Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung...

Tài liệu Tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung

.DOC
35
413
139

Mô tả:

MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………….....2 Lời cảm ơn……………………………………………………………….....4 Nội dung……………………………………………………………………5 1. Cơ sở lý luận………………………………………………..………5 2. Samsung –Quá trình hình thành, phát triển và các thành tựu……..11 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển……………..……………..11 2.1.1. Lịch sử hình thành……………………………………………...11 2.1.2. Quá trình phát triển…………………………………………….12 2.2. Các thành tựu của Samsung……..…………………………14 3. Thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển của Samsung……….22 3.1. Thị trường mục tiêu…………………..…………………….22 3.1.1. Sản phẩm di động………………………………………………22 3.1.2. Sản phẩm ảnh số………………………………………………..25 3.1.3. Sản phẩm nghe nhìn……………………………………………32 3.2. Chiến lược phát triển trong tương lai……...……..………...36 Phụ lục…………………………………………………………………….40 Tài liệu tham khảo………………………………………………………...43 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh ngày nay, sự thay đổi liên tục và những bước đột phá đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của một công ty. Trong 70 năm qua, để có thể thúc đẩy công ty thành công lâu dài, Samsung đã đặt ra những hướng nhìn của tương lai, dự đoán những nhu cầu và đòi hỏi của thị trường mình phục vụ. Thị trường Việt Nam có đặc thù riêng so với thị trường khác. Một đặc thù nổi bật nhất là mặc dù thu nhập của người Việt Nam thấp hơn và đang ngày càng tăng lên (nhưng so với mức chung trong khu vực là vẫn thấp), nhưng ngược lại, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam lại muốn có một món đồ tốt nhất, chức năng kiểu dáng tốt nhất, thương hiệu vững mạnh nhất, chấp nhận “tiền nào của nấy” chứ không phải là “ít tiền mua đồ rẻ và nhiều tiền mua đồ đắt”. Về xu hướng chung toàn cầu, trong 5 năm gần đây, Samsung vươn lên là một trong những thương hiệu hàng đầu và khi là thương hiệu hàng đầu thì công nghệ và sản phẩm đi theo phải tương xứng. Thông qua chiến dịch thương hiệu toàn cầu “Imagine”, Samsung đặt mục tiêu trở thành thương hiệu tiêu biểu cho cuộc cách mạng về kiểu dáng và công nghệ trong “Kỷ nguyên kỹ thuật số”. Đây thực sự là một sự chuyển hướng của Samsung nhằm tạo dựng một hình ảnh thương hiệu cao cấp. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích, samsum còn tập trung vào việc thu hút sự quan tâm của khách hàng có mức thu nhập cao, thỏa mãn những mơ ước và đam mê tưởng chừng như không thể trở thành hiện thực của họ về công nghệ và kiểu dáng. Mục tiêu về thị phần không phải là mục tiêu cuối cùng của Samsung vì thị phần đến sau. Khi kết quả kinh doanh cũng như sản phẩm tốt thì đương nhiên thị phần sẽ tăng lên.. Khác với những đối thủ như Sony và Apple, từ những năm 70, Samsung đã quyết định không phát triển các phần mềm bản quyền và các chương trình như âm nhạc, phim ảnh hay video game,mà chiến lược của Samsung là tập trung vào phần cứng và các thiết bị, và cộng tác với các nhà cung cấp chương trình phù hợp. Vào cuối những năm 90, Samsung nhận ra sự chuyển đổi từ công nghệ điện toán (analog) sang công nghệ kỹ thuật số (digital) đã mang đến cơ hội mới nhằm đuổi kịp các đối thủ. Sáu năm sau, Samsung tạo ra một dòng chảy không ngừng các sản phẩm kỹ thuật số mới từ đội ngũ 17.000 nhà khoa học, kỹ sư, thiết kế làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) Samsung. 2 Sự đầu tư bằng cách thu hút và giữ các nhà khoa học tài năng đã mở đường cho Samsung tập trung vào các lĩnh vực chủ lực, mang đến một loạt các sản phẩm làm kinh ngạc các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.Chính vì những thành công đáng khâm phục này của Samsung nên chúng em đã quyết định chọn đề tài “Thị trường mục tiêu của Samsung” để có thể nghiên cứu một cách sâu hơn cách mà Samsung đã lựa chọn thị trường cũng như quá trình phát triển của họ, và các chiến lược đầy triển vọng trong tương lai. 3 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được đề tài này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Nhà trường, cho nên chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến : _Trường Đại học Công nghiệp TPHCM đã tạo cho chúng em một môi trường học tập và nghiên cứu đầy đủ về thiết bị, cũng như các cơ sở vật chất để chúng em có thể yên tâm nghiên cứu. _Thư viện Trường Đại học Công nghiệp đã cho chúng em một nơi họp nhóm yên tĩnh, với một kho sách đầy đủ để chúng em có thể mở rộng việc nghiên cứu của mình. _Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho chúng em những kiến thức rất căn bản và bổ ích về môn học Quản Trị Marketing. _GVHD – Tiến sĩ Lê Cao Thanh đã hết lòng giảng dạy và hướng dẫn tận tình, giúpchúng em làm tốt bài tiểu luận này. 4 NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Đo lường và dự báo nhu cầu Một doanh nghiệp muốn phát triển những chiến lược marketing để giành thắng lợi trên một thị trường hấp dẫn, họ phải ước lượng được quy mô hiện tại và tiềm năng tương lai của thị trường đó. Doanh nghiệp có thể mất nhiều lợi nhuận vì đánh giá thị trường quá cao hoặc quá thấp. Việc đo lường nhu cầu của thị trường đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về thị trường liên quan. Với một người làm marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Thị trường tiềm năng (the potentinal market) là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Thị trường hiện có (the available market) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập và có khả năng tiếp cận một sản phẩm nhất định của thị trường. Thị trường hiện có và đủ điều kiện (the qualified available market ) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập, có khả năng tiếp cận và đủ điều kiện đối với một sản phẩm nhất định của thị trường. Thị trường phục vụ (served market), hay còn gọi là thị trường mục tiêu (the target market), là một phần của thị trường hiện có và đủ điều kiện mà một doanh nghiệp quyết định theo đuổi. Thị trường đã thâm nhập (the penetrated market) là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm đó. Những định nghĩa trên về thị trường là công cụ quan trọng cần thiết cho việc lập các kế hoạch marketing. Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề lựa chọn những khu vực tốt nhất và việc phân chia có hiệu quả nhất ngân sách marketing vào những khu vực đó. Do vậy, họ cần ước lượng được tiềm năng thị trường của nhiều khu vực địa lý. Ngoài việc ước lượng nhu cầu khu vực và tổng nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp còn muốn biết doanh số của cả ngành hiện nay trên thị trường, có nghĩa là phải xác định các đối thủ cạnh tranh và ước tính doanh số của họ. Sau khi đã xem xét qua các phương pháp đánh giá nhu cầu thị trường hiện tại, cần khảo sát những phương pháp để dự đoán nhu cầu tương lai. 1.2. Phân đoạn thị trường 5 Nhiều tổ chức bán hàng cho các thị trường tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất nhận thấy rằng họ không thể phục vụ được hết mọi khách hàng trong những thị trường đó, hay ít nhất phục vụ mọi khách hàng bằng cùng một cách tương tự như nhau. Hoạt động marketing này thường có 3 giai đoạn : marketing đại trà, marketing đa dạng hoá sản phẩm, marketing mục tiêu. Marketing mục tiêu ( target marketing) thường được tiến hành qua ba bước: đầu tiên là phân đoạn thị trường (market segmentation), tức là chia thị trường thành những nhóm người mua khác biệt nhau, những nhóm này có thể cần đến những phối thức marketing hay sản phẩm khác nhau. Bước thứ hai là lựa chọn thị trường mục tiêu (market targeting), bao gồm đánh giá mức hấp dẫn của mỗi phân đoạn thị trường và chọn lấy một hay nhiều phân đoạn thị trường để xâm nhập. Bước thứ ba là định vị thị trường (market positioning), tức là xác định vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình bằng những lợi ích đặc biệt của sản phẩm đó trên từng phân đoạn thị trường, trên cơ sở đó mà thiết kế phối thức marketing cho thật phù hợp. 1.2.1. Định nghĩa phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là phân chia thị trường thành những phần khác biệt (nhưng trong mỗi phần lại tương đối đồng nhất) bằng những tiêu thức thích hợp, qua đó doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động marketing phù hợp cho một hay một số phân đoạn thị trường, nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, thành đạt các mục tiêu marketing của mình. 1.2.2. Các tiêu thức và phương pháp phân đoạn thị trường _ Phân đoạn theo địa lý: Phương pháp này đòi hỏi chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau như quốc gia, khu vực, thành phố, hay các vùng lân cận. Doanh nghiệp sẽ quyết định hoạt động trong một hay vài đơn vị địa lý đó, hoặc hoạt động trong mọi đơn vị nhưng có quan tâm đến những khác biệt trong sở thích và nhu cầu địa phương. _ Phân đoạn theo đặc điểm dân số học: Phương pháp này chia thị trường thành những nhóm dựa trên các tiêu thức về dân số học như độ tuổi, giới tính, nhân khẩu gia đình, chu kỳ sống gia đình, lợi tức, ngành nghề, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và quốc tịch. Tuỳ thuộc đặc điểm sản phẩm mà doanh nghiệp nên cân nhắc chọn lựa tiêu thức phân đoạn thích hợp và có thể sử dụng một hay nhiều tiêu thức để phân chia khách hàng. 6 _ Phân đoạn theo tâm lý: Trong cách này, khách mua được chia thành những nhóm khác nhau dựa trên tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá tính. Những người trong cùng một nhóm chia theo dân số lại có những điểm tâm lý rất khác nhau. _ Phân đoạn theo cách ứng xử (Behavior Segmentation): Trong phương pháp này, khách mua được chia thành những nhóm dựa trên kiến thức, thái độ, tình trạng sử dụng (không sử dụng, đã từng sử dụng, sử dụng lần đầu, sử dụng thường xuyên), mức độ sử dụng, hoặc phản ứng trước sản phẩm. Nhiều người làm marketing tin rằng các yếu tố dễ thay đổi về hành vi ứng xử (behavior variables) là khởi điểm tốt nhất để hình thành các phân đoạn thị trường. 1.2.3. Phân đoạn các thị trường tư liệu sản xuất Các thị trường tư liệu sản xuất có thể được phân chia bằng nhiều yếu tố tương tự như khi phân chia thị trường tiêu dùng. Khách mua tư liệu sản xuất có thể phân theo địa lý và một số biến số về ứng xử, như thái độ, sự tìm kiếm các lợi ích, loại khách, mức độ sử dụng, mức độ trung thành, mức độ sẵn sàng của người mua. Một cách thông thường để phân đoạn các thị trường tư liệu sản xuất là dựa vào người tiêu dùng cuối cùng. Những người tiêu dùng cuối cùng khác nhau sẽ tìm kiếm những lợi ích khác nhau, và có thể tiếp cận được với họ bằng những phối thức marketing khác nhau. Quy mô khách hàng (customer size) cũng là một tiêu thức phân đoạn khác của thị trường tư liệu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã hình thành những hệ thống riêng để có những cách cư xử phù hợp với những khách hàng nhất định của họ. 1.3. Những yêu cầu đối với việc phân đoạn thị trường hiệu quả Mặc dù có nhiều cách khác nhau để phân đoạn một thị trường. Tuy nhiên, không phải mọi cách phân đoạn thị trường đều hiệu quả. Để có thể hữu dụng, các phân đoạn thị trường phải có những đặc điểm sau : _ Tính đo lường được. Quy mô và khả năng tiêu thụ của các phân đoạn đó có thể đo lường được. Vì không phải tiêu thức phân đoạn nào cũng đo lường được. Ví dụ, quy mô thị trường gồm các thiếu niên dưới 20 tuổi tập hút thuốc chủ yếu để phản ứng chống đối lại cha mẹ. _ Tính tiếp cận được, tức là các phân đoạn đó phải có thể tiếp cận và phục vụ có hiệu quả. Giả sử một công ty sản xuất hàng thời trang may sẵn thấy rằng những khách dùng nhãn hiệu của họ là các phóng viên do đặc điểm công việc thường đi phải lại nhiều nơi, tiếp xúc với các loại phương 7 tiện truyền thông nào thuận tiện mà họ gặp phải trên đường và không mua sắm thường xuyên ở những nơi nhất định nào, thì họ là những người rất khó tiếp cận. _ Tính quan trọng, nghĩa là các phân đoạn đó đủ lớn và sinh lời được. Một phân đoạn phải là một nhóm khách tương đối đồng nhất và đủ lớn, đáng bỏ công vạch ra một chương trình marketing phù hợp. _ Tính khả thi.: các chương trình để thu hút và phục vụ cho khu vực thị trường đó phải có có khả năng thực thi. 1.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu Có năm cách để xem xét lựa chọn thị trường mục tiêu được, đó là tập trung vào một phân đoạn thị trường, chuyên môn hóa có chọn lọc,chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường và phục vụ toàn bộ thị trường (marketing không phân biệt và marketing có phân biệt). 1.4.1. Tập trung vào một phân đoạn thị trường Đây là trường hợp doanh nghiệp chọn phục vụ một phân đoạn thị trường duy nhất do khả năng hạn chế của mình. Thay vì theo đuổi một phần nhỏ trong một thị trường lớn, doanh nghiệp tìm cách đạt được một phần lớn trong một thị trường nhỏ hơn. Thông qua marketing tập trung, doanh nghiệp có thể giành được một vị trí vững chắc trong phân đoạn thị trường đã chọn nhờ sự am hiểu hơn về nhu cầu của phân đoạn thị trường này , và tiết kiệm được chi phí hoạt động do chuyên môn hóa sản xuất, phân phối và khuyến mãi. Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố: nguồn lực của doanh nghiệp, tính đồng nhất của sản phẩm và thị trường, các chiến lược marketing, cạnh tranh...để lựa chọn một cách đáp ứng thị trường thích hợp và hiệu quả. 1.4.2. Chuyên môn hóa có chọn lọc Doanh nghiệp lựa chọn một số phân đoạn thị trường, mỗi phân đoạn thị trường đều có sức hấp dẫn và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Các phân đoạn thị trường này có thể ít nhi ều liên hệ với nhau hoặc không có mối liên hệ gì với nhau, nhưng chúng đều hứa hẹn khả năng sinh lời. Chiến lược phục vụ nhiều phân đoạn thị trường có ưu điểm là làm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu một phân đoạn thị trường nào đó không còn hhấp dẫn nữa, thì doanh nghiệp vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận ở những phân đoạn thị trường khác. 1.4.3. Chuyên môn hóa thị trường 8 Trong trường hợp này, doanh nghiệp tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầucủa một nhóm khách hàng nhất định. Nhờ chuyên môn hóa vào việc phục vụ một nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể đạt được danh tiếng và trở thành kênh phân phối cho tất cả các sản phẩm mới mà nhóm khách hàng này có thể yêu cầu. Chuyên môn hóa thị trường cũng có thể gặp phải rủi ro, nếu vì lý do nào đó mà nhóm khách hàng giảm mức mua sắm hoặc thu hẹp danh mục các sản phẩm , ví dụ như khả năng tài chính giảm sút, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm,... 1.4.4. Chuyên môn hóa sản phẩm Đây là trường hợp doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nhất định để báncho một số phân đoạn thị trường. Ví dụ, một hãng sản xuất kính hiển vi và bán chocác phòng thí nghiệm của các trung tâm nghiên cứu phát triển của các công ty lớn,các trường đại học, các viện nghiên cứu của Nhà nước,...Hãng này sản xuất nhữngkính hiển vi khác nhau cho các khách hàng khác nhau nhưng không sản xuất những thiết bị khác mà các phòng thí nghiệm có thể sử dụng. Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể tạo dựng uy tín trong lĩnh vực sản phẩm chuyên dụng. Vẫn có thể có rủi ro, nếu sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ được thay thế bằng sản phẩm mới hơn về công nghệ. 1.4.5. Phục vụ toàn bộ thị trường Trường hợp này, doanh nghiệp chủ trương phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ cần đến. Chỉ có những công ty lớn mới có đủ khả năng thực hiện chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường. Ví dụ, Coca - Cola và Pepsi - Cola trong lĩnh vực nước giải khát, General Motors trong thị trường ôtô,... Những công ty lớn có thể phục vụ thị trường theo hai cách: marketing không phân biệt và marketing phân biệt. 2. SAMSUNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC THÀNH TỰU 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼삼; Hanja: 三三; âm Hán Việt: Tam Tinh; phiên âm tiếng Việt: Sam-song, nghĩa là 3 ngôi sao), được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953, là một tập đoàn đa 9 quốc gia Tổng công ty đặt trụ sở chính tại Thị trấn Samsung , Seoul , Hàn Quốc . Tập đoàn Samsung, trước đây là khối kết ("Jaebeol"), có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu Á. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung". Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chủ tịch hiện nay là Lee Kun Hee. Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ Mỹ kim. 2.1.2. Quá trình phát triển Từ khi ra đời còn là một doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ tại Taegu, Hàn Quốc, Samsung dần phát triển thành một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới, chuyên kinh doanh các thiết bị và phương tiện kỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ, và giải pháp tích hợp hệ thống. Ngày nay các sản phẩm và quy trình tiên tiến, có chất lượng hàng đầu của Samsung đã được thế giới công nhận. Chúng em đã ghi lại được một số dấu ấn chính trong lịch sử của Samsung, thể hiện cách công ty mở rộng các dòng sản phẩm và thị trường, nâng cao lợi tức và thị phần của nó, và đã theo đuổi sứ mệnh, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho khách hàng trên toàn thế giới. Quá trình phát triển của tập đoàn Samsung trải qua rất nhiều giai đoạn:  1953: Lee Byoung Chul khởi sự công ty thương mại Samsung tại Daegu ([YPM]).  1953: Samsung bắt đầu sản xuất đường.  1958: Samsung bước vào lĩnh vực bảo hiểm.  1963: Trung tâm thương mại Sinsegye được khai trương ở Kwanjou. 10  1965: Samsung xuất bản tờ nhật báo Joong-Ang Ilbo. Ngày nay tờ báo này không còn thuộc công ty nữa.  1969: Công ty điện tử Samsung thành lập.  1974: Công ty hoá dầu và công nghiệp nặng Samsung thành lập.  1976: Chính phủ Hàn Quốc trao giải thưởng về xuất khẩu cho công ty, là một phần của chương trình phát triển quốc gia.  1977: Công ty xây dựng Samsung thành lập, và còn có thêm công ty đóng tàu Samsung.  1982: Samsung tài trợ cho một đội bóng chày chuyên nghiệp.  1983: Sản xuất con chip điện tử đầu tiên, RAM động 64k (DRAM)  Cho đến những năm cuối thập niên 1980, Samsung đã dồn mọi cố gắng vào ngành công nghiệp hoá dầu và điện tử.  Trong thập niên 1990, Samsung nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành. Chi nhánh của công ty xây dựng Samsung đã từng được giải thưởng lớn vì công trình xây dựng một trong hai tòa tháp đôi Petronas (tại Malaysia) tháng 9 năm 1993, và Burj Dubai năm 2004, những công trình cao nhất thế giới. Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, Thung lũng Sillicon, Đài Loan và cả các doanh nghiệp nội địa, SEC(Samsung Electronic Company)càng ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ lạnh, bộ nhớ flash, đầu ĐV lớn nhất thế giới, và sẽ trở thành một trong 20 doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010. Bây giờ, SEC đã là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động thế hệ 2. Samsung đang cố gắng để có bước đột phá ở thị trường Nhật, quê hương của Sony và Panasonic. 2.2. Các thành tựu của Samsung Hãng điện tử Samsung có lợi nhuận hàng năm của là 5,8 ngàn tỷ won năm 2001; 11,7 ngàn tỷ won năm 2002; 7,4 ngàn tỷ won năm 2003 và 15,7 ngàn tỷ won năm 2004 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc. Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị 77,6 tỷ USD, thu nhập năm 11 2007 là 13.9 triệu đôla (phụ lục 1). Thành công mà Samsung đạt được không phải là nhỏ, chúng có thể được tóm tắt như sau :  2000 đến hiện nay : Tiên phong trong "Thời đại kỹ thuật số "  1997-1999 : Tấn công mặt trận kỹ thuật số  1994-1996 : Trở thành một lực lượng toàn cầu  1990-1993 : Cạnh tranh trong một thế giới kỹ thuật biến động  1980-1989 : Bước vào thị trường toàn cầu  1970-1979 : Đa dạng hóa ngành kinh doanh và hàng điện tử  1938-1969 : Thời kỳ đầu của Samsung Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi - và cả cơ hội mang tính cách mạng – cho kinh doanh toàn cầu, và Samsung đã đáp lại bằng những công nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh, và sự đổi mới không ngừng. Samsung nằm trong những vị trí dẫn đầu thế giới trong ngành công nghệ kỹ thuật số. Sự nỗ lực trở thành công ty hàng đầu đã mang lại cho Samsung thị phần toàn cầu Số 1 đối với 13 sản phẩm, đặc biệt gồm có bán dẫn, TFT-LCD, màn hình và điện thoại di động CDMA. Hướng đến tương lai, họ đang tạo ra những tiến bộ lịch sử trong nghiên cứu và phát triển dòng bán dẫn chung, kể cả bộ nhớ flash và thiết bị không phải bộ nhớ, chất bán dẫn tùy chỉnh, DRAM và SRAM, cũng như sản xuất ra màn hình LCD tốt nhất trong ngành, điện thoại di động, các thiết bị kỹ thuật số, và nhiều sản phẩm khác nữa. Sự phát triển vượt trội của Samsung có thể được ghi nhận như sau:  Năm 2000 : _ Công khai TFT-LCD có độ phân giải phá kỷ lục _ Tung ra điện thoại PDA 12 _ "Điện thoại thế vận hội Samsung" được chọn làm điện thoại di động chính thức của "Thế vận hội Sydney 2000" _ Điện thoại TV và điện thoại xem hình tạo kỷ lục Guinness thế giới _ Tung ra chip nhớ đồ họa nhanh nhất thế giới _ Samsung Electronics và Yahoo! lập liên minh chiến lược _ Phát triển đầu nghe DVD All-in-one đặc biệt _ Phát triển DRAM 512Mb đầu tiên trên thế giới _ Phát triển TV kỹ thuật số độ phân giải cao  Năm 2001: _ Đứng số 1 trong "100 Công Ty CNTT hàng đầu thế giới" theo tạp chí BusinessWeek _ Tung ra chiếc Điện Thoại 16 Chord Progression Melody _ 2001: Bắt đầu sản xuất hàng loạt thiết bị nhớ Flash 512M _ Tung ra thiết bị cầm tay siêu mỏng đầu tiên trong ngành _ Phát triển TFT-LCD 40 inch đầu tiên trên thế giới  Năm 2002: _ Phát triển 54"TFT-LCD, màn hình TV kỹ thuật số lớn nhất trên thế giới _ Tung ra TV PDP, TV mỏng nhất trên thế giới _ Tung ra điện thoại di động màu trong đó khái niệm mới UFB-LCD được giới thiệu _ Tung ra điện thoại di động màu TFT-LCD mới, độ phân giải cao  Năm 2003: _ Giá trị nhãn hiệu Samsung đứng hàng thứ 25 trên thế giới theo Interbrand 13 _ Đứng hàng thứ 5 trong danh sách "Công ty điện tử được ngưỡng mộ nhất" công bố bởi Tạp Chí Fortune _ Tung ra HD DVD combo đầu tiên  Năm 2004: _ Sản xuất ra máy giặt hơi nước không gây nếp nhăn đầu tiên _ Bán trên 20 triệu điện thoại di động tại Mỹ _ Phát triển chip nhớ 60-nano 8GB NAND Flash đầu tiên trên thế giới _ Đứng đầu về doanh thu điện thoại di động ở Nga. _ Tung ra TV PDP mới có tỷ lệ tương phản cao nhất trên thế giới _ Phát triển "Đầu ghi đĩa quang Blu-Ray thế hệ thứ ba". _ Phát triển chip điện thoại di động cho hệ thống DMB vệ tinh. _ Tung ra TV LCD 46" lần đầu tiên trên thế giới.  Năm 2005: _ Phát triển "Bảng LCD linh hoạt" lớn nhất _ Đứng thứ 27 trong danh sách "Công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới" của tạp chí Fortune _ Trở thành nhà tài trợ chính thức cho Chelsea, câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Anh _ Tung ra điện thoại có camera 7 mega pixel đầu tiên trên thế giới _ Phát triển OLED đầu tiên trên thế giới cho TV 40" _ Trở thành nhà tài trợ chính thức cho Chelsea, câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Anh 14 _ Phát triển điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên.  Năm 2006: _ Phát triển LCD hai mặt đầu tiên trên thế giới _ Phát triển DRAM 1G 50nm đầu tiên trên thế giới _ Giới thiệu điện thoại chụp ảnh 10M pixel _ Tung ra máy “Stealth Vacuum”, máy hút bụi có độ ồn thấp nhất thế giới _ Tung ra đầu đĩa Blu-ray đầu tiên trên thế giới _ Phát triển màn hình LCD siêu phản chiếu 1.72"  Năm 2007: _ Vị trí số 1 thị phần toàn cầu cho TV, vị trí đạt được trong 7 quý liên tiếp _ Phát triển bộ nhớ 30nm-class 64Gb NAND Flash™ đầu tiên trên thế giới _ BlackJack trao giải "Điện thoại thông minh nhất" tại CTIA ở Mỹ. _ Đạt được vị trí Số 1 thị phần toàn cầu cho LCD trong năm thứ sáu liên tiếp.  Năm 2008: _ Ông Yoon-Woo Lee trở thành Phó chủ tịch & Giám đốc điều hành Samsung Electronics _ Ra mắt điện thoại OMNIA _ Khánh thành nhà máy sản xuất TV ở Russia Kaluga _ Trở thành nhà tài trợ chính thức của Guangzhou Asian Game 2010 _ Phát triển NANO 50 2GB đầu tiên 15 _ Samsung đứng đầu thị trường điện thoại di động US _ Khai trương trung tâm PR toàn cầu ‘Samsung D’light’ _ Tiếp tục dẫn đầu thế giới về thị phần TV trong 9 quý liên tiếp.  Năm 2009: _ Trưng bày chiếc TV mỏng nhất thế giới (6.5mm) tại Triển lãm điện tử tiêu dùng CES, Las Vegas _ Phá triển DRAM 40 nanometer đầu tiên trên thế giới _ Giới thiệu chiếc điện thoại di động năng lượng mặt trời “Blue Earth” _ Ra mắt TV LCD với thiết kế V-line Crystal Rose _ Samsung được Brand Keys, Mỹ bình chọn là thương hiệu số 1 trong 8 năm liên tục cho hạng mục lòng trung thành của khách hàng. _ Samsung Digital Imaging phát triển chiếc máy chụp ảnh kỹ thuật số tự động ống kính rời (Hybrid) _ Chiếc điện thoại di động lớn nhất thế giới của Samsung được ghi tên vào sách Kỷ lục Guinness _ SADI – Trường Đào tạo thiết kế Samsung, nhận phần lớn giải thưởng Ý tưởng thiết kế iF cho các tác phẩm của các sinh viên mới vào trường _ Trang web “samsungmobile.com” cho khách hàng trong nước _ Nhận giải thưởng xuất sắc từ tổ chức ENERGY STAR của Mỹ _ Giới thiệu đầu đĩa Blu-ray mỏng nhất thế giới _ Ra mắt chiếc máy quay phim Full HD với SSD 64GB đầu tiên trên thế giới 16 _ Samsung dành được thị phần kỷ lục cho mặt hàng màn hình máy tính tinh thể lỏng _ Giới thiệu chiếc điện thoại năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới tại Ấn Độ _ Giới thiệu màn hình máy tính 3D 120Hz _ Samsung lần đầu tiên giành vị trí số một tại thị trường các sản phẩm kỹ thuật số _ Mở ra kỷ nguyên “di động ảo” với thế hệ thứ ba của điện thoại cảm ứng toàn phần rung phản hồi Haptic màn hình AMOLED. _ GIới thiệu điện thoại video lần đầu tiên trên thế giới …. _ Samsung là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới đạt chứng chỉ TCO 3.0 cho các sản phẩm máy tính xách tay _ Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt các sản phẩm DRAM DDR3 40 nanometer đầu tiên trên thế giới _ Giới thiệu chiếc điện thoại di động kiêm đồng hồ đeo tay mỏng nhất thế giới _ Phát triển chiếc CPU di động 1GHz tiêu thụ ít năng lượng nhất trên thế giới _ Ra mắt trang web Samsung Application Store Seller _ Công bố chiếc điện thoại thông minh chiến lược Omnia II _ Samsung giành chức chủ tịch hiệp hội tiêu chuẩn 3GPP quốc tế _ Chính thức ra mắt Samsung Application Store _ Giới thiệu điện thoại di động cảm ứng toàn phần Corby giành cho giới trẻ _ Lắp đặt màn hình video lớn nhất thế giới tại Mỹ _ Giới thiệu chiếc máy giặt tự động, dung lượng 16kg tại thị trường nội địa _ Sản phẩm Samsung Mondi WiMax nhận chứng chỉ sản phẩm tốt nhất tại giải thưởng 4G 17 _ Samsung nằm trong top 10 các thương hiệu toàn cầu _ Giới thiệu hệ thống Nghiên cứu & Phát triển mới _ Ra mắt điện thoại di động thông minh Giorgio Armani _ Phát triển màn hình LCD 3D 340Hz _ Giành vị trí dẫn đầu thị trường năm 2009 cho TV LCD _ Đạt được thỏa thuận cung cấp LTE terminal đầu tiên trên thế giới _ Phát triển màn hình TV LED mỏng nhất thế giới (3mm) _ Samsung thử chức năng global roaming của WiMax _ TV LED Samsung giành danh hiệu “TV của năm” tại Anh _ Phát triển chip 0.6mm 8 lần đầu tiên trên thế giới _ Bán được 10 triệu chiếc điện thoại STAR trong 6 tháng kể từ khi ra mắt _ Giới thiệu mã nguồn mở BADA cho điện thoại di động _ Samsung là nhà sản xuất đầu tiên bán được hơn 40 triệu màn hình LCD cho TV một tháng _ Bán được 50 triệu chiếc điện thoại cảm ứng toàn phần trong 2 năm _ Các giải pháp in ấn của Samsung đoạt giải thưởng tại Mỹ _ Ra mắt nền tảng BADA cho các sản phẩm điện thoại thông minh Samsung _ Samsung thương mại hóa thành công thế hệ LTE terminal thứ 4 của mình _ Samsung là nhà sản xuất TV kỹ thuật số số một tại Mỹ trong 4 năm liên tiếp . 18 3. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG 3.1. Thị trường mục tiêu Trước những năm 2000, Samsung vẫn là một thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến như một thương hiệu bình dân. Nhưng với một chiếc lược tái định vị thương hiệu, thì ngày hôm nay Samsung đã trở thành một thương hiệu cao cấp với những sản phẩm công nghệ cao. Là một tập đoàn hùng mạnh Samsung đã tung ra rất nhiều sản phẩm, bao phủ toàn bộ thị trường với 5 dòng sản phẩm chính: ảnh số, nghe nhìn, di động, gia dụng và các thiết bị văn phòng. 3.1.1. Sản phẩm di động: Hiện nay, nếu xét về chung về sản lượng di động thì Samsung đang là nhà sản xuất di động lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nokia. Chính vì điều kiện thuận lợi đó, cộng với việc hãng này sẽ tập trung nhiều hơn vào phân khúc smartphone trong tương lai, theo nhiều chuyên gia đánh giá thì mục tiêu nói trên của Samsung hoàn toàn có thể thực thi. Gần đây, Samsung đã tập trung phát triển mạnh nhiều dòng di động thông minh, đặc biệt là các dòng máy sử dụng Android. Tiêu biểu có thể nói đến ngay chính là chiếc Galaxy S, chiếc di động có màn hình cảm ứng 4,3", áp dụng công nghệ Super AMOLED và sẽ được hơn 100 nhà mạng, nhà phân phối trên toàn thế giới phân phối. 19 Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Samsung đang chuẩn bị tung ra một nền tảng riêng của mình: Samsung Bada. Samsung Bada là một nền tảng mở dựa trên Linuxdo dành cho điện thoại thông minh. Bada được phát triển nhằm đem lại nhiều lợi ích cho người dùng với chi phí thấp hơn. Một trong những thế mạnh của Bada là giao diện cảm ứng TouchWiz, tương tác đơn giản, dễ dùng nhưng hiệu quả. Bên cạnh đó, Bada hỗ trợ mạnh cho các tính năng liên kết mạng xã hội, quản lý nội dung.Tuy nhiên, điểm nổi bật của Bada chính là môi trường mở, cho phép dễ dàng chạy các ứng dụng thứ ba và kết nối với các thiết bị khác. Chính điều này làm cho Samsung hy vọng sẽ thu hút sự tham gia 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan