, đầu tư của quỹ chứng khoán có hiệu quả cao nhất, tối đa nhất, đem lại lợi nhuận cao 7 nhất. Đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, Việc giám sát của ngân hàng giám sát không để thất thoát tiền, tài sản gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Ngân hàng giám sát quỹ và công ty quản lý quỹ hoạt động độc lập, đối trọng nhau trong việc hoạt động kinh doanh, điều này đảm bảo tính trung lập, khách quan của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát và hạn chế sự liên kết giữa ngân hàng lưu ký với công ty quản lý quỹ để gây thiệt hại cho các nhà đầu tư chứng khoán. Với những nghĩa vụ trên mà pháp luật quy định đối với ngân hàng giám sát đảm bảo cho việc giám sát thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán cho quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát. Những yêu cầu về quản lý tách bạch tài sản nhằm đảm bảo tránh nhầm lẫn đồng thời nhàm hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động quản lý tài sản. Mặc dù công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý quỹ nhưng ngân hàng giám sát lại mới là cơ quan đứng ra để bảo quản tiền, tài sản của công ty, giám sát việc hoạt động của công ty quản lý quỹ. Do là nơi cất giữ, bảo quản hầu hết tài sản của công ty đầu tư chứng khoán nên việc giám sát những tài sản để đưa vào đầu tư, kinh doanh là ngân hàng giám sát lưu ký trong sổ sách, thiết bị điện tử. Để đối chiếu với các dữ liệu, thông số cho các nhà đầu tư với các thông số mà công ty đầu tư chứng khoán đưa ra b.Các quyền. Tương ứng với những nghĩa vụ trên đây, ngân hàng giám sát có những quyền năng cơ bản sau: - Quyền được hưởng phí giám sát do công ti quản lí quỹ chi trả; - Quyền từ chối xác nhận những báo cáo không trung thực của công ti quản lí quỹ về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán. - Quyền từ chối những mệnh lệnh không hợp pháp của công ti quản lí quỹ liên quan đến những giao dịch tài sản của quỹ; - Những quyền khác quy định trong điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. 4. Hạn chế của ngân hàng giám sát. 8 Bên cạnh những nghĩa vụ trên, pháp luật còn có những hạn chế đối với ngân hàng giám sát nhằm đảm bảo an toàn và minh bạch cho các giao dịch tài sản của quỹ. Những hạn chế này bao gồm: Ngân hàng giám sát, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chúng và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ti quản lí quỹ và ngược lại. 5. Xử lí hành vi vi phạm quy định về đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán chứng khoán của ngân hàng giám sát. Điều 127 Luật chứng khoán 2006 có quy định về xử lí hành vi vi phạm quy định về đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát: “1. Tổ chức đăng ký, lưu ky, bù trừ, thanh toán chứng khoán và nhân viên của tổ chức này vi phạm quy định về thời hạn xác nhận số liệu; chuyển giao chứng khoán; sửa chữa giả mạo chứng từ trong thanh toán; vi phạm chế độ bảo quản chứng khoán; chế độ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; chế độ bảo mật tài khoản lưu ký của khách hàng; không cung cấp đầy đủ, kịp thời danh sách người nắm giữ chứng khoán cho tổ chức phát hành thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Ngân hàng giám sát và nhân viên của ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán trái với Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; không tách bạch tài sản của quỹ đầu tư này với tài sản của quỹ đầu tư khác thì bị phạt tiền, bị đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.” III. Thực trạng và đề xuất pháp lý với ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán 1. Thực trạng giám sát của ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán 9 Hoạt động quản lý và giám sát quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt nam trong thời gian qua đã bước đầu đạt được kết quả tốt, hoàn thành chương trình, mục tiêu kế hoạch quản lý đã đặt ra. Dưới sự quản lý và giám sát của cơ quan nà nước về lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thời kỳ sôi động của hoạt động huy động quỹ đầu tư thành lập theo Luật Chứng khoán Việt Nam (gọi là “Quỹ đầu tư trong nước” để phân biệt với các quỹ đầu tư thành lập theo luật pháp khác) là từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, khi có tới 20 quỹ đầu tư trong nước được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng). Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ cả về quy mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết. Từ tháng 3/2008 tới nay, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động quỹ trong nước của các công ty quản lý quỹ (QLQ) gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ có 3 quỹ đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23. Như vậy, trong số 47 công ty QLQ thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có 13 công ty lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ QLQ, còn các công ty QLQ khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các NĐT trong và ngoài nước. Trên thực tế hiện nay ở đất nước ta có rất nhiều các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Do tình trạng công việc cũng như hiểu biết về thị trường chứng khoán của các cá nhân còn hạn chế nên khi tham gia vào thị trường chứng khoán sôi động nhà đầu tư cần phải xem xét mình đầu tư vào đâu là có lãi. Để nghiên cứu đầu tư, các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư sử dụng công cụ phân tích cơ bản, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô như: phân tích sự tác động của lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế - xã hội, các quan hệ kinh tế quốc tế… tác động tới hoạt động đầu tư - kinh doanh chứng khoán; phát hiện, dự đoán khuynh hướng phát triển và những biến động có thể 10 sảy ra đối với toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là đối với thị trường tài chính và triển vọng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, để tính toán khả năng sinh lời, triển vọng tăng trưởng, phân tích rủi ro đối với từng loại chứng khoán cụ thể quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để thực hiện điều này. Chính vì những hoạt động, chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nên việc quản lý quỹ hay việc giám sát của ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán trở nên khó khăn hơn, trong việc kiểm soát các nguồn vốn đầu tư được công ty đầu tư chứng khoán rút ra để kinh doanh. 2. Đề xuất pháp lý đối với ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán. Để cho việc thực hiện của ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán đạt được hiệu quả cao thì theo em cần phải bổ sung thêm một số quyền và phương thức hoạt động cụ thể như sau: + Ngân hàng giám sát quản lí quỹ có thể yêu cầu công ti quản lí quỹ cung cấp mọi tài liệu, thông tin liên quan để thực hiện trách nhiệm kiểm tra’ + Đánh giá và xác nhận các bản báo cáo về hoạt động đầu tư. + Có thẩm quyền đánh giá hành vi vi phạm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. + Ngân hàng giám sát quỹ đầu tư chứng khoán có thẩm quyền giám sát hoạt động hợp nhất, sát nhập thẩm định kết quả hợp nhất cũng như sáp nhập quỹ. + Ngân hàng giám sát được sử dụng các dịch vụ cung cấp của công ty kiểm toán và các tổ chức khác. 11 C. KẾT LUẬN Trong bối cảnh kinh tế - chính trị, xã hội trong nước cũng như trên thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, giá cả quốc tế biến động mạnh tác động đến nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng cũng bị ảnh hưởng. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam có cơ hội phát triển đi lên, việc đáp ứng các điều kiện hội nhập cũng là cơ sở thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước để theo kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới và tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Hoạt động giám sát của ngân hàng đối với quỹ đầu tư chứng khoán phải được đẩy mạnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn nước ta hiện nay. 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật chứng khoán, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. 2. Luật chứng khoán năm 2006. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12. 4. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan