Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận sự tương tác dược lực học giữa thuốc và thực phẩm chức năng thực phẩ...

Tài liệu Tiểu luận sự tương tác dược lực học giữa thuốc và thực phẩm chức năng thực phẩm chức năng

.DOCX
16
19
62

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM …… MÔN: THỰC PHẨM CHỨC SỰ TƯƠNG NĂNGTÁC DƯỢC LỰC HỌC GIỮA THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt Nhóm: 15 Lớp: DHTP 10B Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2017 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM …… MÔN: STT 1 THỰC PHẨM CHỨC Tên thành NĂNG viên MSSV Trịnh Minh Đức Nhiệm vụ 14040701 Tìm hiểu vitamin A, B3, acid folic 2 Nguyễn Bảo Khang 14048151 Tìm hiểu chất chống oxy hóa, sự tương tác của tỏi, quả nam việt quốc, echinacea, men gạo đỏ 3 Nguyễn Kiều Kim Hồng 14096931 Tìm hiểu vitamin E, K, B6, canxi, iod, khoáng chất, dược thảo tỏi Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn chúng em thực hiện bài tiểu luận này. Xin cảm ơn thư viện trường đã hỗ trợ chúng em trong việc tìm kiếm thông tin và các tài liệu có liên quan. Xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC 7.1. Giới thiệu:.................................................................................................................... 2 7.2. Vitamin:....................................................................................................................... 2 7.2.1. Vitamin A:............................................................................................................2 7.2.2. Acid folic:.............................................................................................................3 7.2.3. Vitamin B3:..........................................................................................................3 7.2.4. Vitamin K:............................................................................................................4 7.2.5. Vitamin B6:..........................................................................................................5 7.2.6. Vitamin E:............................................................................................................6 7.3. Khoáng chất:............................................................................................................... 6 7.3.1. Canxi:...................................................................................................................8 7.3.2. Iod:....................................................................................................................... 8 7.4. Bổ sung dược thảo:......................................................................................................8 7.4.1. Tỏi:....................................................................................................................... 9 7.4.1.1. Tương tác với các thuốc chống đông máu:..................................................10 7.4.1.2. Tương tác khác:...........................................................................................11 7.4.2. Nam viê ̣t quốc:....................................................................................................11 7.4.3. Echinacea:........................................................................................................... 12 7.4.4. Men gạo đỏ:........................................................................................................12 7.5. Chất chống oxy hóa:..................................................................................................12 7.6. Kết luâ ̣n:....................................................................................................................12 Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 14 7.1. Giới thiệu: Sự tương tác giữa thực phẩm bổ sung và thuốc là khi có một thành phần trong thực phẩm bổ sung ảnh hưởng đến hoạt động của một số thuốc khi chúng được sử dùng cùng lúc hoặc sử dụng cách nhau một khoảng thời gian ngắn (ví dụ: trong cùng một ngày). Trong vài trường hợp, sự tương tác sẽ diễn ra ngược lại, một thành phần của một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến (dinh dưỡng) hoạt động của một thực phẩm bổ sung. Sự tương tác có thể có tác dụng hỗ trợ (có hiệu lực tăng) hoặc đối kháng (có hiệu lực giảm). Tương tác có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) hiệu quả điều trị nhưng nó cũng có thể chuyển thành một tác dụng bất lợi.Trong một số trường hợp, tác dụng mới có thể được tạo ra Theo cơ chế phản ứng, có hai loại tương tác: dược động học và dược lực học. Trong tương tác dược động học, sự thay đổi tác dụng của một loại thuốc được gây ra bởi những biến đổi trong sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa hoặc bài tiết (ADME) của thuốc, dẫn đến sự thay đổi nồng độ của thuốc trong máu và tại trung tâm hoạt động của nó. Trong tương tác dược lực học, phản ứng của cơ thể với thuốc (hiệu lục thuốc) được chuyển hóa mà không cần thay đổi hàm lượng trong thuốc. Tương tác khác nhau chủ yếu ở mức độ nghiêm trọng và ý nghĩa. Bệnh nhân không chia sẻ thông tin với dược sĩ và bác sĩ của họ về các chất bổ sung mà họ sử dụng. Họ cho rằng việc bổ sung là vô hại và không liên quan đến thuốc mà họ điều trị. Việc điều tra sự tương tác không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nó thường được thực hiện khi nhận thấy những dấu hiệu của sự tương tác đã xảy ra bằng cách quan sát các tác dụng phụ của việc sử dụng đồng thời thực phẩm bổ sung và sản phẩm thuốc trong thực tế hoặc bằng cách xem xét cơ chế hoạt động của các chất trong hai sản phẩm. Có rất nhiều sự nghiên cứu về sự kết hợp của các chất dinh dưỡng với các loại thuốc và các biện pháp phòng ngừa. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, sự tương tác được dựa trên các hoạt động dược lý đã biết (ví dụ valerian và thuốc an thần tổng hợp), nhưng các hệ thống nghiên cứu sau không tìm thấy các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng. 7.2. Vitamin: Một số chất khoáng có liên quan đến sự tương tác về dược động học với các sản phẩm thuốc nhưng hầu hết sự tương tác chỉ xuất hiện ở liều cao hơn nhiều so với RDA (hàm lượng trung bình trong ngày). 7.2.1. Vitamin A: 2 Vitamin A có thể tương tác với các thuốc retinoid. thuốc retinoid là những hợp chất tương tự như vitamin A, như isotretinoin và acitretin. Nó được chỉ định để điều trị mụn trứng cá và bệnh vẩy nến. Với việc sử dụng đồng thời các retinoids và vitamin A, có thể sẽ hình thành độc tính vitamin A. Trong một nghiên cứu từ năm 1986, bôi isotretinoin trên da và xem xét sự ảnh hưởng của nó trên nồng độ vitamin A có trong huyết thanh và da, đã được nghiên cứu trên 17 bệnh nhân bị mụn trứng cá. Tất cả các bệnh nhân nhận 0,5 mg / kg / ngày trong 3 tháng và tám bệnh nhân tiếp tục điều trị với 0,75 mg / kg / ngày cho thêm 3 tháng. Trong đó, các chất chuyển hóa chính (4-oxo-isotretinoin) và hai retinoids tự nhiên (Retinol và dehydroretinol) được theo dõi trong huyết thanh và sinh thiết ngoài da. Trong 3 tháng đầu, việc điều trị với mức isotretinoin trung bình trong huyết thanh là 145 ng / ml và trong lớp biểu bì 73 ng / g. Các giá trị tương ứng cho 4-oxo-isotretinoin là 615 và 113 ng / g, tùy từng người. Ngay cả ở liều lượng cao nhất cũng không nhận thấy có sự tích lũy dần của isotretinoin trong huyết thanh, lớp biểu bì hay mô dưới da. Sau khi ngưng điều trị, thuốc biến mất khỏi cả huyết thanh và da trong vòng 2-4 tuần. Việc vận chuyển huyết thanh của vitamin A được giám sát bởi nồng độ retinol, RBP(protein gắn với retinol) và prealbumin (transthyretin) sao cho không bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngược lại, mức retinol trong lớp biểu bì tăng trung bình 53% và mức dehydroretinol giảm 79% trong 3 tháng điều trị. Cả hai thay đổi đều cho thấy sự hồi phục. Kết quả cho thấy là việc điều trị Isotretinoin gây trở ngại đến sự trao đổi chất của các vitamin A nội sinh trong làn da. Vì thế không nên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin A cho bệnh nhân sử dụng thuốc retinoid. 7.2.2. Acid folic: Acid folic thường được khuyến nghị bổ sung trước và trong khi mang thai giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi, nhưng cũng trong thời gian đó, việc sử dụng methotrexate (điều trị ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến) có thể làm giảm tác dụng của acid folic, thuốc ức chế acid folic chuyển thành acid tetrahydrofolic, do có ái lực với enzym dihydrofolat reductase mạnh hơn acid folic nội sinh. Việc bổ sung acid folic hoặc acid folinic, sẽ làm giảm các tác dụng phụ của methotrexate. Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang điều trị methotrexate nếu dùng bổ sung acid folic sẽ giảm 79% nguy cơ lở miệng và các triệu chứng trên đường tiêu hóa, nhưng nó có thể làm giảm hiệu quả của methotrexate trong điều trị bệnh ung thư. 7.2.3. Vitamin B3: 3 Vitamin B3 (niacin) có trong các loại thực phẩm như gan, thịt gà, cá ngừ, cá hồi và cũng có dạng thực phẩm chức năng. Vitamin B3 được sử dụng để điều trị rối loạn mỡ trong máu và bệnh nứt da. Sự kết hợp của niacin và statin làm tăng nguy cơ bị các bệnh về cơ hoặc tiêu cơ vân. Sử dụng thực phẩm bổ sung niacin để giúp giảm cholesterol máu do nó có thể giúp tăng nồng độ cholesterol tốt và đồng thời giảm triglyceride và các loại chất béo có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để kiểm tra giả thuyết phối hợp niacin với statin có thể ngăn ngừa các biến cố tim mạch nặng hữu hiệu hơn so với statin đơn trị ở người có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và rối loạn lipid máu sinh xơ vữa, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng AIMHIGH (Atherothrombosis Intervention in Metabolic Syndrome with Low HDL/High Triglycerides: Hiệp Hội Sức Khỏe Toàn Cầu). Tiêu chuẩn chọn vào AIM-HIGH là tuổi ≥ 45, có bệnh mạch vành ổn định, bệnh mạch máu não hoặc bệnh động mạch ngoại vi và rối loạn lipid máu: HDL thấp (< 40 mg/dl đối với nam và < 50 mg/dl đối với nữ), thời gian cao (150400 mg/dl) và LDL < 180 mg/dl (nếu chưa dùng statin). Bệnh nhân được điều trị bằng simvastatin 40-80 mg/ngày và được phân ngẫu nhiên cho dùng niacin phóng thích chậm 15002000 mg/ngày hoặc placebo. Tiêu chí đánh giá chính là phối hợp các biến cố: chết do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim không chết, đột quỵ dạng thiếu máu cục bộ, nhập viện vì hội chứng mạch vành cấp và tái tưới máu mạch vành hoặc mạch não do bệnh nhân có triệu chứng. Nghiên cứu đã được ngưng sau 3 năm vì mặc dù niacin cải thiện rõ rệt lipid máu (tăng HDL, hạ LDL và thời gian) so với placebo, tần suất các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá của 2 nhóm không khác biệt: 16,4% ở nhóm simvastatin phối hợp niacin và 16,2% ở nhóm simvastatin đơn trị (p = 0,79). Sự tương tác xảy ra ở liều lượng niacin hơn 1 g / ngày, cần cân nhắc giảm liều lượng và tránh sử dụng với những bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận nặng từ trước hoặc ở bệnh nhân đang đồng thời sử dụng các thuốc làm tăng độc tính như cyclosporine, erythromycin hay itraconazole. Cần lưu ý thực phẩm chức năng chứa niacin có thể khiến da đỏ bừng, cảm giác gai người và gây buồn nôn. Liều lượng khuyến cáo của niacin một ngày là 14 mg đối với phụ nữ và 16 mg đối với nam giới. Không nên sử dụng nhiều hơn lượng khuyến cáo mà không hỏi ý kiến bác sỹ. 7.2.4. Vitamin K: Vitamin K được dùng để điều chỉnh sự đông máu, thời gian đông máu diễn ra chậm do thuốc chống đông máu kháng vitamin K. Warfarin thường được chỉ định để điều trị hoặc ngăn 4 ngừa huyết khối. Nếu bổ sung vitamin K cùng với thuốc chống đông máu thì hoạt tính của thuốc warfarin giảm và có thể dẫn đến nguy cơ đông máu cao, nguy hiểm do thời gian đông máu diễn ra nhanh có thể dẫn đến sự tắc nghẽn mạch do huyết khối. Khi sử dụng cùng một số thực phẩm nhất định, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin K, có thể làm giảm tính hiệu quả của warfarin, do vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố đông máu, ngăn ngừa chảy máu. Điều quan trọng là phải tránh việc sử dụng không phù hợp các chất bổ sung vitamin K hoặc từ thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin K cao (rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải…) chiếm khoảng 90% lượng vitamin K mà cơ thể hấp thu. Do vậy, đối với những bệnh nhân đang điều trị với warfarin hay các thuốc chống đông máu khác nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu vitamin K hoặc duy trì một lượng thực phẩm phù hợp. Thuốc kháng vitamin K là các thuốc chống đông đặc biệt hiệu quả trên tĩnh mạch. Thuốc kháng vitamin K ngăn chặn gián tiếp chu trình đông máu bằng cách cạnh tranh với vitamin K. Được hấp thu qua niêm mạc ruột, các thuốc này ức chế epoxyd reductase, enzym tham gia vào hoạt động của vitamin K, do đó ngăn ngừa quá trình tổng hợp ở gan của một số tiền yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Do thời gian bán thải của một số yếu tố phụ thuộc vitamin K tương đối dài (40-60 giờ), tác dụng của thuốc kháng vitamin K xuất hiện chậm và tăng dần theo thời gian (48-72 giờ). Cũng vì lý do này, thời gian tác dụng của thuốc kháng vitamin K tương đối dài, tác dụng chống đông có thể vẫn còn ngay cả khi đã ngừng điều trị. Thuốc kháng vitamin K có bản chất acid, liên kết mạnh với albumin. Do đó, có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác do cạnh tranh liên kết albumin trong huyết tương hoặc tác động lên chuyển hóa ở gan, làm tăng nguy cơ chảy máu. Vitamin K ngoài vai trò chính là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt, vitamin K còn có thể kết hợp với canxi giúp cho xương chắc khỏe, giúp ngăn ngừa sỏi thận, điều trị vết thương ngoài da, làm dừng quá trình vôi hoá và cứng thành mạch máu, phòng ngừa ung thư, hạn chế bệnh tim mạch, giảm bệnh tiểu đường, duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể. 7.2.5. Vitamin B6: Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng là pyridoxine, pyridoxal và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat (PLP) và một phần thành pyridoxamin phosphat (PMP). Được tìm thấy trong việc làm giảm tác dụng của thuốc điều trị chống co giật và thuốc điều trị bệnh Parkinson với liều lượng nhỏ khoảng 10-25 mg, cao hơn 5 - 10 lần RDA. Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson. Nếu sử dụng levodopa kết hợp với carbidopa sẽ không có tác dụng trong việc điều trị bệnh. 5 Vitamin B6 và methionin có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu ung thư phổi (cho cả người nghiện thuốc lá và người không hút thuốc lá). Đó là kết quả nghiên cứu từ năm 1992 - 2000 ở 591.000 người trên 10 nước châu Âu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc tế Lyon (Pháp). Đối với người mang thai, nhiều thầy thuốc vẫn khuyên dùng thêm hỗn hợp các vitamin (trong đó có vitamin B6) và muối khoáng, nhất là với người mang thai kém ăn. Nhưng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ vì nếu dùng với lượng quá nhiều hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vitamin B6 còn được dùng điều trị nhiễm độc isoniazid. Một số trẻ sơ sinh biểu hiện hội chứng lệ thuộc pyridoxin (vitamin B6) có tính di truyền. Nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều và có cơn run giật kiểu động kinh. Trong trường hợp này, dùng vitamin B6 trong tuần đầu sau đẻ để phòng thiếu máu và chậm phát triển ở trẻ. Cần lưu ý, các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (ít gặp). Khi dùng liều cao (200 mg/ngày) và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, nhưng ít nhiều vẫn để lại di chứng. Vì vậy, trong những trường hợp này cần có sự theo dõi của bác sĩ và người bệnh cần biết để phát hiện những triệu chứng trên, kịp thời thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí thích hợp. 7.2.6. Vitamin E: Vitamin E (tocopherols và tocotrienols) là một vitamin tan trong chất béo được sử dụng trong tình trạng thiếu vitamin E, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer - chứng mất trí, ung thư và bệnh tim mạch. Các trường hợp báo cáo cho thấy sự tương tác có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng đồng thời vitamin E và warfarin, điều này dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu do vitamin E có thể hoạt động như một chất chống đông và làm tăng nguy cơ của các vấn đề đông máu. Sự tương tác xảy ra ở liều lớn vitamin E (> 800 IU) thường là 30 cca/RDI và liều lượng như vậy thường không được tìm thấy trong thực phẩm bổ sung. 7.3. Khoáng chất: Khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò quan trọng trong nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Khoáng chất liên quan đến nhiều tương tác nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với cơ thể trong các sản phẩm dược liệu nhưng chỉ có hai tương tác nghiên cứu tác dụng của thuốc đối 6 với cơ thể có ý nghĩa lâm sàng. Khoáng chất Se (Selenium) và Zn (kẽm) là các hoạt chất chống oxy hóa có vai trò diệt các gốc tự do ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Zn tham gia vào enzyme superoxide dismutase (SOD), Se tham gia vào enzyme glutathione peroxidase (GPX) đây là hai loại enzyme có vai trò diệt các gốc tự do trong cơ thể. 2O.2 + 2H+  H2O2 + O2 SOD Superoxide dismutase (SOD) là enzym chống oxy hoá có chứa kim loại thuộc lớp oxidoreductase có vai trò chuyển hóa gốc anion dioxide (O 2•), chức năng của enzym SOD là xúc tác cho phản ứng dị ly xảy ra nhanh. SOD có hoạt tính càng cao thì O2• có hoạt tính càng giảm, SOD là một chất chống oxy hoá rất cơ bản, làm hạ thấp nồng độ tiền chất (O 2•) mà từ đó sẽ sản sinh ra tất cả các dạng oxy hoạt động khác. Hệ thống SOD được chia thành 4 nhóm: CuZn-SOD (dạng trong bào tương có chứa Cu,Zn); Fe-SOD, Mn-SOD (dạng trong ty thể chứa Mn) và Ni-SOD. ROOH + 2GSH GPX —> GSSG + ROH + H2O GPX là enzym xúc tác cho phản ứng loại bỏ các loại peroxid, enzym này hoạt động ở các mô và trong hồng cầu khi nồng độ H 2O2 thấp. GSH là glutathione dạng khử, GS-SG là glutathione dạng oxy hoá, RCOOH là peroxide, R là gốc hữu cơ hoặc có thể là H trong H 2O2. Enzym này chủ yếu tồn tại bên trong cơ thể và bào tương của tế bào, ở dịch ngoại bào nồng độ rất thấp. Selen là một thành phần trong GPX loại bỏ gốc tự do đặc biệt là phá huỷ H 2O2 , dập tắt các gốc LO• , LOO• của acid béo, bảo vệ màng tế bào và ADN. Vitamin E phối hợp với selen làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể lên nhiều lần, selen xúc tác cho sự tạo thành các gốc tự do bền (gốc vitamin E), coenzym Q, flavin chống lại các gốc tự do độc hại. Nguyên tố vi lượng selen giúp ngăn ngừa nhiều dạng ung thư, bảo vệ tim mạch, duy trì chức năng hoạt động tích cực của hệ miễn dịch, giải độc nhiều hoá chất. Khoảng 40% các loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ung thư có thể phát sinh chỉ vì thiếu vi lượng selen được cung cấp hàng ngày. Glutathione phụ thuộc selen chiếm 80% xúc tác loại bỏ H 2O2. Glutathione là chất chống oxy hoá, chất giải độc hữu hiệu của tế bào. GPX chứa selen đặc biệt tập trung nhiều ở gan để hoá giải các chất độc 7.3.1. Canxi: Sử dụng lâu dài với liều lượng cao khi bổ sung canxi có thể dẫn đến tăng canxi huyết. Việc tăng canxi huyết hiếm khi kết hợp với biểu hiện lâm sàng của chứng rối loạn nhịp tim. Tuy 7 nhiên được điều trị đồng thời với glycoside trợ tim (ví dụ như digoxin) có thể dẫn đến một triệu chứng disorder (rối loạn đa nhân cách). Digoxin là một thuốc trợ tim, được sử dụng để tăng cường sự co bóp của tim, làm giảm nhịp tim và giảm tốc độ dẫn truyền nhĩ-thất người giúp cải thiện tình trạng ở bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân sử dụng bổ sung canxi với glycoside trợ tim nên được theo dõi bằng điện tâm đồ (ECG) và nồng độ canxi huyết thanh. Chất xơ như cám, lúa mì có thể làm chậm sự hấp thu của digoxin và làm giảm hiệu quả của nó. Để ngăn chặn điều này, bệnh nhân nên dùng digoxin ít nhất một giờ trước hoặc hai giờ sau khi ăn. Tránh dùng digoxin cùng với cam thảo đen do trong cam thảo đen có chứa glycyrrhizingây tăng bài tiết kali, giữ natri, làm tăng cường hiệu lực của digoxin, điều này có thể gây nên những bất thường trên nhịp tim và gây suy tim. 7.3.2. Iod: Iod là một vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon, điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể. Việc bổ sung nhiều iod làm giảm hiệu quả điều trị hạch tuyến giáp (ví dụ carbimazole) trong bệnh cường giáp trạng. Bổ sung quá nhiều iod sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp. Iốd có thể làm giảm hiệu ứng điều trị, đòi hỏi phải tăng liều lượng hoặc thời gian điều trị dài với thuốc antithyroid. Bổ sung iod với lượng vừa phải giúp duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể, hỗ trợ phát triển trí não. 7.4. Bổ sung dược thảo: Thực vật là một nguồn tài nguyên phong phú của nhiều vật chất khác nhau. Những dưỡng chất từ thực vật không những mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng sinh học, sinh lý, dược lý và độc tính khác nhau. Chính những tác dụng đó, thực vật có thể được sử dụng như thực phẩm, thực phẩm bổ sung và dược phẩm. Không có ranh giới rõ ràng giữa các loại sản phẩm và các sản phẩm tương tự có thể được mua bán như thực phẩm bổ sung ở đất nước này và như dược phẩm ở đất nước khác. Nhiều sản phẩm tương tự có thể được bày bán cạnh nhau trong cùng một thị trường như thực phẩm bổ sung và dược phẩm. Việc ghi nhãn dược phẩm phải đúng với quy định, phải chứa tất cả các yêu cầu cảnh báo và chống chỉ định, bao gồm cả những cảnh báo về sự tương tác với các sản phẩm thuốc khác. Việc ghi nhãn thực phẩm bổ sung thì không quy định chặt chẽ và thường không chứa các cảnh báo. Điều quan trọng là người tiêu dùng và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải nhận thức được sự tương tác có thể có của nó. 8 Việc sử dụng các sản phẩm thuốc thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung thảo dược thì rất phổ biến và tỷ lệ dân số sử dụng các loại sản phẩm đó khoảng từ 10 – 70 % phụ thuộc vào dân số, đất nước và phương pháp nghiên cứu. Phần lớn mọi người không nói cho bác sĩ biết về việc sử dụng các sản phẩm thảo dược. Một nghiên cứu thăm dò ý kiến cha mẹ của 601 trẻ em phẫu thuật dành cho việc đi lại thì cho thấy 89,8% trong số họ không nói cho đội phẫu thuật biết về việc sử dụng các sản phẩm thảo dược của họ. Nhiều người trong số họ đã sử dụng các sản phẩm có khả năng tương tác với thuốc gây mê hoặc phẫu thuật (tỏi, bạch quả, nhân sâm, St John’s Wort-chống trầm cảm, valerian) Một cuộc thăm dò chéo, xét nghiệm tại chỗ được tiến hành và kết hợp với việc xem xét hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để đánh giá tần suất tương tác đáng kể về mặt lâm sàng gây ra bởi việc sử dụng đồng thời các chất bổ sung thảo dược và các toa thuốc. Khoảng 107 tương tác có ý nghĩa lâm sàng đã được xác định. Năm sản phẩm tự nhiên phổ biến nhất có tiềm năng tương tác (tỏi, valerian-cây nữ lang, kava-thuộc họ hồ tiêu, bạch quả, St John’s Wort-chống trầm cảm) chiếm 68% sự tương tác có ý nghĩa lâm sàng tiềm năng. Bốn loại phổ biến nhất của toa thuốc có tiềm năng tương tác (thuốc chống huyết khối, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa đái đường) chiếm 94% sự tương tác có ý nghĩa lâm sàng đáng kể. Không có bệnh nhân bị tổn hại nghiêm trọng từ bất kỳ sự tương tác. 7.4.1. Tỏi: Tỏi (Allium sativum L., fam, họ loa kèn) là một họ hàng gần của hành tây và tỏi tây, là loại thực phẩm chức năng thường được sử dụng nhất. Phần ngầm của nó được sử dụng trong chế độ dinh dưỡng của con người (giống như thực phẩm hoặc gia vị) mà còn dùng trong các sản phẩm thuốc thảo dược và thực phẩm bổ sung. Đây là phần phụ của thảo dược bán chạy hàng đầu tại Mỹ với doanh số ước tính khoảng 26 triệu USD. Một nghiên cứu xuất bản vào năm 2012 chỉ ra rằng chiết xuất tỏi kết hợp với coenzyme Q10 làm chậm tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch. Xét nghiệm dược lý của tỏi cho thấy tính kháng khuẩn (kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm), hạ huyết áp, giúp đường huyết hạ thấp, chống huyết khối, chống tiểu cầu và chống các tác động gây đột biến, phòng bệnh ung thư, giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp. Trong tỏi có nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh tan trong nước và tinh dầu tạo nên mùi vị rất rõ và đặc trưng, nhờ vậy giúp cho tỏi có được những tác dụng y học trong việc phòng chống bệnh tật. Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gây ra vị cay khi nếm tỏi là allicin, diallyl disulfide và ajoene. 9 Viên nang tỏi trên thị trường được dùng như các sản phẩm thuốc để điều trị chứng tăng cholesterol máu. Tương tác của các sản phẩm tỏi với thuốc ( "ức chế tác dụng của một số loại thuốc kháng virus và một số thuốc chống đông"), các sản phẩm tỏi ở dạng dược phẩm chỉ có thể được bán như các sản phẩm thuốc khi chúng được ghi nhãn theo đúng quy định nhằm ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe cộng đồng. Các sản phẩm tỏi có thể có tương tác dược động học và dược lực học. 7.4.1.1. Tương tác với các thuốc chống đông máu: Tỏi có tác dụng (không dùng đồng thời với các thuốc khác) làm thay đổi chức năng tiểu cầu và làm đông máu khi bị chảy máu. Trong tỏi có chất Ajoene, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là “Tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng”. Mô ̣t số trường hợp cho thấy gia tăng nguy cơ máu không đông ở bệnh nhân trải qua phẫu thuật. Tác đô ̣ng này thâ ̣m chí còn nhiều hơn tuyên bố khi sử dụng tỏi với thuốc chống đông máu. Các thuốc chống đông theo đường uống thường có chỉ số điều trị thấp và do đó dễ bị ảnh hưởng khi tương tác. Trong một bài báo từ năm 1991 đã được báo cáo rằng trong hai bệnh nhân dùng warfarin sau khi dùng tỏi sự đông máu đã giảm (INR tăng). Mặt khác, hai nghiên cứu gần đây đã báo cáo tỏi không làm thay đổi dược lí của warfarin. Nghiên cứu đầu tiên bao gồm quá trình loại bỏ sai lầm của người làm thí nghiê ̣m, tiến hành sắp xếp ngẫu nhiên và kiểm soát giả dược với 48 bệnh nhân (30 nam và 18 nữ, tuổi trung bình là 56 ± 10 tuổi) để hoàn thành nghiên cứu, 22 người nhận được 5 ml chiết xuất từ tỏi hai lần một ngày trong 12 tuần và 26 người nhận được giả dược. Kết quả không tìm thấy có sự khác biê ̣t về sự đông máu , liều warfarin hoặc bất kỳ trường hợp gây hại nào. Nghiên cứu thứ hai là tiến hành đánh dấu và sắp xếp chéo ngẫu nhiên để thử nghiê ̣m lâm sàng trên 12 nam giới khỏe mạnh. Một liều duy nhất 25 mg warfarin được dùng riêng lẻ hoă ̣c cho người sau 2 tuần điều trị với tỏi (Garliplex 2.000 viên thuốc tỏi, chứa 2000 mg tỏi tươi tương đương với 3,71 mg allicin mỗi viên thuốc, một viên hai lần mỗi ngày). Kết quả tỏi không làm thay đổi nồng độ warfarin enantiomer, INR,sự tâ ̣p hợp của tiểu cầu hoặc yếu tố đông máu. Ngoài ra còn có báo cáo một trường hợp về sự tương tác đối kháng của thuốc kháng đông đường uống và tỏi. Một người đàn ông 82 tuổi đã được cân đo đầy đủ (INR = 2-3) điều trị với 10 fluindione (5 mg) trong hơn 1 năm. Sau khi người đàn ông bắt đầu bổ sung tỏi (600 mg / ngày), INR giảm xuống dưới 2 và ngay cả với liều nhân đôi (10 mg) fluindione INR vẫn ở mức dưới 2 cho 12 ngày. Khi viê ̣c bổ sung thêm tỏi đã được ngừng lại, INR bình thường trong 4 ngày và nằm ở mức bình thường với liều ban đầu (5 mg) fluindione. 7.4.1.2. Tương tác hác: Tỏi có tác dụng hạ đường huyết, tương tác với các thuốc trị đái tháo đường và có thể hạ cholesterol / triglycerid. Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp do tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Trong một báo cáo đáng tin cậy từ năm 1979, giúp giảm nồng độ glucose trong máu của người phụ nữ 40 tuổi bị tiểu đường khi người này đã dùng chlorpropamide và cà ri có chứa tỏi. Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi; tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi, nhờ vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi. Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bệnh suyễn và viêm phổi ở trẻ em. 7.4.2. Nam viêṭ quốc: Nam viê ̣t quốc ( dạng nước trái cây hay trái cây khô ) là mô ̣t trong các thực phẩm bổ sung được bán hàng đầu tại Hoa Kì. Chúng được dùng phòng ngừa bê ̣nh nhiễm trùng đường tiết niê ̣u. Báo cáo ca bệnh cho thấy những tương tác có thể có giữa nam việt quất và warfarin, trong đó có một trường hợp tử vong. Tiến hành đánh dấu và tiến hành sắp xếp chéo ngẫu nhiên 12 người đàn ông khỏe mạnh. Một liều duy nhất 25 mg warfarin được dùng riêng lẻ hoặc cho người sau 2 tuần sử dụng với nam việt quất (cranberry juice GNC, 500 mg, hai viên nang ba lần mỗi ngày, tương đương với 57 g trái cây mỗi ngày). Kết quả nam viê ̣t quốc không làm thay đổi dược lí của S hoặc RWarfarin hoặc protein huyết tương. 7.4.3. Echinacea: Không có trường hợp tương tác đã được tìm thấy do Echinacea nhưng do sự miễn dịch của nó khi sử dụng chung với thuốc sẽ gây các ức chế không mong muốn. 7.4.4. Men gạo đỏ: Men gạo đỏ (Monascus purpureus) được sản xuất bởi quá trình lên men gạo trắng với nấm men. Đây là loại thực phẩm được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Nó chứa một số 11 các dẫn xuất của mevinic acid, bao gồm lovastatin. Lovastatin là một thành phần trong các sản phẩm thuốc giảm cholesterol, nhưng khi tìm thấy trong men gạo đỏ nó thường được gọi bằng tên monacolin K có cấu trúc tương tự như lovastatin – một thuốc hạ cholesterol máu nhóm statin. Tiêu giảm cơ vân là một biến chứng của liệu pháp statin. Có một trường hợp báo cáo của các cơ vân trong một người nhận thận ghép ổn định, có được bởi việc sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa men gạo đỏ. Các tác giả mặc nhiên công nhận rằng sự tương tác của cyclosporin và những statin thông qua hệ thống cytochrome P450 dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi nhìn thấy được ở bệnh nhân. 7.5. Chất chống oxy hóa: Có một cuộc tranh cãi đang diễn ra về sự tương tác của các chất chống oxy hóa với viê ̣c hóa trị và xạ trị trong bệnh nhân ung thư. Tương tác được dựa trên lý thuyết về khả năng chống oxy hóa can thiệp vào cơ chế oxy hóa, do đó làm giảm hiệu quả của chúng. Mặt khác, chất chống oxy hóa đã được chứng minh có thể ngăn chặn hoặc làm giảm bớt những tác động độc hại của hóa trị. Chất chống oxy hóa còn có thể làm giảm hoặc ngăn chặn nhiều tác dụng phụ của quá trình này. TS. Watson cho biết, một số lượng lớn những nghiên cứu đã cho thấy chất chống oxy hóa gồm vitamin A, C, E và các khoáng chất selen “Không có hiệu quả rõ ràng trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày hoặc kéo dài cuộc sống. Thay vào đó, nó còn có vẻ rút ngắn thời gian sống của người bệnh”. 7.6. Kêt luâ ̣n: Danh sách các tương tác được biết đến giữa thực phẩm bổ sung và sản phẩm thuốc là không chính thức, trong tương lai có thể có nhiều tương tác được tìm thấy hơn . Mặt khác, sự tương tác cần được xem xét về mă ̣t lâm sàng là viê ̣c rất quan trọng (ví dụ như tỏi và thuốc chống đông máu) bây giờ được chứng minh là ít quan trọng. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/120 [2] http://hahoangkiem.com/tu-van-va-chia-se-thong-tin/goc-tu-do-free-redical-voi-qua-trinhlao-hoa-va-benh-tat-1430.html [3] Dương Thanh Liêm. Thực phẩm chức năng Sức khỏe bền vững. Trang 32. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. [4] http://www.clotcare.com/vitaminkandwarfarin.aspx [5] http://vov.vn/dinh-duong-mon-ngon/vai-tro-quan-trong-cua-vitamin-k-voi-suc-khoe466272.vov [6] http://nhipcauduoclamsang.blogspot.com/2016/04/cach-dung-acid-folic-khi-ieu-tribang.html [7] https://www.dieutri.vn/m/3-6-2011/S692/Methotrexat.htm [8] http://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-bao-nhieula-du [9] http://m.yduoctinhhoa.com/tin-tuc/chi-tiet/593-benh-thieu-vitamin-a-o-tre-em.htm [10] http://www.timmachhoc.vn/tong-quan-cac-van-de-tim-mach-hoc/855-dieu-tri-roi-loanlipid-mau-vi-tri-nao-cho-phoi-hop-thuoc.html [11] http://giaoductuyensinh.com/tuong-tac-giua-thuoc-va-thuc-pham-ma-duoc-si-phai-biet 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan